https tailieuluatkinhte com DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BLDSVN 2005 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 BLDSVN 2015 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 CIETAC China International Econom.https tailieuluatkinhte com DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BLDSVN 2005 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 BLDSVN 2015 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 CIETAC China International Econom.
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BLDSVN 2005 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
BLDSVN 2015 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015
CIETAC China International
Economic and Trade Arbitration Commission
Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc
CISG 1980 Convention on Contracts for the International Sale of Goods 1980
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
LTMVN 2005 Luật thương mại Việt Nam 2005
MBHHQT Mua bán hàng hóa quốc tế
PECL Principles of European
Contract Law
Những nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu
PICC Principles of International Commercial Contract
Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế
Trang 2TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
UNCITRAL United Nations
Commission on
International Trade Law
Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
UNIDROIT Insitut International pour l`Unification des Droits Privé
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa của đề tài 13
7 Kết cấu của đề tài 14
CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH HỦY HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 15
1.1 Khái niệm hủy hợp đồng 16
1.2 Điều kiện hủy hợp đồng 18
1.3 Phạm vi hủy hợp đồng 26
1.4 Thời điểm hủy hợp đồng 27
1.5 Hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng 30
1.5.1 Chấm dứt hiệu lực của hợp đồng 30
1.5.2 Phát sinh quyền địi hồn lại và nghĩa vụ hồn lại 31
1.5.3 Bồi thường thiệt hại 34
1.6 Thủ tục hủy hợp đồng 37
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH HỦY HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 41
2.1 Khái niệm hủy hợp đồng 41
2.2 Điều kiện hủy hợp đồng 43
2.2.1 Hành vi vi phạm các bên thoả thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng 43
2.2.2 Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng 44
Trang 42.3 Phạm vi hủy hợp đồng 47
2.4 Thời điểm hủy hợp đồng 49
2.5 Hậu quả pháp lý 52
2.5.1 Chấm dứt hiệu lực của hợp đồng 52
2.5.2 Phát sinh nghĩa vụ hoàn trả 53
2.5.3 Bồi thường thiệt hại 55
2.6 Thủ tục hủy hợp đồng 57
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 60
3.1 Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về hủy hợp đồng 60
3.1.1 Quy định vi phạm cơ bản 60
3.1.2 Quy định hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng 61
3.1.3 Quy định về bồi thường thiệt hại 63
3.1.4 Quy định về thủ tục hủy bỏ hợp đồng 65
3.2 Kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng và thực hiện quyền hủy hợp đồng 67 3.2.1 Kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng 67
3.2.2 Kinh nghiệm khi thực hiện quyền hủy hợp đồng 71
KẾT LUẬN 76
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, việc mở rộng quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam kí kết được hàng loạt các hợp đồng thương mại quốc tế với số lượng lớn hơn về cả quy mô và giá trị hợp đồng Với tình hình MBHHQT ngày càng diễn ra nhộn nhịp và năng động, song song với đó là diễn biến ngày càng đa dạng và phức tạp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp trong trong việc ký kết và thực hiện HĐMBHHQT Khi mâu thuẫn giữa các bên không thể khắc phục, lựa chọn cuối cùng mà một bên đi đến đó là tuyên bố hủy hợp đồng Do đó, hủy hợp đồng ngày càng phổ biến và điều tất yếu cần quan tâm đó là cơ sở pháp lý để điều chỉnh vấn đề hủy hợp đồng Hiện nay, CISG 1980 là một cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các vấn đề về HĐMBHHQT, trong đó có vấn đề hủy hợp đồng
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơng ước quan trọng về thương mại đa phương được áp dụng rộng rãi với 88 quốc gia thành viên tham gia và điều chỉnh khoảng 80% giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế.1 Ngày 24/11/2015, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2588/2015/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế và trở thành thành viên thứ 84 của điều ước quốc tế này Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc và Cơng ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.2 Nhận thấy, việc gia nhập Công ước Viên đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích như có được một khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh về HĐMBHHQT, giảm bớt chi phí và tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHHQT3 tuy nhiên khi gia nhập Công ước Viên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong số đó phải kể đến đó là việc
1TS Nguyễn Thị Hồng Trinh (2018), “Phạm vi áp dụng của Công ước CISG 1980 cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/pham-vi-ap-dung-cua-cong-uoc-cisg-cho-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, trích dẫn 31/5/2019
2Nhóm CISGVN (2015), “Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 84 của CISG”, https://cisgvn.wordpress.com/2015/12/31/viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-thu-84-cua-cisg/, trích dẫn 21/4/2019
Trang 6hiểu và vận dụng CISG 1980.4 Nhiều đánh giá cho rằng “Dù CISG 1980 được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế nhưng nội dung của Công ước Viên còn khá mới mẻ đối với Việt Nam”.5 Thật vậy, hiện nay vấn đề hủy hợp đồng theo CISG 1980 mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể, rõ ràng Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng chủ yếu dựa trên các bản dịch của CISG 1980 sang tiếng Việt mà phần lớn chưa hiểu rõ được các quy định, thậm chí có sự sai lệch giữa nội dung của CISG 1980 và các bản dịch, đơn cử như trong khái niệm vi phạm cơ bản tại
Điều 25 CISG 1980 sử dụng thuật ngữ “substantially” để quy định thiệt hại “đáng kể” tuy nhiên trong các bản dịch sang tiếng việt thuật ngữ này được dịch thành “trong một chừng mực đáng kể”6 không sát nghĩa so với quy định của CISG 1980 Vấn đề này một mặt gây khó khăn cho việc nghiên cứu khái niệm vi phạm cơ bản, mặt khác có thể gây ra sự lạm dụng khi xác định thiệt hại đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp về hủy hợp đồng khi áp dụng CISG 1980 Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu riêng về toàn bộ các vấn đề liên quan đến chế định hủy hợp đồng của CISG 1980 như điều kiện hủy hợp đồng, thời điểm, phạm vi, hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng và thủ tục hủy hợp đồng Vì vậy, một nghiên cứu cụ thể về hủy hợp đồng theo CISG 1980 là hoàn toàn cần thiết giữ vai trò là cầu nối “truyền đạt” những quy định về hủy hợp đồng dễ hiểu và thống nhất
Hiện nay, những tác động từ việc gia nhập cũng như những trường hợp ràng buộc khi áp dụng CISG 1980 rõ ràng đã đặt ra cho các thương nhân Việt Nam yêu cầu cấp thiết về việc tìm hiểu và vận dụng CISG 1980 trong đó có chế định hủy hợp đồng Tuy nhiên thực tế hiện nay, các thương nhân Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến hủy hợp đồng theo CISG 1980 Lý giải vấn đề này, khi xác lập hợp đồng, các thương nhân thường có tâm lý tránh và có suy nghĩ tiêu cực về hủy hợp đồng, bởi họ cho rằng khi giao kết hợp đồng có điều hoản hủy hợp đồng là một dự báo không may mắn Theo TS
Nguyễn Minh Hằng nhận định “Nhận thức của các thương nhân Việt Nam về nội dung
4Nguyễn Thị Mai (2014), Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luận văn thạc sĩ
luật học, chuyên ngành Pháp luật quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội
5Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam, “CISG 1980 - Công ước Viên về HĐMBHHQT- Lợi ích và thách thức khi gia nhập CISG 1980”, Kinh doanh và pháp luật, số 203
Trang 7cơng ước vẫn cịn khá mơ hồ”.7 Vì vậy, khi tranh chấp về hủy hợp đồng xảy ra, họ thường gặp bất lợi vì đã khơng tìm hiểu các quy định của CISG 1980 hay trong hợp đồng đã ký kết khơng có các quy định cụ thể mà CISG 1980 đã “tùy nghi” cho các bên Trong khi đó, chế định hủy hợp đồng của CISG 1980 có nhiều điểm khác biệt so với PLVN, đây cũng là vấn đề khó khăn cho thương nhân trong việc tiếp cận CISG 1980 vì họ đã quen với những quy định điều chỉnh hủy HĐMBHH trong nước Vì vậy, cần có một nghiên cứu chỉ rõ những khác biệt để mang lại cái nhìn tồn diện và chính xác cũng như trang bị kinh nghiệm vận dụng chế định hủy hợp đồng của CISG 1980 vào thực tiễn
PLVN, cụ thể là BLDSVN 2015 và LTMVN 2005, theo đó LTMVN 2005 là nguồn luật trực tiếp điều chỉnh về HĐMBHH, trong đó có chế định hủy hợp đồng Tuy nhiên, trước những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của q trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đến nay LTMVN 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn, trong khi BLDSVN 2015 có những quy định chưa thực sự rõ ràng về vấn đề hủy hợp đồng Cùng với đó, CISG 1980 ln là một trong những nguồn tham khảo hữu ích cần được cơ quan lập pháp Việt Nam nghiên cứu tiếp thu một cách hợp lý đối với những điều chỉnh PLVN trong thời gian tới Vì vậy, nghiên cứu CISG 1980 sẽ mở ra những định hướng cụ thể, góp phần xây dựng và hồn thiện PLVN
Từ những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Chế định Hủy hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hủy HĐMBHHQT là một trong những vấn đề quan trọng và có được nhiều sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu từ nhiều nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia trên thế giới Các bài nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh thường gặp, nhiều vấn đề cần giải thích và chứng minh, liên quan đến chế định hủy hợp đồng theo CISG 1980
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
7TS Nguyễn Minh Hằng (2018), Chương trình tập huấn CISG - Hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế,
Trang 8Ở nước ngoài, việc nghiên cứu về CISG 1980 và các vấn đề liên quan đến chế định hủy hợp đồng đã được thực hiện Qua các cơng trình nghiên cứu và những bài viết đã góp phần mang lại cái nhìn tổng quan và định hướng cơ bản về chế định hủy hợp đồng Trong đó, có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu sau:
Tác phẩm “Fundamental Breach considering Non-conformity of the goods” của
tác giả Benjamin K.Leisinger, Nhà xuất bản European Law Publishers, Netherlands năm 2007 Trong cuốn sách, tác giả tập trung phân tích tính chất khơng phù hợp của hàng hóa khi một bên vi phạm hợp đồng và đánh giá tính khơng phù hợp của hàng hóa đến mức như thế nào thì sẽ cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng là điều kiện để bên bị vi phạm hủy hợp đồng Trên cơ sở phân tích án lệ và học thuyết pháp lý hiện hành, cũng như các nguyên tắc kinh tế và pháp lý, tác giả thiết lập các cơng cụ giúp phân loại tính cơ bản của vi phạm của người bán khi giao hàng hóa không phù hợp;
Tác phẩm “The CISG Remedies of Specific Performance, Damages and Avoidance, Compared to the Equivalent in the Mexican Law on Sales” của tác giả
Jorge Ivan Salazar Tamez, Nhà xuất bản Proquest Information and Learning Company, Mexico năm 2007 Cuốn sách có nội dung nghiên cứu về các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng theo Luật mua bán của Mexico và đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng là điều kiện tiên quyết để áp dụng chế tài hủy hợp đồng theo CISG 1980;
Tác phẩm “The Concept of fundamental Breach of Contract under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG 1980)” của tác giả Robert Koch đăng trên Kluwer Law International, Georg-August
University năm 1998 Bài viết đã giải thích khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên phương pháp giải thích cổ điển và phương pháp giải thích hiện đại Các phương pháp này nhằm xác định rõ mục đích của hợp đồng có bị mất đi do hành vi vi phạm hay khơng, xác định bên bị vi phạm có cần áp dụng chế tài hủy hợp đồng hoặc giao hàng thay thế hay khơng Bên cạnh đó, tác giả làm rõ các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản và việc giải thích các yếu tố đó trong trường hợp có mâu thuẫn thơng qua các phương pháp đang được tòa án tối cao Đức áp dụng;
Trang 9Trade and Business Law Review of Murdoch University năm 2003.8 Bài viết trình bày khái quát về lịch sử ra đời của Điều 25 CISG 1980, và phân tích các khái niệm về “vi phạm”, “tổn hại” và “khả năng tiên liệu” được sử dụng tại chính khái niệm vi phạm cơ bản trong Điều 25 CISG 1980 Tác giả của bài viết này cũng so sánh cơ chế áp dụng chế tài hủy hợp đồng đối với người mua và người bán theo CISG 1980 với cơ chế hủy hợp đồng theo quy định Luật mua bán hàng hóa của Anh năm 1979;
Một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín cũng nghiên cứu về vấn đề hủy hợp đồng như:
Bài viết “Issues Arising Under Articles 64, 72 and 73 of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods” của tác giả Michael G
Bridge, đăng trên tạp chí Journal of Law and Commerce, No 25 năm 2006 Bài viết tập trung phân tích các vấn đề phát sinh theo Điều 64, 72 và 73 CISG 1980, trong đó tác giả phân tích điều kiện người bán có quyền hủy hợp đồng, trường hợp hủy hợp đồng trước hạn và hủy hợp đồng đối với trường hợp giao hàng từng phần;
Bài viết “Avoidance in non-payment situations and fundamental breach under the 1980 U.N Convention on contracts for the international sale of goods” của tác giả
Olof Clausson đăng trên Tạp chí N.Y.L.Sch.J.Int’l & Comp.L, No.6 năm 1986 Bài viết đã phân tích vi phạm cơ bản là điều kiện để bên bị vi phạm hủy hợp đồng theo CISG 1980, trong đó tập trung làm rõ quyền hủy hợp đồng trong trường hợp người mua khơng thanh tốn;
Bài viết “Anticipatory Breach under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods” của tác giả Mercédeh Azeredo da Silveira đăng trên
tạp chí Nordic Journal of Commercial Law, No.2 năm 2005 Trong bài viết, tác gải tập trung phân tích hủy hợp đồng trước hạn theo Điều 72 CISG 1980 và đưa ra quan điểm về việc xác định vi phạm dự đoán trước;
Bài viết “Avoidance of the contract in case of non-conforming goods (Article 49(1)(a) CISG 1980)” của tác giả Ingeborg Schwenzer, đăng trên Tạp chí Journal of
Trang 10Law and Commerce, No.25 năm 2005 Bài viết tập trung phân tích hủy hợp đồng khi
hàng hóa khơng phù hợp theo Điều 49(1)(a) CISG 1980 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về chế định hủy hợp đồng theo CISG 1980 Mặc dù vậy, các nghiên cứu về CISG 1980 nói chung và vấn đề vi phạm cơ bản trong đó có sự so sánh giữa CISG 1980 và PLVN đã đề cập đến một số nội dung của hủy hợp đồng, cụ thể:
Luận án tiến sĩ luật học “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam” của tác giả Võ Sỹ Mạnh, chuyên ngành Luật kinh tế, Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 Theo Luận án, tác giả đã đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản dựa trên sự phân tích và tìm hiểu quan điểm của các học giả trong nước và quốc tế Qua đó tác giả chỉ ra các yếu tố để xác định vi phạm cơ và chứng minh qua các án lệ đã được giải quyết trên thực tế, trong đó có làm rõ trường hợp vi phạm cơ bản dẫn đến bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng Cùng với đó, tác giả đưa ra quan điểm về định hướng hoàn thiện quy định vi phạm cơ bản hợp đồng trong PLVN;
Luận văn thạc sĩ luật học “Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Mai, chuyên ngành Pháp luật quốc tế, Đại học
quốc gia Hà Nội năm 2014 Theo Luận văn, tác giả đã đưa ra các vấn đề cụ thể của Công ước Trong đó, tác giả tập trung vào việc phân tích các vi phạm hợp đồng và áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp vi phạm hợp đồng trong đó có chế tài hủy hợp đồng;
Tác phẩm “101 câu hỏi đáp về Công ước của Liên hợp quốc về MBHHQT (CISG 1980)” của Nhóm CISGVN năm 2016 Tác phẩm đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến
Trang 11Tác phẩm “Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG 1980) – lợi ích và hạn chế” của nhóm tác giả Nguyễn Trung Nam,
Nguyễn Mai Phương, Trần Hà Giang, Trần Quốc Huy, Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2013 Bài viết đã chỉ rõ những lợi ích khi Việt Nam tham gia Công ước Viên, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế khi tiếp cận và áp dụng Công ước trên thực tiễn;
Một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các trang thơng tin uy tín nghiên cứu về vấn đề hủy hợp đồng như:
Bài viết “Vi phạm cơ bản hợp đồng” của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 9 năm 2004 Bài viết đã giải nghĩa các thuật ngữ “cơ bản”, “vi phạm cơ bản” Tác giả nhấn mạnh một số văn bản quốc tế về hợp đồng như PICC, PECL đều không sử dụng khái niệm “vi phạm cơ bản”, vì vậy theo quan điểm của tác giả không nên tiếp nhận từ nước ngoài những thuật ngữ cũ hoặc không rõ ràng, gây khó khăn trong áp dụng thống nhất;
Bài viết “Hủy hợp đồng do chậm giao hàng” của tác giả Nguyễn Minh Hằng
đăng trên Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 22/3/2010 Trong đó tác giả đã phân tích căn cứ mà tịa án tuyên bố hủy hợp đồng trong vụ tranh chấp giữa Công ty Diversitel Communications Inc (Canada) và Công ty Glacier Bay Inc (Mỹ) là do người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng Tranh chấp này đã được xét xử tại Tịa Cơng lý tối cao tại Ontario (Canada), phán quyết tuyên ngày 6/10/2003 cho phép bên mua được hủy hợp đồng do bên bán chậm giao hàng;
Bài viết “Vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam: Một số bất cập và định hướng hoàn thiện” của tác giả Võ Sỹ Mạnh đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại,
số 67 năm 2014 Tác gải tập trung lý giải tại sao PLVN cần quy định về vi phạm cơ bản Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra những bất cập từ quy định vi phạm cơ bản hợp đồng của PLVN đối với giao dịch thương mại nói chung và việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng nói riêng Qua đó, tác giả đã đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật cụ thể;
Bài báo cáo “Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của Ủy ban đối ngoại Quốc hội được đăng trên Cổng
Trang 12báo cáo đã chỉ rõ những lợi ích khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên, đồng thời cũng chỉ ra những thách thức khi ra nhập
2.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhận thấy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMBHHQT theo CISG 1980 không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Một cách tổng quát, các tác phẩm nghiên cứu liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng theo CISG 1980 được triển khai theo hai hướng tiếp cận Hướng tiếp cận thứ nhất, nghiên cứu chung về các chế tài vi phạm hợp đồng, theo đó chế tài hủy hợp đồng được được làm rõ cùng với các chế tài khác như buộc thực hiện hợp đồng hay bồi thường thiệt hại Hướng tiếp cận thứ hai, nghiên cứu theo từng khía cạnh cụ thể của hủy hợp đồng như vấn đề vi phạm cơ bản, hủy hợp đồng trong trường hợp giao hàng không phù hợp hay hủy hợp đồng trong trường hợp người mua khơng thanh tốn Nhìn chung, các tác phẩm đã làm rõ các nội dung của từng vấn đề cần tập trung nghiên cứu và là nguồn tham khảo hữu ích cho nhóm tác giả trong q trình hoàn thiện đề tài
Tuy nhiên, các tác phẩm chưa đề cập một cách chuyên sâu, toàn diện về những vấn đề liên quan đến chế định hủy hợp đồng Các tác phẩm chưa có sự tiếp cận vấn đề hủy hợp đồng theo hướng là một chế định độc lập bao gồm các nội dung về điều kiện hủy, thời điểm, phạm vi và hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng theo CISG 1980 Bên cạnh đó, các tác phẩm của Việt Nam chưa nghiên cứu sâu và lý giải về những điểm tương đồng và khác biệt giữa PLVN và CISG 1980 về chế định hủy hợp đồng để rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng và hồn thiện pháp luật quốc gia Vì vậy, qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngồi nước liên quan đến đề tài, nhóm tác giả đưa ra những nhận định như sau:
Trang 13khái niệm vi phạm cơ bản để áp dụng một số chế tài cụ thể đối với vi phạm trong HĐMBHHQT Vì vậy, những quan điểm và sự phân tích tổng hợp của các tác giả trên đối với khái niệm vi phạm cơ bản là nguồn tài liệu tham khảo cho nhóm tác giả phân tích, tổng hợp và phát triển những quan điểm đó dựa trên nền tảng lý luận có sẵn Tuy nhiên, các tác phẩm chưa có sự tiếp cận riêng vi phạm cơ bản với ý nghĩa là điều kiện để hủy hợp đồng, vì vậy một số tác phẩm nghiên cứu về vi phạm cơ bản thì khơng đề cập sâu đến chế tài hủy hợp đồng, trong khi một số tác phẩm phân tích vấn đề hủy hợp đồng nhưng khơng phân tích rõ điều kiện hủy khi có vi phạm cơ bản
Thứ hai, vấn đề về thời điểm huỷ hợp đồng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết, trong đó hủy hợp đồng trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng vẫn chưa được nghiên cứu sâu Bên cạnh đó, vấn đề phạm vi hủy hợp đồng cũng chưa được phân tích cụ thể trong các tài liệu, đặc biệt là hủy hợp đồng đối với phần hợp đồng chưa được thực hiện (phần hợp đồng trong tương lai) theo quy định tại Điều 73 CISG 1980
Thứ ba, hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng đã được phân tích nhưng chủ yếu phân tích hậu quả bồi thường thiệt hại mà chưa có sự phân tích sâu về các hậu quả khác của hủy hợp đồng như chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ hoàn lại
Thứ tư, thủ tục hủy hợp đồng chưa được làm rõ, đặc biệt là việc chỉ ra các thủ tục mang tính bắt buộc khi hủy hợp đồng Bên cạnh đó, các tác phẩm của Việt Nam chưa có sự so sánh thủ tục hủy hợp đồng giữa CISG 1980 và PLVN để có thể rút kinh nghiệm trong việc hoàn thiện pháp luật và cho thương nhân Việt Nam khi thực hiện quyền hủy hợp đồng
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14thương mại cũng như thực tiễn xét xử của các tòa án và trọng tài của một số quốc gia liên quan đến việc áp dụng các quy định của CISG 1980 về hủy hợp đồng để giải quyết tranh chấp HĐMBHHQT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các quy định của CISG 1980 về hủy HĐMBHHQT, các quy định của PLVN về hủy HĐMBHH, nội dung của các án lệ liên quan đến hủy hợp đồng đã áp dụng CISG 1980 chủ yếu là xác định tính hợp lệ của việc hủy hợp đồng Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đề tài sử dụng các tài liệu liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng của CISG 1980 và PLVN
Về thời gian: Khi nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến chế định hủy hợp đồng theo CISG 1980, bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các tài liệu được phân tích từ năm 1988 năm Cơng ước Viên có hiệu lực cho đến nay Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng một số tài liệu nghiên cứu từ những năm soạn thảo Công ước
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận khoa học về chế định hủy hợp đồng theo CISG 1980 một cách đầy đủ và tồn diện Theo đó, các quy định của CISG 1980 đều phải được làm rõ, các câu hỏi liên quan đến chế định hủy hợp đồng và các vấn đề hiện đang bỏ ngỏ phải được lý giải hợp lý thông qua các nhận định về từng quy định của CISG 1980, các đánh giá, bình luận về các quan điểm đối với từng vấn đề đó và sử dụng các án lệ cụ thể để giải thích, minh chứng cho từng vấn đề
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học về chế định hủy hợp đồng theo CISG 1980 đã xây dựng, đề tài cần so sánh đối chiếu với chế định hủy hợp đồng của PLVN để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt Qua đó, đề tài cần lý giải được sự khác biệt giữa CISG 1980 và PLVN nhằm tìm ra những điểm chưa hợp lý của PLVN và đánh giá khả năng vận dụng các quy định của CISG 1980 để hoàn thiện PLVN
Trang 15đồng một cách cụ thể Theo đó, cần xây dựng các quy định một cách chặt chẽ tạo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và CISG 1980, đồng thời tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và dễ áp dụng cho các thương nhân Việt Nam trong thực hiện quyền hủy hợp đồng Bên cạnh đó, qua nghiên cứu CISG 1980 và lý giải các vấn đề còn mơ hồ, bỏ ngỏ đề tài cần định hướng cho thương nhân trong việc thực hiện quyền hủy hợp đồng trên thực tế, đảm bảo áp dụng đúng pháp luật và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nói trên, bài nghiên cứu bao gồm ba nhiệm vụ cơ bản, như sau:
(i) Làm rõ các quy định CISG 1980 về chế định hủy hợp đồng Trong đó, phân tích cụ thể và đầy đủ các vấn đề xoay quanh việc hủy hợp đồng từ điều kiện hủy hợp đồng, phạm vi hủy hợp đồng, thời điểm hủy hợp đồng, hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng đến thủ tục hủy hợp đồng;
(ii) Phân tích, so sánh, đối chiếu chế định hủy hợp đồng được quy định trong CISG 1980 và PLVN Theo đó cần triển khai theo hướng làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt đối với từng vấn đề của PLVN và CISG 1980 Đối với mỗi vấn đề, tập trung lý giải các nội dung PLVN quy định khác CISG 1980 và đánh giá về sự hợp lý của các quy định khi áp dụng trên thực tiễn, đồng thời đánh giá khả năng vận dụng quy định của CISG 1980 hoàn vào hoàn thiện PLVN;
(iii) Rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật và kinh nghiệm cho thương nhân trong soạn thảo hợp đồng và thực hiện quyền hủy hợp đồng Theo đó, đề tài cần triển khai theo hai nội dung Một là kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật, theo đó xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của PLVN sao cho vừa đảm bảo hài hòa với CISG 1980, vừa phù hợp với pháp luật và thực tiễn MBHH của Việt Nam Hai là kinh nghiệm cho thương nhân trong soạn thảo hợp đồng và thực hiện quyền hủy hợp đồng, theo đó cần rút ra những kinh nghiệm cho thương nhân từ việc nhận thức về pháp luật đến việc triển khai các quy định của pháp luật một cách hợp lý, đảm bào quyền lợi ích của các bên
Trang 16Đề tài có hướng tiếp cận vấn đề hủy hợp đồng là một chế định độc lập bao gồm các nội dung về điều kiện hủy, thời điểm, phạm vi và hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng theo CISG 1980 Theo đó, đề tài đề cập một cách chuyên sâu, toàn diện về những vấn đề liên quan đến chế định hủy hợp đồng thông qua nghiên cứu có sự kết hợp lý luận và thực tiễn Bên cạnh đó, đề tài đưa ra các kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua việc so sánh và lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa PLVN và CISG 1980 về chế định hủy hợp đồng
Bài nghiên cứu khoa học được hoàn thành trên cơ sở của phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, để hoàn thiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu dưới đây cũng được sử dụng như:
Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp được sử dụng xuyên suốt toàn bộ đề tài và là tiền đề để triển khai các phương pháp nghiên cứu khoa học khác Theo đó, đề tài sử dụng phương pháp hệ thống hóa để hệ thống lại các quy định của CISG 1980 và PLVN về chế định hủy hợp đồng; hệ thống lại các án lệ có nội dung liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp hệ thống hóa để xây dựng cách trình bày các vấn đề, các nội dung theo một trình tự, một bố cục hợp lý và chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa và phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã được xác định cho đề tài;
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp được sử dụng trong tất cả các chương của đề tài Theo đó, phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu lý luận khác nhau bằng cách chia nhỏ từng bộ phận, từng vấn đề cụ thể của chế định hủy hợp đồng, như phân tích quy định của CISG 1980 về điều kiện hủy hợp đồng, phân tích thời điểm hủy hợp đồng, phân tích phạm vi hủy hợp đồng,… (chương 1 và chương 2); phân tích những điểm bất cập của PLVN (chương 2); phân tích khả năng vận dụng CISG 1980 để hoàn thiện PLVN (chương 3) Từ những vấn đề nhỏ đã phân tích được tổng hợp lại để đưa ra những nhận định, đánh giá toàn diện và sâu sắc về từng vấn đề của chế định hủy hợp đồng;
Trang 17Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 1 của đề tài khi làm rõ các quy định của CISG 1980, theo đó việc sử dụng các án lệ nhằm giải thích những quy định cịn trừu tượng, đồng thời cho thấy các quan điểm khác nhau khi giải thích và áp dụng CISG 1980 vào giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán;
Phương pháp so sánh luật học: phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của đề tài Theo đó, phương pháp được vận trong việc đối chiếu quy định của PLVN với các nội dung tương ứng của CISG 1980 để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt về nội dung các quy định và cách giải thích, áp dụng các quy định trên thực tiễn Phương pháp giúp tìm ra những điểm tích cực, những điểm bất cập của các quy định pháp luật để từ đó xây dựng được định hướng hồn thiện pháp luật phù hợp với Việt Nam;
Phương pháp nêu quan điểm và bình luận: phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của đề tài Theo đó, đối với những vấn đề trừu tượng, có nhiều các lý giải khác nhau đơn cử như khái niệm hủy hợp đồng hay việc xác định thiệt hại đáng kể của vi phạm cơ bản, nhóm tác giả đưa ra một số quan điểm tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu có uy tín khi giải thích về vấn đề đó, đồng thời từ những quan điểm khác nhau, nhóm tác giả đưa ra những đánh giá, bình luận về từng quan điểm và rút ra được những nhận định mang tính chủ quan và khách quan;
Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: phương pháp được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của đề tài Từ việc nghiên cứu và xem xét các quy định của CISG 1980 và PLVN, phương pháp được vận dụng để tổng kết lại những quy định của PLVN còn chưa hợp lý, từ đó rút ra kinh nghiệm là những định hướng cụ thể về sửa đổi, bổ sung các quy định của PLVN Bên cạnh đó, phương pháp được vận dụng để tổng kết lại những nội dung cần lưu ý, từ đó rút ra kinh nghiệm cho thương nhận trong việc áp dụng chế định hủy hợp đồng một cách đúng đắn và đảm bảo tốt nhất quyền lợi của thương nhân
6 Ý nghĩa của đề tài
Trang 18ích và uy tín đối với sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về CISG 1980 nói chung và chế định hủy hợp đồng nói riêng, theo đó đề tài cung cấp một hệ thống các quan điểm đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn Do đó, từ những quan điểm của nhóm tác giả đã xây dựng, các học giả nghiên cứu có thể tham khảo và đưa ra các bình luận, đánh giá để hoàn thiện hơn nữa lý luận về hủy hợp đồng
Về phương diện thực tiễn, đề tài đưa ra các nội dung cụ thể đã được phân tích, đánh giá tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm, từ đó các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền có thể nghiên cứu xem xét để xây dựng và hoàn thiện PLVN về chế định hủy hợp đồng trong HĐMBHH Bên cạnh đó, đề tài giúp định hướng và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong việc giải thích và áp dụng chế định hủy hợp đồng của CISG 1980, đồng thời cung cấp một hệ thống các án lệ riêng về từng nội dung của chế định hủy hợp đồng giúp cho các cơ quan tài phán của Việt Nam khi áp dụng các quy định về hủy hợp đồng vào giải quyết các tranh chấp cụ thể trên thực tế Cùng với đó, đề tài đưa ra những lưu ý trong việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn, đây là tài liệu hữu ích cho thương nhân Việt Nam khi tìm hiểu về CISG 1980 và vận dụng CISG 1980 vào soạn thảo hợp đồng cũng như thực hiện quyền hủy hợp đồng
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt thì đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1 Chế định hủy hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 19CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH HỦY HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ
Cơng ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HĐMBHHQT (viết tắt theo tiếng Anh là CISG 1980 - Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho HĐMBHHQT CISG 1980 được ra đời với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế Công ước được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).9
CISG 1980 là cơng ước được áp dụng rộng rãi nhất và có sức ảnh hưởng mạnh nhất trong giao dịch MBHHQT hiện nay, góp phần thúc đẩy hoạt động MBHHQT Bởi lẽ, CISG 1980 cung cấp hành lang pháp lý thống nhất và minh bạch giúp các bên dễ dàng thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện HĐMBHHQT nhanh chóng Bên cạnh đó, CISG 1980 là một cơng cụ pháp lý đảm bảo sự bình đẳng cho các bên ngay từ khi xác lập hợp đồng bởi những quy định cụ thể và không thiên vị cho bất kể bên nào Việc áp dụng CISG 1980 tạo tâm lý yên tâm khi giao kết và thực hiện hợp đồng, giúp các bên tránh việc gặp phải các đạo luật quốc gia khơng quen thuộc, do đó tiết kiệm được thời gian và một khoản chi phí đáng kể cho việc tìm hiểu luật pháp quốc gia và vấn đề dịch thuật
Ngoài những thuận lợi đối với thương nhân, CISG 1980 còn đem lại sự bình đẳng giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt đối với những nước đang phát triển và có vị thế yếu hơn trên trường quốc tế Bởi lẽ, khi tham gia Công ước, các quốc gia thành viên đã chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh HĐMBHHQT, do đó khơng quốc gia thành viên nào phải chịu sự áp đặt các nguyên tắc riêng và bất lợi cho họ từ một
Trang 20quốc gia thành viên khác CISG 1980 sẽ được áp dụng tự động để điều chỉnh các vấn đề liên quan HĐMBHHQT Bên cạnh đó, CISG 1980 được xem như một mơ hình hữu ích cho các nước học hỏi kinh nghiệm và xây dựng pháp luật quốc gia, nhất là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐMBHH nói chung
1.1 Khái niệm hủy hợp đồng
Bàn về khái niệm hủy hợp đồng, trước hết hủy hợp đồng là thuật ngữ được sử dụng trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng khái niệm về hủy hợp đồng lại không được quy định trực tiếp trong các đạo luật của các quốc gia mà thay vào đó pháp luật của quốc gia quy định các điều kiện để hủy hợp đồng, chẳng hạn theo Luật hợp đồng Trung Quốc 1999 (Điều 54) một bên được hủy hợp đồng khi bên kia có sai sót nghiêm trọng trong thực hiện hợp đồng hoặc có bất hợp lý lớn vào thời điểm giao kết hoặc có căn cứ cho rằng sự giao kết hợp đồng là trái ý muốn hoặc có gian lận, cưỡng ép bằng cách tận dụng khó khăn của bên kia.10 LTMVN 2005 (Điều 312(4)) một bên được áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.11 Bên cạnh đó, một số bộ nguyên tắc điều chỉnh về thương mại quốc tế cũng có cách tiếp cận tương tự, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Điều 7(3)(1)) không quy định khái niệm hủy hợp đồng, thay vào đó bộ nguyên tắc quy định điều kiện hủy hợp đồng trong trường hợp một bên không thực hiện chủ yếu hợp đồng và quy định căn cứ của các tình tiết xác định yếu tố cấu thành việc khơng thực hiện chủ yếu đó.12
Về khái niệm hủy hợp đồng theo CISG 1980, trước hết CISG 1980 khơng có quy
định cụ thể về khái niệm hủy hợp đồng, tuy nhiên, có quy định “người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó … cấu thành vi phạm cơ bản đến hợp đồng” (Điều 49(1)(a)), tương tự “người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu người mua khơng thực hiện một nghĩa vụ nào đó … cấu
10Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1999), “Luật hợp đồng”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/04/18/luat-hop-dong-nuoc-cong-ho-nhn-dn-trung-hoa/, trích dẫn 14/03/2019
11Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trang 21thành vi phạm cơ bản đến hợp đồng” (Điều 64(1)(a)) Khi hợp đồng bị hủy “Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ” (Điều 81(1))
Khi nghiên cứu khái niệm hủy hợp đồng theo CISG 1980, một số học giả đã dựa theo từ điển Black’s Law (từ điển được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý hiện
nay), theo đó “Hủy là hành động bãi bỏ hoặc kết thúc một cái gì đó”,13 cũng theo từ
điển Black’s Law “Hủy hợp đồng là việc kết thúc hợp đồng có chủ định của một bên vì bên kia đã vi phạm một hoặc nhiều điều khoản hợp đồng”.14 Theo đó, về bản chất hủy
hợp đồng là việc kết thúc hợp đồng, về ý chí hủy hợp đồng do chủ định của một bên, về điều kiện hủy hợp đồng khi bên kia đã vi phạm một hoặc nhiều điều khoản hợp đồng Nhận thấy, mặc dù từ điển Black’s Law đã sử dụng thuật ngữ “cancellation” để giải thích cho việc hủy hợp đồng thay vì thuật ngữ “avoidance” giống như CISG 1980, tuy nhiên từ điển đã đưa ra được cách hiểu khái quát về khái niệm hủy hợp đồng, đó là nền tảng để xây dựng khái niệm hủy hợp đồng theo CISG 1980 Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, hủy hợp đồng được hiểu một cách phổ biến theo từ
điển Business Dictionary như sau: “Hủy hợp đồng được thực hiện khi hợp đồng không thể tiếp tục hoặc sẽ không công bằng khi bắt buộc thực hiện nó Khi đó, các bên tham gia hợp đồng được giải phóng khỏi các nghĩa vụ.”15 Theo từ điển, hủy hợp đồng được
thực hiện trong trường hợp hợp đồng không thể tiếp tục hoặc sẽ không công bằng khi bắt buộc thực hiện nó nhưng khơng nêu rõ điều kiện hủy hợp đồng, cũng khơng giải thích hủy hợp đồng là hành vi đơn phương, nhưng đã đề cập đến hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng đó là các bên tham gia hợp đồng đều được giải phóng khỏi các nghĩa vụ Vì vậy, có thể kết hợp khái niệm hủy hợp đồng theo từ điển Black’s Law và cách lý giải của từ điển Business Dictionary để xây dựng khái niệm hủy hợp đồng theo CISG 1980
Bên cạnh đó, một số tác giả khi nghiên cứu về vấn đề hủy hợp đồng đã đưa ra những quan điểm về cách hiểu thuật ngữ huỷ hợp đồng trên cơ sở những quy định cụ
thể của CISG 1980, Giáo sư Ulrich Magnus cho rằng “hủy hợp đồng là quyền của một
13 Bryan A Garner (2014), Black’s Law Dictionary (deluxe tenth edition), Editor in Chief, tr.247
14 Bryan A Garner (2014), Black’s Law Dictionary (deluxe tenth edition), Editor in Chief, tr.247
Trang 22bên được chấm dứt hợp đồng bằng tuyên bố đơn phương của mình.”16 Theo đó, Giáo
sư Ulrich Magnus tiếp cận hủy hợp đồng là quyền của một bên và được thực hiện
thông qua một tuyên bố hủy Theo Giáo sư Michael G.Bridge, “CISG 1980 đã sử dụng thuật ngữ “avoidance” (hủy) thay vì thuật ngữ “termination” (sự chấm dứt) nhằm mô tả một khái niệm về sự thoát khỏi hợp đồng trong tương lai.”17 Dựa trên quy định của CISG 1980 và quan điểm của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề hủy hợp
đồng, nhận thấy, thuật ngữ “termination” là sự chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã
hoàn thành (một sự chấm dứt tự nhiên) hoặc theo thỏa thuận của các bên mà khơng có
vi phạm xảy ra Về bản chất, “termination” là sự chấm dứt tại thời điểm các bên tuyên
bố chấm dứt, tức là những nghĩa vụ các bên đã thực hiện vẫn có hiệu lực đến thời điểm
chấm dứt Trong khi đó, thuật ngữ “avoidance” là hủy hợp đồng do ý chí của một bên
quyết định khi có vi phạm xảy ra làm cho họ mất đi cái mà họ có quyền chờ đợi từ hợp đồng Về bản chất, hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực ràng buộc các bên từ thời điểm giao kết, các nghĩa vụ đã thực hiện được bồi hoàn lại và bên vi phạm nghĩa vụ có thể phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi
Từ quy định của CISG 1980, cách giải thích của một số từ điển phổ biến trong khoa học pháp lý và quan điểm của một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề hủy hợp đồng theo CISG 1980, nhóm tác giả đưa ra quan điểm về khái niệm hủy hợp đồng như sau: Hủy hợp đồng là quyền của bên bị vi phạm khi bên kia gây ra vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc vi phạm điều kiện hủy do các bên đã thỏa thuận, khi đó hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên được giải phóng khỏi các nghĩa vụ đã thỏa thuận và bên vi phạm có thể phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi
1.2 Điều kiện hủy hợp đồng
Trước hết, CISG 1980 tôn trọng thỏa thuận của các bên dựa trên cơ sở hợp đồng, trên tập quán mà họ đã thỏa thuận hoặc các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ (xem Điều 9 CISG 1980) Vì vậy, khi các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng về điều kiện hủy hợp đồng, hoặc điều kiện trong tập quán mà họ đã thỏa thuận, hoặc các thực tiễn về điều kiện hủy hợp đồng đã được họ thiết lập trong mối quan hệ
16 Professor Ulrich Magnus (2005), “The remedy of avoidance of contract under CISG 1980—general remarks and special cases”, University of Hamburg, Judge at the Court of Appeal of Hamburg, https://www.uncitral.org/pdf/english/CISG25/Magnus.pdf, trích dẫn 25/4/2019, tr.423
Trang 23tương hỗ, thì sẽ phát sinh quyền tuyên bố hủy hợp đồng của một bên, mà bên kia sẽ phải chịu chế tài này
Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận cụ thể, các bên vẫn có quyền hủy hợp đồng theo điều kiện hủy được CISG 1980 quy định Khi đó, một bên gây ra vi phạm cơ bản hợp đồng, cụ thể:
Tại Điều 49(1)(a) và Điều 64(1)(a) của CISG 1980 đã quy định về việc khi người bán hoặc người mua không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước Viên, cấu thành một vi phạm cơ bản của hợp đồng, thì bên cịn lại có quyền tun bố hủy hợp đồng.18 Chính vì vậy, khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng, là sự kiện pháp lý phát sinh quyền hủy hợp đồng của bên bị vi phạm.19 Tuy nhiên, quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng tại Điều 25 CISG 1980 nhằm áp dụng một số chế tài cụ thể khi có sự vi phạm HĐMBHHQT.20 Trong phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi tiếp cận khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng với ý nghĩa là điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng
Điều 25 CISG 1980 quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng như sau: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.” Dựa theo đó, nhóm tác giả cho rằng vi phạm cơ bản hợp
đồng được xác định dựa trên các yếu tố:
(i) Sự vi phạm hợp đồng phải gây thiệt hại trong một chừng mực đáng kể khiến cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng
Yếu tố quan trọng và tiên quyết để một vi phạm hợp đồng được xác định là vi phạm cơ bản với ý nghĩa là điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi vi phạm
18 Chengwei Liu (2005), “The Concept Of Fundamental Breach- Perspectives from the CISG 1980, UNIDROIT Principles and PECL and case law”, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/liu8.html#cc3, trích dẫn 25/4/2019
19 Jorge Ivan Salazar Tamez (2007), The CISG Remedies of Specific Performance, Damages and Avoidance, Compared to the Equivalent in the Mexican Law on Sales, Nhà xuất bản Proquest Information and Learning Company, Mexico
Trang 24hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm Ban thư ký của UNCITRAL cũng đã nhấn mạnh yếu tố này trong tài liệu bình luận Điều 25 của Ban thư ký về việc xác định thiệt hại có đáng kể hay không phải dựa vào các tình huống cụ thể, ví dụ như căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng hoặc thiệt hại kinh tế do vi phạm hợp đồng hoặc mức độ cản trở những hoạt động khác của bên bị vi phạm.21Bình luận của Ban Thư ký, một lần nữa, cho thấy yếu tố thiệt hại đáng kể được quy định tại Điều 25 có nghĩa kinh tế rất rộng và “các tình huống cụ thể” là cách để giải thích “thiệt hại đáng kể” Cũng theo hướng đó, Bình luận về Dự thảo Cơng ước HĐMBHHQT năm 1981 thì việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tịa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể.22 Tuy nhiên, cũng chính vì khái niệm vi phạm cơ bản rất mơ hồ2324 nên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp có liên quan đến xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG 1980 của tòa án, trọng tài của một số quốc gia thành viên CISG 1980 cho thấy sự đa dạng trong vận dụng yếu tố “thiệt hại đáng kể” để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng
Nhận thấy rằng, Điều 25 của CISG 1980 dùng thuật ngữ “fundamental” để định
nghĩa cho vi phạm cơ bản Để giải thích cho thuật ngữ này Jacob S Ziegel nhận định
về vi phạm cơ bản như sau: “Vi phạm cơ bản không chỉ đơn thuần là một sự vi phạm nghiêm trọng hoặc vật chất của hợp đồng, hay đáng kể làm suy yếu giá trị của hợp đồng cho bên bị vi phạm, nhưng phải là một vi phạm cái mà đi "đến gốc" của hợp đồng”.25 Theo quan điểm của Jacob S Ziegel, “fundamental” tức là goes “to the root" of the contract, mà “gốc của hợp đồng” trước hết là mục đích của các bên khi xác lập
hợp đồng, chính vì vậy khi mục đích của sự giao kết hợp đồng bị một bên vi phạm khiến cho mục đích đó bị mất đi hoặc đến một mức độ nào đó khiến cho bên bị vi
21 Secretariat of United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods (1981), Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Document A/CONF.97/5, art 25 (antecedent to art 23), Official Records, New York
22 Secretariat of United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods (1981), Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Document A/CONF.97/5, art 25 (antecedent to art 23), Official Records, New York
23 Robert Koch (1998), The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/koch.html, trích dẫn 12/2/2019
24 Leonardo Graffi (2003), “Case Law on the Concept of "Fundamental Breach" in the Vienna Sales
Convention”, International Business Law Journal, No 3
Trang 25phạm khơng cịn thỏa mãn được mục đích hợp đồng của họ thì hợp đồng sẽ bị hủy Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào mục đích hợp đồng để xác định một vi phạm là vi phạm cơ bản thì chưa đủ, bởi lẽ HĐMBHHQT chẳng hạn khi được diễn ra giữa các thương nhân bán lại hàng hóa thì mặc dù họ có thể vẫn thu được lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng đó, tuy nhiên các vi phạm có thể sẽ làm mất đi uy tín của họ trong hoạt động kinh doanh trong tương lai và nó ảnh hưởng và làm mất đi lợi ích kinh tế lâu dài thậm chí hủy hoại hoạt động kinh doanh của họ Vì vậy, khi xét đến cơ sở để xác định thiệt hại, cụ thể hơn là “chừng mực đáng kể” của thiệt hại cũng cần phải xét đến những yếu tố như vậy
Trên cơ sở nghiên cứu án lệ về các phán quyết xác định yếu tố “thiệt hại đáng kể” của vi phạm cơ bản hợp đồng, nhóm tác giả xin đưa ra các tiêu chí cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào mục đích hợp đồng Theo đó, người bán phải bán được
hàng và được thanh toán, người mua phải sử dụng được hàng hóa hay mục đích cụ thể khác đối với hàng hóa Để xem xét mục đích có đạt được hay khơng phải dựa vào các tình huống cụ thể, trong đó:
Trường hợp người bán khơng giao hàng là một cơ sở để tòa án, trọng tài cho rằng mục đích hợp đồng khơng đạt được và người bán đã gây ra một thiệt hại đáng kể cho người mua Chẳng hạn, theo phán quyết của Tòa phúc thẩm Đông Phần Lan trong vụ tranh chấp giữa một người mua ở Litva với một công ty bán tại Caribbeans về hợp đồng bơ, theo đó vì người bán khơng giao hàng nên thẩm phán đã căn cứ vào Điều 49(1) CISG 1980 cho phép người mua có quyền hủy hợp đồng.26 Bên cạnh đó, người mua khơng nhận hàng, khơng thanh tốn cũng là cơ sở để kết luận mục đích của người bán khơng đạt được,27 trong vụ Monosodium glutamate, phán quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao Phòng kháng cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ rõ khi người mua đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng theo các điều khoản hợp đồng, áp dụng Điều 64(1) CISG 1980 cho phép người bán hủy hợp đồng28 hay trong vụ The Report, phán quyết của Tòa án bang New York cho rằng người mua đã vi phạm hợp đồng với người bán vì đã khơng thanh
26 Finland (1997), Tòa phúc thẩm Phần Lan, (Vụ butter), http://www.unilex.info/cisg/case/489, trích dẫn 15/4/2019
27 Olof Clausson (1986), “Avoidance in non-payment situations and fundamental breach under the 1980 U.N Convention on contracts for the international sale of goods”, N.Y.L.Sch.J.Int’l & Comp.L, No.6
28 VIETNAM (1996), Tòa án nhân dân tối cao tại tp Hồ Chí Minh, (vụ monosodium glutamate),
Trang 26tốn cho hàng hóa được giao theo u cầu, do đó đã cấu thành vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG 1980 nên trong trường hợp này chiếu theo Điều 64(1) người bán được hủy hợp đồng.29
Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ như giao hàng chậm, chậm thanh toán, chậm nhận hàng nếu thời gian là điều kiện tiên quyết để đáp ứng mục đích của hợp đồng và địi hỏi các bên phải thực hiện ngĩa vụ vào một thời điểm chính xác thì mọi sự chậm trễ đều khiến mục đích giao kết hợp đồng của bên kia không đạt được Đối với hàng hoá theo mùa vụ, nếu hàng hoá được giao vào cuối hay sau mùa vụ thì dù bên bán có giao hàng thì bên mua đã khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng vì hàng hố lúc đó đã mất giá trị thương mại và người mua mất đi khoản lợi mà họ mong đợi từ hợp đồng Khi đó, sự chậm trễ đã cấu thành vi phạm cơ bản và bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng Để củng cố và minh chứng cho điều này, có thể thấy qua vụ tranh chấp giữa Công ty Diversitel Communications Inc (Canada) và Công ty Glacier Bay Inc (Mỹ) về hợp đồng cung cấp tấm cách nhiệt cho tấm chân không.30 Theo đó, để đáp ứng các điều khoản của một thỏa thuận đã có từ trước với Bộ Quốc phịng Canada (DND) đã ký kết về việc sản xuất và lắp đặt nhà máy ở Bắc Cực, người mua đã ấn định lịch trình cụ thể để giao hàng Người mua đã trả giá nhưng người bán không thực hiện giao hàng theo thời gian đã thỏa thuận Do đó, người mua tuyên bố hủy hợp đồng và yêu cầu hồn trả giá Về phán quyết của Tịa án, ngày giao hàng được ghi trong hợp đồng là điều tiên quyết để đáp ứng mục đích của hợp đồng Trên thực tế, người bán biết rằng người mua phải tuân thủ thỏa thuận trước đó đã ký kết với DND và thiết bị phải được lắp đặt trong một thời gian ngắn trong mùa hè ở Bắc Cực Do đó, việc giao hàng trễ của người mua đã vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG nên người mua có quyền hủy hợp đồng theo Điều 49(1) CISG 1980.31
Trong trường hợp hàng hóa được giao khơng phù hợp Sẽ là vi phạm cơ bản nếu người mua không thể sử dụng, bán lại hay để sử dụng cho mục đích sản xuất, mục đích khác Trên thực tế, có những vi phạm dễ thấy được làm mất đi cái chờ đợi trên cơ sở
29 USA (2009), Tòa án bang New York, (the Report), http://www.unilex.info/cisg/case/1451, trích dẫn 12/4/2019
30 TS Nguyễn Minh Hằng (2010), “Hủy hợp đồng do chậm giao hàng”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 22/3/2010
Trang 27hợp đồng khi dựa vào khả năng thương mại của hàng hóa để xem hàng hóa có bán được hay không, chẳng hạn, thực phẩm không đạt được yêu cầu an toàn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ của quốc gia khiến người mua không thể bán lại hàng hoá trên đất nước của họ như theo phán quyết của Toà án quận Ellwangen (Đức) trong vụ tranh chấp hợp đồng mua bán paprika, người mua được thơng báo chính thức bởi một hiệp hội bn bán gia vị Đức rằng paprika nhập từ Tây Ban Nha chứa ethylen-oxyd với số lượng lớn hơn mức được thừa nhận bởi luật pháp Đức, và theo quan hệ thương mại trước đây của họ đã ngầm đồng ý rằng hàng hóa phải tuân thủ các tiêu chuẩn do luật pháp Đức quy định về thực phẩm Việc cung cấp paprika chứa các chất với số lượng lớn hơn mức được thừa nhận bởi luật pháp Đức đã vi phạm cơ bản vì nó tước quyền mua của người mua về những gì nó được quyền mong đợi từ hợp đồng, do đó người mua được hủy hợp đồng.32 Trường hợp tài liệu đi kèm khơng có hoặc khơng phù hợp với hàng hóa khiến người mua khơng thể bán lại hàng hóa cũng là cơ sở kết luận người mua khơng đạt được mục đích hợp đồng như trong vụ Fluorite, tài liệu thương lượng bao gồm B / L vận chuyển, hóa đơn, danh sách đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do Cục kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc (CIQ) cấp Tuy nhiên, người bán khơng thể xuất trình các tài liệu để đàm phán trước khi L / C hết hạn vì khơng đạt được Chứng nhận Chất lượng và Số lượng do CIQ cấp kịp thời Theo phán quyết của Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc CIETAC việc người bán khơng xuất trình tài liệu trong thời hạn, dẫn đến sự thất vọng của mục đích hợp đồng và được coi là vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG 1980, do đó người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.33 Tuy nhiên, nhiều trường hợp giao hàng hóa khơng phù hợp việc xác định người mua có đạt được hay khơng đạt được mục đích hợp đồng khơng được thể hiện rõ như vậy.34 Trong trường hợp đó, một cơ sở thường được sử dụng đó là căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa khơng phù hợp chiếm tỷ lệ cao so với hàng hóa đã giao như vụ Delchi v Rotorex Tịa án xác định tỷ lệ 93% so với hàng hóa đã giao là chừng mực đáng kể của thiệt hại cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng,35 hoặc so với số lượng hàng đã
32 Spanish (1993), Tòa án quận Ellwangen (Vụ tranh chấp về hạt tiêu paprika), http://www.unilex.info/cisg/case/145, trích dẫn 13/4/2019
33 China (2006), Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế CIETAC, (vụ Fluorite), http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060200c1.html, trích dẫn 18/1/2019
34 Benjamin K.Leisinger (2007), Fundamental Breach considering Non-conformity of the goods, Nhà xuất bản European Law Publishers, Netherlands
Trang 28thực bán như trong vụ Shoe người mua đã lập luận rằng tỷ lệ giày khiếm khuyết phải dựa trên số lượng hàng đã thực bán chứ không phải tổng số hàng đã giao và tòa phúc thẩm đã chấp nhận lập luận này.36
Thứ hai, tổn hại về uy tín cũng được xem xét là thiệt hại đáng kể khi xác định vi
phạm cơ bản hợp đồng Thường liên quan đến vi phạm về chất lượng hàng hóa, có thể gây ra tổn thất lớn cho người mua về uy tín kinh doanh, khi người mua bán lại hàng hóa cho khách hàng của mình, ngay cả khi bên bán chỉ ra được rằng, hàng hóa được giao khơng phù hợp với hợp đồng vẫn có thể bán được trên thực tế và giúp người mua thu được lợi nhuận nhưng việc bán đi nếu ảnh hưởng đến uy tín của người mua, thì vi phạm được xác định là vi phạm cơ bản và người mua có quyền tuyên hủy hợp đồng Trong vụ Sport clothing Tòa án quận Landshut (Đức) đã kết luận rằng với việc quần áo bị co lại sau khi giặt khoảng từ 10 đến 15%, khách hàng hồn tồn có thể trả lại hàng hoặc là không mua hàng từ người mua nữa và điều này sẽ gây ra cho người mua những tổn hại đáng kể về uy tín Chính vì vậy, tịa án đã xác định việc người bán cung cấp hàng hóa như vậy là một vi phạm cơ bản hợp đồng.37
Thứ ba, căn cứ vào khả năng khắc phục, sửa chữa vi phạm Nếu vi phạm có thể
được sửa chữa nhanh chóng và không gây cho người mua trở ngại lớn nào, thì vi phạm đó có thể được xem xét không là vi phạm cơ bản Trong phán quyết của Tòa phúc thẩm Grenoble (Pháp) cho rằng khi vi phạm có thể khắc phục được (sửa chữa được) bởi người bán thì người mua đã không bị tước đoạt những gì có quyền mong đợi từ hợp đồng theo Điều 25 CISG 1980.38 Ngược lại, nếu bên bị vi phạm không khắc phục được vi phạm, thì coi như vi phạm cơ bản hợp đồng và bên vi phạm có quyền hủy hợp đồng Chẳng hạn, trong vụ Furniture (ghế da), người mua yêu cầu người bán sửa chữa sự không phù hợp của hàng hóa nhưng sau khi sửa chữa người mua vẫn cho rằng ghế da không phù hợp với hợp đồng và tuyên bố hủy hợp đồng Tòa phúc thẩm Oldenburg (Đức) cho rằng mặc dù người bán đã nỗ lực khắc phục sự khơng phù hợp của hàng hóa
36 Germany (2007), Tòa phúc thẩm Koblenz (Vụ Shoe), http://www.unilex.info/cisg/case/1380, trích dẫn
12/4/2019
37 Germany (1994), Tịa án quận Landshut (Vụ Sport clothing), http://www.unilex.info/cisg/case/124, trích dẫn 11/2/2019
Trang 29nhưng ghế da được sửa vẫn không phù hợp với hợp đồng và điều này đã cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng cho phép người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.39
Như vậy, có nhiều tiêu chí để xác định chừng mực đáng kể của thiệt hại để từ đó có cơ sở để xác định một vi phạm là vi phạm cơ bản Tuy nhiên khi xem xét cần phải kết hợp nhiều yếu tố và đặt trong những hoàn cảnh cụ thể
(ii) Bên vi phạm hợp đồng phải tiên liệu được hậu quả đó
Khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết, để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không Nhận thấy rằng, CISG 1980 không quy định cụ thể về những hậu quả mà bên vi phạm buộc phải thấy trước Chỉ đưa ra điều kiện là một người có lý trí sẽ tiên liệu được nếu họ ở hoàn cảnh tương tự Trong trường hợp này, để xác định "có thể thấy trước", phải xem xét quan điểm chủ quan của bên vi phạm và quan điểm khách quan của “một người có lý trí minh mẫn” đặt trong một hồn cảnh tương tự Bên vi phạm được coi là có thể thấy trước hậu quả của vi phạm, nếu khi nhìn một cách khách quan, xác định rằng anh ta có thể hoặc phải biết về việc vi phạm gây ra thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm Khi xét đến khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, có thể dựa vào hợp đồng, hoặc sự thỏa thuận về đặc điểm cụ thể hàng hóa, mục đích sử dụng hàng hóa,…40 Như việc người mua tun bố rằng hàng hóa khơng phù hợp sẽ khiến cho người mua không đạt được một mục đích cụ thể Hoặc nếu người mua thơng báo cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của người mua, người bán phải giao hàng như hợp đồng quy định Bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục đích cụ thể đó đều cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng Căn cứ vào những thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng, lúc này, người bán khơng thể lập luận rằng, anh ta khơng nhìn thấy trước được (không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho người mua, nếu anh ta khơng giao hàng theo những quy định đó
Bên cạnh đó, Điều 25 CISG 1980 khơng nhắc đến về thời điểm bên vi phạm phải tiên liệu được hậu quả Về vấn đề này thực tiễn có một số quan điểm như sau: theo Tác
giả Winsor cho rằng: “Mục đích đằng sau Điều 25 là để bảo vệ người bán khỏi sự
39 Germany (1995), Tòa phúc thẩm Oldenburg, (vụ tranh chấp Furniture), http://www.unilex.info/cisg/case/244, trích dẫn 23/4/2019
Trang 30chấm dứt hợp đồng không đáng của người mua và ngăn ngừa lãng phí về mặt kinh tế có thể phát sinh từ vận chuyển hàng hóa quốc tế, khi hàng hóa sản xuất bị từ chối và phải chuyển trả về kho của người bán.”41 Vì thế, thời điểm tiên liệu không cần phải bị giới hạn ở thời điểm ký kết hợp đồng Vì điều quan trọng là vào thời điểm vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có tiên liệu được hoặc phải tiên liệu được tổn hại đáng kể như là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng hay không Tác giả Flechtner đã cho rằng:
“Thực tế là tính nghiêm trọng của hậu quả không thể tiêu liệu được vào thời điểm ký kết hợp đồng – thời điểm có ít mối liên quan đến vấn đề hủy hợp đồng.” 42 Điểm đặc biệt có liên quan đến khả năng tiên liệu, làm cơ sở để xác định thỏa mãn hay không thỏa mãn yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng, nằm ở thời điểm khi bên vi phạm tiên liệu được rằng vi phạm gây ra tổn hại đáng kể đối với bên kia Nhóm tác gỉa đồng tình với nhận định rằng, khả năng tiên liệu không nhất thiết phải được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng hay bất kì thời điểm nào khác khi thực hiện hợp đồng Điều 25 CISG 1980 không đặt nặng vấn đề thời điểm tiên liệu, mà thay vào đó là hồn cảnh thực tế xảy ra vi phạm cơ bản Bắt buộc bên vi phạm phải tiên liệu được rằng vi phạm gây ra hậu quả là thiệt hại đáng kể đối với bên kia
Đây là hai yếu tố để xác định một sự vi phạm là vi phạm cơ bản của hợp đồng, nói cách khác, hủy hợp đồng trên cơ sở một vi phạm phải đáp ứng đầy đủ hai yếu tố trên
1.3 Phạm vi hủy hợp đồng
Phạm vi hủy hợp đồng là giới hạn mà các bên có quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi có vi phạm xảy ra Theo quy định của CISG 1980, khi một bên vi phạm bên kia có quyền hủy tồn bộ hợp đồng (xem Điều 51(2)) Tuy nhiên, để bên bị vi phạm có thể cân nhắc và chỉ hủy hợp đồng khi thật cần thiết, CISG 1980 cho phép bên bị vi phạm có quyền hủy một phần hợp đồng Theo đó:
Thứ nhất, hủy đối với phần hợp đồng trực tiếp bị vi phạm Bên bị vi phạm có
quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với phần hợp đồng bị vi phạm Trong trường hợp
41 Katrina Winsor (2010), “The Applicability of the CISG 1980 to Govern Sales of Commodity Type Goods”,
Vindobona Journal of International Commercial Law and Arbitration, no 14, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/winsor.html, trích dẫn 08/4/2019
Trang 31hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng, cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó, thì bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó (Điều 73 (1) CISG 1980)
Thứ hai, hủy đối với phần hợp đồng sẽ thực hiện trong tương lai Bên bị vi phạm
có quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với phần hợp đồng chưa thực hiện.43 Cụ thể, nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lơ hàng nào, cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lơ hàng sẽ được giao trong tương lai.44 Họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý (Điều 73(2) CISG 1980)
Thứ ba, hủy đối với phần hợp đồng đã được thực hiện trước đó Tuyên bố hợp
đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai Nếu do tính liên kết, các lơ hàng này khơng thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc ký kết hợp đồng (Điều 73 (3) CISG 1980)
Như vậy, bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng tồn bộ hoặc một phần hợp đồng Trong đó, phần hợp đồng bị tuyên hủy có thể là phần hợp đồng trực tiếp bị vi phạm hoặc cũng có thể là phần hợp đồng đã được thực hiện trước đó hay phần hợp đồng sẽ thực hiện trong tương lai
1.4 Thời điểm hủy hợp đồng
Điều đặc biệt của CISG 1980 đó là thời điểm hủy hợp đồng cho phép bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng cả trước khi có vi phạm cơ bản, ngay khi có vi phạm cơ bản và sau khi có vi phạm cơ bản Việc CISG 1980 cho phép các chủ thể hủy hợp đồng trước khi có vi phạm là một điểm khác biệt so với chế định về hủy hợp đồng theo PLVN (vấn đề được làm rõ tại chương 2, mục 2.3)
(i) Hủy hợp đồng trước hạn
43 Michael G Bridge (2006), “Issues Arising Under Articles 64, 72 and 73 of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”,https://www.uncitral.org/pdf/english/CISG25/Bridge.pdf, trích dẫn 27/4/2019
Trang 32CISG 1980 cho phép các chủ thể có quyền hủy hợp đồng trước hạn, tức là có thể hủy hợp đồng trước ngày mà các bên ấn định cho việc thực hiện hợp đồng Theo đó, các chủ thể có quyền hủy hợp đồng mà trên thực tế chưa xảy ra vi phạm45 nhưng phải trên cơ sở hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng (Điều 72(1) CISG 1980)
CISG 1980 khơng địi hỏi một sự chắc chắn tuyệt đối là một hành vi vi phạm sẽ xảy ra.46 Chỉ cần có căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản hợp đồng Theo nhóm tác giả nghiên cứu, căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” có thể được trên các cơ sở:
Thứ nhất, khi một bên tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ của
mình.47 Tun bố của một bên cho thấy ý chí của họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng rằng họ khơng thực hiện hợp đồng nữa Khi đó, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng không cần gửi thông báo cho bên kia để xác định việc nghi ngờ của mình mà được đưa ra một tuyên bố hủy hợp đồng ngay (Điều 72 CISG 1980)
Thứ hai, khi một bên khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ, khả năng đó được
xem xét qua các trường hợp cụ thể, như việc người bán không thể giao hàng phù hợp đúng thời hạn, chẳng hạn, người bán giao hàng mẫu không đáp ứng được yêu cầu của người mua dẫn đến việc sẽ giao hàng chậm đối với một hàng hóa theo mùa vụ.48 Hay đã xảy ra những thiếu sót, hỏng hóc trong dây chuyền sản xuất hàng hóa của người bán và họ không cung cấp được đầy đủ những đảm bảo có thể sửa chữa chúng, để giao hàng đúng thời hạn Hoặc khi người bán bán lại các máy móc được dùng để sản xuất hàng hóa hoặc người bán bán lại cho bên thứ ba hàng hóa mà họ đã ký hợp đồng để cung cấp cho người mua Hay trong trường hợp người bán tun bố khơng thể tìm, tập kết được hàng hóa, khả năng mua được hàng thay thế là rất thấp và yêu cầu người mua mua hàng thay thế Bên cạnh đó, việc người mua khơng đảm bảo được khả năng thanh
45 Mercédeh Azeredo da Silveira (2005), “Anticipatory Breach under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Nordic Journal of Commercial Law, No 2,
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/azeredo.html, trích dẫn 29/4/2019
46 Eiselen (2004), “Remarks on the Manner in which the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts May be Used to Interpret or Supplement Articles 71 and 72 of the CISG 1980”, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/koch1.html, trích dẫn 27/4/2019
47 Martin Karollus (1995), “Judicial Interpretation and Application of the CISG 1980 in Germany 1988-1994, Cornell Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods”,
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/karollus49.html, trích dẫn 29/4/2019
Trang 33tốn cũng cho thấy khả năng khơng thực hiện được nghĩa vụ của người mua Chẳng hạn, việc người mua khơng thể thanh tốn cho hợp đồng đầu tiên đó là một dấu hiệu khá rõ ràng để nhận thấy hợp đồng thứ hai nếu tiếp tục được thực hiện cũng sẽ xảy ra việc vi phạm nghĩa vụ thanh tốn Khi đó, người bán có thể tun bố hủy bỏ hợp đồng cho hợp đồng thứ hai, mặc dù trên thực tế hợp đồng thứ hai chưa đến hạn thực hiện hợp đồng.49Hay trong trường hợp người mua không chứng minh được khả năng mở L/C đúng thời hạn hoặc khi hoặc khi nguời mua bắt đầu các thủ tục phá sản Ngoài ra, khi gặp vấn đề trong khâu chuyên trở cũng là một dấu hiệu cho thấy nghĩa vụ không thể thực hiện Chẳng hạn, người bán không thuê con tàu đã được quy định để chuyên chở hàng hóa Điều này cho phép người mua nghi ngờ về khả năng giao hàng đúng hạn hay việc hàng hóa sẽ được đảm bảo
Nhận thấy rằng, một bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mặc dù chưa đến hạn thực hiện hợp đồng nếu có căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản hợp đồng mà vi phạm đó khơng thể khắc phục kịp thời Bên cạnh đó, việc cho phép hủy hợp đồng trước hạn cũng là một điều kiện thuận lợi để khắc phục kịp thời nguy cơ gây ra một thiệt hại lớn cho các bên trên thực tế Đồng thời, giúp cho bên bị vi phạm có điều kiện để xác lập một hợp đồng mới mà bên đối tác có thiện chí hơn đảm bảo lợi ích hơn
(ii) Hủy hợp đồng ngay hoặc sau khi có vi phạm
Về nguyên tắc, bên bị vi phạm được quyền tuyên bố hủy hợp đồng ngay khi có vi phạm Thậm chí, khi đã phát hiện ra vi phạm mà khơng tun bố hủy hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể bị mất quyền hủy hợp đồng (Điều 49(2), Điều 64(2) CISG 1980) Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng sau một khoảng thời gian mà bên bị vi phạm quyết định Khoảng thời gian đó gọi là
“Nachfrist”50 tức là thời hạn bổ sung Đây cũng là một trong những điểm đặc biệt của CISG 1980 Theo đó, trong trường hợp người bán khơng giao hàng/ người mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc khơng nhận hàng Người mua/ người bán có thể gia
49 Nhóm CISGVN (2016), “101 câu hỏi đáp về Công ước của Liên hợp quốc về MBHHQT (CISG 1980)”, http: viac_101cauhoidapCISG 1980_2016_15-12-2016-1046pdf.pdf, trích dẫn 12/1/2019, tr.165
Trang 34hạn thêm cho bên kia một khoảng thời gian bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ Nhóm tác giả xin làm rõ một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, việc có gia hạn thêm một khoảng thời hạn bổ sung hợp lý hay không là
quyền của bên bị vi phạm Theo đó, trong trường hợp người bán khơng giao hàng thì người mua có thể chấp nhận cho người bán thêm một khoảng thời gian bổ sung để thực hiện nghĩa vụ Nếu khơng chấp nhận thì người mua có quyền hủy hợp đồng ngay khi người bán không giao hàng Tương tự, trong trường hợp người mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng Người bán có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận cho người mua thêm một khoảng thời gian bổ sung Nếu không chấp nhận thì người bán có quyền hủy hợp đồng ngay khi người mua không trả tiền hoặc không nhận hàng
Thứ hai, khi bên bị vi phạm đã chấp nhận cho bên vi phạm một thời hạn bổ sung
hợp lý để thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm không được sử dụng quyền hủy hợp đồng trong khoảng thời gian đó Tức là, phải đến hết thời hạn bổ sung nếu bên vi phạm vẫn khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên bị phạm, lúc đó, mới được hủy hợp đồng Chẳng hạn, khi người bán không giao hàng, người mua chấp nhận cho người bán thêm thời gian là 10 ngày để thực hiện việc giao hàng, nhưng sau 05 ngày kể từ khi ra gia hạn, người mua đã tuyên bố hủy hợp đồng Khi đó, tuyên bố hủy của người mua sẽ không được coi là hợp lệ Người bán vẫn tiếp tục giao hàng cho đến hết thời hạn 10 ngày đó và người mua vẫn buộc phải nhận hàng Thậm chí, nếu người mua khơng nhận hàng thì người bán có quyền hủy hợp đồng ngược trở lại đối với người mua
Thứ ba, nếu bên bị vi phạm chấp nhận cho bên vi phạm thêm một thời hạn bổ
sung để thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vi phạm đã thông báo cho bên bị vi phạm rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ trong khoảng thời gian bổ sung đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng ngay khi nhận được thông báo từ bên vi phạm
1.5 Hậu quả pháp lý của hủy hợp đồng
Theo CISG 1980 hợp đồng bị hủy sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định Theo đó, hủy hợp đồng làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng Bên cạnh đó, làm phát sinh một số quyền của bên bị vi phạm và nghĩa vụ của bên vi phạm
Trang 35Khi hợp đồng bị hủy, hợp đồng sẽ khơng có hiệu lực, đồng nghĩa với việc, các bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ đối với nhau,51 giải phóng các bên khỏi việc thực hiện hợp đồng (Điều 81(1) CISG 1980) Tức là, người bán được giải phóng khỏi nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa và nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua; người mua được giải phỏng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng
Mặc dù hủy hợp đồng giải phóng các bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nhưng điều này khơng có nghĩa rằng, tất cả các điều khoản của hợp đồng cũng tự động hết hiệu lực CISG 1980 quy định việc hủy bỏ hợp đồng không ảnh hưởng đến các quy định của hợp đồng liên quan đến giải quyết các tranh chấp, hay đến các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy Ví dụ như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm cơ bản Các điều khoản này giúp các bên bảo đảm quyền và lợi ích của mình khi hợp đồng bị hủy bỏ Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng nếu việc giải quyết tranh chấp đó đã được các bên ấn định một phương án dự phòng để giải quyết thỏa đáng
Khác với những biện pháp bảo hộ pháp lý khác, hủy hợp đồng được coi là chế tài pháp lý nặng nề nhất Bởi lẽ, hủy hợp đồng là biện pháp duy nhất tác động đến hiệu lực của hợp đồng, làm cho một hợp đồng đang có hiệu lực mất hiệu lực Các bên hồn tồn khơng cho nhau cơ hội hay thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc công nhận kết quả thực hiện hợp đồng Thay vào đó, những gì diễn ra trong q khứ được hoàn lại và các khoản bồi thường thiệt hại có thể có để bồi thường cho những tổn thất đã gây ra
1.5.2 Phát sinh quyền địi hồn lại và nghĩa vụ hồn lại
Quyền địi hồn lại và nghĩa vụ hồn lại phát sinh khi các bên đã thực hiện hoặc thực hiện xong một số hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình Nếu người mua đã thanh tốn tồn bộ hoặc một phần giá trị hợp đồng cho người bán, khi hợp đồng bị hủy, người mua có quyền yêu cầu người bán hồn trả lại tiền thanh tốn và tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày thanh toán Tương tự như vậy, nếu đã giao hàng, người bán có quyền yêu cầu người mua hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã giao
Trang 36trong tình trạng về cơ bản giống như khi nhận hàng và mọi lợi nhuận họ được hưởng từ hàng hóa Điều này có nghĩa, nếu như hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng thì người mua vẫn phải trả lại hàng hóa cho người bán, ngược lại nếu khơng trả lại thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp hợp đồng Đối với nghĩa vụ hồn trả hàng hóa khơng phù hợp của người mua, dựa trên quy định Điều 82 CISG 1980 và thực tiễn giải quyết tranh chấp, nhóm tác giả đưa ra các kết luận sau:
Thứ nhất, việc người mua không thông báo cho người bán về hàng hóa khiếm
khuyết mà tự sửa chữa hàng hóa đã làm thay đổi cơ bản tình trạng ban đầu của hàng hóa Theo phán quyết của Tịa phúc thẩm Linz (Áo) việc người mua đã phát hiện khiếm khuyết của ô tô ngay sau khi giao hàng nhưng liên tục tự sửa chữa đã khiến người mua khơng thể hồn trả lại ơ tơ trong tình trạng về cơ bản giống ban đầu, vì vậy người mua đã mất quyền hủy hợp đồng.52
Thứ hai, sau khi phát hiện hàng hóa khơng phù hợp mà người mua vẫn tiếp tục
sử dụng hàng hóa là cơ sở kết luận người mua khơng thể hồn trả hàng hóa về cơ bản giống như tình trạng ban đầu Theo phán quyết của Tòa phúc thẩm Koblenz trong vụ tranh chấp hợp đồng mua bán đá cẩm thạch cho rằng sau khi giao hàng người mua đã phát hiện sự thiếu phù hợp của hàng hóa, tuy nhiên người mua vẫn làm việc với các tấm đá cẩm thạch, do đó người mua đã khơng thể hồn trả hàng hóa trong tình trạng về cơ bản giống hàng hóa ban đầu.53
Thứ ba, nghĩa vụ hồn trả hàng hóa trong tình trạng về cơ bản giống ban đầu
được xét đến cả về số lượng hàng hóa Trong trường hợp hàng hóa bao gồm một phần khơng phù hợp và một phần phù hợp, sau khi phát hiện hàng hóa khơng phù hợp, người mua vẫn bán lại hàng hóa phù hợp cũng là cơ sở để Tòa kết luận người mua khơng thể hồn trả hàng hóa trong tình trạng về cơ bản giống hàng hóa ban đầu như theo phán quyết của Tòa phúc thẩm Düsseldorf.54
Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ hoàn trả hàng hóa khơng phù hợp của người mua, CISG 1980 đưa ra một số ngoại lệ:
52Austria (2006), Tòa Oberlandesgericht Linz, (Vụ automobile), http://www.unilex.info/cisg/case/1234, trích dẫn 25/4/2019
53Germany (1991), Tòa Oberlandesgericht Koblenz (Vụ marble plates), http://www.unilex.info/cisg/case/128, trích dẫn 24/4/2019
Trang 37Thứ nhất, nếu người mua khơng thể hồn lại hàng hóa trong tình trạng về cơ bản
giống như tình trạng khi nhận hàng khơng phải do một hành động hay một sơ suất của họ (Điều 82(2)(a)) Chẳng hạn, trường hợp sau khi phát hiện ra khiếm khuyết người mua đã thông báo cho người bán và gửi lại cho người bán sửa chữa nhưng sau đó hàng hóa đã bị hư hại thêm vì khơng được bảo vệ an tồn khi vận chuyển bởi công ty vận tải đã tải do người bán th thì mặc dù tình trạng hàng hóa đã bị thay đổi người mua vẫn không mất quyền hủy hợp đồng.55
Thứ hai, trong trường hợp để kiểm tra đúng hàng hóa theo Điều 38 CISG 1980 đã
khiến cho hàng hóa hoặc một phần hàng hóa khơng thể sử dụng hoặc bị hư hỏng khiến người mua không thể hồn trả hàng hóa về tình trạng cơ bản giống khi nhận hàng (Điều 82(2)(b)) và phán quyết của Tòa Bundesgerichtshof.56
Thứ ba, nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa khơng
phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi tồn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường (Điều 82(2)(c)) Theo phán quyết của Tòa Landgericht Ellwangen, mặc dù người mua đã vứt bỏ một phần hàng hóa trong q trình kinh doanh thơng thường (sẽ không đảm bảo số lượng khi hoàn trả) nhưng họ vẫn được coi là hoàn trả hàng hóa về cơ bản giống tình trạng ban đầu vì họ đã thực hiện hành vi trước khi phát hiện ra khiếm khuyết và do đó khơng mất quyền hủy hợp đồng.57
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp có ngoại lệ, nếu không thể hồn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng đã nhận, người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa (Điều 84(2) CISG 1980)
Bên cạnh đó, CISG 1980 không quy định về thời điểm cụ thể thực hiện nghĩa vụ hoàn lại mà chỉ quy định, nếu hai bên đều có nghĩa vụ hồn lại thì phải “hoàn lại cùng lúc” Tức là, người mua hoàn lại hàng hóa cùng lúc khi người bán hồn lại tiền Đối
55Germany (2002), Tòa phúc thẩm Karlsruhe, (Vụ coiling machine), http://www.unilex.info/cisg/case/909, trích dẫn 30/4/2019
56 Germany (1997), Tòa Handelsgericht Züric, (Vụ sunflower oil), http://www.unilex.info/cisg/case/305, trích dẫn 28/4/2019
Trang 38với trường hợp người mua khơng có nghĩa vụ hồn lại hàng hóa, chỉ có người bán phải hồn lại tiền thì thời điểm hồn lại cũng khơng hẳn là một yếu tố quan trọng Bởi lẽ, CISG 1980 đã quy định cơ chế tính lãi theo Khoản 1 Điều 84 Theo đó, tiền lãi phải trả được tính kể từ ngày người mua thanh tốn Do đó, việc chậm hoàn trả lại tiền sẽ càng khiến người bán phải chịu thêm tiền lãi Trong trường hợp nếu người mua cần dùng số tiền đó để mua hàng mới thay thế, nhưng người bán khơng hồn trả tiền kịp thời, người bán sẽ phải chịu khoản chênh lệch về giá mua tại thời điểm người mua mua hàng mới, so với giá được trả cho người bán ban đầu theo hợp đồng đã bị hủy
Chính vì vậy, mặc dù khơng quy định cụ thể về thời điểm thực hiện nghĩa vụ hồn lại, nhưng CISG 1980 lại có những cơ chế rất thiết thực để bảo vệ các bên nếu như bên cịn lại khơng thiện chí thực hiện Hợp đồng bị hủy đã làm thay đổi quan hệ hợp đồng giữa người bán và người mua sang quan hệ hồn lại Điều đó có nghĩa, những nghĩa vụ chưa thi hành thì sẽ bị hủy và những nghĩa vụ đã thi hành thì sẽ được thu hồi lại, với những quy định đảm bảo lợi ích cho các bên
1.5.3 Bồi thường thiệt hại
Khi hợp đồng bị hủy bỏ, không chỉ các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận mà bên bị thiệt hại cịn có quyền u cầu bên kia bồi thường thiệt hại Theo đó, bên bị vi phạm có thể địi bồi thường đối với tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng (Điều 74 CISG 1980) Tuy nhiên, đối với hủy hợp đồng, CISG 1980 đã đưa ra những cách mà bên bị thiệt hại có thể tính tốn được mức bồi thường thiệt hại Cụ thể, Điều 75 CISG 1980 cung cấp phương pháp tính tốn thiệt hại, nếu bên bị thiệt hại hủy hợp đồng và tham gia vào một giao dịch thay thế Nếu bên bị thiệt hại đã hủy hợp đồng, nhưng không tham gia vào giao dịch thay thế, thì Điều 76 CISG 1980 cho phép tính tốn thiệt hại trừu tượng trong một số điều kiện nhất định.58
Thứ nhất, đối với trường hợp bên bị thiệt hại hủy hợp đồng và tham gia vào một
giao dịch thay thế Người mua đã mua hàng thay thế, hay người bán đã bán lại hàng, thì bên địi bồi thường thiệt hại có thể địi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng (Điều 75 CISG 1980) “Giá hợp đồng” là giá được
Trang 39ấn định trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận hoặc được xác định theo Điều 55 CISG 1980.59
Bên cạnh đó, giao dịch thay thế phải được bên bị thiệt hại thực hiện một cách
hợp lý và trong thời gian hợp lý Sự hợp lý này được Ban thư ký giải thích: “đối với giao dịch thay thế đã được thực hiện một cách hợp lý nó phải được thực hiện theo cách, có khả năng gây ra việc bán lại được thực hiện ở mức giá hợp lý cao nhất trong các trường hợp, hoặc mua tại giá hợp lý thấp nhất có thể Do đó, giao dịch thay thế khơng cần phải có các điều khoản bán hàng giống hệt nhau, đối với các vấn đề như số lượng, tín dụng hoặc thời gian giao hàng,… miễn là giao dịch thực tế thay thế cho giao dịch đã bị hủy.”60 Vì vậy, khi người mua mua hàng thay thế thì họ phải mua hàng với giá thấp nhất đối với hàng hóa tương tự; khi người bán bán lại hàng hóa phải bán với giá cao nhất có thể Nếu người mua khơng mua hàng với giá thấp nhất, người bán không bán lại hàng với giá cao nhất thì trong trường hợp đó giá để tính khoản chênh lệch vẫn là giá cao thấp nhất hoặc cao nhất mà bên kia chứng minh được Giao dịch thay thế cũng phải được thực hiện trong một thời gian hợp lý sau khi hủy hợp đồng, bắt đầu khi bên bị thiệt hại trong thực tế tuyên bố hủy hợp đồng, còn khoảng thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào sự liên quan đến sự tồn tại và tính biến đổi của thị trường hàng hóa Ví dụ, nếu hàng hóa có giá thị trường biến động, những gì tạo thành một khoảng thời gian hợp lý có thể tương đối ngắn Ngược lại, hàng hóa theo mùa hoặc duy nhất có thể dẫn đến một khoảng thời gian dài hơn được coi là hợp lý
Thứ hai, đối với trường hợp bên bị thiệt hại đã hủy hợp đồng nhưng không tham
gia vào giao dịch thay thế hoặc giao dịch thay thế đó khơng “hợp lý” Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên địi bồi thường thiệt hại có thể địi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng Tuy nhiên, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng Như vậy, tính tốn trừu tượng tổn thất trong trường hợp này phải xác định giá hiện tại của hàng hóa Yêu cầu về giá hiện tại khơng bắt buộc phải có báo giá chính thức hoặc khơng chính
59 CISG 1980 Advisory Council (2008), “Calculation of Damages under CISG 1980 Articles 75 and 76”, http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op8.html, trích dẫn 28/4/2019
Trang 40thức cho hàng hóa đang được đề cập.61 Một mức giá hiện tại được thiết lập bằng giá thường được tính cho việc bán hàng hóa cùng loại và theo các điều khoản tương đương Do đó, việc thiết lập giá hiện tại, địi hỏi phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị của hàng hóa và khơng thể thực hiện được, khi hàng hóa được định giá dựa trên nhu cầu chủ quan Hơn nữa, một sự điều chỉnh có thể cần thiết, để tính đến bất kỳ sự khác biệt nào về các điều khoản giữa giao dịch bị hủy và giá thị trường
Trong trường hợp hủy hợp đồng, CISG 1980 cung cấp các phương pháp thay thế để tính tốn thiệt hại Tuy nhiên, các quy định này không bắt buộc về bản chất, tức là các bên có thể chọn có tính tốn thiệt hại theo đó hay khơng.62 Nói cách khác, Điều 75 và 76 khơng thay thế Điều 74 Bên cạnh đó, khi bên bị thiệt hại địi bồi thường theo Điều 75 và 76 vẫn có thể nhận được mọi khoản khoản tiền bồi thường thiệt hại khác chiếu theo Điều 74.63 Tuy nhiên, đối với quy định của Điều 75 và 76 sẽ dễ dàng hơn cho bên bị thiệt hại khi tính tốn khoản thiệt hại yêu cầu bồi thường Bởi đối với quy định của Điều 74 để đòi bồi thường, yêu cầu bên bị vi phạm phải chứng minh tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng Điều này khiến bên bị vi phạm buộc phải tiết lộ các tính tốn nội bộ, khách hàng và các kết nối kinh doanh khác v.v64 Ngược lại, Điều 75 và 76 không yêu cầu tiết lộ như vậy, vì chỉ đơn giản là tính tốn theo sự chênh lệch của giá hàng hóa, vào từng thời điểm để yêu cầu bồi thường Tuy nhiên, đối với những khoản lợi bị bỏ lỡ hay những tổn thất do thiệt hại gây ra, thì Điều 74 vẫn đóng vai trò quan trọng để xác định khoản bồi thường thiệt hại như vậy Điều 74 thiết lập quy tắc đo lường thiệt hại bất cứ khi nào và trong phạm vi mà các điều 75 và 76 không được áp dụng.65 Bên cạnh
đó, Điều 74 quy định “…Tiền bồi thường thiệt hại này không được cao hơn tổn thất mà bên bị vi phạm đã tiên liệu hoặc đáng lẽ phải tiên liệu được vào thời điểm ký kết hợp đồng, như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình
61 V Knapp (1987), “Commentary on the International Sales Law, The 1980 Vienna Sales Convention, Giuffrè, Milano”,
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/knapp-bb76.html, trích dẫn 28/4/2019
62 P Huber & A Mullis (2007), CISG 1980 - Sách giáo khoa mới dành cho sinh viên và học viên, Sellier, München, § 13 (VII)
63 Peter Schlechtriem (2006), “Damages, avoidance of the contract and performance interest under the CISG 1980”, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem21.html, trích dẫn 28/4/2019
64 Peter Schlechtriem (2006), “Damages, avoidance of the contract and performance interest under the CISG 1980”, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem21.html, trích dẫn 28/4/2019