Tổng quan về ngành dược phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco (Trang 28 - 30)

II. Tổng quan về ngành

1. Tổng quan về ngành dược phẩm

Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăng của doanh thu và tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2010, tuy nhiên, vẫn ở mức khá cao là 10%. Tốc độ tăng trưởng khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung lượng thị phần của ngành, từ đó

khuyến khích các công ty trong ngành đầu tư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô tài sản.

Trong quá trình tăng trưởng tài sản, quy mô tài sản dài hạn và tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản có xu hướng gia tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản đã tăng từ mức 24% cuối năm 2007 lên mức 31% cuối năm 2011. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành tích cực đầu tư mở rộng dây chuyển sản xuất để mở rộng quy mô kinh doanh.

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dược phẩm

Nếu phân theo khu vực địa lý, thị trường thuốc chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%, 15% thị phần còn lại là ở các khu vực khác.

Rủi ro tài chính của ngành:

Trong giai đoạn 2007 – 2011, ngành dược phẩm đã liên tục gia tăng mức độ sử dụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Hệ số nợ trên tổng tài sản của ngành đã gia tăng từ mức 32% cuối năm 2007 lên mức 40% cuối năm 2011. Tuy nhiên, hệ số nợ này vẫn thấp hơn 50% cho thấy đây vẫn là đòn bẩy tài chính ở mức độ vừa phải. Trong cơ cấu nợ của ngành, chiếm tỷ trọng chủ đạo là nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho vốn lưu động. Tại thời điểm cuối năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 92% tổng nợ phải trả.

nhiên, hệ số nợ ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng về tài trợ, đó là các công ty này sinh lời tốt, có quy mô lợi nhuận lớn so với nhu cầu đầu tư mới, do đó, họ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nội sinh là lợi nhuận để lại và không cần huy động nhiều các nguồn tài trợ bên ngoài, khiến hệ số nợ duy trì ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ Phần XNK Y tế Domesco (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w