MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũng không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại chương III điều 54 đã xác định "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và tài nguyên nước, dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa hóa cách tiếp cận quản lý và sử dụng đất với các xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển của đất nước một cách bền vững. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, và phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp và Nguyễn Điền, 1996). Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân năm 5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Theo công bố của Tổng Cục thống kê (2012), giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp 21,5% tổng GDP của cả nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt 17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa với diện tích tự nhiên 18.459,05 ha. Những năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của nông nghiệp chỉ còn 17,8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 65,4%, dịch vụ là 16,8% (UBND huyện Thạch Thất, 2013). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình chuyển đổi được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp của huyện đã có những thay đổi rất lớn. Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Mặt khác, giá trị của đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên rất nhanh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH 2. TS. NGUYỄN QUANG HỌC HÀ NỘI - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa Quản Lý Đất Đai, Bộ môn Khoa học đất, bộ môn Quy hoạch đất đai, Ban Quản lý đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt nam. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành và TS. Nguyễn Quang Học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới đồng chí Bí thư huyện ủy, tập thể lãnh đạo UBND, các phòng ban của huyện Thạch Thất và lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn của huyện Thạch Thất cùng một số hộ gia đình đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin được cảm ơn tập thể Ban Giám đốc và các cán bộ công chức, viên chức Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể cơ quan, ban ngành, bạn bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình x MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4 Những đóng góp mới của luận án 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 4 1.1.1 Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền sản xuất nông nghiệp 4 1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước 7 1.2 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp bền vững 19 1.2.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên 19 1.2.2 Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác 19 1.2.3 Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức 20 1.2.4 Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội 21 1.3 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp bền vững theo phương pháp đánh giá đất của FAO 23 1.3.1 Đánh giá đất theo FAO 23 1.3.2 Ứng dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO các định tiềm năng đất đai ở Việt Nam 26 iv 1.4 Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Hà Nội 29 1.4.1 Nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Hà Nội 29 1.4.2 Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ở Hà Nội 31 1.4.3 Những tác động của đô thị hoá đối với sử dụng bền vững đất nông nghiệp Hà Nội 32 1.5 Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan 33 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35 2.2 Nội dung nghiên cứu 35 2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 35 2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 36 2.2.3 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 36 2.2.4 Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững đã lựa chọn 36 2.2.5 Nghiên cứu một số mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ đề xuất sử dụng 36 2.3 Phương pháp nghiên cứu 36 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 37 2.3.3 Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất 37 2.3.4 Phương pháp lẫy mẫu đất tầng mặt và nước mặt 38 2.3.5 Phương pháp phân tích đất, nước 38 2.3.6 Đánh giá chất lượng đất và nước 39 2.3.7 Phương pháp đánh giá đất 39 2.3.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất 39 2.3.9 Phương pháp đánh giá tính bền vững của các loại /kiểu sử dụng đất 42 v 2.3.10 Phương pháp nghiên cứu mô hình 44 2.3.11 Phương pháp bản đồ 45 2.3.12 Phương xử lý số liệu 45 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất 46 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 46 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 50 3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thạch Thất 55 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất 56 3.2.1 Biến động sử dụng đất huyện Thạch Thất giai đoạn 2005-2012 56 3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất năm 2012 58 3.2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 60 3.3 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất 79 3.3.1 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn 79 3.3.2 Lựa chọn các loại /kiểu sử dụng đất bền vững phục vụ đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất 79 3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai với các loại hình sử dụng đất bền vững 82 3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 82 3.4.2 Đánh giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn 100 3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại huyện Thạch Thất 105 3.5.1 Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) 105 3.5.2 Mô hình chuyên rau (cải bắp - cải xanh - dưa chuột) 108 3.5.3 Mô hình cây ăn quả - cây thanh long ruột đỏ 110 3.5.4 Mô hình chuyên trồng hoa (hoa hồng Đà lạt) 112 3.5.5 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi cá rô phi) 114 3.6 Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững 116 3.6.1 Những quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 116 vi 3.6.2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 1 Kết luận 122 2 Kiến nghị 124 Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 125 Tài liệu tham khảo 126 Phụ lục 132 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CPTG Chi phí trung gian DTĐT Diện tích điều tra DTTN Diện tích tự nhiên ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) LMU Đơn vị đất đai (land mapping Unit) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản NTTS Nuôi trồng thủy sản QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Thu nhập hỗn hợp UBND Ủy ban nhân dân WCED Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment and Development) viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất 40 2.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 41 2.3 Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 42 2.4 Thang điểm đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất 43 3.1 Diện tích các loại đất của huyện Thạch Thất 50 3.2 Dân số, lao động huyện Thạch Thất giai đoạn 2008 - 2012 52 3.3 Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2005-2012 57 3.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2012 59 3.5 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất phân bố theo hai vùng của huyện Thạch Thất năm 2012 61 3.6 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở huyện Thạch Thất 64 3.7 Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ở huyện Thạch Thất 66 3.8 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất 68 3.9 Hiệu quả về môi trường của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất 78 3.10 Đánh giá tính bền vững của các của các kiểu sử dụng đất huyện Thạch Thất 79 3.11 Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn 81 3.12 Các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch Thất 83 3.13 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT03 85 3.14 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 02 86 3.15 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 09 87 3.16 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT06 88 3.17 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 05 89 3.18 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện TT 07 90 [...]... tài: Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội ” 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội - Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất theo hướng bền vững 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Về khoa học Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong sử dụng bền vững. .. vững đất nông nghiệp của một huyện ven đô 3.2 Về thực tiễn Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất vừa nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp vừa cải thiện đời sống cho người nông dân đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái cho huyện 4 Những đóng góp mới của luận án - Đề xuất các loại hình sử dụng đất gắn với sử dụng đất bền vững của huyện Thạch. .. triển nông nghiệp bền vững cần phải sử dụng đất bền vững và để sử dụng đất bền vững cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí là bền vững về kinh, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường Do tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp hiện vẫn là ngành nặng về khai thác tài nguyên đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến sử dụng. .. của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội - Bổ sung cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1 Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền sản xuất nông nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về đất đai Cho đến nay đã có nhiều nhà thổ nhưỡng, nhà quản lý đưa ra những... người trong điều kiện hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận (Vũ Văn Nâm, 2009) 1.1.2.1 Sử dụng đất bền vững Để có một nền nông nghiệp bền vững thì cần phải sử dụng đất bền vững FAO (1993) đã đề xuất nguyên tắc kiểm soát đánh giá hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững, trong đó: Quản lý sử dụng đất bền vững bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm hội nhập những nguyên... của đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên rất nhanh 2 Quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao bán với giá ngày càng cao Từ đó đã ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thu nhập, lối sống của người dân trong huyện Vì vậy, nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu. .. tương lai Nông nghiệp bền vững không chỉ tiếp thu những tri thức, kỹ thuật của các nền nông nghiệp khác mà còn phải kế thừa kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền thống Nông nghiệp Việt Nam nên phát triển theo hướng bền vững hơn là nông nghiệp sinh thái Theo Lê Văn Khoa (2004) và Nguyễn Văn Toàn (2005, 2010) nông nghiệp bền vững không loại trừ việc sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà sử dụng. .. với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người 4 1.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm...3.19 Diện tích đất theo cấp độ dốc huyện Thạch Thất 92 3.20 Diện tích đất theo độ dày tầng đất mịn huyện Thạch Thất 93 3.21 Diện tích đất theo thành phần cơ giới huyện Thạch Thất 93 3.25 Tổng hợp diện tích theo cấp độ chua của tầng đất mặt huyện Thạch Thất 94 3.24 Diện tích đất theo khả năng tưới ở huyện Thạch Thất 95 3.25 Diện tích đất theo khả năng tiêu thoát nước mặt huyện Thạch Thất 96 3.26... hình sử dụng đất bền vững (Nguyễn Văn Toàn, 2010) 1.1.2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Theo FAO (1993) đánh giá hiệu quả sử dụng đất là đánh giá hoạt động kinh tế trong sử dụng đất thể hiện qua số lượng sản phẩm thu được, tổng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là chỉ tiêu số lượng lao động được sử dụng trong cả chu kỳ kinh tế của cây trồng hoặc hàng năm đối với các cây trồng hàng . năng đất đai ở Việt Nam 26 iv 1.4 Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Hà Nội 29 1.4.1 Nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Hà Nội 29 1.4.2 Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp. đến sử dụng đất nông nghiệp 35 2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 36 2.2.3 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch. tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp