1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

157 569 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

1 Tính cấp thiết củ đề tài MỞ ẦU Xói mòn từ lâu đã được coi là nguyên nhân gây thoái hóa tài nguyên đất nghiêm trọng. Vấn đề bảo vệ đất và chống xói mòn đã được các nhà triết học cổ đại đề cập đến. Platon (427-347 trước Công nguyên) đã nêu ra được mối quan liên quan giữa lũ lụt và xói mòn đất với việc tàn phá rừng. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất được Volni nhà khoa học người Đức tiến hành từ năm 1877-1895, kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự xói mòn đất. Sau đó, các nghiên cứu khác về xói mòn đất được triển khai mạnh mẽ ở Mỹ và một số nước khác trên thế Giới (Hudson, 1981) [7]. Vì vậy, cùng với thoái hóa đất, xói mòn tồn tại trong suốt quá trình khai thác và sử dụng đất. Có thể nói rằng: xói mòn là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa tài nguyên đất ở miền núi. Để giảm thiểu xói mòn ở miền núi, hai vấn đề cần được song song nghiên cứu là: bản thân quá trình xói mòn (xói mòn do điều kiện tự nhiên gây ra), nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nó và xói mòn do các hoạt động của con người. Các nghiên cứu về xói mòn đất là cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch sử dụng đất đưa ra các chính sách đất đai phù hợp giúp cho việc quản lý đất đai đạt hiệu quả hơn, nâng cao mức sống cho người dân. Đồng thời tìm ra biện pháp giải quyết phòng chống xói mòn đất, nhằm mục đích sử dụng đất ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Tam Nông là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng. Vị trí địa lý của huyện Tam Nông bộc lộ những mặt hạn chế, đó là huyện thuộc vùng bán sơn địa với địa hình rất phức tạp bao gồm: núi, đồi, ruộng và hệ thống sông ngòi, hồ đầm rất phong phú. Vì vậy rất khó khăn cho việc đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo đất và sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua việc sử dụng đất không hợp lý đã làm cho nguồn tài nguyên đất đồi núi ở Tam Nông đã có dấu hiệu bị xói mòn, rửa trôi, suy giảm về chất lượng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình xói mòn đất ở Tam Nông như khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất, thuỷ văn, các hoạt động sản xuất của con người...Tuy nhiên các nhân tố này không diễn ra một cách độc lập, mà chúng tương tác lẫn nhau. Do đó, nghiên cứu bản chất quá trình xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất, từ đó xây dựng một cơ sở dữ liệu về xói mòn đất giúp cho địa phương có những định hướng đúng trong công tác bảo vệ đất dốc, chống xói mòn đất là một vấn đề cấp thiết. Có nhiều phương pháp khác nhau cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể lựa chọn để nghiên cứu xói mòn đất. Trong các phương pháp nghiên cứu, phương pháp viễn thám (RS) là phương pháp hiện đại, và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ mạnh có thể giải quyết các bài toán vĩ mô trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các nghiên cứu một cách toàn diện để khẳng định tính đúng đắn của phương pháp RS và GIS trong nghiên cứu xói mòn đất so với phương pháp truyền thống. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ” là rất cấp thiết và được lựa chọn để thực hiện. 2 Mục tiêu đề tài - Xác định các hệ số xói mòn đất, mức độ xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ bằng công nghệ RS và GIS theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi RUSLE. - Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp RS và GIS trong nghiên cứu xói mòn và đề xuất một số biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn có hiệu quả trên địa bàn huyện. 3 Ý nghĩ ho học và thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học Khẳng định khả năng ứng dụng công nghệ Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý đánh giá và tính toán xói mòn đất của một huyện trung du miền núi Việt Nam. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đã đánh giá xói mòn đất, xói mòn tiềm năng theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi (RUSLE) huyện Tam Nông. Góp phần cung cấp thông tin tư liệu bản đồ, số liệu thuộc tính về điều kiện tự nhiên khu vực. - Góp phần giúp cho các nhà khoa học nông, lâm nghiệp sử dụng các mô hình phòng chống xói mòn một cách có hiệu quả. 4 ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đất gò đồi huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đất gò đồi huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, được phân bố trên 18/20 xã, thị trấn theo ranh giới hành chính được xác định trên bản đồ địa giới hành chính và bản đồ đất. + Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2011. 5 Những đóng góp m i củ luận án Đã xác định được các hệ số xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng cho vùng đất gò đồi huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.

Ngày đăng: 20/03/2015, 10:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w