Hiện nay nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động được của các Ngân hàng thì nguồn cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân sẽ phân bổ cho nghành ng
Trang 1Hiện nay nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động được của các Ngân hàng thì nguồn cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân sẽ phân bổ cho nghành nghề nào, đối tượng khách hàng chủ yếu nào mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho vay Vì thế để hiểu rõ hơn về vấn đề này tại Ngân hàng Đầu Tư
Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi em đã tìm hiểu và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Quảng Ngãi (BIDV)” với hi vọng sẽ mang lại cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích đúng thực trạng tín dụng cá nhân của chi nhánh
- Đánh giá đúng ưu, nhược điểm của hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh
Trang 2- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Để nắm bắt được các thông tin và dữ liệu một cách chính xác và đẩy đủ đáp ứng nhu cầu phân tích mục tiêu trên vận dụng những kiến thức đã học ở trường cùng với việc
sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua 2 nguồn:
+ Dùng dữ liệu và tài liệu của Ngân hàng và Đầu Tư chi nhánh Quảng Ngãi
+ Thu thập thông tin từ sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức hiệp hội liên quan
- Phương pháp thăm dò: khảo sát thực tế, tìm hiểu các nghiệp vụ cụ thể tại chi nhánh
- Phương pháp quy nạp kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh số liệu
- Chương 1: Cơ Sở lý luận về hoạt động tín dụng tại các Ngân Hàng Thương Mại
- Chương 2: Thực trạng về Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Quảng Ngãi (BIDV – Quảng Ngãi)
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến Nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Quảng Ngãi
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Sự ra đời của hoạt động Ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử pháttriển và tiến bộ của con người Vai trò to lớn của Ngân hàng đối với sự phát triển nềnkinh tế xã hội được xuất phát từ các mặt hoạt động của Ngân hàng Một trong những hoạtđộng đó là hoạt động tín dụng
Tín dụng được định nghĩa như là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên chovay chu cấp tiền, hàng hóa hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại cả gốc và lãitrong tương lai của bên đi vay Thông thường trong giao dịch này bên đi vay phải thanhtoán lợi tức cho bên cho vay
Đối với một Ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng có ý nghĩa là sự cho vayhay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện Bản thân ngân hàng là người cho vay, cònngười đi vay là các khách hàng của Ngân hàng Giá mà Ngân hàng áp dụng cho kháchhàng đi vay chính là lợi tức và lãi suất hoặc tiền hoa hồng mà họ phải trả trong suốt thờigian tồn tại của khoản ứng trước
Tín dụng hoàn toàn khác so với các nghiệp vụ tài trợ dạng cấp vốn của Nhà nướccho doanh nghiệp Hoạt động tín dụng rất đa đạng vì đây là một loại kinh doanh tiền têphức tạp Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinh doanh, chính là tiền tệ, trong hoàncảnh này tiền tệ đã bị tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi cho vay
Trong khái niệm tín dụng (TD) hoặc tín dụng Ngân hàng (TDNH) đều thấy sự tồntại của yếu tố thời gian xen lẫn vào và cũng vì sự tồn tại này mà có thể xảy ra sự bất trắc,rủi ro xảy ra Vì vậy cần có sự tín nhiệm hay những nguyên tắc nhất định khi cho vay.Tín dụng ngân hàng được thực hiện theo 3 nguyên tắc:
Trang 4 Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi Đây là nguyên tắc quan trọnghàng đầu vì nếu các khoản vay không được hoàn trả đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả nănghoàn trả của ngân hàng đối với các khách hàng đã gửi tiền.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích Tín dụng đáp ứng mục đích cụ thểtrong quá trình sản xuất kinh doanh hay mục đích tiêu dùng của khách hàng từ đó nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ cao hơn
Vốn vay phải đảm bảo Trong nền kinh tế thị trường phức tạp bảo đảm tín dụng giúp cácnhà quản trị tín dụng phòng ngừa rủi ro Bảo đảm tín dụng là phương tiện cho ngân hàng
có nguồn thu hồi nếu khách hàng không có khả năng trả nợ Tuy nhiên, đảm bảo tín dụngkhông phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất bởi trong quan hệ tín dụng có một sự tin tưởngnhất định nào đó
1.1.2 Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng:
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng Ngân hàng:
TDNH chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước
và được thể hiện qua chức năng của TDNH, TDNH có 2 chức năng cơ bản sau đây:
a Chức năng tập trung và phân phối vốn theo nguyên tắc hoàn trả
Trang 5Sự tồn tại khách quan của phạm trù tín dụng là một tiền đề quan trọng cho sự vậnđộng liên tục của vốn trong nền kinh tế quốc dân, những nguồn vốn tạm thời chưa sửdụng phát sinh trong nền kinh tế sẽ được ngân hàng huy động và tập trung Trên cở sởnguồn vốn đó, ngân hàng tiến hành phân phối lại bằng hình thức cho vay theo nhu cầucủa nền kinh tế Giữa tập trung và phân phối luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Thực hiện tốt tập trung vốn tạo cơ sở để tiến hành cho vay đồng thời chỉ khi việc phânphối vốn có hiệu quả sẽ thúc đẩy nhu cầu tập trung vốn Sự phân phối của tín dụng tuântheo một vòng tuần hoàn từ khi cho vay đến vốn tín dụng được sử dụng theo nhu cầu vàsau khi hoàn thành việc tham gia vào quá trình phục vụ nhu cầu, trở lại hình thái tiền tệthì nó được hoàn trả người cho vay Đây là bản chất vận động của tín dụng
b Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế
Khả năng kiểm soát các hoạt động kinh tế của TDNH rộng lớn hơn so với các hìnhthức TD khác Bên cạnh quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp và cá nhân, ngânhàng còn có quan hệ về tiền tệ, thanh toán với họ Các mối quan hệ này bổ sung chonhau, tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát các doanh nghiệp dễ dàng hơn Khôngnhững thế, tín dụng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén đối với mọi biến đổi củanền kinh tế Mặt khác, thông qua hoạt động cấp vốn có thể đánh giá được khả năng pháttriển của các ngành, các lĩnh vực, sự hợp lý của cơ cấu nền kinh tế qua đó có sự điềuchỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp Do đó tín dụng được coi là công cụ quan trọng để nhànước kiểm soát và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế
1.1.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng:
a Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng
Hoạt động tín dụng là một trong ba hoạt động tiền đề cho sự ra đời của NHTM, đây
là hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Bởi vì, khoản mục tíndụng chiếm khoảng 70% tổng tài sản và các khoản mục tín dụng này mang lại thu nhậplớn nhất cho ngân hàng Vì vậy, việc duy trì và mở rộng tín dụng mang một ý nghĩa sốngcòn với các NHTM Khi các Ngân hàng không thực hiện được duy trì và mở rộng thì vốnNgân hàng huy động được sẽ bị ứa đọng, trong khi không có thu nhập từ lãi cho vaykhiến ngân hàng bị thua lỗ và có khả năng rơi vào tình trạng phá sản Hơn nữa, việc nâng
Trang 6cao chất lượng và mở rộng hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng phát triểnthêm các hoạt động khác như mở tài khoản tại Ngân hàng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thanhtoán, chuyển tiền…kết quả là Ngân hàng vừa tăng được nguồn vốn, vừa phát triển đượccác hoạt động dịch vụ tăng thu nhập và phân tán rủi ro.
b Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế
Tín dụng Ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc tổ chức điều hòa lưu thông tiền
tệ, phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, là một công cụ quan trọng để điềutiết vĩ mô nền kinh tế
Như chúng ta đều biết rằng trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư
và một số người thiếu vốn muốn vay Song những người này rất khó có thể gặp trực tiếpnhau để cho nhau vay Và nếu có gặp được nhau thì chi phí bỏ ra rất cao và không đápứng kịp thời Vì vậy, TDNH là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn để giải quyếtnhu cầu thoải đáng trong mối quan hệ này Điều này có nghĩa là TDNH thu hút tập trungmọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quátrình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, thúc đẩy lưuthông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất
mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững
Thông qua TDNH, có thể kiểm soát được lượng tiền cung ứng trong lưu thông,thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ Mặt khác, TDNH còn thúc đẩy cácdoanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác
có hiệu quả tiềm năng kinh tế với nước ngoài Đồng thời TDNH còn tạo điều kiện mởrộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và là phươngtiện thắt chắt mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới
1.1.3 Phân loại tín dụng Ngân Hàng:
Có thể phân loại TD theo một số tiêu chí sau:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng: gồm tín dụng ngắn hạn (dưới 12 tháng), tín dụng trung hạn(1-5 năm), tín dụng dài hạn (trên 5 năm)
Căn cứ vào đối tượng tín dụng: gồm tín dụng vốn lưu động tín dụng vốn cố định
Trang 7 Căn cứ vào loại tiền:gồm tín dụng bằng đồng nội tệ, ngoại tệ hoặc bằng vàng.
Căn cứ theo khách hàng: gồm tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân
Căn cứ vào hình thức của tín dụng gồm tín dụng thuê mua, tín dụng bảo lãnh, chiếtkhấu thương phiếu, tín dụng ứng trước
1.2 GIỚI THIỆU VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN:
1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân:
Tín dụng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho đốitượng khách hàng cá nhân một khoảng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi
1.2.2 Đặc điểm về tín dụng cá nhân:
Cho vay cá nhân phục vụ mục đích Chủ yếu:
- Phục vụ đời sống
- Bổ sung vốn Cho hoạt động buôn bán, kinh doanh sản xuất hộ cá thể
1.2.3 Phân loại tín dụng cá nhân:
1.2.3.1 Tín dụng trực tiếp:
- Tín dụng trả theo định kỳ: là phương thức trong đó khách hàng vay và trả trước
cho Ngân hàng với mức trả trước và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi cho vay Nếuđược cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi co tài khoảntiền gửi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách hàng
- Thấu chi: là một nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai
của họ vượt số dư có, tới một hạn mức đã thỏa thuận
- Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những
người có tài khoản ở Ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụngtối đa mà người có thẻ được phép sử dụng
Tín dụng trả theo định kỳ và thấu chi không cần ký hợp đồng vay mượn mà chỉcần thông qua một thỏa thuận nghiệp vụ với các nội dung chính: hạn mức, lãi suất; yêu
Trang 8cầu đảm bảo phí các loại, bảo hiểm (nếu cần); thời điểm tái xét thời hạn có hiệu lực củahạn mức; kỳ hạn trả nợ (nếu có).
1.2.3.2 Tín dụng gián tiếp:
Là các hoạt động tín dụng tiêu dùng qua việc Ngân Hàng mua bán các phiếu bánhàng từ những người bán lẻ hàng hóa và do vậy nó chính là hình thức tài trợ bán hàng trảgóp của các Ngân Hàng
Tín dụng trả góp của Ngân hàng được thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1:Ngân hàng, người bán hàng, người mua hàng phải thỏa thuận được với
nhau số tiền vay, mức vay và thời hạn trả dần, sau đó Ngân Hàng cho người mua hàngvay cho phần mua trả đủ cho người mua hàng để giao cho người bán hàng và giữ lạiquyền sở hữu tài sản cho đến khi người mua trả góp đủ
Cách 2: Được thực hiện với thời hạn và mức trả dần tương tự như trên nhưng khác
ở một số điểm: người bán giao tài sản và giao sở hữu, người bán và người mua thực hiệnhành vi mua bán chịu tài sản nên xuất hiện kỳ phiếu; Ngân hàng chiết khấu kỳ phiếu củangười bán
1.3 HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ:
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả tín dụng:
Đối với Khách hàng: Tín dụng ngân hàng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của
khách hàng về lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, thủ tục đơn giản thuận tiện tuynhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng Ngân hàng
Đối với Ngân Hàng: Ngân Hàng đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với phạm
vi, mức độ, giới hạn của bản thân Ngân Hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn,sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lợi nhuận
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
Hiện nay, tín dụng vẫn chiếm khoảng 60-70% trong tổng số tài sản của các ngânhàng thương mại Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều
Trang 9vào tín dụng và chất lượng tín dụng Việc đánh giá chất lượng tín dụng ở các ngân hànghiện nay thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
Chỉ tiêu định lượng giúp Ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất lượngtín dụng, giúp các Ngân hàng có biện pháp xử lý kíp thời những khoản vay kém chấtlượng Các chỉ tiêu cụ thể mà các ngân hàng thường dùng là:
• Doanh số cho vay
Phản ảnh lượng vốn mà NH giải ngân cho khách hàng Doanh số cho vay thể hiệnqui mô tuyệt đối tín của tín dụng Qui mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn chothấy khả năng mở rộng đầu tư tín dụng cao
Tỷ trọng cho vay = Doanh số cho vay
Tổng doanh số cho vay x 100%
Doanh số thu nợ
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngânhàng kể cả năm nay và những năm trước đó Doanh số dư nợ cao, đạt đúng theo kỳ hạnvay nợ của khách hàng chứng tỏ NH hoạt động tốt trong lĩnh vực cấp tín dụng và thu hồinợ
Tỷ lệ thu nợ = Doanh số thu nợ
Tổng doanh số thu nợ x 100%
Phản ánh tình hình thu nợ, Ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷtrọng thu hồi được trong tổng số cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ Chỉ tiêu này đượctính bằng công thức:
Doanh số thu nợDoanh số cho vay x 100%
Dư nợ quá hạn
Trang 10Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu tuyết đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng chưa thuhồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay được cho vay đến hạn thanhtoán thời điểm đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100%
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất và chất lượngtín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạnthấp thì chất lượng tín dụng càng cao
Hoạt động Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều chứa đựngnhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng Do đóviệc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn
đề quan trọng trong quản ký Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các ngânhàng
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ khóđòi:
Trang 11Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
2Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng bỏ
ra đã sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng
Lợi nhuận của Ngân hàng:
Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất Chỉ tiêu nàyphản ánh tần suất sử dụng vốn được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng Chi – ThuếThông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn củaNgân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (BIDV – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI )
2.1 TỔNG QUAN VỀ BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI:
2.1.1 Quá trình hình thành:
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Ngân hàng kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình đượcthành lập Từ khi tỉnh Quảng Ngãi được tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình, Chi nhánh Ngânhàng đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi được chính thức thành lập vào ngày 01/11/1989 cótrụ sở tại đường Phan Bội Châu nay là Đại lộ Hùng Vương Đến ngày 01/11/1995 thựchiện chủ trương của Chính phủ và của ngành, Chi nhánh đã bàn giao công tác cấp phát vàcán bộ sang Cục đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Là một thành viên của BIDV Việt Nam, sau những năm chuyển đổi nhiệm vụ sangkinh doanh thương mại, Chi nhánh BIDV Quảng Ngãi không những tự khẳng định sự tồntại vững chắc của mình trong hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnQuảng Ngãi mà còn liên tục phát triển, góp phần tăng trưởng chung cho toàn ngành Cácchỉ tiêu chính như huy động vốn, dư nợ cho vay qua các năm đều tăng nhanh năm saucao hơn năm trước, các hoạt động dịch vụ cũng không ngừng phát triển
Địa chỉ : 56- Hùng vương, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng ngãi
Điện thoại : 055-822683 - 055-828096 FAX: 055-820776
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn:
Là một thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, sau 11 nămchuyển đổi nhiệm vụ sang kinh doanh của thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư vàphát triển Quảng Ngãi không những tự khẳng định sự tồn tại vững chắc của mình trong
hệ thống các chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam mà còn liên tục pháttriển, góp phần tăng trưởng chung cho toàn ngành
Trang 13Kể từ ngày 01/01/1995 từ khi chuyển bộ phận cấp phát qua Cục đầu tư thì chứcnăng cấp phát và quản lý vốn từ ngân sách không còn nữa mà chỉ thực hiện chức năngchủ yếu của Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu sau:
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận tiền gửi VND và ngoại tệ, cho vay trung và dàihạn để đầu tư các dự án, chương trình phát triển của tỉnh, cho vay hỗ trợ vốn đầu tư cácchương trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ và điều lệ của Ngân hàng đầu tư vàphát triển theo chính sách và phát triển của Nhà nước
- Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng thông quangười đại diện theo mô hình một cửa, tại chỗ
- Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
- Bảo lãnh các loại
- Thanh toán chuyển tiền trong và ngoài hệ thống NH ĐT&PT, thanh toán quốc tế,thanh toán thẻ ATM
- Mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối
- Tổ chức, kiểm soát, hạch toán theo chế độ tài chính- kế toán hiện hành
- Chấp hành chế độ kho quỹ, đảm bảo an toàn tiền mặt, chứng từ có giá trị và các
Trang 14KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TRỰC THUỘC
P TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
-P.TCHC -TỔ BẢO VỆ
P QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
P QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUỸ
-PGDKH DN -TỔ THANH TOÁN QUỐC TẾ
P GIAO DỊCH DUNG QUẤT
Vai trò và chức năng các phòng ban.
Ban giám đốc:
Bao gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạtđộng của Ngân hàng, các phó giám đốc giúp giám đốc chỉ đạo một số hoạt động, chịu
PGD KHCN
Trang 15trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình, đồng thời thay giám đốc điềuhành công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng quan hệ khách hàng 1:
Thực hiện chức năng cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp Nghiên cứu, xâydựng và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp liên quan đến công tác tín dụng tạiChi nhánh
Phòng quan hệ khách hàng 2:
A Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng:
1 Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:
a Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; Triển khai các sản phẩmhiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ ) phù hợp với điều kiện cụ thể của chinhánh và hướng dẫn của BIDV
b Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư,khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bản lẻ của ngân hàng bạn trênđịa bàn ) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, pháttriển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp vớiđiều kiện thực tế của chi nhánh
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từngnhóm sản phẩm:
a Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đolường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng Đềxuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có đến Ban Phát triển sảnphẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hàilòng của khách hàng
b Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh
3 Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàngdành cho khách hàng cá nhân của BIDV Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghịBIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của
Trang 16BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàngđược hưởng.
B Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1 Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
a Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân (danh mục sản phẩmtriển khai tại chi nhánh, thị phần, doanh thu ); phối hợp với Phòng Tổng hợp nguồn vốn
để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản phẩm từng tháng/quý/năm)
b Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm
2 Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV Phổbiến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao
3 Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng
4 Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưuhoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhậnrủi ro của ngân hàng
C Công tác tín dụng:
1 Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn
2 Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định
3 Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lýrủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro )
4 Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu,cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV
5 Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng Hướng dẫn hoàn thiện hồ
sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiệntheo đúng quy định trước khi trình ký
Trang 176 Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay đểtrình lãnh đạo ký.
7 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo Bàn giaotoàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trịtín dụng quản lý
8 Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sửdụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả cáckhoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng Xử lý khi khách hàngkhông thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng Phát hiện kịp thời cáckhoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý
9 Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng
10 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi vàchuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định
11 Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng vàhiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ
b Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụcho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng
c Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định vềquản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tíndụng
d Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tíndụng
D Các nhiệm vụ khác:
1 Quản lý thông tin, báo cáo:
Trang 18a Đầu mối quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, lưu trữ,bảo mật ) về khách hàng, sản phẩm, thị phần, thị trường; Cung cấp thông tin cho các bênliên quan theo quy định về thẩm quyền và phạm vi quản lý.
b Thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc vàcủa BIDV theo quy định
2 Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng,phát triển sản phẩm, marketing phát triển thương hiệu )
3 Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liênquan đến nhiệm vụ của Phòng
4 Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm
vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách kháchhàng, Marketing )
5 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc hoạch định kế hoạch, chiến lượckinh doanh theo từng thời kỳ; theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh Tạo nguồn vốn vàquản trị việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu và triển khai thựchiện các chính sách, giải pháp liên quan đến công tác nguồn vốn và quản lý kinh doanh;nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm, tiện ích ngân hàng
Tổ điện toán:
Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin về
những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại chi nhánh
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức thực hiện công tác kế toán – tài chính, thực hiện nghiệp vụ thanh toán vàcác dịch vụ tiện ích ngân hàng, đảm nhiệm công tác điện toán và quản lý mạng máy tínhtại Chi nhánh; quản lý quỹ nghiệp vụ và kho tiền theo quy định
Phòng tổ chức hành chính:
Trang 19Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác cán bộ và quản lý cán bộ, cơ cấu
mô hình tổ chức, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và quản lý công tác hành chínhtheo định hướng và mục tiêu phát triển của Chi nhánh Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ,theo dõi thi đua - khen thưởng, kỷ luật, công tác hành chính, văn thư lưu trữ tại Chinhánh
Tổ thanh toán quốc tế:
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.Phối hợp các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và báncác sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Phòng quản trị tín dụng:
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách hàngtheo quy định, quy trình của chi nhánh
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Đề xuất tham mưu, giúp việc giám đốc chi nhánh, xây dựng kế hoạch Chủ động tổchức triển khai nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúngđắn, chính xác Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin và làm các báo cáo thống kêtrong nhiệm vụ
Phòng Giao dịch Dung Quất:
Huy động vốn, Cấp tín dụng theo thẩm quyền, thực hiện các dịch vụ tiện ích Ngânhàng Trong phạm vi được phân công, ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh BIDV Quảng
Trang 20Ngãi, Phòng Giao dịch Dung Quất thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân Thựchiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước và các dịch vụ tiện ích Ngânhàng khác theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh BIDV Quảng Ngãi.
Phòng Giao dịchSố 1:
Chức năng: Có chức năng huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các
thành phần kinh tế dưới các hình thức khác nhau như tiết kiệm, kỳ phiếu Đồng thờithực hiện chức năng cho vay ngắn hạn đối với tư nhân cá thể, cho vay trung hạn đối vớiCBCNVC
Nhiệm vụ: Thực hiện việc mở tài khoản, huy động vốn, cho vay cầm cố chứng từ
có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, dịch vụ thanh toán
Phòng Giao dịchSố 2:
Chức năng: Có chức năng huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các
thành phần kinh tế dưới các hình thức khác nhau như tiết kiệm, kỳ phiếu
Nhiệm vụ: Thực hiện việc mở tài khoản, huy động vốn.Chưa có chức năng cho
vay, có thể sẽ được bổ sung chức năng này trong thời gian tới
Phòng Quản lý rủi ro:
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong chế độ quản lý và trực tiếp thực hiệncông tác thẩm định tại Chi nhánh Trực tiếp thực hiện các công tác quản lý tín dụng, quytrình tín dụng, chính sách khách hàng , giới hạn tín dụng, giám sát các hoạt động tíndụng, quản lý và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh
2.1.4 Các sản phẩm khách hàng cá nhân của BIDV Quảng Ngãi:
- Cho vay cầm cố cổ phiếu.
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV phát hành
- Cho vay trả góp xây dựng, sửa nhà
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ
- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp
Trang 21- Cho vay mua nhà, nền nhà.
- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng
- Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua
- Cho vay du học
- Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp
- Cho vay thẻ tín dụng
- Phát hành thư bảo lãnh trong nước
- Cho vay thấu chi:
+ Thấu chi tín chấp
+ Thấu chi có tài sản đảm bảo là bất động sản
+Thấu chi có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm, số dư tài khaonr tiền gửi có kỳ hạn
- Cho vay tiêu dùng tín chấp:
+ Cho vay hỗ trợ tiêu dùng
+ Cho vay cán bộ công nhân viên
+ Cho vay thấu chi tài khoản
- Thấu chi tài khoản cá nhân
2.1.5 Tình hình nhân sự tại Ngân Hàng BIDV Quảng Ngãi:
Ngân hàng ĐT & PT Quảng ngãi luôn chú trọng khâu đào tạo cán bộ toàn diện vềchuyên môn, vi tính, kiến thức pháp luật
Trang 22Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Ngân Hàng BIDV chi nhánh Quảng Ngãi.
Đvt: Người
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số
lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
3 Phân theo chuyên
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH BIDV Quảng Ngãi)
Qua bảng số liệu về tình hình nhân sự BIDV Quảng Ngãi thấy được rằng nhân sự của chi nhánh qua các năm đều tăng Năm 2009 số nhân sự là 90 người, năm 2010 là 104 người tăng 14 người, tương ứng tăng 15.55% so với năm 2009 Năm 2011 là 109 người tăng 5 người tương ứng tăng 4.81% so với năm 2010 Trong đó số nhân sự là nữ qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao so với nam cụ thể năm 2009 số nhân sự là nữ là 51 người chiếm 56.67% tổng số nhân sự, năm 2010 số nhân sự nữ là 60 người chiếm 57.70% tổng
số nhân sự, năm 2011 số nhân sự nữ là 63 người chiếm 57.80% trong tổng sô nhân sự tại chi nhánh
Trang 23Về trình độ: cho thấy trình độ ĐH & trên ĐH vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn bộ phận nhân sự so với trình độ cao đẳng và trung cấp của chi nhánh cụ thể: năm 2009 trình độ đại học trở lên chiếm 86.66%, năm 2010 chiếm 88.46%, năm 2011 chiếm 90% Qua kết quả trên cho thấy nhân sự của chi nhánh đều là các cán bộ có trình độ hiểu biết và giỏi nghiệp vụ ngân hàng.
2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Quảng Ngãi:
2.1.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Quảng Ngãi.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh BIDV Quảng Ngãi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chênh lệch 2010/2009
Chênh lệch 2011/2010
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH BIDV Quảng Ngãi)
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Quảng Ngãi
Trang 24Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm.
Cụ thể năm 2009 doanh thu đạt 26.7 tỷ đồng Năm 2010 doanh thu đạt 29.9 tỷ đồng, tăng3.2 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 11.98% Đặc biệt, năm 2011 doanh thu củachi nhánh tăng đột biến và đạt mức 39.1 tỷ đồng, tăng 9.2 tỷ đồng so với năm 2010,tương ứng tăng 30.76% so với năm trước
Tổng chi phí của chi nhánh đều gia tăng qua các năm Năm 2009 chi phí là 8.22 tỷđồng Năm 2010 là 9.76 tỷ đồng, tăng 1.54 tỷ đồng, tương ứng tăng 18.73% Năm 2011tổng chi phí chi nhánh là 12.8 tỷ đồng, tăng 3.04 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứngtăng 31.15% so với năm trước
Qua tốc độ gia tăng của doanh thu và chi phí ta thấy, tốc độ gia tăng của lợi nhuậncũng ngày càng cao Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận đạt 13.86 tỷ đồng Năm 2010 lợi nhuậnđạt 15.105 tỷ đồng, tăng 1.245 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 8.98% Năm
2011 lợi nhuận là 19.725 tỷ đồng, tăng 4.62 tỷ đồng, tương ứng tăng 30.58% so với năm2010
Qua 3 năm hoạt động ta thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có bước phát triển,năm 2011 tuy chi phí tăng khá cao (31.15%) tuy nhiên doanh thu cũng tăng khá cao(30.76%), do đó keo theo lợi nhuận chi nhánh tăng cũng khá cao (30.58%) Để đạt đượcnhững kết quả khả quan như trên là do chi nhánh đã vạch ra chiến lược kinh doanh đúngđắn cùng với sự nổ lực của tập thể nhân viên trong Ngân hàng Tuy nhiên, trong thời giantới với sự cạnh tranh khắc nghiệt của các Ngân hàng nước ngoài cộng với Ngân hàngtrong nước đang cải thiện và không ngừng nâng cấp về quy mô lẫn chất lượng BIDV nóichung và chi nhánh Quảng Ngãi nói riêng cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt độngkinh doanh của mình, đặt biệt là các mặt hoạt động thế mạnh của BIDV để lợi nhuận luôn
có sự gia tăng không ngừng
2.1.6.2 Kết quả huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi:
Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn của BIDV Quãng Ngãi
Đvt: tỷ đồng
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Trang 25Tổng vốn huy động 1277 100% 1436 100% 1548 100%
Tiền gửi dân cư 429 33.60% 480 33.40% 508 33%
Tiền gửi của các tổ
Tiền gửi của các tổ
chức tín dụng 144 6.40% 155 10.60% 166 11.40%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH BIDV Quảng Ngãi)
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ kết quả huy động vốn BIDV Quảng Ngãi
Qua bảng 2.3 cho thấy vốn huy động của BIDV Quảng ngãi không ngừng gia tăngqua các năm, cụ thể: Năm 2009 vốn huy động đạt 1277 tỷ đồng Năm 2010 vốn huy độngđạt 1436 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so với năm 2009, tuong ưng tăng 12.45% Năm 2011đạt 1548 tỷ đồng, tăng 112 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 7.8% Bên cạnh đóbiểu đô cũng cho thấy nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu từ tiền gửi củacác tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư Hai thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trongtổng nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ khi hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinhdoanh cần thực hiện thanh toán khi mua bán với nhau phải nhânh và tiện lợi, do đó việcthanh toán qua ngân hàng ngày càng phát triền vì vừa an toàn, tiết kiệm thời gian và chiphí Bên cạnh đó, thu nhập người dân càng cao nên nhu cầu gửi tiền nhàn rỗi vào ngânhàng với mục đích vừa có lãi vừa an toàn cho số tiền của khách hàng ngày càng nhiềuhơn Đặc biệt doanh số huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế của ngân hàng năm
2011 đạt 874 tỷ đồng, tăng 73 tỷ đồng, chiếm 56.5% trên tổng nguồn vốn, điều nàychứng tỏ công tác thu hút khách hàng và mở rộng thị trường của ngân hàng trong năm
2011 đạt nhiều thành công, đồng thời cũng cho thấy được uy tín của BIDV Quảng Ngãiđược gia tăng trong khách hàng
2.2 QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN:
Bước 1: Tiếp thị tới khách hàng sản phẩm, dịch vụ của Ngân Hàng BIDV
Căn cứ vào từng đối tượng Khách hàng, khách hàng đã, đang hoặc chưa sử dụngsản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV… để có phương thức tiếp thị hoặc chăm sócKhách hàng đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trongtừng thời kỳ, cụ thể:
Trang 26- Đối với Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV,Khách hàng đem lại thu nhập lớn, thường xuyên cho BIDV…, CBQHKHCN có tráchnhiệm thường xuyên chăm sóc Khách hàng theo chính sách khách hàng (nếu có), đồngthời trực tiếp tiếp thị Khách hàng tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác.
- Tiếp thị trực tiếp đối với nhóm Khách hàng thuộc cùng một tổ chức, Khách hàng
là khách hàng của các tổ chức cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc khách hàng có địa vị caotrong xã hội, khách hàng có thu nhập cao (VIP)… và có tiềm năng phát triển sản phẩm,dịch vụ đa dạng, cao cấp
- Tiếp thị phổ thông thực hiện thông qua các hình thức tổ chức sự kiện, tờ rơi,newsletter, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo điện tử,truyền hình, truyền thanh…), tại Trụ sở Ngân hàng… hoặc thông qua bên thứ ba có chứcnăng
Bước 2: Gặp gỡ,phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể,CBQHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơvay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu Khách hàng cung cấp đầy đủ một lần
Tuyệt đối tránh trường hợp CBQHKHCN yêu cầu khách hàng cung cấp, bổ sung
hồ sơ vay vốn nhiều lần để tránh gây phiền hà cho khách hàng và đảm bảo thời gian xử lýcấp tín dụng và giải ngân nhanh chóng, kịp thời
- Nguyên tắc yêu cầu Khách hàng cung cấp hồ sơ:
+ Cụ thể số lượng các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu chung và quy định cụ thể trongtừng Sản phẩm
+ Loại giấy tờ, hồ sơ (bản gốc, bản photocopy, bản sao công chứng/chứng thực)
- Hồ sơ vay vốn của khách hàng được quy định chi tiết tại từng Sản phẩm tín dụngbán lẻ cụ thể Trường hợp chưa có Sản phẩm tín dụng cụ thể hoặc Sản phẩm tín dụng cụthể chưa quy định danh mục hồ sơ thì CBQHKHCN căn cứ vào loại hình cho vay cụ thể đểyêu cầu Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:
Trang 27Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng,
CBQHKHCN lập phiếu tiếp nhận hồ sơ , có đầy đủ chữ ký của khách hàng và
CBQHKHCN
Đối với hồ sơ gốc tài sản đảm bảo, CBQHKHCN lập Phiếu nhập kho bàn giao cho
Bộ phận Kho quỹ , cụ thể như sau:
- Đối với hồ sơ tài sản đảm bảo không phải làm thủ tục công chứng, đăng ký giaodịch bảo đảm thì CBQHKHCN bàn giao ngay cho bộ phận Kho quỹ
- Đối với hồ sơ tài sản bảo đảm phải làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịchbảo đảm thì CBQHKHCN có thể chưa bàn giao ngay cho Kho quỹ (trong trường hợp nàyCBQHKHCN phải có trách nhiệm quản lý an toàn hồ sơ tài sản đảm bảo của Kháchhàng) và thực hiện bàn giao ngay sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng, đăng kýgiao dịch bảo đảm
Trường hợp, nếu đã bàn giao, thì khi làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịchbảo đảm CBQHKHCN lập Biên bản giao mượn hồ sơ và thực hiện hoàn trả hồ sơ ngaysau khi thực hiện xong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đối với tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, tại thời điểm vay, khách
hàng chưa có giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản Vì vậy, khi khách hàng nhậnđược giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản, khách hàng phải thực hiện giao ngaycho CBQHKHCN theo thủ tục giao nhận hồ sơ quy định tại bước 2
Bước 4: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:
Trang 28CBQHKHCN có trách nhiệm thẩm định tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp vềnội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh
- Trường hợp cần thiết, CBQHKHCN có thể thẩm tra trực tiếp thông tin tại nguồncung cấp tài liệu chứng minh
- Trường hợp có tổ chức cung cấp thông tin tín dụng cá nhân, CBQHKHCN chủđộng đề xuất việc xác minh thông tin khách hàng
Về năng lực tài chính khách hàng:
- Tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở Hồ sơ chứngminh năng lực tài chính đã được khách hàng cung cấp, cụ thể:
+Thu nhập từ lương, thưởng và thu nhập khác
Căn cứ: Sao kê tài khoản tiền gửi thanh toán, hoặc Bảng lương của đơn vị côngtác, hoặc xác nhận thu nhập của đơn vị công tác, hoặc các văn bản, tài liệu khác đủ cơ sởchứng minh nguồn thu nhập hợp pháp
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư
Căn cứ: Các giấy tờ hợp pháp chứng minh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh và đầu tư như: hoá đơn đầu vào, hoá đơn đầu ra, sổ thu – chi, hợp đồng cho thuêtài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa, …
- Trường hợp cần thiết, CBQHKHCN chủ động đề xuất phương thức thẩm địnhtrực tiếp, đảm bảo thông tin khách hàng cung cấp là chính xác, đầy đủ
Về lịch sử quan hệ tín dụng
Kiểm tra thông tin khách hàng trên phân hệ CIF để biết nắm bắt và phân tích đượclịch sử giao dịch của khách hàng (đối với khách hàng cũ) về mức vay, dư nợ hiện tại, việcthực hiện trả nợ gốc và lãi,
Đánh giá, phân tích phương án/dự án sản xuất, kinh doanh đầu tư:
- Đánh giá về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, sự phù hợp giữangành nghề kinh doanh và giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề… củakhách hàng