NHÁNH QUẢNG NGÃI 3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA:
3.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước:
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng Ngân Hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật.
Tiếp tục công tác chấn chỉnh hoạt động các Ngân hàng thương mại trên cơ sở nhanh chóng tiến hành nhập các Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ thấp, quy mô hoạt động nhỏ hẹp.
Ngân hàng Nhà Nước nghiên cứu trình Quốc Hội các luật tổ chức tín dụng nội dung quyền được phát mãi tài sản thế chấp của bên đi vay trong quá trình thu hồi nợ khi cần thiết.
Cần có biện pháp chế tài bắt buộc các Ngân hàng thương mại tham gia vào công tác tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tín dụng (CIC) để hỗ trợ tốt hơn cho các Ngân hàng trong việc tra cứu thông tin khách hàng.
Tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà Nước đối với các Ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Cụ thể Ngân hàng Nhà Nước cần kiểm tra các hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các phương diện sau:
- Vốn tự có và biện pháp tăng cường vốn tự có cảu các Ngân Hàng thương mại trong việc phòng chống rủi ro. Vốn tự có là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Một Ngân hàng có vốn tự có càng lớn sẽ càng làm tăng uy tín và quy mô hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng đó.
- Trích lập quỹ dự phòng phòng ngừa rủi ro: Ngân hàng Nhà Nước cần kiểm soát chặt chẽ các Ngân hàng thương mại trong việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng tỷ lệ quy định do Ngân hàng Nhà Nước ban hành. Để nâng cao nhận thức cũng như vai trò của các dự phòng đối với việc đề phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà Nước cũng có thể phối hợp tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn về việc trích lập dự phòng cho các Ngân hàng Thương mại.