TUẦN 34 GIÁO ÁN LỚP 1 NĂM HỌC 2013-2014

44 1.4K 1
TUẦN 34 GIÁO ÁN LỚP 1 NĂM HỌC 2013-2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 34 GIÁO ÁN LỚP 1 NĂM HỌC 2013-2014

Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013 Tập đọc BÁC ĐƯA THƯ (Tích hợp kĩ năng sống) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Luyện ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu. 2. Kĩ năng: Ôn các vần inh, uynh; tìm được tiếng trong bài có vần inh, tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh. *** Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, Thể hiện sự cảm thông, giao tiếp lịch sự,cởi mở. 3. Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vã trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III. Phương pháp: động não, trải nghiệm ,thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin,trình bày ý kiến cá nhân ,phản hồi tích cực. IV.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : (5’)Gọi học sinh đọc đoạn 2 bài tập đọc “Nói dối hại thân” và trả lời các câu hỏi: Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp chú không? Sự việc kết thúc ra sao? Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: a.GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.(2’) b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (15’) + Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc vui). Tóm tắt nội dung bài: + Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. + Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: + Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GVgạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. + HSluyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. + Luyện đọc câu: Gọi HS đọc trơn câu theo cách đọc nối tiếp, 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi: Không ai đến giúp chú bé cả. Bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. -HS lần lượt đọc các câu nối tiếp theo yêu HS ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài. Cần luyện đọc kĩ các câu: 1, 4, 5 và câu 8. + Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn) + Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. + Đọc cả bài. * Nghỉ giữa tiết (4’) c.Luyện tập: (10’)  Ôn các vần inh, uynh. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1: Tìm tiếng trong bài có vần inh? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: (3’) Tiết 2 4.Luyện tập: a.Luyện đọc và tìm hiểu bài (15’) Hỏi bài mới học. Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: 1. Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì? 2. Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh muốn làm gì? b.Luyện nói: (10’) Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư. GV tổ chức cho từng nhóm 2 HS đóng vai bác đưa thư và vai Minh để thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước (Minh nói thế nào ? bác đưa thư trả lời ra sao ?) Tuyên dương nhóm hoạt động tốt. 5.Củng cố-dặn dò: (5’) Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. Về nhà đọc lại bài xem bài mới. cầu của GV Các HS khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Luyện đọc diễn cảm các câu: 1, 4, 5 và câu 8. Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Minh. Học sinh đọc từ trong SGK “tủ kính, chạy hỳnh huỵch” Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các từ có chứa tiếng mang vần inh, vần uynh, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Inh:xinh xinh, hình ảnh, cái kính, … Uynh: phụ huynh, khuỳnh tay, … 2 em.  Chạy vào nhà khoe với mẹ ngay.  Chạy vào nhà rót nước mát lạnh mời bác uống. HS quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 2 em, đóng vai Minh và bác đưa thư để nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư. Cháu chào bác ạ. Bác cám ơn cháu, cháu ngoan nhĩ ! Cháu mời bác uống nước cho đỡ mệt. Bác cám ơn cháu. … Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Kể chuyện HAI TIẾNG KÌ LẠ ( Tích hợp kĩ năng sống) I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. -Học sinh nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. *** Kĩ năng : xác định giá trị , thể hiện sự cảm thông,hợp tác, ra quyết định, lắng nghe tích cực , tư duy phản hồi. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : (5’) Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : (25’) Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.  Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sai cậu giận cả nhà ? viậc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: + Đoạn đầu: Kể chậm rãi, làm rõ các chi tiết. + Lời cụ già: thân mật, khích lệ Pao-lích. + Lời Pao-lích nói với chị, với bà, với anh: nhẹ nhàng âu yếm. + Các chi tiết tả phản ứng của chị Lê-na, của bà, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên, sau đó là sự thích thú trước thay đổi của Pao-lích.  Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời 4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ea yêu mến và giúp đỡ cậu 3.Củng cố dặn dò: (5’) Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Pao-lích đang buồn bực. Câu hỏi dưới tranh: Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên? Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 học sinh) Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể. Tiếp tục kể các tranh còn lại. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Hai tiếng vui lòng cùng lời nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến em bé Pao- lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện Tuyên dương các bạn kể tốt. Toán Tiết 133: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về: - Làm tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - So sánh 2 số trong phạm vi 100. - Biết viết số liền trước, số liền sau của một số. - Giải toán có lời văn. - Nhận dạng hình, vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm. 2. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng làm tính nhanh. 3. Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Đồ dùng luyện tập. 2. Học sinh:Vở bài tập. III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) - Học sinh làm bài ở bảng lớp: 14 + 2 + 3 52 + 5 + 2 30 – 20 + 50 80 – 50 – 10 - Nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: (1’)Học bài luyện tập chung. b) Hoạt động 1: (25’)Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, động não. - Cho học sinh làm vở bài tập trang 58. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Khi làm bài, lưu ý gì? Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Bài 3: Đọc đề bài. Bài 4: Nêu yêu cầu bài. - Hát. - 3 em lên làm ở bảng lớp. - Lớp làm vào bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. - Điền dấu >, <, = - Học sinh làm bài. - Sửa bài ở bảng lớp. - So sánh trước rồi điền dấu sau. - Điền số thích hợp. - Học sinh làm bài. - Sửa bài ở bảng lớp. - 1 học sinh đọc đề. - 1 học sinh tóm tắt. - Học sinh làm bài. - Sửa bài thi đua. - Học sinh nêu. - Học sinh làm bài. - Sửa bài miệng. 4. Củng cố: (3’) Trò chơi: Ai nhanh hơn. - Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau. - Trên hình dưới đây: + Có … đoạn thẳng? + Có … hình vuông? + Có … hình tam giác? - Nhận xét. 5. Dặn dò: (2’) - Làm lại các bài còn sai. - Chuẩn bị làm kiểm tra. - Học sinh cử mỗi đội 3 bạn lên thi đua. - Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng. - Nhận xét. Âm nhạc Tiết 34: ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN I. YÊU CẦU: -Ôn tập một số bài hát đã họchọc kỳ I và tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đó. -Rèn kĩ năng biểu diễn bài hát một cách tự nhiên - Giáo dục lòng say mê âm nhạc. II. CHUẨN BỊ: - Máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). - Tranh minh hoạ các bài hát đã học trong năm học. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA Hoạt động với GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức:(1), nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra(5). - (H) Các em đã được học tất cả bao nhiêu bài hát? - Gv ghi bảng 3. Bài mới: a. Giới thiệu-ghi đề: b. Tiến hành kiểm tra: Ôn tập 6 bài hát đã họchọc kỳ 1: - GV có thể dùng tranh ảnh minh họa, băng nhạc không lời 6 bài hát cho HS xem, nghe. Yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học. - Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ đệm gõ và vận động phụ hoạ hoặc các trò chơi theo từng bài hát. GV có thể mở băng nhạc hoặc đệm đàn trong quá trình các em biểu diễn. - Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn. 4.Nhận xét - Đánh giá: - HS lần lượt nêu - Trả lời đúng tên bài hát khi xem tranh hoặc nghe giai điệu các bài hát đã học ở học kỳ 1 - Từng nhóm lên biểu diễn bài hát theo yêu cầu của GV. Yêu cầu đối với HS: + Hát thuộc lời ca, biết phân biệt các kiểu gõ đệm bài hát (theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca), có thể hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm. - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò. GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết cả cao hơn. Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2013 Toán Tiết 134: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố về đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (trừ không nhớ). - Xem giờ đúng, giải được bài toán có lời văn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tính nhẩm với các phép tính đơn giản, kỹ năng giải toán. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. 2. Học sinh: Vở bài tập. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) - Cho học sinh làm bảng con: 83 – 40 76 – 5 57 – 6 65 - 60 - Nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: (1’)Học bài luyện tập. b) Hoạt động 1: (25’)Luyện tập Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Lưu ý học sinh đặt các số phải thẳng cột với nhau. Bài 2: Yêu cầu tính nhẩm. Bài 3: Nêu yêu cầu bài. - Trước khi điền ta làm sao? Bài 4: Đọc đề bài. - Tóm tắt rồi giải. Tóm tắt Có: 12 toa Bỏ: 1 toa Còn lại … toa? 4. Củng cố: (3’) Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo. - Hát. - Học sinh làm vào bảng con. - 2 em làm ở bảng lớp. Hoạt động lớp. - Đặt tính rồi tính. - Học sinh làm bài. - Sửa ở bảng lớp. - Học sinh làm bài. - Sửa bài miệng. - Điền dấu >, <, =. - Tính cộng hoặc tính trừ trước rồi mới so sánh. - Học sinh làm bài. - Đoàn tàu có 12 toa, …. - Học sinh làm bài. Bài giải Số toa còn lại là: 12 –1 = 11 (toa) Đáp số: 11 toa. - Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy có các phép tính và kết quả đúng. - Nhận xét. 5. Dặn dò: (2’) - Chuẩn bị: Các ngày trong tuần lễ. - Học sinh chuyền tay nhau nối 1 phép tính với 1 kết quả. Tổ nào nối xong trước và đúng sẽ thắng. - Nhận xét. [...]... Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác II Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập 2 Học sinh: Vở bài tập III Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2 Ổn định: (1 ) 3 Bài cũ: (5’) - Cho học sinh làm bảng con 46 + 31 97 + 2 20 + 56 54 + 13 - Nhận xét 4 Bài mới: a) Giới thiệu: (1 )Học bài luyện tập b) Hoạt động 1: (25’)Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Nêu u cầu... Phải u thương em bé Học sinh quan sát tranh và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài Thực hành ở nhà Thủ cơng ƠN TẬP CHƯƠNG III: KĨ THUẬT CẮT DÁN GIẤY Thứ năm ngày 02 tháng 5 năm 2 013 Tốn Tiết 13 5: ƠN TẬP : CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 0 I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (khơng nhớ) trong phạm vi 10 0 - Nhận biết... bài tập 2a -Học sinh cần có VBT III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên 1. KTBC : (5’) Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: mừng qnh, nhễ nhại, khoe Nhận xét chung về bài cũ của học sinh 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Chia q” 3.Hướng dẫn học sinh tập chép(20’) Học sinh đọc đoạn văn đã được giáo viên... viết lại bài 2 học sinh viết trên bảng lớp: Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây Học sinh nhắc lại 1 học sinh đọc lại, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: mừng qnh, khoe, nhễ nhại Học sinh nghe... chữ X Nhận xét học sinh viết bảng con Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện: Hoạt động HS Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: khoảng trời, áo khốc Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học Học sinh quan sát chữ hoa X trên bảng phụ và trong vở tập viết Học sinh quan sát giáo viên tơ trên... Nhận biết thứ tự các số từ 0 đến 10 0 - Củng cố về giải tốn có lời văn và vẽ độ dài đoạn thẳng có số đo cho trước 2 Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tính tốn nhanh 3 Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài II Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Đồ dùng phục vụ luyện tập 2 Học sinh: - Vở bài tập III Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên 1 Ổn định: (1 ) 2 Bài cũ: (5’) - Cho học sinh làm vào bảng con: 37... - Nhận xét 3 Bài mới: a) Giới thiệu: (1 )Học bài luyện tập b) Hoạt động 1: (25’)Hướng dẫn làm bài Bài 1: Nêu u cầu bài Hoạt động của học sinh - Hát - Học sinh thực hiện ở bảng con - 2 em làm ở bảng lớp Hoạt động lớp 15 + 33 35 + 4 30 + 50 8 + 41 60 + 9 46 + 32 Bài 2: Tính nhẩm: Con hãy tính nhẩm theo cách nào thuận tiện với con nhất Bài 3: Ni được: 25 con gà 14 con vịt Có tất cả … con? Bài 4: u cầu... Tính Học sinh làm bài Sửa bài miệng Tính Học sinh làm bài 2 em sửa ở bảng lớp 30 cm + 40 cm = 70 cm 15 cm + 4 cm = 19 cm 15 cm + 24 cm = 39 cm - Đúng ghi Đ, sai ghi S Bài 3: u cầu gì? - Hãy thực hiện phép tính trước, nếu đúng ghi Đ, sai ghi S vào ơ vng Bài 4: Đọc đề bài - Đọc tóm tắt: Đoạn 1: 15 cm Đoạn 2: 14 cm Cả hai đoạn : … cm? 5 Củng cố: (3’) Thi tính nhanh nhanh: - Chia lớp thành 2 đội: 1 đội...  Thu bài chấm 1 số em Hoạt động học sinh Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài Cả lớp viết bảng con: mừng qnh, nhễ nhại, khoe Học sinh nhắc lại Học sinh đọc đoạn văn trên bảng phụ Học sinh viết tiếng khó vào bảng con: Phương, tươi cười, xin Học sinh tiến hành chép đoạn văn vào tập vở của mình Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau Học sinh ghi lỗi... từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện: + Đọc các vần và từ ngữ cần viết + Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh + Viết mẫu: Hoạt động HS Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra 4 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: bình minh, khuỳnh tay, phụ huynh, lặng thinh Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học Học sinh quan sát . sánh. - Học sinh làm bài. - Đoàn tàu có 12 toa, …. - Học sinh làm bài. Bài giải Số toa còn lại là: 12 1 = 11 (toa) Đáp số: 11 toa. - Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy có các phép tính và kết quả đúng. -. dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3. hơn. Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2 013 Toán Tiết 13 4: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 0 (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố về đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 10 0 (trừ không nhớ). - Xem giờ

Ngày đăng: 29/03/2014, 15:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiết 34: ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN

  • I. YÊU CẦU:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan