Tình hình kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Thạch Thất

2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện

2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trên cơ sở đánh giá và vận dụng đúng thế mạnh, tiềm năng của địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, những năm qua kinh tế huyện Thạch Thất đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi. Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2000 – 2004 của huyện Thạch Thất là 16.5%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh cùng thời kỳ này là 6.8%/năm, đồng thời cũng vượt mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1999 đặt ra là 9.5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 1.703.960 triệu đồng, so với năm 2000 chỉ đạt 432.052 triệu đồng,ta có thể thấy quy mô nền kinh tế của huyện đã lớn hơn trước rất nhiều.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng CNH - HĐH thể hiện chất lượng của tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện. Sự chuyển dịch diễn ra trong từng ngành và trong cả nền kinh tế.

Cơ cấu nền kinh tế của huyện có sự chuyển biến như sau: Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp (theo GTSX) giảm từ 44.24% năm 2000 xuống còn 25.85% năm 2004 và 18.7% năm 2007. Trong khi đó các ngành CN – TTCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 26.55% lên 53.01% và 64.5%. Lĩnh vực dịch

vụ không tăng về cơ cấu nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng đều hàng năm. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Bàng 2.1: Cơ cấu của các ngành theo GTSX qua các năm

Chỉ tiêu Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2007

Tổng GTSX

(triệu đồng) 432.052 473.822 526.058 730.019 923.094 1.703.960 Cơ cấu theo

GTSX (%) 100 100 100 100 100 100

Nông nghiệp 44.24 42.10 41.18 31.04 25.85 18.7

Công nghiệp 26.55 28.20 31.19 46.27 53.01 64.5

Dịch vụ 29.21 29.7 27.63 22.69 21.15 16.8

Theo đó cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn: Năm 2003, lao động CN – TTCN của huyện chiếm 23.9% ( tăng 5.2% so với năm 2000), lao động dịch vụ - thương mại chiếm 2.9% (tăng 0.8% so với năm 2000), lao động nông nghiệp chiếm 68.2% (giảm 6% so với năm 2000).

Trong lĩnh vực nông nghiệp: do diện tích đất canh tác bình quân đầu người của huyện ngày càng bị thu hẹp (360 m2/người) nên huyện chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi các mô hình kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác và xây dựng mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là: đưa các giống cây có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hoá trong khâu làm đất, thu hoạch nhờ vậy đã tạo ra năng suất ngày càng cao. (Nếu năm 2000 năng suất lúa 2 vụ là 104.8 tạ/ha thì đến năm 2003 năng suất lúa 2 vụ được nâng lên 112 tạ/ha). Huyện luôn quan tâm đến quy hoạch vùng sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả bền vững đã đưa kinh tế nông nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá với tốc độ tăng bình quân 6.4 %/năm, vượt 1.4 % so với mục tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực:

. 56.20% 43.80% trồng trọt chăn nuôi 49.70% 50.30% trồng trọt chăn nuôi Năm 2003 Năm 2007

Như vậy tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hàng năm, tỷ trọng trồng trọt giảm. Sản xuất nông nghiệp đã chú ý hơn đến giá trị, hiệu quả, hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá. Đây là minh chứng sống động nhất khẳng định tính đúng đắn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở khai thác phù hợp những tiềm năng sẵn có.

2.3 Về xã hội

- Về công tác giáo dục – đào tạo: Từng là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được các cấp uỷ, chính quyền huyện chăm lo và đặt làm nhiệm vụ trọng tâm. Công tác xã hội hoá giáo dục và công tác khuyến học được đẩy mạnh, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo, trên cơ sở đó tạo xu hướng tích cực cho việc học văn hóa và học nghề trong nhân dân, vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp các bậc học đạt 99.6% trở lên. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất được quan tâm, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường cũng được nâng cao. Đến nay 100% giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở trong toàn huyện đã đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng được củng cố và tăng cường.

- Công tác y tế: Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98%, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và công tác phòng chống dịch. Cơ sở vật chất cho tuyến xã được tăng cường. Đến nay toàn huyện có 23/23 xã có trạm y tế với hơn 100 giường bệnh, các trạm được xây dựng tại nơi thoáng mát, rộng rãi, cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng, 100% trạm y tế có bác sĩ, 117/169 thôn có cán bộ y tế thôn. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm: năm 2000 là 28% thì đến 2004 đã giảm xuống 23.52%.

- Đời sống dân cư: Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh những năm qua nên thu nhập của người dân trong huyện cũng tăng, từ đó chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm từ 13.21% năm 2000 xuống còn 11.78% năm 2001 và đến năm 2004 còn 6.05%, mức giảm hàng năm khoảng 1.5% . Song mức sống lại không đồng đều giữa các vùng, các xã. Các xã vùng đồng bằng có sản xuất nông nghiệp và nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nên đời sống nhân dân khá, còn các xã vùng đồi gò đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w