Đối với BIDV Chi nhánh Quảng Ngãi:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx (Trang 52 - 56)

NHÁNH QUẢNG NGÃI 3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA:

3.2.3 Đối với BIDV Chi nhánh Quảng Ngãi:

 Về nguồn nhân lực:

Đảm bảo nhân viên làm việc đúng giờ giấc, thái độ phục vụ ân cần, nhiệt tình hướng dẫn tạo tâm lý thoải mái. Đội ngũ nhân viên phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu mọi thể lệ, quy định của Ngân Hàng để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Tạo môi trường làm việc tốt để phát cao độ tinh thần làm việc, tính tự quyết của mỗi cán bộ nhân viên.

Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề nghiệp vụ, với giải thưởng nhỏ khích lệ đối với những người có thành tích cao. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên

nâng cao trình độ ngoại ngữ, tay nghề. Ngoài ra Ngân Hàng nên mở các lớp đào tạo, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ khách hàng cho cán bộ, nhân viên.

Tiêu chuẩn hóa cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, chủ động tìm kiếm, đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn đạo đức.

 Về sản phẩm cho vay và dịch vụ của khách hàng:

Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, hiện nay đang còn hạn chế về quy mô vốn, Ngân hàng nên chú trọng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng mối quan hệ cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm liên tiếp, có quan hệ tốt với Ngân hàng có thể thực hiện chop vay bằng tín chấp.

Đa dạng hóa tài sản thế chấp, khách hàng có thể thế chấp bằng máy móc, thiết bị, nhà đất, quyền phải thu, đối với khách hàng là cá nhân, có uy tín phát hành thẻ Creditcar thấu chi tài khoản. Cấp tín dụng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng, đối với hình thức cho vay bằng tiền mặt với số lượng tiền lớn điều xe chỏ tiền đến tận nhà cho khách hàng, vừa đảm bảo khoản tiền vay đồng thời qua đó cũng thể hiện sự chăm sóc khách hàng tốt.

Trong xu thế hiện nay Ngân hàng không nên tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước với dư nợ lớn, bởi vì đối với những khách hàng này thường cho vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo, đồng thời các doanh nghiệp này hiện nay hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến khả năng rủi ro cao ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Để mang sản phẩm dịch vụ đến từng khách hàng Ngân hàng nên phân tán rủi ro cấp vốn cho vay đối với các hộ dân cư, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong địa bàn.

 Đẩy mạnh việc sử lý các khoản nợ xấu tồn động:

Việc cơ cấu lại nợ trong bảng cân đối kế toán là cần thiết nhưng chỉ giải quyết nợ xấu phát sinh là chưa đủ mà ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai là điều quan trong hơn. Do đó, cần hạn chế việc phát sinh nợ xấu theo hướng:

- Chấm dứt cho vay đối với bên vay có nợ chồng chất, dây dưa. - Giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn.

- Bổ sung, hoàn thiện quy trình thẩm định, nghiên cứu xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ, thận trọng hơn.

- Quy định rõ trách nhiệm quyền lợi trong việc cấp tín dụng.  Thực hiện chương trình quà tặng bất ngờ:

Một cách tốt nhất để tạo ấn tượng cho khách hàng đó là những món quà không cần giá trị nhưng bất ngờ. Trong năm có những ngày lễ nhằm tôn vinh những người đang công tác trong một số lĩnh vực như: ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân…. Ngân hàng nên có một món quà nhỏ tặng cho khách hàng có nghề nghiệp tương ứng như trên khi họ đến giao dịch đúng ngày đó. Hay thâm chí là quà tặng cho các khách hàng nữ khi họ đến Ngân hàng vào ngày 8/3, 20/10. Một món quà đơn giản nhưng được trang trí phù hợp và được tặng đúng lúc sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng.

KẾT LUẬN



Qua phân tích và đánh giá tình hình cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại chi nhánh cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh đã góp phần cung cấp bổ sung, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế trong xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng chung của đất nước. Từ những thành quả đạt được đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng qua các năm, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển tốt đẹp. Bên cạnh đó, chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo ra sự cân đối giữa “đầu vào” và “đầu ra” để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ, giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt.

Trong thời gian thực tập ở chi nhánh, em có cơ hội cọ xát và vận dụng những kiến thức đã học ở giảng đường đại học của mình vào thực tế để từ đó hiểu sâu và cặn kẽ hơn những gì đã được học ở trường. Trong thời gian này. Em nhận thấy học tập chỉ dựa trên sách vở là chưa đủ. Đối với một nhân viên Ngân hàng nói chung và một cán bộ tín dụng nói riêng thì việc không ngừng học tập, trang bị cho mình những kiến thức xã hội, kiến thức ngành cũng như những kimh nghiệm thực tế là vô cùng cần thiết bổ trợ cho công tác chuyên môn. Đồng thời em cũng nhận thức được tính hệ thống và khoa học của nghiệp vụ tín dụng cá nhân tại chi nhánh. Bên cạnh đó, em cũng phần nào nắm bắt được thực trạng hoạt động tín dụng tại cá nhân tại Ngân hàng và đưa ra một số giải pháp nhỏ bé góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Do trình độ còn hạn chế cũng như thời gian thực tập tìm hiểu chưa nhiều nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi một số sai sót. Em mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của toàn bộ các các thầy cô giáo để bài báo cáo của em thêm phần phong phú về lý luận và sát với thực tiễn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w