1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco

60 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco

Trang 1

LỚP: KT409DV01_L1

Đề Án :

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế

Domesco (DMC) 2009 - 2011

Giảng viên hướng dẫn:

NGUYỄN PHƯƠNG QUỲNH

Tháng 12 năm 2012

THƯƠNG MẠI

Trang 2

LÊ DUY THẬM

Tháng 12 năm 2012

THƯƠNG MẠI

Trang 3

TP HCM, ngày…tháng…năm…

Trang 4

Trích yếu

Đề án Phân tích báo cáo tài chính này là một cơ hội tốt để nhóm chúng tôi hiểu

rõ hơn về lí thuyết và thực hành những kĩ năng đã học trong môn Phân tích báo cáo tàichính

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, phân tích báo cáo tài chính có tầm quantrọng rất lớn vì nó thể hiện khả năng tài chính của công ty, vị thế của công ty trongngành cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi nhuận trong tương lai của công ty

Phân tích báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng quantâm như: ban điều hành công ty, các cổ đông, ngân hàng, các nhà cung cấp, các kháchhàng, các nhà quản lí…

Trang 5

1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 1

2 Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 1

3 Nội dung của phân tích báo cáo tài chính 2

3.1 Phân tích cơ cấu 2

2 Xu hướng của thị trường dược 16

3 Thuận lợi và khó khăn của ngành dược Việt Nam 18

III Phân tích Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco18

1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 18

2 Phân tích cơ cấu 20

3 Phân tích các chỉ số tài chính 23

Trang 6

3.1 Hệ số khả năng thanh toán 23

1 So sánh với toàn ngành dược 33

2 So sánh với Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (IMP) 35

V Nhận xét, đánh giá, kiến nghị đầu tư 46

1 Phân tích SWOT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 46

Trang 7

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm 13

Bảng 2: Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm 14

Bảng 3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp 15

Bảng 4: Cơ cấu tài sản 20

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn 21

Bảng 6: Cơ cấu doanh thu 22

Bảng 7: Cơ cấu chi phí 23

Bảng 8: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009 31

Bảng 9: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010 32

Bảng 10: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011 33

Bảng 11: So sánh DMC với ngành dược 34

Bảng 12: So sánh hệ số nợ của DMC và IMP 35

Bảng 13: So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP 36

Bảng 14: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP 37

Bảng 15: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP 38

Bảng 16: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP 39

Bảng 17: So sánh vòng quay vốn lưu động DMC và IMP 40

Bảng 18: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP 41

Bảng 19: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP 42

Bảng 20: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP 43

Bảng 21: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP 44

Bảng 22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP 45

Trang 8

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm 15

Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 18

Hình 3: So sánh hệ số nợ DMC và IMP 35

Hình 4: So sánh hệ số tự tài trợ DMC và IMP 36

Hình 5: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP 37

Hình 6: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP 38

Hình 7: So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP 39

Hình 8: So vòng quay vốn lưu động DMC và IMP 40

Hình 9: So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định DMC và IMP 41

Hình 10: So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP 42

Hình 11: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu DMC và IMP 43

Hình 12: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn DMC và IMP 44

Hình 13: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP 45

Trang 9

Lời cảm ơn

Nhóm chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Phương Quỳnh,người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và góp ý cho nhóm trong quá trìnhthực hiện đề án này Bên cạnh đó, đề án này được hoàn thành đầy đủ và đúng thời hạnchính nhờ sự nỗ lực và nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như sựgiúp đỡ, hướng dẫn của một số thầy cô khác

Một lần nữa, chúng tôi xin cám ơn các thầy cô đã hướng dẫn cho nhóm, đặcbiệt là cô Nguyễn Phương Quỳnh, giảng viên hướng dẫn của nhóm chúng tôi

Trang 10

Nhập đề

Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ thiết yếu để các nhà quản lí cải thiệntình hình tài chính của công ty và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và một số đốitượng khác

Nhóm chúng tôi đã chọn công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco(DMC) làm đối tượng phân tích báo cáo tài chính Để hoàn thành đề án này, chúng tôi

đã đặt ra các mục tiêu sau:

 Tìm hiểu về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

 Ứng dụng những kiến thức đã học để phân tích báo cáo tài chính của công ty

Từ đó, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty và đánh giáđược tình hình tài chính của công ty

 Dự báo khuynh hướng của công ty trong tương lai, tư vấn nhà đầu tư

Để thực hiện được các mục tiêu trên, chúng tôi đã ghi nhận lại những thông tinthu hoạch được Sau đây là nội dung của bài báo cáo

Trang 11

NỘI DUNG BÁO CÁO

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là quá trình thu thập thông tin, tính toáncác tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hìnhtài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngànhnhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làmđược, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra Trên cơ sở đó xác lập các giảipháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, tận dụng triệt để các điểmmạnh, khắc phục các điểm yếu để được lợi nhuận như mong muốn

2 Mục đích của phân tích báo cáo tài chính

Tùy theo đối tượng sử dụng mà báo cáo tài chính có những mục đích khácnhau:

Đối với nhà quản trị: Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo tàichính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt…là công cụ để kiểm soát cáchoạt động quản lý

Đối với chủ sở hữu: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả củaquá trình sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng điều hành hoạt động của nhàquản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết địnhphân phối kết quả kinh doanh

Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp: Phân tích báocáo tài chính giúp họ đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng nhưlượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ đượchay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị

Trang 12

Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ raquyết định có nên đầu tư vào công ty hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tưvào lĩnh vực nào

Đối với cơ quan chức năng như thuế: Phân tích báo cáo tài chính giúp họ xácđịnh các khoản nghĩa vụ công ty phải thực hiện với Nhà nước, tính chính xác mứcthuế mà công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõràng và minh bạch hơn

3 Nội dung của phân tích báo cáo tài chính

3.1 Phân tích cơ cấu

Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy mức độ biến động của từng loại tài sản cótrong tổng tài sản, chọn lựa những biến động lớn để phân tích nguyên nhân, đảm bảo

tỷ trọng các loại tài sản ở mức độ hợp lí

Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy khả năng tài chính, quy mô của công ty

Tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn phản ánh, thể hiện khả năng độclập về tài chính của công ty

Phân tích cơ cấu doanh thu cho thấy mức độ biến động về doanh thu của công

ty và xu hướng tăng giảm của lợi nhuận qua các năm liên tiếp

Phân tích cơ cấu chi phí cho thấy mức độ biến động về tổng chi phí của công tycũng như của từng loại chi phí (chi phí sản xuất hoạt động kinh doanh, chi phí hoạtđộng tài chính) Chi phí ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận thu được của công ty Vì vậy,việc phân tích và lựa chọn cơ cấu chi phí cho phù hợp giúp công ty hoạt động, kinhdoanh một cách có hiệu quả nhất

3.2 Phân tích các chỉ số

1.1 Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanhnghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Trang 13

Chỉ số này càng cao thì thì khả năng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt.Chỉ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém.

Giới hạn hợp lý của hệ số khả năng thanh toán hiện thời: HHT >= 2

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Giới hạn hợp lý của hệ số thanh toán nhanh: HNH >= 1

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Hệ số khả năng

thanh toán bằng tiền =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Giới hạn hợp lý hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: 0,5=< HVBT <=1

Trang 14

Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh

toán lãi vay =

Tổng lợi nhuận trước thuế +

Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh có đủkhả năng trả lãi vay hay không

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp

là tốt và khi đó doanh nghiệp còn có khả năng thanh toán nợ gốc, chứng tỏ tiền vay sửdụng có hiệu quả

Giới hạn hợp lý: Lh>= 6

 Kỳ thu tiền bình quân

Trang 15

Kỳ thu tiền bình quân = Bình quân các khoản phải thu của khách hàng

Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày

Hệ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn

Hệ số này quá thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chínhsách bán chịu của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp hầu như khong có chính sách bánchịu

Doanh thu tài

Thu nhập khác Tài sản ngắn hạn bình quân

Hệ số này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra được mấy đồng doanh thu trong

kỳ cho doanh nghiệp

Giới hạn hợp lý:

- Doanh nghiệp thuộc ngành thương mại: 8<=Llđ <=9

- Doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất: 3<=Llđ <= 4

- Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng: 1<=Llđ<= 2

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn

Doanh thu bán hàng +

Doanh thu tài

Thu nhập khác Tài sản dài hạn bình quân

Hệ số cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu chodoanh nghiệp

Giới hạn hợp lý: 3<= HVCĐ <= 4

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định =

Doanh thu bán hàng +

Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Bình quân nguyên giá tài sản ngắn hạn trong kỳ

Hệ số này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanhthu cho doanh nghiệp

Giới hạn hợp lý: 3<= HCĐ <= 4

 Vòng quay tài sản

Trang 16

Vòng quay tài sản

=

Doanh thu bán hàng +

Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Bình quân tổng tài sản trong kỳ

Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản đóng góp bao nhiêu đồng doanh thu chodoanh nghiệp

Giới hạn hợp lý:

- Ngành xây dựng: L<≈ 1

- Ngành thương mại : L gần tiến về 10

1.4 Tỷ số doanh lợi

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ

Hệ số này cho biết 100 đồng doanh thu chứa bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, là nhân tố giúpdoanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp doanh nghiệpcần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)

Bình quân tổng tài sản trong kỳ

Hệ số ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêuđồng lợi nhuận trong kỳ

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, lànhân tố giúp doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng như mua máy móc thiết bị, mở rộngthị phần tiêu thụ…

Trang 17

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ

Hệ số ROE cho biết cứ 100 đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trong kỳ cho doanh nghiệp

Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp càng tốt, là nhân tố giúp nhà quản lý tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh

3.3 Phân tích 4 cân đối

Cân đ ối 1

Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu (gồm tài sản ngắn hạnban đầu và tài sản dài hạn ban đầu) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từnguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình đểtài trợ ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh Số tài sản ban đầu được tài trợbằng vốn chủ sở hữu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán (khoản bị chiếmdụng) Mối quan hệ này thể hiện qua đẳng thức:

Vốn chủ sở

Tài sản ngắn hạn ban đầu +

Tài sản dài hạn ban đầu

Các chỉ tiêu của đẳng thức trên đều thu thập trên Bảng cân đối kế toán Cụ thể:

 Vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số vốn chù sở hữu hiện có tại doanh nghiệp.Chỉ tiêu “ Vốn chủ sở hữu” được thu thập ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400)

 Tài sản ngắn hạn ban đầu: phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu bằngvốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán Thuộctài sản ngắn hạn ban đầu bao gồm: “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số110), “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” (mã số 120), “Hàng tồn kho” (mã số140), “Chi phí trả trước ngắn hạn” (mã số 151) và “Tài sản ngắn hạn khác” (mã số158)

 Tài sản dài hạn ban đầu: phản ánh số tài sản đầu tư dài hạn ban đầu bằng vốnchủ sở hữu, không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh toán Thuộctài sản dài hạn ban đầu bao gồm: “Tài sản cố định” (mã số 220), “Bất động sản đầu

Trang 18

tư” (mã số 240), “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” (mã số 250), “Chi phí trả trướcdài hạn” (mã số 261) và các “Tài sản dài hạn khác” (mã số 268).

Cân đối 1 chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sởhữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt độngchủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng Trong thực tế, thường xảy ra mộttrong hai trường hợp:

 Vế trái > vế phải: số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản banđầu Do vậy, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ

bị chiếm dụng

 Vế trái < vế phải: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sản ban đầu

Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài

Cân đ ối 2

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủnhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinhdoanh Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (củangân hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho mụcđích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp (vay hợp pháp) Do vậy, về mặt lýthuyết, chúng ta lại có mối quan hệ cân đối sau đây:

Vốn chủ sở

Vốn vay hợp pháp =

Tài sản ngắn hạn ban đầu +

Tài sản dài hạn ban đầu

Trong đó, vốn vay hợp pháp bao gồm vay ngắn hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ ngắnhạn”, mã số 311, chi tiết “Vay ngắn hạn”), vay dài hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn”,

mã số 334, chi tiết “Vay dài hạn”)

Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế, thường xảy ra một trong 2trường hợp:

 Vế trái > vế phải: vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của doanhnghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số vốn hiện có Do vậy, sốvốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng

 Về trái < Vế phải: tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp Do vậy, để có đủ tài sản phục

Trang 19

vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanhtoán (chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp).

Nguồn vốn thanh toán

=

Tài sản ngắn hạn ban đầu

+

Tài sản dài hạn ban đầu

+

Tài sản thanh toán

Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng củacác đối tác trong thanh toán (kể cả chiếm dụng bất hợp pháp) Nguồn vốn thanh toánbao gồm nguồn vốn thanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn; trong đó,nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà doanhnghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng 1 năm hay trongmột chu kỳ kinh doanh Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp bao gồmcác khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu

kỳ kinh doanh

Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đốitác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi Thuộc tài sản thanh toángồm tài sản thanh toán ngắn hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồitrong thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tài sản thanh toán dài hạn (là

số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ngoài một năm hay một chu kỳkinh doanh)

Tài sản ngắn hạn ban đầu

-Tài sản dài hạn ban đầu

=

Tài sản thanh toán

+

Nguồn vốn thanh toán

Cân đối 4 cho thấy: số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (phần chênh lệchgiữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài

Trang 20

hạn tương ứng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trìnhthanh toán (nợ phải thu ngắn và nợ phải thu dài hạn) với nguồn vốn chiếm dụng trongthanh toán (nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn) và ngược lại; số vốn mà doanh nghiệp đichiếm dụng ( phần chênh lệch giữa số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn vốnchủ sở hữu và vốn vay hợp pháp) đúng bằng số tiền chênh lệch giữa nguồn vốn chiếmdụng trong thanh toán (công nợ phải trả) với số tài sản phát sinh trong quá trình thanhtoán (nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn)

3.4 Đánh giá tín nhiệm

1.1 Khái niệm

Xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanhtoán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồntại của nó, là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả nợ đối với mộtnhà phát hành Nó cũng là nguồn cung cấp thông tin cơ bản đánh tin cậy giúp nhà đầu

tư nhận thức được về công ty hay chủ thể phát hành, từ đó tác động đến chi phí sửdụng vốn và thiện ý của chủ đầu tư để nắm giữ được các công cụ tài chính điển hình.Đồng thời giúp giảm thiểu việc cung cấp thông tin sai lệch, không đồng bộ ở các quốcgia tiên tiến

1.2 Các phương pháp đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp

Việc vận dụng các phương pháp đánh giá tín nhiệm tùy theo phạm vi sử dụng,nhu cầu thực tế của doanh nghiệp Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khácnhau để thẩm định tính chính xác

Phương pháp Delphi: được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến từ các chuyêngia để đánh giá về nội dung cần đánh giá nào đó Phương pháp đánh giá bao gồm cácnội dung cơ bản sau:

 Chuẩn bị đánh giá

 Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bảng tổng hợp kết quả đánhgiá

 Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần 2

Phương pháp xếp hạng: Là phương pháp mà người đánh giá tiến hành cho điểm

và trên cơ sở thang điểm được ấn định để xếp hạng doanh nghiệp Các bước chuẩn bịnhư là xem xét các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với loại hình doanh nghiệp Xác định hệ

Trang 21

thống thứ hạng và thang điểm Từ các báo cáo tổng hợp để đưa ra xếp hạng và đánhgiá doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánhgiá trị doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành haythị trường Đầu tiên cần thu thập thông tin về doanh nghiệp đánh giá và doanh nghiệp

để so sánh Sau khi so sánh thì đưa ra kết luận

Phương pháp kết hợp: Được kết hợp dựa trên lợi thế của từng phương pháp,khắc phục các hạn chế như chủ quan hoặc chi phí quá cao hoặc quá đơn giản

1.3 Vai trò và nhiệm vụ của đánh giá tín nhiệm

 Xếp hạng tín nhiệm là một chiến lược để huy động vốn Các tổ chức đánh giátín nhiệm là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường

 Khi việc xếp hạng chứng khoán đã được dùng như một công cụ quản lý thì nó

đã đạt được một vai trò như là một tiêu chuẩn quản lý chính thức

 Các tổ chức tín nhiệm có ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ các nguồn vốn Hiệnnay trên thị trường vốn đang hỗ trợ cho vai trò này của họ đó là: xu hướng “Phi trunggian hóa” – sự thách thức đối với vai trò của ngân hàng, xu hướng “Toàn cầu hóa” –

sự thách thức đối với quyền lực các quốc gia

 Dựa vào báo cáo cuối cùng của việc xếp hạng tín nhiệm, các nhà điều hànhchính sách kinh tế vĩ mô có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch của họ

 Tổ chức đánh giá tín nhiệm là nền tảng cho các công ty tư vấn chứng khoándựa vào đó để đưa ra quyết định đúng đắn cho khách hàng

Trang 22

1.4 Căn cứ xếp hạng

1 Tiêu chuẩn đánh giá tín dụng doanh nghiệp của ngành ngân hàng và những tiêuchuẩn quốc tế về đánh giá tín dụng doanh nghiệp sau khi được hiệu chỉnh nhằm phùhợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Cụ thể:

 Các chỉ tiêu thanh khoản, cân nợ và hoạt động dựa trên phương pháp củangành ngân hàng

 Các chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá dựa trên những chuẩn mực quốc tế vànghiên cứu của FSC

2 Tính chất đặc thù trong lĩnh vực hoạt động và quy mô của doanh nghiệp Cụthể:

 Theo ngành: Nông – Lâm - Ngư nghiệp; Thương mại - Dịch vụ; Xây dựng;Công nghiệp

 Theo quy mô: Lớn, vừa, nhỏ

3 Nguồn dữ liệu:

 Bảng cân đối kế toán;

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

 Bảng lưu chuyển tiền tệ;

 Các thông tin phi tài chính khác

Dựa trên những căn cứ này, doanh nghiệp được xếp hạng tài chính theo 6 loạithứ hạng từ cao xuống thấp: AA; A; BB; B; CC; C

1.5 Phương pháp tính toán

Chọn bảng tính của ngành nghề doanh nghiệp mà chúng ta quan tâm

Trong bảng tính đã chọn, căn cứ quy mô về vốn doanh nghiệp sẽ chọn bảngtính con tương ứng

Tính toán các chỉ tiêu trong bảng tính dựa trên Báo cáo tài chính của doanhnghiệp

So sánh số liệu các chỉ tiêu vừa tính toán được với các số liệu của bảng tínhcon để xác định mức tín nhiệm A, B, C, D, E tương ứng Trong đó cần chú ý cách xác địnhdựa trên chỉ số trong bảng tính con:

Trang 23

2 Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài

Trang 24

ĐIỂM XẾP LOẠI KẾT LUẬN

Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả và có triển vọng phát triển cao, rủi ro thấp

Nằm trong loại này là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp

Đây là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển Tuy nhiên còn một số hạn chế về tiềm lực tàichính và tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn Rủi ro trung bình

Doanh nghiệp loại này hoạt động chưa hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn Rủi ro trung bình

Đây là doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, tình hình tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ tài chính Rủi ro cao

Nằm trong loại này là doanh nghiệp có tình hình kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu kém, không có khả năng tự chủ tài chính, đang đứng trước nguy cơ phá sản Rủi ro rất cao

Trang 25

Trong quá trình tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản dài hạn và tỷ trọng tài sảndài hạn trên tổng tài sản có xu hướng gia tăng Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tàisản đã tăng từ mức 24% cuối năm 2007 lên mức 31% cuối năm 2011 Điều này chothấy các doanh nghiệp trong ngành tích cực đầu tư mở rộng dây chuyển sản xuất để

mở rộng quy mô kinh doanh

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm

Nếu phân theo khu vực địa lý, thị trường thuốc chủ yếu tập trung ở Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trườngthành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%, 15% thị phần còn lại là ở các khu vựckhác

Rủi ro tài chính của ngành:

Trong giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức độ sửdụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành

đã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2007 lên mức 40% cuối năm 2011 Tuy nhiên, hệ số

nợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài chính ở mức độ vừa phải.Trong cơ cấu nợ của ngành, chiếm tỷ trọng chủ đạo là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ chovốn lưu động Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 92% tổng nợ phải trả

Riêng nhóm 5 công ty đầu ngành (bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco,Traphaco, Mekophar và Imexpharm), mặc dù hệ số nợ có xu hướng gia tăng, tuynhiên, hệ số nợ ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành Kết quả này phùhợp với lý thuyết trật tự phân hạng về tài trợ, đó là các công ty này sinh lời tốt, có quy

Trang 26

mô lợi nhuận lớn so với nhu cầu đầu tư mới, do đó, họ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nộisinh là lợi nhuận để lại và không cần huy động nhiều các nguồn tài trợ bên ngoài,khiến hệ số nợ duy trì ở mức thấp.

2 Xu hướng của thị trường dược

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dược đang có 3 hướng đi:

1 Mua thuốc của các công ty sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài

để phân phối và chỉ làm công việc phân phối mà thôi

2 Sáng tạo ra mặt hàng mới bằng tân dược rồi chuyển sang nước ngoài sản xuấtsau đó lại nhập thành phẩm về - coi như đó là thuốc nhập ngoại dù bản chất là thuốcViệt Nam

3 Khai thác các bài thuốc cổ phương, hiệu quả chữa bệnh của cây cỏ trong nướclàm ra dạng thuốc đi từ dược liệu trong nước như một số công ty: Traphaco, Namdược, Dược phẩm Hoa Linh, Dược phẩm Tâm Bình… đã làm Hướng đi này khai thácđược thế mạnh của của những cây cỏ dược liệu có sẵn ở Việt Nam và những bài thuốc

cổ phương đã có lâu đời, chứng minh cơ sở khoa học rồi vận dụng phương thức sảnxuất hiện đại làm cho các thuốc này có quy mô lớn hơn, chất lượng chữa bệnh tốt hơn,đồng thời duy trì được mức giá hợp lý, phát huy thế mạnh người Việt dùng hàng Việt

- đó là cái đặc sắc, độc đáo mà không nước nào có thể cạnh tranh được

Điều đáng nói ở đây là ngày càng có nhiều công ty làm theo cách thứ ba, chính

vì vậy mà sản phẩm cùng chủng loại ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh ngày mộtgay gắt Thị trường cạnh tranh tuy là sự khó khăn với các công ty dược nhưng lại cónhững mặt tích cực của nó: đào thải những công ty yếu kém, làm ăn gian dối Thịtrường khó khăn nên các doanh nghiệp dược cũng có nhiều "chiêu" để tồn tại vì cácsản phẩm cùng chủng loại ngày càng nhiều và sự cạnh tranh hoặc thế chỗ nhau mộtcách nghiệt ngã

Với sự cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp phải có một chiến lượcriêng Có doanh nghiệp tung ra một loạt các sản phẩm mới về chăm sóc sắc đẹp, chămsóc sức khỏe như Sao Thái Dương, Hoa Linh, Nhất Nhất, Dược phẩm Á Âu Tuynhiên, việc các sản phẩm đó có trụ vững và chiếm lĩnh thị trường một cách bền vữnghay không thì còn phải chờ thời gian kiểm định về chất lượng thì mới có được câu trảlời chính xác

Trang 27

Ngược lại với cách làm trên, một số doanh nghiệp chọn hướng đi chắc chắn làđầu tư trang thiết bị mới hiện đại, mời các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cùnghợp tác, nghiên cứu kỹ càng để đưa ra một số sản phẩm có chất lượng cao, bỏ côngsức, dành thời gian tạo dựng thương hiệu, từng bước chiếm lĩnh thị trường một cáchbền vững rồi mới mở rộng và phát triển thêm sản phẩm như Nam Dược, Dược phẩmTâm Bình…

Thị trường dược cạnh tranh ngày một gay gắt đem đến cho người tiêu dùngnhững sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng chất lượng hơn, giá cả phù hợp hơn.Các doanh nghiệp dược muốn tồn tại và phát triển buộc phải tự nâng tầm mình bằngviệc đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng xu thế điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe của ngườidân và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

3 Thuận lợi và khó khăn của ngành dược Việt Nam

3.1 Thuận lợi

 Việt Nam có một hệ thống phân phối thuốc khá phát triển

 Nguồn nhân lực giá rẻ, tay nghề khá

 Chính sách quan tâm của Nhà nước và chính phủ đến ngành dược, chú trọngtập trung phát triển ngành để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước

 Nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc chủ yếu phải nhập khẩu

 Nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thiếu thốn

 Kỹ thuật sản xuất thuốc còn hạn chế, đa số các dây chuyền sản xuất thuốc ởViệt Nam chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường, hàm lượng kỹ thuật thấp, tínhđặc trị của các loại thuốc này không cao

 Giá thuốc do Bộ Y tế quản lý

III Phân tích Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Trang 28

1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco

Địa chỉ: 66 quốc lộ 30, P.Phú Mỹ, Thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp

Điện thoại: 84-(67) 385 2278/4674 Fax: 84-(67) 385 1270

 Ngày 01/01/2004, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco chính thức

đi vào hoạt động theo QĐ số 144/ QĐ.UB.TL ngày 27/11/2003 của uỷ ban nhân dântỉnh Đồng Tháp và giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tưtỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/12/2003

 Năm 2005, công ty thực hiện tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng cho Cổđông hiện hữu, cán bộ công nhân viên công ty và các đối tác chiến lược của công ty

 Công ty bắt đầu niêm yết với mã DMC ngày 25/12/2006 trên sàn giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh Tổ chức tư vấn: công ty Chứng khoán Ngân hàngNgoại thương Việt Nam Kiểm toán độc lập: công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấnTài chính Kế toán (AFC)

 Ngành nghề kinh doanh:

Trang 29

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu dùng làmthuốc cho người.- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nước hoa, các loại hóa-mỹphẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước & nhập khẩu.

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm chế biến, nước uống tinhkhiết, nước khoáng thiên nhiên và nước uống từ dược liệu, nước uống không cồn

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy hải sản, thuốc thú y, thức ăn gia súc,gia cầm và thủy sản

 Chiến lược phát triển

 Phát triển bền vững thành một Tập đoàn về Dược - Thực phẩm chức năng, có

đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế để

mở rộng xuất khẩu

 Đầu tư mở rộng và chuyên sâu cho nghiên cứu phát triển để tạo ra nhiều sảnphẩm mới, dạng bào chế mới bằng công nghệ mới và thiết bị tiên tiến để có đủ sứcvượt qua “Rào cản kỹ thuật Thương mại Quốc tế” ( Technical Barriers ToInternationaltrade – TBT) xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới: Nhật, Myanmar,Philippine…hướng đến xuất khẩu toàn cầu

 Triển khai đầu tư nuôi trồng các vùng Dược liệu qua hình thức liên kết, hợp tác

đa phương với mục tiêu đạt chứng nhận Organic làm tiền đề cho việc thực hiện tiêuchuẩn mới là Thực hành tốt nuôi trồng Dược liệu (GAP - Good Agriculture Practices)tiến đến ISO 22000

 Quản lý chất lượng phải được kết nối với quản lý tri thức nhằm kiến tạo “Khotri thức của Công ty”

 Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn trong và ngoài nước vềmặt sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu

2 Phân tích cơ cấu

 Cơ cấu tài sản

Trang 30

Bảng 4: Cơ cấu tài sản

Qua bảng cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCOtrong ba năm 2009, 2010, 2011, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướngtăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2009 là 57%, năm 2010 là 56.94%, năm 2011 là60.37% Trong đó, chủ yếu là tăng tỷ trọng tiền, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn

và hàng tồn kho tương đối ổn định, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác giảm Thay đổi cơcấu tài sản ngắn hạn theo hướng này là được đánh giá hợp lý và hiệu quả

Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2009 là 43%, năm 2010 là 43.06% và năm 2011 là39.63% Trong đó, chủ yếu là giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dàihạn khác, tài sản cố định tăng Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định,qua số liệu ta thấy tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty tăng dần từnăm 2009 đến 2011

 Cơ cấu nguồn vốn

Ngày đăng: 29/03/2014, 18:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 1 Bảng xếp loại mức độ tín nhiệm (Trang 27)
Bảng 2: Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 2 Bảng tính điểm mức độ tín nhiệm (Trang 27)
Bảng 3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp          II. Tổng quan về ngành - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 3 Bảng xếp hạng doanh nghiệp II. Tổng quan về ngành (Trang 28)
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Hình 1 Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm (Trang 29)
Hình 2: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Hình 2 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (Trang 32)
Bảng 4: Cơ cấu tài sản - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 4 Cơ cấu tài sản (Trang 34)
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 5 Cơ cấu nguồn vốn (Trang 35)
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 6 Cơ cấu doanh thu (Trang 35)
Bảng 7: Cơ cấu chi phí - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 7 Cơ cấu chi phí (Trang 36)
Bảng 8: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 8 Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2009 (Trang 44)
Bảng 10: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 10 Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2011 (Trang 45)
Bảng 9: Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 9 Đánh giá tín nhiệm DMC năm 2010 (Trang 45)
Bảng 11: So sánh DMC với ngành dược - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 11 So sánh DMC với ngành dược (Trang 47)
Bảng 13: So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 13 So sánh hệ số tự tài trợ của DMC và IMP (Trang 48)
Bảng 14: So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 14 So sánh hệ số thanh toán lãi vay DMC và IMP (Trang 49)
Bảng 15: So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 15 So sánh vòng quay hàng tồn kho DMC và IMP (Trang 50)
Bảng 16: So sánh kỳ thu tiền bình quân  DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 16 So sánh kỳ thu tiền bình quân DMC và IMP (Trang 51)
Bảng 19: So sánh vòng quay tài sản  DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
Bảng 19 So sánh vòng quay tài sản DMC và IMP (Trang 54)
Bảng  22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco
ng 22: So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DMC và IMP (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w