Báo cáo thực tập: Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU Quá trình đẩy nhanh tốc độ CNH – HĐH đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng mạnh, trong đó việc phát triển các làng nghề CN – TTCN đóng vai trò không nhỏ. Với việc phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nông thôn đã tạo ra những nghề mới giúp bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra bản sắc mới của làng xã trong các sản phẩm, từ đó thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Vì vậy phát triển ngành nghề nông thôn được đánh giá là cách làm “rẻ” nhất để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các ngành, các lĩnh vực chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà quên mất vai trò của sự phát triển bền vững về môi trường, và sự phát triển của các làng nghề cũng không nằm ngoài thực tế đó. Những năm qua, hầu hết các hoạt động kinh tế làng nghề vẫn còn mang tính tự phát và hoàn toàn chịu sự chi phối bởi các yếu tố như thị trường, nguồn nguyên liệu,…Nhìn chung, trình độ quản lý , trình độ lao động còn hạn chế, sự đầu tư mới và cải tiến công nghệ sản xuất ở các làng nghề còn chậm, không đồng bộ và chủ yếu mang tính ngắn hạn - phụ thuộc vào khả năng của từng tổ hợp sản xuất, từng hộ gia đình hoặc giá trị sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, mà ít có được những tính toán lâu dài mang tính chiến lược,… chính vì vậy đã xảy ra nhiều sự cố về môi trường, một số làng nghề bị mai một và các làng nghề phát triển thiếu bền vững. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển làng nghề một cách bền vững.Xuất phát từ thực tế: Thạch Thất là huyện công nghiệp của tỉnh Hà Tây (cũ) với rất nhiều làng nghề như nghề mộc, mây giang đan, cơ kim khí, chế biến thực phẩm,… Cũng như bao làng nghề khác trong cả nước, các làng nghề huyện Thạch Thất cũng đang phải đương đầu với những thách thức lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Hà Tây vừa sát nhập vào Hà Nội, phải giải quyết làm sao để vẫn duy trì 1 và phát triển các làng nghề trong một thủ đô yêu cầu khắt khe về môi trường là vấn đề cần quan tâm. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “ Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất – TP.Hà Nội”. Với hi vọng thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại và đẩy mạnh phát triển các làng nghề một cách bền vững, góp phần quan trọng vào quá trình CNH – HĐH nông thôn.Kết cấu của đề tài gồm ba phần chính:Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các làng nghề.Phần 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội.Phần 3: Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội.Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Vận và các cô các chú, các anh chị trong Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong các thầy cô và quý cơ quan góp ý thêm giúp em hoàn có thể hoàn thiện đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn !2 CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀI. Khái quát chung về phát triển bền vững1. Khái niệm về phát triển bền vữngPhát triển là quy luật của cuộc sống, là quy luật tất yếu của tiến hoá đã và đang diễn ra trên khắp hành tinh từ khi nó được hình thành. Nhưng phát triển như thế nào là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế khái niệm phát triển bền vững được hình thành. Vậy phát triển bền vững là gì ?Phát triển bền vững là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, mặc dù quan niệm này còn tương đối mới mẻ và chưa có sự thống nhất trong cách diễn giải. Do tầm quan trọng của mình, khái niệm phát triển bền vững vẫn đang được xây dựng và định nghĩa về thuật ngữ này liên tục được sửa đổi, mở rộng và sàng lọc.- Xuất phát từ góc độ bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sự sống, vấn đề phát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên vào năm 1987 trong Báo cáo của Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1987: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không gây hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Định nghĩa này được sử dụng phổ biến nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.- Hiện nay, quan niệm về phát triển bền vững được hiểu là quá trình đảm bảo thực hiện đồng thời 3 lĩnh vực quan trọng và có mối quan hệ qua lại với nhau: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.- Theo một định nghĩa mang tính thực tiễn hơn (định hướng thực tiễn), thì phát triển bền vững là “ một quá trình quản lý danh mục các tài sản để duy trì và cải thiện các cơ hội mà con người gặp được”. Phát triển bền vững bao gồm tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, có thể đạt được bằng cách quản lý một cách hợp lý các vốn vật chất, tự nhiên và con người.3 - Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh - quốc phòng. Nếu không tính đến nhóm mục tiêu an ninh quốc gia thì mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững có thể được mô tả như sau:Hình 1: Mối quan hệ giữa các nhóm mục tiêu phát triển bền vững Phát triển bền vững bao gồm các nội dung sau: Phát triển bền vữngMục tiêu kinh tếtăng trưởng cao,ổn địnhMục tiêu xã hộiCải thiện xã hộiCông bằng xã hộiPhát triển NNLMục tiêu môi trườngCải thiện chất lượng MT, bảo vệ MT, TNTN4 Bền vững về mặt kinh tế: Đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GNI bình quân đầu người cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng ổn định, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.Bền vững về xã hội: Phát triển phải mang tính nhân văn, quá trình đó bao gồm việc mở rộng cơ hội lựa chọn cho mọi người; nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển này.Bền vững về môi trường: Đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả 3 chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững. Như vậy phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có ý nghĩa là duy trì sự phát triển mãi mãi cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này đồng thời trên cả 3 lĩnh vực quan trọng có mối liên hệ qua lại với nhau – kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững là về sự bình đẳng, được định nghĩa là sự bình đẳng về cơ hội làm giàu cũng như là về tính toàn diện của các mục tiêu.2. Các thước đo phát triển bền vữngTrong những năm qua khái niệm phát triển bền vững đã trở nên toàn diện và dễ đo lường hơn. Nội dung của phát triển bền vững bao gồm bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường, vì vậy chúng ta cần phải đánh giá trên cả 3 phương diện.- Về mặt kinh tế, tính bền vững được đo lường thông qua chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng sản phẩm quốc dân (GNI); cơ cấu đóng góp trong GDP và GNI; Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người; GNI/người) . Quy mô và tốc 5 độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững.- Về mặt xã hội, cần đo lường các yếu tố tiêu cực gây phương hại cho tính bền vững xã hội như thất nghiệp, bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói, tình trạng giáo dục và sức khỏe của người dân. Hiện nay thường sử dụng các chỉ tiêu như chỉ số phát triển con người HDI; tỉ lệ thất nghiệp; hệ số bất bình đẳng về thu nhập; tỷ lệ nghèo đói; chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí (tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp, số năm đi học trung bình,…); nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ (tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh, tỷ lệ trẻ em chết yểu tính cho trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng); …- Về mặt môi trường, sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường: mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ cạn kiệt tài nguyên, mức độ che phủ rừng,…II. Khái quát về làng nghề1. Bản chất làng nghề và làng nghề truyền thốngCùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn. Việc hình thành các làng nghề được bắt đầu từ những nghề ban đầu được dân cư tranh thủ làm trong lúc nông nhàn để phục vụ đời sống hàng ngày.Theo thời gian nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho dân cư phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục nhu cầu riêng đã trở thành hàng hoá để trao đổi đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa vụ màu. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học theo, nghề từ đó lan rộng phát triển trong cả làng hay nhiều làng gần nhau. Và cũng chính từ những lợi ích khác nhau do nghề thủ công mang lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hoá, hình thành những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó. Các làng nghề được hình thành.6 Vậy làng nghề và làng nghề truyền thống được định nghĩa như sau:- Làng nghề: là làng (thôn) có ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở từng hộ trong làng tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người lao động trong làng (thôn).- Làng nghề truyền thống: là làng nghề đã hình thành lâu đời, sản phẩm có tính cách riêng biệt mang đặc thù riêng của địa phương, được nhiều nơi biết đến, sản phẩm có giá trị kinh tế và văn hoá cao.2. Các tiêu chí để xác định làng nghềViệc xây dựng các tiêu chuẩn làng nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển làng nghề CN – TTCN, dịch vụ gắn bó với hoạt động văn hoá du lịch, giao lưu kinh tế và làm cơ sở để xây dựng và phát triển, xét công nhận làng nghề và thực hiện các chính sách ưu đãi. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có những tiêu chuẩn xác định khác nhau.* Một làng thôn được gọi là làng nghề của tỉnh Hải Dương nếu có đủ điều kiện sau:- Số hộ, lao động làm nghề CN – TTCN ở làng đạt từ 35% trở lên so với tổng số hộ, lao động của làng.- Tỷ trọng giá trị sản xuất và thu nhập từ CN – TTCN ở làng đạt 40% trở lên trong tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. - Thu nhập bình quân của lao động làng nghề CN – TTCN phải cao hơn thu nhập bình quân của xã phường từ 10% trở lên.- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương.* Quy định về tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Nam:- Đối với làng nghề mới:+ Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. 7 + Số lao động làm các nghề tiểu thủ công nghiệp của làng nghề đạt trên 50% lao động của làng và tối thiểu 50 hộ trở lên. + Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng.- Đối với làng nghề truyền thống:Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn như trên; ngoài ra còn phải đảm bảo có nghề sản xuất lâu đời tối thiểu là 50 năm và có ít nhất 30% số lao động của làng làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định và đạt giá trị sản xuất trên 50% so với tổng giá trị sản xuất của làng.Một khi được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, các làng nghề sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau đây:+ Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề được ưu tiên hưởng các chế độ ưu đãi về phát triển nghề và làng nghề của UBND tỉnh và các chính sách hiện hành của Nhà nước. + Mỗi một làng nghề được UBND tỉnh hỗ trợ một lần 20 triệu đồng lấy từ nguồn Quỹ khuyến công hàng năm, nhằm phục vụ cho các chương trình phát triển ngành nghề và làng nghề địa phương.Các làng nghề đạt tiêu chuẩn phải có trách nhiệm trong việc tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, quan tâm cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường; bám sát nhu cầu thị trường để sản xuất mặt hàng mới, du nhập nghề mới đồng thời chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái quy trì sự phát triển bền vững. * Tiêu chí xác định làng nghề của tỉnh Hà Tây (cũ):8 - Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và mọi quyết định hợp pháp của chính quyền địa phương.- Số hộ hoặc lao động làm nghề CN – TTCN ở làng đạt 50% trở lên so với tổng số hộ, lao động trong làng.- Giá trị sản xuất hoặc thu nhập CN –TTCN ở làng chiếm tỷ lệ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm, đảm bảo vệ sinh môi trường theo các quy định hiện hành.- Có các hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với mục tiêu kinh tế xã hội và làng văn hoá của địa phương.- Tên làng do nhân dân bàn bạc, thống nhất và chính quyền địa phương xem xét đề nghị.Các tiêu chuẩn trên của làng phải ổn định và đạt từ 3 năm trở lên mới được UBND tỉnh tổ chức xét công nhận làng nghề.3. Phân loại làng nghề3.1 Phân loại theo tính chất sản phẩmTheo cách phân loại này có thể chia thành 5 nhóm chính:- Nhóm thứ nhất: Nhóm các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, chạm khảm gỗ, đá, mây tre đan,…- Nhóm thứ hai: Nhóm các làng nghề chế biến thực phẩm như làm bánh, nấu rượu, chế biến thuỷ hải sản,…- Nhóm thứ ba: Nhóm các làng nghề sản xuất công cụ phục vụ quá trình sản xuất như rèn, đúc, mộc, đóng thuyền,…- Nhóm thứ tư: bao gồm các làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như dệt chiếu, làm nón, dệt vải, may mặc,…- Nhóm thứ 5: gồm các nghề khác như trồng hoa, cây cảnh, xây dựng,… nhu cầu về các sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội.3.2 Phân loại theo thời gian hình thành và phát triển của làng nghềCùng với xu thế phát triển của thời đại các làng nghề cũng tuân theo quy luật đào thải và phát triển, những làng nghề phù hợp thì tồn tại ngược lại sẽ bị mai một và 9 dần biến mất. Mặt khác cũng có rất nhiều làng nghề mới xuất hiện. Vì vậy phân loại theo tiêu chí này có thể chia thành 2 loại: làng nghề truyền thống và làng nghề mới.- Làng nghề truyền thống là những làng nghề tồn tại lâu đời, sản phẩm của chúng vẫn được ưa chuộng cho tới tận bây giờ. Chúng ta có thể thấy được giá trị văn hoá to lớn của nó, vì vậy cần phải giữ gìn nét văn hoá này để không bị mai một. Đồng thời cũng thấy được từ đó những tiềm năng to lớn trong việc phát triển du lịch.- Làng nghề mới là các làng nghề mới xuất hiện do tác động lan toả của các làng nghề khác hoặc xuất hiện nhằm thoả mãn các nhu cầu mới của thị trường.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề4.1 Gắn liền với nông thôn và sản xuất nông nghiệpNhư chúng ta đã biết ở nông thôn thì sản xuất nông nghiệp là chính. Nhưng sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, thông thường người nông dân chỉ bận bịu công việc đồng áng vào những ngày đầu hoặc cuối vụ, những ngày còn lại thì lại khá nhàn hạ. Từ đó nhiều người đã tìm kiếm thêm công việc phụ để làm như đan lát, dệt vải,… nhằm mục đích ban đầu là phục vụ chính nhu cầu hàng ngày của mình, về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các nghề phụ dần phát triển ở nhiều hộ gia đình và nhanh chóng phát triển thành các làng nghề TTCN. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự dư thừa lao động nông thôn ngày một tăng làm tăng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho họ; mặt khác nguyên vật liệu cho sản xuất TTCN thông thường là các sản phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vì vậy rất sẵn có; bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng sản phẩm TTCN ngày một tăng,…đây là điều kiện thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển.4.2 Có truyền thống lâu đời, sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và mang đậm bản sắc dân tộcĐa số các làng nghề Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua bao thăng trầm các làng nghề vẫn tồn tại và vươn lên mạnh mẽ cùng thời đại. Sự tồn tại của nó như một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.10 [...]... sự phát triển làng nghề 15 III Phát triển bền vững làng nghề 1 Quan niệm về phát triển bền vững làng nghề Xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững, khai thác vào một bộ phận nhỏ của nền kinh tế đó là làng nghề chúng ta có thể hiểu phát triển bền vững làng nghề như sau: Phát triển bền vững làng nghề là việc cân đối các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường tại các làng nghề nhằm đáp ứng được các. .. Để đảm bảo phát triển làng nghề một cách bền vững cần vận dụng tối đa nội lực kết hợp với các yếu tố ngoại lực để các làng nghề phát triển đúng hướng 2.1 Yếu tố nội lực: như vốn, lao động, công nghệ kỹ thuật Đây là các yếu tố tạo nên sức mạnh từ bên trong của các doanh nghiệp, là các yếu tố đảm bảo khả năng sản xuất và vận hành của doanh nghiệp Để đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề thì... kinh nghiệm trong phát triển bền vững các làng nghề 1 Mô hình phát triển bền vững tại làng nghề trồng rau Nam Hồng - huyện Đông Anh – Hà Nội 21 Đây là mô hình phát triển bền vững của cộng đồng dân cư quy mô làng xã, mô hình này được phát hiện và hoàn thiện trong phạm vi Dự án “ Môi trường Cộng đồng” vào những năm 2000 – 2003 Đây là vùng cung ứng rau, hoa, quả quan trọng cho vùng nội thành của thủ đô... những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các làng nghề Các làng nghề phải tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để đi đến đích của sự phát triển đó là phát triển bền vững 3 Đánh giá tính bền vững của các làng nghề 16 3.1 Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế Đó là xem xét các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho các làng nghề đạt được tăng trưởng cao, ổn định... phản ánh trong các sản phẩm của làng nghề tạo nên nét độc đáo riêng và mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm làng nghề, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề Tuy nhiên, ngày nay tại các làng nghề còn tồn tại một số quy định không văn tự, đó là các luật lệ làng nghề khá khắt khe cản trở việc mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề, từ đó kìm hãm sự phát triển của làng nghề Như vậy... Hoà Lạc – những tuyến đường chính nối liền Thạch Thất với trung tâm thành phố, quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc, tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện bạn trong thành phố, … Thạch Thất có vị trí hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại Đặc biệt với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng – Hoà Lạc, khu... trình phát triển lâu dài trong huyện hình thành nên một số làng nghề, mỗi làng nghề có những truyền thống lịch 34 sử ngành nghề khác nhau tạo ra sự phong phú của các sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của làng xã Hiện nay huyện Thạch Thất có 55 làng (theo tiêu chí làng cổ), 169 thôn với 50 làng có nghề, trong đó có 9 làng đủ tiêu chuẩn đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề truyền... sinh sống trong các làng nghề đó Cụ thể hơn thì đó là việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, gắn liền với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và việc bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống tại các làng nghề 2 Yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của làng nghề Từ việc xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề có thể chia ra thành 2 nhóm đó là nhóm yếu tố nội lực và yếu... địa lý 26 Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và TP Sơn Tây Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình cũ), huyện Ba Vì và TP Sơn Tây Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai Cách TP Hà Đông 28 km về hướng Đông Nam, cách trung tâm TP Hà Nội gần 40 km về hướng Đông 1.2 Điều kiện tự nhiên của huyện 1.2.1 Khí hậu Thạch Thất là khu... này đã phát tác những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng Như vậy không thể đảm bảo mục tiêu về môi trường, dẫn đến thiếu bền vững trong phát triển làng nghề Vì vậy cần đo lường khối lượng chất thải (rắn, khí, nước) và mức độ ảnh hưởng của nó đến cộng đồng, cùng với các biện pháp xử lý để đánh giá tính bền vững về môi trường tại các làng nghề 4 Vai trò của phát triển bền vững của các làng nghề Cùng . làng nghề. Phần 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội. Phần 3: Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề huyện Thạch. thành cảm ơn !2 CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀI. Khái quát chung về phát triển bền vững1 . Khái niệm về phát triển bền vữngPhát