Thực trạng rủi ro hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

18 880 3
Thực trạng rủi ro hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Cần thơ, tháng 8/2012 Cần thơ, tháng 8/2012 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG Nhóm học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hương 2611037 Đặng Thị Kim Dung 2611015 Đoàn Hồng Diệu 2611011 Nguyễn Kiều Loan 2611058 Đặng Thị Huyền Trâm 2611102 Lớp: Cao học Tài chính Ngân hàng-K18 MỤC LỤC Trang PHẦN GIỚI THIỆU .1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1 PHẦN NỘI DUNG 3 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGRỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .3 1.1. Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam .3 1.2. Rủi ro tín dụng .4 II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .6 2.1. Tình hình tín dụng của các NTHM Việt Nam hiện nay .6 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của các NNTM Việt Nam 7 2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam 11 III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 14 PHẦN KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .17 PHẦN GIỚI THIỆU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng (RRTD), hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đă gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra th́ không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến t́nh h́nh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xă hội mất ổn định. Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới v́ ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) đă làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên 3 hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên RRTD tại một nước lớn sẽ ảnh đến nền kinh tế các nước có liên quan. Chính vì những vấn đề trên, đề tài : “Thực trạng rủi ro hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” được thực hiện nhằm phản ánh tình hình rủi ro tín dụng của các NHTM hiện nay từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tính dụng giúp công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng đạt hiệu quả hơn. PHẤN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGRỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM I.1 Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam  Khái niệm Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lăi suất. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lăi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 4 Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai h́nh thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, v́ vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lăi ngoài vốn gốc. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.  Phân loại hoạt động tín dụng của NHTM - Dựa vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. + Cho vay tiêu dùng cá nhân. + Cho vay mua bán bất động sản. + Cho vay sản xuất nông nghiệp. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu… - Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. + Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. + Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng phân chia như sau: + Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lănh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. + Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lănh của một bên thứ ba nào khác. - Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng phân chia thành các loại sau: + Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kư kết hợp đồng tín dụng. 5 + Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy tŕ trong một khoảng thời gian nhất định. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. - Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: + Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đă phát sinh và c̣n trong thời hạn thanh toán như là: chiết khấu thương mại; bao thanh toán. I.2 Rủi ro tín dụng  Khái niệm Rủi ro tín dụng (RRTD) là loại rủi ro phát sinh trong quá tŕnh cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá tŕnh cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lănh, bao thanh toán của ngân hàng.  Phân loại rủi ro tín dụng Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD phân chia thành các loại sau: - Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một h́nh thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá tŕnh giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá tŕnh đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, h́nh thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lư khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lư các khoản vay có vấn đề. 6 - Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một h́nh thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lư danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tạirủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại (Intrinsic rish): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung (Concentration rish) là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lư nhất định; hoặc cùng một loại h́nh cho vay có rủi ro cao. II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Tình hình tín dụng của các NTHM Việt Nam hiện nay Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một bên có vốn nhàn rỗi đã xuất hiện quan hệ tín dụng. Ngân hàng là một trung gian tài chính có chức năng: Nhận tiền gửi của dân cư, tài chính kinh tế, tài chính tín dụng…và cho vay lại các thành phần kinh tế với lãi suất thích hợp, ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thanh khoản trong nền kinh tế. Trong năm 2011, dù chịu ảnh hưởng chung của chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, lợi nhuận của một số ngân hàng đã công bố tốt hơn so với năm 2010 như Vietinbank (tăng 77,62%), Eximbank (tăng 68,6%), SHB (tăng 50,82%), MBB (tăng 29,03%)… Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn bắt đầu gia tăng có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động năm 2012. Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 của một số ngân hàng đã công bố, CTG và MBB có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao với mức tăng lần lượt là 25,25% và 31,26%. ACB, EIB, VCB… có tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 17 – 20%. Riêng Habubank có tốc độ tăng trưởng tín dụng -4,57%. Đối với mảng huy động vốn, bốn ngân hàng là ACB, CTG, MBB, và SHB có tốc độ tăng trưởng huy động vốn trên 20%, trong khi đó, tăng trưởng huy động vốn của STB và EIB lại bị giảm lần lượt là -7,56% và -5,15%. 7 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng này đều tương đối tốt so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cao nhất được công bố đến thời điểm này là của CTG với 5.784 tỉ đồng, tiếp đến lần lượt là lợi nhuận của VCB (4.527,8 tỉ), ACB (3.193,8 tỉ), EIB (3.051,3 tỉ), MB (2.129 tỉ), Sacombank (2.033,1 tỉ), SHB (735,8 tỉ) và Habubank (348,8 tỉ). Riêng Habubank, quý 4/2011, ngân hàng mẹ lỗ -41,7 tỉ đồng, các chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%. (Nguồn: http://vnmoney.nld.com.vn/) theo Minh Cường (2012). Mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi lớn, nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh so với các năm trước. 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của các NNTM Việt Nam 2.2.1 Tình hình chung Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, RRTD là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu 8 - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) – có khả năng chuyển thành nợ xấu cao - Nợ không có tài sản đảm bảo Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thông báo nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng ở mức 3,3% tổng dư nợ, cao hơn so với mức 2,14% vào cuối năm 2010. Còn theo số liệu của tám NHTM đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 thì chỉ có VCB có tỉ lệ nợ xấu giảm nhẹ, còn lại các NHTM khác đều có tỉ lệ nợ xấu tăng cao. Riêng Habubank, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2,39% năm 2010 lên 4,69% năm 2011. Nợ nhóm 2 của các ngân hàng đều có sự tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối và tỉ lệ tương đối. Các NHTM có tỉ lệ này tăng nhanh nhất là HBB từ 9,86% năm 2010 lên 13,34%, VCB tăng từ 5,27 lên 8%, MBB tăng từ 0,6 lên 1,76% v.v (Nguồn: http://vnmoney.nld.com.vn/) theo Minh Cường (2012). Trong năm 2012, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, năm 2012 dự kiến sẽ ở mức 15 – 17% nhưng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng thay vì cào bằng như trước. Tuy nhiên, các rủi ro về việc nợ xấu gia tăng cũng như thanh khoản tiếp tục là mối đe doạ lớn với lợi nhuận của các ngân hàng ngay từ quý đầu tiên của năm 2012, nợ nhóm 2 đang có xu hướng gia tăng, nếu các khách hàng tiếp tục chậm trả nợ đối với ngân hàng sẽ khiến cho ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ. Điều này đồng nghĩa với tỉ lệ trích dự phòng sẽ gia tăng và lợi 9 nhuận ngân hàng sẽ giảm xuống. Tỉ lệ trích dự phòng đối với nợ nhóm 2 là 5%, nợ nhóm 3 tăng lên là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Thanh khoản của nhiều TCTD yếu kém cũng khiến cho các khoản vay liên ngân hàng không thể trả được cũng làm cho nhiều TCTD tiếp tục tăng các khoản chi phí trích lập dự phòng lên. 2.2.2 Tình hình nợ xấu một số NHTM Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 Chúng ta có thể xem qua tình hình nợ xấu của một số NHTM đầu năm 2012 để hiểu rỏ thêm về thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.  Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Trong quý 2/2012, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt trên 865 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ của Vietcombank đạt hơn 214.239 tỷ đồng, tăng 2,95% so với đầu năm. Báo cáo tài chính của Vietcombank cho thấy, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của ngân hàng này chiếm 2.732 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 800,5 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 3.897 tỷ đồng - tăng trên 71% so với mức 2.277 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái. Theo quy định hiện hành, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu. Như vậy, tổng nợ xấu của Vietcombank đến cuối tháng 6 là 7.430 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 3,47%.  Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank Quý II, thu nhập lãi thuần VietinBank giảm hơn 8% so với cùng kỳ, đạt 4.680 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của VietinBank là âm 2,99%. Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ của Vietinbank đạt hơn 282.843 tỷ đồng, giảm trên 3,1% so với đầu năm. Nợ xấu tại ngày 30/6 là 2,5% trong khi nợ xấu cuối năm 2011 là 0,75%. Qua 6 tháng, nợ xấu tăng gần 5.000 tỷ đồng. Trong tổng dư nợ, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của Vietinbank chiếm 2.763 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 1.912 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 2.254 tỷ đồng - tăng 147% so với mức 912,45 tỷ đồng hồi đầu năm nay. Như vậy, tổng nợ xấu của Vietinbank đến cuối tháng 6 là 6.929 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu 2,45%.  Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) Thu nhập thuần từ lãi của ACB đạt 3,576 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù hoạt động cho vay khách hàng chỉ nhích nhẹ 0.9% nhưng nợ có khả năng mất vốn của ACB cao gấp đôi với 607 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 0.89% cuối năm 2011 lên 1.56% cuối tháng 6/2012. [Đan Thanh (2012)]  Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan