Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

III. Đánh giá tính bền vững trong phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất – TP Hà Nội thời gian qua

3. Cơ hội và thách thức

3.1. Cơ hội

- Hiện nay, Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các làng nghề truyền thống thông qua việc đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề phát triển như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ về vốn hay việc chú trọng công tác đào tạo nghề ở địa phương,… Huyện Thạch Thất coi việc phát triển làng nghề là biện pháp ưu tiên để phát triển kinh tế nông thôn.

- Sự phát triển của các làng nghề huyện Thạch Thất thời gian qua đã góp quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của người dân, đây là động lực để thúc đẩy các làng nghề phát triển trong những năm tiếp theo.

- Có thể tận dụng nguồn lực xã hội của huyện vào phát triển các làng nghề trên địa bàn.

- Sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, các cụm công nghiệp là ngòi nổ cho sự phát triển của các làng nghề.

- Bước đầu đã có sự gắn kết du lịch với phát triển làng nghề. Đây là cơ hội để quảng bá thêm cho các làng nghề trên địa bàn huyện, từ đó có thể mở rộng thị trường.

- Việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp làng nghề mở rộng thị trường.

3.2. Thách thức

- Thách thức lớn nhất là công tác thông tin và kỹ năng thị trường. Ở các làng nghề có nhiều nghệ nhân có đôi bàn tay vàng, có thể làm ra những sản phẩm chất lượng rất tốt, nhưng ít người được biết đến, mức độ chủ động tham gia thị trường rất hạn chế. Một số làng nghề cũng có nghiên cứu thị trường nhưng chưa đồng bộ, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng phụ thuộc nhiều vào trung gian, môi giới, kế hoạch sản xuất không ổn định.

- Nhận thức của cộng đồng dân cư sống trong các làng nghề còn hạn chế, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, không tâm huyết với nghề. Đây là thách thức to lớn đối với việc phát triển bền vững làng nghề vì nó đe doạ sự mai một của làng nghề và sự huỷ hoại nghiêm trọng môi trường sống ở khu vực làng nghề, gây tổn hại nghiêm trọng về sau.

- Tình trạng thiếu sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa nghệ nhân, người sản xuất, người quản lý, người tìm kiếm thị trường đang hạn chế sức phát triển của các làng nghề hiện nay. Theo lời một nghệ nhân cho rằng: “Người nghệ nhân có tâm huyết với nghề thì không thể làm hàng chợ, mỗi sản phẩm làm ra phải có nét riêng bởi nó là sự kết tinh của tay nghề, sự tìm tòi, sáng tạo và quan trọng là những giây phút thăng hoa trong nghề”. Chính đặc trưng nghề nghiệp này đã hạn chế các nghệ nhân tham gia vào thị trường. Sáng tạo ra sản phẩm khó khăn là vậy, nhưng không phải sản phẩm nào cũng thành công. Đó là sự chưa kể đến sản phẩm làm ra không biệt tiêu thụ ở đâu, không biết ai cần, trong khi đó người có nhu cầu thì cũng không biết kết nối với người sản xuất như thế nào

- Thiếu chính sách quan tâm rõ ràng của nhà nước tới các nghệ nhân nhằm khuyến khích họ, biến họ trở thành ngòi nổ cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống.

- Tình trạng tổ chức sản xuất “mạnh ai nấy làm”, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh là yếu kém lớn của các làng nghề hiện nay. Sự thiếu liên kết này dẫn đến không có sự hợp tác trong việc định giá hoặc cùng nhau thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn mà bản thân mỗi cơ sở không đủ kkhả năng. Vì vậy mà hạn chế sự phát triển của các

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w