Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 29)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Thạch Thất

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện

Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội.

Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và TP. Sơn Tây.

Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình cũ), huyện Ba Vì và TP. Sơn Tây.

Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai.

Cách TP. Hà Đông 28 km về hướng Đông Nam, cách trung tâm TP. Hà Nội gần 40 km về hướng Đông.

1.2 Điều kiện tự nhiên của huyện1.2.1 Khí hậu 1.2.1 Khí hậu

Thạch Thất là khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa rõ rệt. Do đặc điểm địa hình, Thạch Thất được chia thành 2 vùng khác nhau:

- Vùng đồng bằng, độ cao trung bình từ 5m – 7m, có khí hậu của Đồng bằng sông Hồng, khí hậu nóng ẩm hơn, nhiệt độ trung bình năm 23.80C, lượng mưa trung bình 1700mm – 1800mm.

- Vùng đồi, độ cao trung bình 15m – 50m, khí hậu lục địa, chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 24.50C, lượng mưa trung bình 2300mm – 2400mm. Mùa hạ có mưa nhiều, thường có bão (hàng năm có 5-7 cơn bão) với lượng mưa khoảng 300mm trong 2-3 ngày.

1.2.2 Địa hình

Thạch Thất có địa hình đa dạng, vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Vùng đồi gò, bán sơn địa: nằm ở phía hữu sông Tích, diện tích khoảng 72 km2, chiếm 60.7% diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ những dộc trũng. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đất phong hoá xen lẫn lớp sỏi ong. Tầng đất canh tác thấp. Với đặc điểm như vậy thích

hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến thời điểm năm 2004 một phần diện tích của vùng bán sơn địa huyện đã quy hoạch thành các vùng phát triển đô thị và công nghiệp.

- Vùng đồng bằng phía Đông: nằm ở phía tả ngạn sông Tích, địa hình tương đối bằng phẳng. Địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù sa, riêng ven sông Tích là nền địa chất phù sa cổ. Với đặc điểm như vậy thuận lợi cho việc đa dạng hoá vật nuôi cây trồng, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, song khó khăn về công tác chống úng và sự lựa chọn chế độ canh tác thích hợp đối với các vùng trũng.

1.2.3. Tài nguyên

Đây là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương. 1.2.3.1 Tài nguyên đất

Thống kê phân loại đất, thổ nhưỡng Thạch Thất bao gồm các loại đất sau: - Vùng đồng bằng: có loại đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley.

- Vùng đồi, núi: có loại đất nâu, vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến sét.

Đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có diện tích lớn, phân bổ rộng. Tại các vùng có địa hình trũng, ngập nước lâu ngày, mức nước ngầm nông có đất gley. Đất nâu vàng trên phù sa cổ và đỏ vàng trên đất phiến sét phân bố chủ yếu ở vùng đồi gò.

Nhìn chung, đất Thạch Thất có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng cây gây rừng.

1.2.3.2. Tài nguyên nước

Nhìn chung tài nguyên nước dồi dào phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng cần có hệ thống tưới tiêu hợp lý để điều hoà nước, giữ nước và cấp nước vào mùa khô. Với nguồn nước mặt và nước ngầm hiện có tuy chưa chủ động điều tiết đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhưng trong tương lai khi xây dựng chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây thời kỳ sau 2020,

trục đường 21A, tỉnh lộ 80 với hệ thống nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cụm, điểm công nghiệp,… cần có giải pháp cấp thoát nước phù hợp.

1.2.3.3. Khoáng sản

Thạch thất là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản , Thạch Thất có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở xã Đại Đồng, đá ong ở Bình Yên.

Đá ong là vật liệu xây dựng nên việc khai thác đá đã có lịch sử từ lâu đời, đến nay vẫn khai thác theo phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế thấp, trữ lượng đá tốt đã giảm nhiều.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 29)