1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

bài giảng tư pháp quốc tế - chương 5 tố tụng dân sự quốc tế

56 2,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các nội dung sau đây trong quá trình tòa án giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: • Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong t

Trang 1

CHƯƠNG 5

TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ

Trang 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế

Tố tụng dân sự quốc tế là tố tụng dân sự đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trang 3

Tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các

nội dung sau đây trong quá trình tòa án

giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố

nước ngoài:

• Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế;

• Ủy thác tư pháp quốc tế và;

• Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

Trang 4

2 Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân

sự quốc tế

• Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của

nhau;

• Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà

nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;

• Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia

tố tụng;

• Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi;

• Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori).

Trang 5

3 Mối quan hệ giữa xung đột thẩm

quyền xét xử dân sự quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế

- Quan điểm 1: Giải quyết XDTQXXDSQT

là một nội dung của Tố tụng dân sự quốc tế

- Quan điểm 2: Xác định thẩm quyền xét

xử dân sự quốc tế của Tòa án quốc gia là một nội dung riêng biệt với chế định tố

tụng dân sự quốc tế

Trang 6

II CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG

Trang 7

• Điều 406 Bộ Luật TTDS 2004 quy định:

“1 Công dân nước ngoài, người không quốc

tịch, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc

tế (sau đây gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ

chức nước ngoài) có quyền khởi kiện đến Tòa

án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có

tranh chấp.

2 Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ

quan, tổ chức nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”.

Trang 8

Vấn đề cược án phí (Cautio judicatum

solvi).

Nguyên đơn là người nước ngoài khi

muốn khởi kiện tại tòa án một nước phải gánh chịu nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư pháp nhất định theo quy định của tòa án

đó, những chi phí này có thể do bị đơn

gánh chịu toàn bộ trong trường hợp

nguyên đơn thắng kiện

Trang 9

1.2 Giải quyết vấn đề năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

1.2.1 Chủ thể là công dân nước ngoài, người

không quốc tịch

• Theo quy định của Bộ Luật TTDS 2004 có nhiều nguyên tắc được áp dụng để giải quyết vấn đề năng lực tố tụng dân sự của người nước ngoài: nguyên tắc Luật quốc tịch, nguyên tắc Luật nơi

cư trú Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc áp dụng các nguyên tắc sẽ khác nhau.

Trang 10

Điều 407 Bộ Luật TTDS 2004 quy định: “Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi

tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch” được xác định như sau:

“1 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch được xác định như sau:

a) Theo pháp luật của nước mà công dân đó có quốc tịch; trong trường hợp công dân có quốc

tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp công dân

có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân

đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam

có quy định khác;

Trang 11

b) Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

c) Theo pháp luật của nước nơi người

không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài;

d) Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi

tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh

thổ Việt Nam.

Trang 12

1.2.2 Chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế

• Năng lực tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của

nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác Năng lực tố tụng dân sự của tổ chức quốc

tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt

động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế

đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trang 13

Điều 408 Bộ Luật TTDS 2004 quy định “Năng

lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ

chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự” được xác định như sau:

“1 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ

quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo

pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó

được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt

Nam có quy định khác.

2 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ

chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều

ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trang 14

1.3 Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân

sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của người được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao

Khi tham gia vào các quan hệ dân sự

quốc tế, quốc gia được hưởng quyền

miễn trừ tư pháp quốc tế trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ

trường hợp quốc gia từ bỏ quyền đó của mình một cách công khai và rõ ràng

Trang 15

Đối với những người được hưởng quy chế

ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng tố

tụng dân sự quốc tế của họ cũng có nhiều điểm giống tình trạng tố tụng dân sự quốc gia

Chú ý: Thuyết miễn trừ tương đối về

quyền miễn trừ của quốc gia trong tố tụng dân sự quốc tế

Trang 16

Theo quy định của pháp luật Việt Nam,

các vụ tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là quốc gia nước ngoài

hoặc người được hưởng quyền ưu đãi,

miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng con

đường ngoại giao

Trang 17

2 Ủy thác tư pháp quốc tế

2.1 Khái niệm

Là yêu cầu của cơ quan tư pháp nước

này đối với cơ quan tư pháp tương ứng

của nước kia thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trên lãnh thổ của nước có cơ

quan được yêu cầu

Trang 18

2.2 Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư

Trang 19

Tại Việt Nam, việc thực hiện ủy thác tư

pháp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án

nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi Về nguyên tắc, việc ủy thác chỉ thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và

các nước có liên quan Trong trường hợp các nước hữu quan chưa có điều ước

quốc tế vấn đề ủy thác sẽ được thực hiện trên cơ sở có đi có lại

Trang 20

2.3 Trình tự thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế

Trình tự thực hiện các ủy thác tư pháp

quốc tế được các nước quy định trong các điều ước quốc tế liên quan hoặc trong quy định của pháp luật về tố tụng dân sự quốc

tế (tư pháp quốc tế) của từng nước

Trang 21

2.4 Trình tự, thủ tục và hình thức thực hiện ủy thác tư pháp theo pháp luật

Việt Nam

- Cơ sở pháp lý: các điều ước quốc tế

giữa Việt Nam và các nước có liên quan (thường nằm trong nội dung của các hiệp định tương trợ tư pháp) và Bộ Luật tố tụng dân sự 2004

Trang 22

- Về hình thức thực hiện ủy thác tư pháp:

được quy định tại các Điều 416, Điều 417

Bộ Luật tố tụng dân sự 2004

- Về phạm vi tương trợ tư pháp nói chung

và ủy thác tư pháp nói riêng: được xác

định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

- Về cách thức thực hiện ủy thác tư pháp cho nước ngoài:

- Về chi phí thực hiện ủy thác:

Trang 23

3 Công nhận và cho thi hành bản

án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

3.1 Một số vấn đề lý luận chung

3.1.1 Các khái niệm cơ bản

Trang 24

a- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

b- Quyết định của Trọng tài nước ngoài

c- Công nhận và cho thi hành bản án,

quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; Quyết định của Trọng tài nước ngoài

Trang 25

3.1.2 Đặc điểm của pháp luật công nhận

và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; Quyết định của

Trọng tài nước ngoài

3.1.3 Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của

Tòa án nước ngoài; Quyết định của Trọng tài nước ngoài

Trang 26

3.2 Pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

3.2.1 Các điều ước quốc tế

a- Các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

b- Các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài

c- Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài

Trang 27

3.2.2 Theo pháp luật các nước

Hệ thống cấp phép: chủ yếu ở các nước

thuộc hệ thống pháp luật Pháp, Đức, các nước châu Mỹ Latinh, Nhật Bản; hệ thống đăng ký bản án dân sự nước ngoài đựơc

áp dụng tại Anh

Hệ thống luật chung (Common law): bản

án dân sự của tòa án nước ngoài là cơ sở

để mở phiên tòa mới, rút gọn tại tòa án

các nước này và từ đó tìm ra cơ sở để suy đoán bản án có lợi cho ai

Trang 28

3.3 Công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

3.3.1 Cơ sở pháp lý

3.3.1.1 Điều ước quốc tế

• - Các hiệp định tương trợ tư pháp

• - Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

• - Các điều ước quốc tế đa phương

3.3.1.2 Pháp luật trong nước

Trang 29

3.3.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi

hành

3.3.2.1 Nguyên tắc chung của công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

• - Có điều ước quốc tế: (điểm a khoản 1,

khoản 2 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004)

Trang 30

- Có đi có lại: bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của

Trọng tài nước ngoài cũng có thể được

Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi

có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước

đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước

quốc tế về công nhận và cho thi hành

(khoản 3 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004)

Trang 31

- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án

nước ngoài, quyết định của Trọng tài

nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận

và cho thi hành (khoản 4 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004)

Trang 32

- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài

nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu việc công nhận và cho thi hành đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và trật

tự công cộng

Trang 33

- Nguyên tắc quyền miễn trừ quốc gia:

nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc

bình đẳng chủ quyền quốc gia khi tham

gia vào quan hệ dân sự quốc tế Trên thực

tế, việc áp dụng nguyên tắc này ở các

quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào quan điểm của quốc gia về quyền miễn trừ cũng như quy định của hệ thống pháp luật quốc gia đó

Trang 34

3.3.2.2 Nguyên tắc riêng của công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

• - Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án

nước ngoài sẽ được Tòa án Việt Nam

xem xét công nhận và cho thi hành trong trường hợp pháp luật Việt Nam có quy

định về việc công nhận và cho thi hành

bản án, quyết định dân sự đó

Trang 35

Khoản 4 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2000 quy định: “Bản án, quyết

định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác

có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Trang 36

- Đương nhiên công nhận: Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không

có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không

có đơn yêu cầu không công nhận thì

đương nhiên được công nhận tại Việt

Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam

ký kết hoặc gia nhập (khoản 5 Điều 343

Bộ Luật TTDS 2004)

Trang 37

- Không công nhận khi có đơn yêu cầu: Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu

không công nhận (khoản 6 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004)

Trang 38

3.3.3 Điều kiện yêu cầu công nhận và cho thi

hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự

của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài (Khoản 1 Điều 344)

• - Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ

sở chính tại Việt Nam hoặc;

• - Cá nhân phải thi hành không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại Việt Nam nhưng

có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án,

quyết định dân sự của Toà án nước ngoài,

quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt

Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.

Trang 39

3.3.4 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam xét công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa

án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

- Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc:

khoản 5 Điều 26; khoản 6 Điều 28; khoản

2 Điều 30; khoản 1 Điều 32; khoản 3 Điều 30; khoản 2 Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004;

Trang 40

• Điều 26 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải

quyết của Toà án” quy định: “5 Yêu cầu

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

bản án, quyết định về dân sự, quyết định

về tài sản trong bản án, quyết định hình

sự, hành chính của Toà án nước ngoài

hoặc không công nhận bản án, quyết định

về dân sự, quyết định về tài sản trong bản

án, quyết định hình sự, hành chính của

Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam”.

Trang 41

• Điều 28 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm

quyền giải quyết của Toà án” quy định: “6

Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân

và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về

hôn nhân và gia đình của Toà án nước

ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại

Việt Nam”.

Trang 42

• Điều 30 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc

thẩm quyền giải quyết của Toà án” quy

định: “2 Yêu cầu công nhận và cho thi

hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại

Việt Nam”.

Trang 43

• Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải

quyết của Toà án” quy định: “1 Yêu cầu

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản

án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam”.

Trang 44

• Điều 30 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc

thẩm quyền giải quyết của Toà án” quy

định: “3 Yêu cầu công nhận và cho thi

hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài”.

• Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải

quyết của Toà án” quy định: “2 Yêu cầu

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài”.

Trang 45

- Thẩm quyền của Tòa án theo cấp: Điều 34 của

Bộ Luật TTDS 2004.

- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước

ngoài (điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS 2004) Đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án

nước ngoài (điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS 2004).

Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt

Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (điểm e

khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS 2004).

Trang 46

3.3.5 Một số vấn đề về công nhận và cho thi

hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài

3.3.5.1 Định nghĩa quyết định của Trọng tài

nước ngoài

• Khoản 2 Điều 342 Bộ Luật TTDS 2004 định

nghĩa: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt

Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.

Ngày đăng: 30/03/2014, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w