III. Đánh giá tính bền vững trong phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất – TP Hà Nội thời gian qua
1. Đánh giá tính bền vững trong phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất
huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội thời gian qua
1. Đánh giá tính bền vững trong phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất Thạch Thất
1.1 Bền vững trên góc độ kinh tế
Đối với nguồn lực đầu vào:
- Nguồn nguyên liệu của các làng nghề huyện Thạch Thất chủ yếu phải nhập từ các vùng khác trong và ngoài nước vì vậy không chủ động, phụ thuộc vào sự biến động nguồn cung và giá cả trên thị trường cung ứng nguyên vật liệu, trong khi đó chất lượng lại không đảm bảo. Do vậy nguồn nguyên vật liệu không ổn định, dẫn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề không được suôn sẻ. Sự ảnh hưởng của nó như sau: khi giá nguyên vật liệu bị đẩy lên cao làm cho giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên cao, làm giảm lượng tiêu dùng; đến khi giá thành nguyên vật liệu giảm xuống đã gây thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp vì họ thường mua tích trữ nguyên vật liêu, đa phần họ ghim sản phẩm lại để chờ giá lên, chính vì vậy ảnh hưởng đến sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là tình trạng dễ thấy trong thời gian gần đây; trường hợp tăng giảm lượng cung nguyên vật liệu thì ảnh hưởng của nó đến sự liên tục
của hoạt động sản xuất thì rõ ràng hơn, đó là khi khan hiếm nguyên vật liệu, không thể thực hiện những hợp đồng sản xuất lớn, dẫn tới mất mối làm ăn và giảm lượng tiêu thụ. Tất cả điều này đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thường xuyên, liên tục và lâu dài của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn: lúc này vấn đề nan giải nhất đối với các doanh nghiệp làng nghề là thiếu vốn và khó tiếp cận với nguồn vốn kích cầu do vốn bị ghim lại trong các sản phẩm chưa tiêu thụ và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự biến động lớn trên thị trường nguyên vật liệu nên các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy các doanh nghiệp làng nghề không thể quay vòng sản xuất để hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, và không thể thực hiện những hoạt động nhằm đưa doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn hiện tại như tìm kiếm, mở rộng thị trường hay đầu tư theo chiều sâu để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất,… Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề.
- Nguồn lao động trong tương lai của làng nghề huyện Thạch Thất thì khá dồi dào vì đây là một huyện khá đông dân với dân số hiện tại khoảng 179.800 người, đồng thời các làng nghề trên địa bàn huyện cũng thu hút khá đông lao động từ các vùng khác đến.Tuy nhiên trình độ của lao động tương đối thấp, số lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa số là học nghề theo kiểu vừa học vừa làm, tuy nhiên họ lại không tha thiết với nghề lắm, hệ luỵ là sự mai một của các làng nghề. Mặt khác chủ các doanh nghiệp làng nghề cũng phần lớn không qua trường lớp đào tạo về kỹ năng quản lý dẫn đến quản lý kém hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các làng nghề ngày một đi xuống.
- Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng trong các làng nghề đa số khá cũ kỹ, chậm đổi mới nên hoạt động với năng suất, chất lượng thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém.
Từ những điều trên có thể thấy nguồn lực đầu vào của sản xuất làng nghề không đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định và lâu dài của làng nghề.
Thị trường tiêu thụ của các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận trong cả nước nên tương đối nhỏ, lẻ, phân tán. Thời gian gần đây thị trường đang có xu hướng thu hẹp lại do một số nguyên nhân sau:
- Sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề kém: mẫu mã lạc hậu, chất lượng không cao, không chú ý đến vấn đề phát triển thương hiệu,…. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thu hẹp thị trường.
- Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp làng nghề thường sản xuất với quy mô nhỏ nên không thể thực hiện được những hợp đồng kinh tế lớn, khả năng mở rộng sản xuất thấp vì vậy không thể mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thị trường bị thu hẹp, sản phẩm sản xuất ra không thể tiêu thụ được, các doanh nghiệp không thể thu hồi vốn, không thể phát triển sản xuất. Do vậy không đảm bảo cho các làng nghề phát triển bền vững.
Hiệu quả phát triển làng nghề: Nhìn chung sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào tăng giá trị sản xuất của toàn huyện, thu nhập của người lao động cũng ngày càng cao, đây là điều kiện để nâng cao mức sống của người lao động. Do vậy đã đạt được mục tiêu hiệu quả trong phát triển làng nghề.
1.2.Bền vững trên góc độ xã hội
Những năm qua sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện đã góp phần giải quyết được khối lượng lớn lao động dư thừa nông thôn không chỉ trên địa bàn huyện Thạch Thất (năm 2007, giải quyết việc làm được 4500 lao động, số lao động trong độ tuổi lao động chưa có việc làm là 2.8%) mà cả lao động ở các vùng khác. Thu nhập của lao động làng nghề cao hơn nhiều so với lao động sản xuất nông nghiệp đơn thuần, và ngày càng cao do vậy mức sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao,tỷ
lệ nghèo đói của huyện giảm nhanh (năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo đói theo chuẩn quốc gia là 9.73%, giảm tỷ lệ hộ nghèo là 2.3%) ; cơ sở khoảng cách giữa đô thị và nông thôn được thu hẹp nhiều. Như vậy một số mục tiêu xã hội đã đạt được.
1.3. Bền vững xét trên góc độ môi trường
Qua đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề ở trên có thể thấy vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề huyện Thạch Thất khá nghiêm trọng. Các doanh nghiệp làng nghề không đầu tư cho các công nghệ sạch và công nghệ xử lý chất thải, do vậy rác thải của hoạt động sản xuất hầu hết không qua xử lý mà được thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Trong khi đó một đặc điểm đặc trưng của các làng nghề đó là nơi sản xuất liền kề với nơi sinh hoạt nên ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cũng như đời sống của dân cư làng nghề.
Mặt khác điều kiện làm việc của người lao động không được đảm bảo: khói, bụi, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất làm gia tăng các căn bệnh như lao phổi, giảm thính giác, … ở người lao động. Từ đó làm giảm khả năng làm việc của họ.
Như vậy môi trường sinh sống và làm việc của người lao động không được đảm bảo, mục tiêu bền vững về môi trường không thể đạt được.