Định hướng phát triển CN –TTCN của huyện đến năm 2010 1 Quan điểm phát triển CN – TTCN huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 57)

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề

2.Định hướng phát triển CN –TTCN của huyện đến năm 2010 1 Quan điểm phát triển CN – TTCN huyện Thạch Thất

2.1. Quan điểm phát triển CN – TTCN huyện Thạch Thất

- Phát triển công nghiệp theo hướng CNH – HĐH, tận dụng tối đa các cơ sở công nghiệp hiện có. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp để thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, giải quyết lao động, việc làm.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao, có sức cạnh tranh và sản xuất hàng xuất khẩu như: Công nghệ thông tin - viễn thông, điện tử, cơ kim khí kỹ thuật cao.

- Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao như đồ uống, dệt may, da giày, cơ khí điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

- Phát huy các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý đến các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu như mây tre đan, thêu ren…

- Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị, gìn giữ bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Chuyển mạnh từ nền công nghiệp chủ yếu là gia công hiện nay sang công nghiệp sản xuất hiện đại để đạt giá trị xuất khẩu cao.

2.2. Mục tiêu

- GTSX công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 20 – 21%, giai đoạn 2011 – 2020 đạt 15 – 16%.

- Tổng GTSX ngành công nghiệp năm 2010 đạt 1730 tỷ đồng, năm 2015 đạt 3700 tỷ đồng, năm 2020 đạt 6500 tỷ đồng.

- Cơ cấu GTTT ngành công nghiệp năm 2010 chiếm 54% cơ cấu kinh tế.

- Phát triển công nghiệp trên địa bàn bao gồm cả công nghiệp địa phương và công nghiệp trung ương, tiểu thủ công nghiệp, từng bước có cơ cấu hợp lý, khai thác và sử dụng có kế hoạch và hiệu quả tài nguyên, tìm kiếm thị trường, lựa chọn công nghệ phù hợp để thu hút lao động và phát triển sản xuất.

- Tiếp tục phát triển khu công nghiệp Phù Cát – Hoà Lạc, coi trọng nguồn vốn FDI, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

2.3. Phát triển các ngành sản xuất

Phát huy các tài nguyên mà huyện có nhiều tiềm năng, phát huy công suất xí nghiệp vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội và xí nghiệp Cẩm Yên. Ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng mới tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

2.3.2 Công nghiệp cơ khí

Phát triển công nghiệp cơ khí tại các khu công nghiệp của thành phố , các cụm công nghiệp.

Xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp ở Phùng Xá để phát triển công nghiệp cơ khí địa phương.

2.3.3. Chế biến lâm sản

Thạch Thất có các làng nghề nổi tiếng về sản xuất đồ mộc ở Chàng Sơn, làng nghề sản xuất đồ mộc mỹ nghệ ở Bình Phú, đa ngành nghề ở Hữu Bằng,… Trong tương lai gỗ rừng sẽ ít dần, vì vậy các cơ sở chế biến gỗ sẽ phải thu hẹp và chuyển hướng sản xuất sang sử dụng các vật liệu thay thế gỗ như ván nhân tạo để đóng đồ mộc gia dụng và đồ thủ công mỹ nghệ, may tre đan,… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong các năm tới, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho việc đóng đồ dân dụng, cần ưu tiên các dự án sản xuất ván nhân tạo tại khu công nghiệp Phú Cát, hoặc các cụm điểm công nghiệp.

2.3.4. Làng nghề thủ công truyền thống

Tập trung quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống của huyện: Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Phùng Xá, Thạch Xá.

Nhân cấy nghề cho các làng xã chưa có nghề. Phát triển làng nghề là biện pháp ưu tiên để phát triển kinh tế nông thôn. Mục tiêu đến năm 2010 mỗi làng có một nghề và sản phẩm đặc thù.

2.4. Phát triển khu công nghiệp2.4.1. Khu công nghệ cao Hoà Lạc 2.4.1. Khu công nghệ cao Hoà Lạc

Ngày 12/10/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 198/1998/QQĐ-TTg về việc thành lập khu công nghệ cao Hoà Lạc. Khu công nghệ này có diện tích đến năm

2020 dự kiến là 1.600 ha cách trung tâm Hà Nội 30 km, gồm 5 xã ( Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên, Thạch Hoà, Cổ Đông ) thuộc huyện Thạch Thất. Đây là thành phố mới với khu công nghệ cao Hoà Lạc, trường đại học quốc gia, khu công nghiệp Phú Cát và khu dân cư Đồng Xuân (670.000 người). Đây là trung tâm Quốc gia về công nghệ cao, về nghiên cứu đào tạo, du lịch và văn hoá.

Giai đoạn 1 (đến năm 2005): Dành ưu tiên xây dựng các Viện nghiên cứu (R&D) quốc gia nhằm kích thích sự tham gia của các xí nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phần mềm. Dự kiến sử dụng 796 ha.

Giai đoạn 2 (từ 2006-2010): Là giai đoạn đầu tư chiều sâu cho các công trình. Cuối giai đoạn này khu công nghệ đã hoàn thiện, sản sinh ra một số công nghệ cao mới. Giai đoạn này ( đến năm 2010) dự kiến sử dụng tiếp 317 ha.

Giai đoạn 3 (sau năm 2010 đến 2020): Đạt được các chỉ tiêu công nghệ trên thế giới, hình thành một hành lang tăng trưởng mới của đất nước dựa trên hoạt động công nghiệp khoa học và công nghệ, đến năm 2020 dự kiến sử dụng tiếp 537 ha.

2.4.2. Khu công nghiệp Phú Cát

Tổng diện tích dự kiến là 1.200 ha. Dự kiến ở đây sẽ phát triển công nghệ sạch kỹ thuật cao có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đây là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước và cũng là cơ hội để thành phố nắm bắt phát triển mạng lưới dịch vụ, giải quyết việc làm. Toàn khu công nghiệp sẽ được chia làm 2 tiểu khu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiểu khu phía Bắc Phú Cát: Có quy mô 300 – 400 ha, rất thuận lợi về mặt bằng xây dựng và giao thông (hai phía là đường 21A và đường cao tốc về Hà Nội). Dự kiến các ngành nghề công nghiệp sẽ được xây dựng tại đây: cơ khí chính xác, điện tử, quang học, thông tin, dược phẩm, đồ uống.

- Tiểu khu phía Nam Phú Cát: Dự kiến các ngành nghề được xây dựng để gọi vốn đầu tư: chế biến nông sản, sành sứ, thuỷ tinh, đồ mộc cao cấp, hàng tiêu dùng bằng nhựa.

Giai đoạn đầu sẽ xây dựng 400 ha ở khu công nghiệp Phú Cát (300 ha ở tiểu khu phía Bắc và 100 ha ở tiểu khu phía Nam).

2.4.3. Các cụm công nghiệp

Huyện tập trung phát triển các điểm công nghiệp làng nghề để quy hoạch các hộ sản xuất vào một nơi tập trung, vừa đảm bảo môi trường cho các làng nghề vừa thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 57)