Tổng quan về thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

II. Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Thạch Thất

1. Tổng quan về thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất

trên địa bàn huyện Thạch Thất

1.1 Số lượng, quy mô và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề làng nghề

 Về số lượng: Thạch Thất là huyện có nhiều ngành nghề, theo số liệu thống kê những năm 1960 có tới gần 20 nghề khác nhau, sản phẩm phong phú, đa dạng, chủ yếu là đồ dân dụng. Nhiều nghề có truyền thống từ xa xưa, một số nghề nổi tiếng trong và ngoài nước… Một thời gian dài từ năm 1945 đến 1990 nhiều ngành nghề không phù hợp đã bị mai một, nhiều nghề mới được đưa vào huyện nhưng phát triển rất mạnh những năm gần đây như sản xuất thép, cơ khí sửa chữa, mạ, sản xuất đồ mộc cao cấp, sa lông, tủ tường,… Các ngành nghề được phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện nhưng chủ yếu tập trung sản xuất lớn ở một số xã như: Hữu Bằng, Chàng Sơn, Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải. Quá trình phát triển lâu dài trong huyện hình thành nên một số làng nghề, mỗi làng nghề có những truyền thống lịch

sử ngành nghề khác nhau tạo ra sự phong phú của các sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của làng xã.

Hiện nay huyện Thạch Thất có 55 làng (theo tiêu chí làng cổ), 169 thôn với 50 làng có nghề, trong đó có 9 làng đủ tiêu chuẩn đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề truyền thống.

Bảng 2.2: Thống kê một số làng nghề tiêu biểu

STT Tên làng nghề Tên xã Sản phẩm làng nghề

1 Cơ kim khí Phùng Xá Phùng Xá Cơ kim khí

2 Mộc, may Hữu Bằng Hữu Bằng Mộc dân dụng, dệt may 3 Mây giang đan Bình Xá Bình Phú Mây giang đan xuất khẩu 4 Mây giang đan Thái Hoà Bình Phú Mây giang đan xuất khẩu 5 Mây giang đan Phú Hoà Bình Phú Mây giang đan xuất khẩu

6 Chè lam Thạch Xá Thạch Xá Bánh chè lam

7 Mộc xây dựng Canh Nậu Canh Nậu Mộc dân dụng

8 Mộc xây dựng Dị Nậu Dị Nậu Mộc dân dụng

9 Mộc Chàng Sơn Chàng Sơn Mộc dân dụng

Ngoài ra, trong huyện còn có 41/55 làng có nghề tương đối phát triển như: xã Hương Ngải, xã Phú Kim, xã Đồng Trúc với nghề xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, làm bánh kẹo, sản xuất gạch ngói, …, xã Đại Đồng với nghề xay xát.

 Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề:

Quy mô hoạt động của các làng nghề lớn hay nhỏ được thể hiện thông qua các con số thống kê về số lượng các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất ngành nghề trong làng nghề. Theo thống kê, tính đến tháng 10/2004, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất là 191 doanh nghiệp các loại, trong đó: Công ty TNHH là 120 doanh nghiệp, 13 công ty CP, 58 doanh nghiệp TN. Nhưng đến tháng 10/2006 thì tại 9 làng nghề tiêu biểu có tổng số 251 doanh nghiệp và 14.775 hộ cá thể hoạt động ngành nghề, trong đó làng nghề Phùng Xá có tới 101 doanh nghiệp và 1350 hộ; Hữu Bằng có 50 doanh nghiệp và 4100 hộ; quy mô nhỏ nhất là làng

nghề mây giang đan Bình Xá với 2 doanh nghiệp và 210 hộ. Như vậy có thể thấy qua các năm quy mô của các làng nghề không ngừng được mở rộng, thể hiện sự phát triển theo chiều rộng của các làng nghề.

1.2 Cơ cấu ngành nghề của các làng nghề

Căn cứ vào sản phẩm chính của 9 làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất ta có thể thấy cơ cấu theo ngành nghề tại các làng nghề như sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành nghề tại các làng nghề huyện Thạch Thất

10% 40% 40% 30% 10% 10% cơ kim khí mộc dân dụng mây giang đan chè lam dệt m ay

Như vậy ngành sản xuất mộc dân dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 40%, tiếp đến là ngành sản xuất mây giang đan xuất khẩu với tỷ trọng là 30%. Đây là các rất phổ biến hiện nay. Ngành sản xuất đồ mộc dân dụng là ngành mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao về các sản phẩm như sa lông, giường, tủ các loại,…của người dân khi mức sống của người dân ngày càng cao hơn. Còn ngành mây giang đan chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu ngành nghề vì nó là nghề truyền thống lại đem lại giá trị kinh tế cao từ việc xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Ngoài ra các ngành khác chiếm tỷ trọng không lớn vì hầu hết là các nghề này hoặc đòi hỏi vốn lớn và quy trình sản xuất phức tạp, hoặc là nghề yêu cầu phải có kinh nghiệm và bí quyết riêng, hoặc là nghề mà thị trường tiêu thụ không lớn lắm, mức độ cạnh tranh cao mà giá trị kinh tế lại không lớn.

1.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận trong nước, riêng sản phẩm mây giang đan là xuất khẩu ra một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan,…

Do không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, ít đổi mới mẫu mã, ít chú trọng đến thương hiệu nên sức cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề thấp, khó có khả năng mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp không trực tiếp xuất sản phẩm mà phụ thuộc vào các hợp đồng bao mua, bị khống chế về số lượng, chủng loại, mẫu mã, thiếu các thông tin về thị trường, do vậy thị trường có tổ chức trong tiêu thụ sản phẩm làng nghề ngày càng giảm, chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán.

Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các làng nghề cũng rơi vào tình trạng chung, đó là thị trường bị thu hẹp do nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan trong tháng 2/2009 giảm 45% so với cùng kỳ năm 2008. Chính vì vậy các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng. Nếu tình hình tiếp tục còn kéo dại sẽ đẩy các làng nghề đến chỗ không có lối thoát nên cần có hướng để phát triển thị trường.

Phát triển các làng nghề gắn với hoạt động du lịch là một hướng đi mới, cần khai thác hết tiềm năng của thị trường này vì hiện nay lượng khách du lịch nước ngoài vào vẫn ngày càng tăng, đây là cơ hội đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.

1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, CN –TTCN đang là một trong hai chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của huyện Thạch Thất, được xác định là tiền đề tạo bước đột phá cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện do đây là tiềm năng, xu hướng tất yếu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ khai thác tốt các tiềm

năng lợi thế đã tạo nên nhịp độ sản xuất sôi động và có xu thế phát triển. Giá trị sản xuất CN – TTCN của huyện tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.3: GTSX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp qua các năm

171,776 208,600270,377672,463 672,463 962,670 1,112,584 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2003 2004 2005 2006 2007 ước TH 2008 GTSX CN -TTCN

Như vậy, sản xuất CN – TTCN của huyện có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng khá cao, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên năm 2006 đạt được tốc độ tăng trưởng là 148.7%, cao nhất trong các năm . Tuy nhiên, GTSX CN – TTCN trong 2 năm gần đây vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng đã có xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong sự tăng trưởng GTSX CN – TTCN của huyện có sự đóng góp to lớn của các làng nghề: Hiện nay giá trị sản xuất CN – TTCN của 9 làng nghề chiếm trên 70% giá trị sản xuất CN – TTCN của toàn huyện.

Sự phát triển mạnh của các làng nghề đồng nghĩa với thu nhập của lao động làng nghề ngày càng cao: năm 2006 thu nhập bình quân lao động làm nghề ở làng nghề Phùng Xá là 1.700.000 đồng/tháng; của làng nghề Hữu Bằng là 1.500.000 đồng/ tháng, Chàng Sơn là 1.400.000 đồng/ tháng, còn các làng nghề khác thấp nhất cũng là

1.100.000 đồng/ tháng, trong khi đó thu nhập bình quân toàn huyện năm 2003 chỉ là 2.425.000 đồng/ người/năm. Từ đó có thể thấy đời sống của người lao động đã được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w