Giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)

1. Quy hoạch mặt bằng sản xuất CN – TTCN

Hiện nay các làng nghề thường lấy nơi ở của mình làm nơi sản xuất nên mặt bằng sản xuất không đáp ứng, đặc biệt là việc ứng dụng và đưa công nghệ mới vào sản xuất, mặt khác gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến cộng đồng, sản xuất kém phát triển. Cho nên vấn đề đặt ra là phải quy hoạch mặt bằng cho sản xuất CN – TTCN, từ đó các cấp chính quyền địa phương cũng dễ dàng quản lý hơn.

2. Giải pháp thị trường

Bản thân các doanh nghiệp làng nghề cần phải nỗ lực hơn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp làng nghề cần thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình như nâng cao tay nghề của người lao động, đổi mới công nghệ,. ..Đặc biệt phải chú trọng hơn đến khâu dự báo và nghiên cứu thị trường để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới cuả thị trường, đồng thời phải chú trọng việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu; đẩy mạnh hoạt động marketing để giúp các doanh nghiệp làng nghề ngày càng có chỗ đứng trên thị trường . Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh liên kết để có thể cùng nhau thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn, mở rộng mạng lưới tiêu thụ để phát triển thị trường.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ trong việc phát triển thị trường của làng nghề như xúc tiến thương mại, khai thác tốt lợi thế của địa phương để gắn kết với chương trình du lịch nhằm giúp các làng nghề có điều kiện tiếp cận với khách hàng.

3. Giải pháp về vốn

Thời gian qua vấn đề hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất TTCN, các làng nghề chưa phát huy được hiệu quả do người sản xuất khó tiếp xúc với nguồn vốn này và không đáp ứng đủ nhu cầu vốn họ. Do vậy Nhà nước cần hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, giúp các làng nghề đủ lực trong hoạt động đầu tư với các hình thức như: đề nghị các ngân hàng thương mại cho vay theo phương thức thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3, nghiên cứu ứng dụng hình thức tín chấp đối với các làng nghề truyền thống có thu hút nhiều lao động, hoặc áp dụng hình thức ưu đãi lãi suất, thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn và giải quyết việc làm cho nhiều lao động; hoặc khuyến khích huy động vốn từ nhiều nguồn cho hoạt động đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.

4. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh ở làng nghề sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Các doanh nghiệp phải đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, và hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Về phần Nhà nước phải bố trí kinh phí từ ngân sách phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ tạo điều kiện giúp đỡ các làng nghề phát triển bền vững.

5. Đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các làng nghề, giữa các hộ sản xuất với các loại hình doanh nghiệp khác, hình thành các hiệp hội làng nghề để giúp các doanh nghiệp đứng vững hơn tránh sự cạnh tranh không công bằng đồng thời mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp làng nghề.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Cần nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động mang tính chuyên nghiệp đối với lao động làng nghề để phát triển sản phẩm, cung cấp sản phẩm cho thị trường một cách ổn định, từ đó giúp người lao động có việc làm thường xuyên hơn.

Cần xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh phù hợp với các làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Tiêu chuẩn hoá công tác đào tạo nghề và cấp giấy phép đào tạo cho các cơ sở nghề và các làng nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các làng nghề.

Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề, từng bước nâng cao trình độ tinh xảo, tay nghề có trình độ cao và mang tính chuyên nghiệp.

7. Nâng cao năng lực quản lý trong việc phát triển các làng nghề của các cơ quan chức năng. Đây là điều cần thiết để các làng nghề phát triển hiệu quả và đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

8. Phát triển làng nghề phải gắn với giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững mục tiêu phát triển bền vững

Trước hết nâng cao ý thức của người sản xuất trong việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh giáo dục truyền thông, đặc biệt tuyên truyền sâu rộng trong các làng nghề các mô hình, các giải pháp, các công nghệ mới và các kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến về xử lý ô nhiễm không khí, nước và môi trường đất; giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc này, đó là bảo vệ chính cuộc sống của họ.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật để ít ảnh hưởng tới môi trường nhất và phải xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm trước khi nó trở nên nghiêm trọng.

9. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho CN – TTCN

Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm,… để trước tiên là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tiếp theo là thúc đẩy dịch vụ, thương mại phát triển, gián tiếp thúc đẩy các làng nghề phát triển, tạo đà cho sự phát triển trong giai đoạn sau.

Cần huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện các dự án này.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 57 - 59)