Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế huyện 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 34)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Thạch Thất

3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế huyện 1 Thuận lợ

3.1 Thuận lợi

Nằm ở vị trí phía Tây Bắc TP. Hà Nội với rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc – những tuyến đường chính nối liền Thạch Thất với trung tâm thành phố, quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc, tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện bạn trong thành phố,… Thạch Thất có vị trí hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.

Đặc biệt với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng – Hoà Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,… trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển sôi động nhất trong toàn tỉnh. Đây chính là thế mạnh tạo sức hấp dẫn lớn cho huyện trong việc thu hút các dự án đầu tư vào hoạt động trong tương lai không xa.

Với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng ( 35/54 làng nghề trong đó có 9 làng nghề được công nhận) có bề dày truyền thống hàng trăm năm nay như làng mộc Chàng Sơn, làng kim khí Phùng Xá,… Thạch Thất được đánh giá rất có tiềm năng trong phát triển các ngành nghề CN – TTCN. Cùng với lực lượng lao động dồi dào đang từng bước tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, đây sẽ là nhân tố quyết định để huyện phát triển CN – TTCN trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương huyện đã đề ra.

Ngoài ra, với hơn 400 ha diện tích vùng gò đồi Đồng Trúc, cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử, Thạch Thất còn có tiềm năng phát triển mạnh du lịch - dịch vụ.

3.2 Khó khăn

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là cơ sở hạ tầng trong huyện còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông, đây là rào cản đối với sự phát triển kinh tế của huyện và là bài toán khó giải quyết. Ở các xã đồng bằng, hệ thống giao thông cũ, ngày càng bị quá tải, không đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại các xã vùng đồi gò, bán sơn địa cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, vì thế nó cản trở việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các xã trong huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 34)