Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: - TS NGUYỄN VĂN SINH- TS ĐỖ THỊ LAN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
HUYỆN SƠN ĐỘNG - TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh - Viện Sinhthái và tài nguyên sinh vật, Tiến sĩ Đỗ Thị Lan - Giảng viên khoa Tài nguyên - Môitrường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp chỉ dẫn, nhiệt tình giúpđỡ tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn có ý kiến tham gia của Thạc sỹ Đỗ Văn Thanh, giảng viên trườngĐại học sư phạm Hà Nội; Thạc sỹ Hà Quý Quỳnh, Viện sinh thái và tài nguyênsinh vật, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan:UBND huyện Sơn Động, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên - Môi trường, PhòngThống kê, Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Sơn Động đã tạo điều kiện và giúpđỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các đơn vị: Sở Nông nghiệp vàPTNT Bắc Giang, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm đã tạo điều kiện cho tôiđược tham gia khóa học và những điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu luậnvăn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệpđã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2009
Tác giả
Hoàng Tiến Hà
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7
4 Khối lượng và cấu trúc luận văn 7
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất 9
1.1.1 Xói mòn đất 9
1.1.2 Các quá trình xói mòn đất 9
1.1.2.1 Xói lở sông suối 9
1.1.2.2 Xói mòn và rửa trôi bề mặt 10
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất 10
1.1.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến xói mòn đất 11
1.1.3.2 Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất 11
1.1.3.3 Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất 13
1.1.3.4 Ảnh hưởng của đất đến quá trình xói mòn đất 13
1.1.3.5 Ảnh hưởng của con người đến xói mòn đất 13
1.2 Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới 14
1.2.1 Các xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn 14
1.2.2 Các phương pháp đánh giá xói mòn đất [30] 15
1.2.3 Các mô hình đánh giá xói mòn đất 16
1.2.3.1 Mô hình kinh nghiệm 16
1.2.3.2 Mô hình nhận thức 22
1.3 Nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam 23
1.4 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá xói mòn đất 28
1.4.1 Sự hình thành và phát triển của GIS 28
1.4.2 Ứng dụng GIS trực tiếp xây dựng bản đồ xói mòn 29
1.4.3 Ứng dụng GIS và mô hình hóa tính toán xói mòn đất 30
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 33
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33
2.1 Điều kiện tự nhiên 33
2.1.4 Đặc điểm tài nguyên rừng 40
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
2.2.1 Thành phần dân tộc và phân bố dân cư 43
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 3 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
2.2.2 Y tế, giáo dục[21] 43
2.2.3 Giao thông 44
2.2.4 Tình hình phát triển sản xuất huyện Sơn Động 44
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
3.1 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu 45
3.2 Thời gian nghiên cứu 45
3.3 Nội dung nghiên cứu 45
3.4 Phương pháp nghiên cứu 46
3.4.2.6 Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động (V) 55
3.4.2.7 Thành lập bản đồ xói mòn huyện Sơn Động (A) 55
3.4.3 Quy trình nghiên cứu 56
3.4.3.1 Xây dựng các bản đồ đơn thành phần: 56
3.4.3.2 Xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn thực tế: 56
3.5 Cơ sở tài liệu 57
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
4.1 Xây dựng bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn thực tế huyện Sơn Động 59
4.1.1 Xây dựng bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) 59
4.1.2 Thành lập bản đồ hệ số kháng xói của đất (K) 60
4.1.3 Thành lập bản đồ hệ số địa hình (LS) 62
4.1.4 Thành lập bản đồ hệ số lớp phủ thực vật (C) 63
4.1.5 Bản đồ hệ số canh tác (P) 65
4.1.6 Bản đồ xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động 66
4.1.7 Bản đồ xói mòn huyện Sơn Động 69
4.2 Kiểm chứng kết quả nghiên cứu 72
4.3 Ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật tới xói mòn đất huyện Sơn Động 73
4.3 Một số đề xuất cho khu vực nghiên cứu 74
4.3.1 Đối với khu vực xói mòn cấp 1 - Cấp không xói mòn 74
4.3.2 Đối với khu vực xói mòn cấp 2 - Cấp ít nguy hại 74
4.3.3 Đối với khu vực xói mòn cấp 3 - Cấp nguy hại 75
4.3.4 Đối với khu vực xói mòn cấp 4 - Cấp rất nguy hại 75
4.3.5 Đối với khu vực xói mòn cấp 5 - Cấp cực kỳ nguy hại 75
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 4 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất [6] 12
Bảng 2.1: Một số thông tin về chế độ khí hậu 36
huyện Sơn Động – Bắc Giang 36
Bảng 2.2: Lượng mưa huyện Sơn Động năm 2007 theo tháng 36
Bảng 2.3: Độ che phủ thảm thực vật Sơn Động 42
Bảng 3.1: Hệ số xói mòn đất của một số loại đất ở Việt Nam 50
Bảng 3.2 Bảng tra C theo Hội khoa học đất quốc tế [3] 53
Bảng 3.3: Hệ số xói mòn đất của một số dạng thảm thực vật 54
ở Việt Nam [4] 54
Bảng 3.4 Bảng tra hệ số P theo hội khoa học đất quốc tế [3] 55
Bảng 3.5: Phân cấp xói mòn và xói mòn tiềm năng 57
Bảng 4.1: Hệ số kháng xói các loại đất huyện Sơn Động 61
Bảng 4.2: Bảng hệ số C khu vực nghiên cứu 64
Bảng 4.3: Phân câp xoi mon tiêm năng huyện Sơn Động 68
Bảng 4.4: Phân câp xoi mon huyện Sơn Động 71
Bảng 4.5: Tương quan diện tích xói mòn với độ che phủ rừng 73
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 5 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất 10
Hình 1.2: Ứng dựng GIS trực tiếp tính toán xói mòn 30
Hình 1.3: Sử dụng mô hình USLE trong tính toán xói mòn bằng GIS 32
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Sơn Động 33
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Sơn Động 34
Hình 2.3: Biểu đồ lượng mưa huyện Sơn Động, năm 2007 37
Hình 2.4: Hệ thống sông, suối huyện Sơn Động 38
Hình 2.5: Bản đồ phân bố các loại đất huyện Sơn Động 39
Hình 2.6: Diện tích các loại đất chính huyện Sơn Động 40
Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng thảm thực vật 41
huyện Sơn Động, năm 2007 41
Hình 2.8: Phân bố dân cư huyện Sơn Động 43
Hình 3.1: Mô hình phương pháp tính toán bản đồ trên GIS 46
Hình 3.2 Các bước xây dựng bản đồ hệ số R 48
Hình 3.3: Các bước xây dựng bản đồ hệ số LS 52
Hình 3.4: Phương pháp nghiên cứu xói mòn đất 58
Hình 4.1: Bản đồ đường đẳng trị mưa huyện Sơn Động 59
Hình 4.2: Bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) 60
Hình 4.3: Bản đồ hệ số kháng xói của đất (K) 62
Hình 4.4: Bản đồ hệ số LS 63
Hình 4.5: Bản đồ hệ số C khu vực nghiên cứu 65
Hình 4.6: Bản đồ xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động 67
Hình 4.7: Bản đồ xói mòn đất huyện Sơn Động 70
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 6 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề
Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiênlà 84.432,4 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 68.348,29 hecta chiếm72,0% [14] Địa hình Sơn Động gồm đồi núi xen kẽ các thung lũng, manhmún, địa hình chia cắt mạnh chênh lệch về độ cao, độ dốc lớn Hiện tượng xóimòn, rửa trôi đang xảy ra mạnh Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nàovề xói mòn đất trên địa bàn huyện Sơn Động.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu đặc biệt, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tư liệu lao động chính của nềnkinh tế Nông – Lâm nghiệp Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, cùng vớisự gia tăng dân số, các nguồn tài nguyên khoáng sản, thảm thực vật, đất đai đãvà đang được sử dụng ở mức độ cao, thậm chí không hợp lý Việc khai thácNông – Lâm nghiệp không có ý thức ngày càng làm cho quá trình xói mòn đấtxảy ra nghiêm trọng, độ phì nhiêu ngày càng giảm, nhiều nơi trơ sỏi đá, trởthành đất trống, đồi núi trọc [6].
Xói mòn đất là quá trình phá huỷ lớp thổ nhưỡng (bao gồm cả phá huỷthành phần cơ, lý, hoá, chất dinh dưỡng v.v… của đất) dưới tác động của cácnhân tố tự nhiên và nhân sinh làm giảm độ phì của đất, gây ra bạc mầu, thoáihoá đất, laterit hoá, trơ sỏi đá v.v…, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và pháttriển của thảm thực vật rừng, thảm cây trồng khác [6].
Ðể giảm thiểu xói mòn ở khu vực miền núi, hai vấn đề cần được songsong nghiên cứu là: quá trình xói mòn, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng vàvấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên Có nhiều phương pháp nghiên cứ u, đánhgiá xói mòn đất được các tác giả trong và ngoài nước sử dụng Trong đó, việcứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) là phương pháp , là công
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 7 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
cụ mạnh có khả năng phân tích không gian trong thơi gian ngắn Côngnghệ GIS còn cho phép tích hợp phương trình mất đất tổng quát củaWischmeier W.H và Smith D.D để tính toán và xây dựng bản đồ xói mòn đấtcủa các lưu vực, vùng lãnh thổ một cách dễ dàng và chính xác.
Vơi cac ly do nêu trên , chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ
hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang”.
- Đề xuất một số giải pháp chống xói mòn đất.
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá và dựbáo xói mòn đất qua việc phân tích không gian và mối quan hệ của các nhântố địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật và con người tại huyện Sơn Động.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đánh giá xói mòn và xói mòn tiềm năng huyện Sơn Động, từ đó xâydựng bản đồ xói mòn đất khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất một số giảipháp hạn chế xói mòn đất.
4 Khối lượng và cấu trúc luận văn
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 8 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n
Luận văn được trình bày trong 80 trang khổ A4 với 21 hình, 14 bảngbiểu và được trình như sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
- Xói mòn bề mặt: Là loại xói mòn do mưa và băng tuyết tan Kiểu xóimòn này thường gặp trên sườn và đỉnh phân thủy cũng như ở trên các bồnthu nước.
- Xói mòn theo dòng: Là kiểu xâm thực, xói mòn tập trung trong các dảitrũng như các rãnh sâu, thung lũng, sông suối Xâm thực theo dòng chia làm 2loại là xâm thực sâu và xâm thực ngang.
1.1.2 Các quá trình xói mòn đất
Các quá trình xói mòn gồm: Xói lở sông suối và xói mòn, rửa trôi bề mặt.
1.1.2.1 Xói lở sông suối
Quá trình xói lở sông suối được xác định theo công thức về động năngcủa dòng chảy [6].
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái
Nguyên 10 h tt p : // www Lr c - t nu e du v n Trong đó:
F: là động năng của khối nước chảym: là khối lượng nước chảy
v: là vận tốc dòng chảy
Trang 13Như vậy động năng của dòng chảy tỉ lệ thuận với bình phương của tốc độdòng chảy Trong quá trình xói lở, dòng chảy tạo ra vật liệu, phù sa Tùy theokích thước phù sa và tốc độ dòng chảy mà phù sa có thể vận chuyển xuôi theochiều dòng chảy Khi động năng của dòng chảy không đủ sức mang đi từngbộ phận vật chất, phù sa sẽ lắng đọng xuống dòng sông gọi là quá trình bồi tụ.
1.1.2.2 Xói mòn và rửa trôi bề mặt
Là quá trình xói mòn do dòng chảy tạm thời trên sườn lúc mưa hoặctuyết tan và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó yếu tố địahình là quan trọng nhất.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất gồm: khí hậu,địa hình, đất đai, thảm thực vật và con người, được mô tả trong hình 1.1:
A/H tích cựcA/H tiêu cực
Trang 14A/H hai chiều
Đất đai
Hình 1.1: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất
Trang 151.1.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến xói mòn đất
Xói mòn chủ yếu do dòng chảy bề mặt gây ra, nhưng dòng chảy lại docác yếu tố khí hậu quyết định đó là: Tổng lượng mưa và tính chất của mưa,thời gian và cường độ mưa Thời gian mưa càng lớn, cường độ mưa càng caothì quá trình xói mòn càng xảy ra mạnh Sự xuất hiện của xói mòn phụ thuộcrất nhiều vào lớp nước trong một đợt mưa và lượng mưa trung bình tháng,năm Lớp nước mặt trên diện tích trồng cà phê 3 năm tuổi là 754mm gây rửatrôi 44,0 tấn/ha, khi lớp nước mặt 2501mm gây rửa trôi 213 tấn/ha Như vậytrong điều kiện như nhau, khi dòng chảy mặt tăng 4 lần sẽ làm tăng rửa trôiđất từ 5 lần [6].
Cường độ mưa gây ảnh hưởng mạnh nhất đến dòng chảy mặt và xóimòn đất Theo Nguyễn Quang Mỹ [6]: trận mưa 10mm với cường độ trungbình trong khoảng thời gian dưới 1 giờ, xói mòn đất xảy ra mạnh nhất khilớp nước đạt từ 8-10mm và đặc biệt trên đất bỏ hoang Ảnh hưởng củacường độ mưa đến xói mòn càng mạnh nếu cường độ đạt cực đại xảy ra vàonửa giờ đầu của trận mưa.
Ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng, mưa phân hóatheo mùa rõ rệt Lượng mưa cực đại vào các tháng mùa hè và cực tiểu trongnhững tháng mùa đông Vì vậy việc bảo vệ đất, chống xói mòn đặc biệt trongmùa mưa là vô cùng cần thiết.
Ngoài mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn, các yếu tố khí hậu khácnhư gió, nhiệt độ, ẩm độ cũng có ảnh hưởng đến xói mòn đất, tuy nhiên mứcđộ ảnh hưởng không rõ ràng.
1.1.3.2 Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất
Địa hình cũng là nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến xói mòn đất Nếuxét trên diện rộng, địa hình có tác dụng làm thay đổi sự phân bố nhiệt vàlượng mưa rơi xuống Sự thay đổi về độ cao kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ,
Trang 16mưa, ẩm Các yếu tố địa hình như độ dốc, chiều dài sườn dốc, hình dạng (lồi,lõm, thẳng, bậc thang v.v ) mức độ chia cắt ngang của địa hình ảnh hưởngtrực tiếp đến xói mòn đất.
Độ dốc của sườn là yếu tố địa hình có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trìnhxói mòn Độ dốc lớn làm tăng cường độ dòng chảy và do đó đẩy nhanh quátrình rửa trôi, xói mòn đất, gây nên xói mòn mạnh hơn Bộ Nông nghiệp và
thống nhất đầu tiên để sử dụng độ dốc ở nước ta [6].
Nguyễn Quang Mỹ đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đấttại Tây Nguyên từ năm 1978 đến 1982 trên đất bazan, trồng Chè một tuổi, kếtquả cho thấy:
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất [6]
Tổn thấtvề đất(T/ha/năm)
Năm nghiêncứu, địa điểm
Tây Nguyên1978-1982
Vĩnh Phú1982-1986
Trang 17càng xảy ra mạnh Nếu tăng chiều dài sườn dốc lên 2 lần thì xói mòn đất tăngtừ 2 đến 7,5 lần [6].
Việt Nam có trên 3/4 lãnh thổ là đồi núi, mạng lưới sông suối dày đặc,sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, 85-90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa,do đó xói mòn có điều kiện xảy ra mạnh.
1.1.3.3 Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất
Lớp phủ thực vật có ảnh hưởng lớn đến quá trình xói mòn đất, nếu lớpphủ thực vật càng tăng thì quá trình xói mòn càng giảm Vai trò chống xóimòn của lớp phủ thực vật phụ thuộc vào tuổi và độ che phủ của nó Thực vậtcó khả năng bảo vệ đất chống xói mòn qua việc làm giảm ảnh hưởng của hạtmưa xuống mặt đất bởi tán lá và làm cho nước có khả năng chảy xuống đến50-60% theo chiều thẳng đứng của bộ rễ Không những thế, vật rơi rụng củathực vật như cành khô, lá rụng còn tạo ra lượng mùn lớn trong đất, giữ đấttơi xốp, chống xói mòn.
1.1.3.4 Ảnh hưởng của đất đến quá trình xói mòn đất
Đất là đối tượng bị dòng chảy mặt phá hủy, bởi vậy sự phát triển của xóimòn phụ thuộc vào tính chất và trạng thái của đất Những yếu tố chính của đấtảnh hưởng đến xói mòn đất là thành phần cơ giới, cấu trúc và độ thấm nướccũng như hàm lượng mùn trong đất Những yếu tố dó ảnh hưởng đến khảnăng hình thành dòng chảy khi mưa rào.
1.1.3.5 Ảnh hưởng của con người đến xói mòn đất
Con người ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xói mòn đất thông qua hoạtđộng sống Việc phá rừng đã gián tiếp đẩy mạnh quá trình xói mòn đất.Những diện tích rừng mất đi làm lộ ra những khoảng trống không có thảmthực vật che phủ đất Khi mưa xuống quá trình xói mòn bề mặt xảy ra mạnh.
Canh tác trên đất dốc không khoa học, du canh du cư cũng là nhưng tác
Trang 18mưa to Từ độ dốc 30 trở lên, tùy vào yếu tố đất đai, thực vật, lượng mưa v.v mà quá trình xói mòn xảy ra mạnh hay yếu Qua số liệu của lâm trường CầuHai (Phú Thọ) cho thấy rừng phủ kín chỉ trôi đi 1 tấn đất/ha/năm trong khicác nương sắn lại mất 147 tấn đất/ha/năm [6] Rõ ràng biện pháp canh táckhông hợp lý đã gây tác hại lớn, ảnh hưởng xấu đến quá trình xói mòn đất.
1.2 Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới
Có thể nói rằng con người đã quan tâm đến hiện tượng xói mòn từ rấtsớm, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những tác giả đề cập đến xói mòncùng với việc bảo vệ đất Quá trình xói mòn hiện đại được gắn liền với cáchoạt động nông nghiệp Nhiều người đã cho rằng đất đai bị khai thác cạn kiệtcó thể là nguyên nhân khiến các nền văn minh quá khứ mất đi Vì vậy, cùngvới thoái hoá đất, xói mòn tồn tại như một vấn đề trong suốt quá trình pháttriển của toàn nhân loại [10].
Vê nguyên nhân xoi mon , hâu hêt cac nha nghiên cư u trên thế giới đều thông nhât răng có hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng thoái hoá
đất đang diễn ra mạnh mẽ trên qui mô toàn cầu hiện nay là: nguyên nhân
tự nhiên và con người Nguyên nhân con người, theo nhiều nhà nghiên cứu
thể hiện ở sự quản lý đất kém và dường như đó là một cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế, xã hội Các giải pháp đưa ra, được phân tích là khả thi nhất, là các biện pháp can thiệp vào lớp phủ thực vật nhằm đạt được hiệu quảtốt hơn trong việc chống xói mòn Xói mòn tự nhiên là quá trình diễn ra liên tục trong tự nhiên và chỉ là thứ yếu nếu so với xói mòn do nguyên nhân con người Tuy vậy, việc phân định nguyên nhân xói mòn không phải lúc nào cũng dễ dàng và cũng không cần thiết, nên trong việc lập bản đồ xói mòn, nhiều khi người ta không phân biệt hai nguyên nhân này.
1.2.1 Các xu hướng mới trong nghiên cứu xói mòn
Trang 19Hiện nay, xói mòn được nghiên cứu mở rộng hơn dưới nhiều loại hìnhvà tính chất khác nhau Xu hướng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu xóimòn trên thế giới, thể hiện qua hội thảo lần thứ 12 của ISCO tổ chức tại BắcKinh năm 2002 là nghiên cứu xói mòn theo hướng mô hình hóa diễn tả độnglực của quá trình xói mòn và nghiên cứu xói mòn kết hợp với các khoa họckhác, chủ yếu để tìm hiểu quá trình cũng như tác động của xói mòn lên môitrường nhằm có được các biện pháp chống xói mòn khả thi [17].
Điều đáng chú ý là nhiều nhà khoa học [17] đã đồng ý rằng hầu hết các nghiên cứu về xói mòn hiện được tiến hành nhằm các mục tiêu sao cho khôngcần phải xem xét đến sự khác biệt tỷ lệ (qui mô) không gian và thời gian Nhưng điều này sẽ dẫn đến những sai biệt đáng kể Theo Valentin và các đồng nghiệp, để có thể dự báo được ảnh hưởng của sự thay đổi toàn cầu,
chúng ta buộc phải tìm hiểu quá trình xói mòn diễn ra ở các qui mô thời gianvà không gian khác nhau, điêu nay cung hoan toan phu hơp vơi kêt luân cua
Drissa va nnk [18].
1.2.2 Các phương pháp đánh giá xói mòn đất [10]
- Phương pháp phân loại, phân vùng lãnh thổ theo mức độ xói mòn
Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước để phân chia khái quátra các vùng lớn có mức độ nguy hiểm xói mòn tiềm năng khác nhau trên toànlãnh thổ một quốc gia Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là thiên vềđịnh tính, mang đặc trưng của phương pháp chuyên gia, có khó khăn trongviệc giải quyết chính xác ranh giới giữa các vùng và ở các phạm vi hẹp.Phương pháp này đã được các tác giả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc áp dụng.Các bản đồ phân vùng theo độ nguy hiểm tiềm năng xuất hiện xói mòn đượcxây dựng trên cơ sở tổng hợp các bản đồ phân cấp các điều kiện tự nhiêntham gia quá trình xói mòn : địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật Trong cácyếu tố đó, các tác giả chú ý nhiều nhất đến các yếu tố địa hình và khí hậu.
Trang 20- Phương pháp mô hình hoá
Sử dụng mô hình để diễn tả quá trình xói mòn Các mô hình này có thểlà thực nghiệm hoặc lý thuyết Ưu điểm của phương pháp này so với cácphương pháp khác là đã phần nào lượng hoá được vai trò của từng yếu tố ảnhhưởng tới quá trình xói mòn, có nghĩa là làm rõ hơn vai trò của chúng trongtoàn bộ hệ thống Phương pháp này cũng cho phép ứng dụng các công nghệthông tin vào nghiên cứu tính toán Hạn chế của phương pháp là do quá trìnhxói mòn diễn ra rất đa dạng, thay đổi theo điều kiện cụ thể của từng địaphương nên mô hình có thể dùng tốt cho địa phương này nhưng không đúngvới địa phương khác Vì vậy, khi vận dụng các mô hình cần phải chú ý tới cácđiều kiện đặc thù tại địa phương, hay đúng hơn, là sử dụng các thông số củamô hình đã được kiểm chứng cho địa phương [17].
1.2.3 Các mô hình đánh giá xói mòn đất
Việc mô hình hoá quá trình xói mòn bắt đầu vào thập niên 80 thế kỷ 20, gópphần tính toán và dự báo xói mòn Theo Phạm Hùng [3], có thể chia các mô
hình ra làm hai loại chính là mô hình kinh nghiệm và mô hình nhận thức.
Các mô hình được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hệ thống với giả thiết làlượng vào và ra của hệ thống là đã xác định.
1.2.3.1 Mô hình kinh nghiệm
Mô hình kinh nghiệm là các mô hình được xây dựng dựa vào tổng kết từcác quan sát thực tế Nói theo nghĩa hẹp hơn, hầu hết các mô hình này đềudựa vào phương trình mất đất tổng quát của Wischmeier và Smith hoặc các tưduy tương tự Có thể kể đến các mô hình: Phương trình Musgrave củaMusgrave, 1947; Phương pháp tỉ lệ phân chia bùn cát, Renfro, 1975; Phươngpháp Dendy - Boltan, Dendy và Bolten, 1976; MUSLE (modified universalsoil loss equation, Auerswwald, 1990 [3]:
Trang 21Mục đích của các mô hình này là để tính toán lượng đất tổn thất trungbình hàng năm cũng như dự báo xói mòn đất bình quân trên đất dốc Ngoài ra,việc sử dụng các mô hình cũng cho phép dự báo những thay đổi về xói mònđất do biến đổi trong hệ thống canh tác và đề xuất, ước đoán hiệu quả của cácbiện pháp phòng chống xói mòn.
Mô hình kinh nghiệm có những hạn chế sau:
- Phạm vi ứng dụng mang tính địa phương, có độ chính xác hạn chế khiáp dụng ở những khu vực khác nhau.
- Chưa đề cập đến quá trình bồi lắng và chuyển tải hạt đất
- Không có khả năng tính toán cho từng trận mưa hay các bước thời gianngắn hơn
- Đối với các lưu vực lớn, độ chính xác chưa cao do tính phức tạp củakhu vực nghiên cứu Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách chiakhu vực nghiên cứu thành các khu vực nhỏ hơn.
Mô hình thực nghiệm AĐ Ivanovaki và IA Kornev
Mô hình này được xây dựng tại các trạm thực nghiệm Novosilski.Phương trình của mô hình có dạng [2]:
Trang 22nghiệm này được một số nhà khoa học Việt Nam ứng dụng trong các tính toán của mình để phân cấp tiềm năng xói mòn cho các khu vực khác nhau.
Mô hình USLE
USLE (Universal soil loss equation) – Phương trình mất đất tổng quát(hay phương trình mất đất phổ dụng) được Wischmeier và Schmid hoàn thiệnvào năm 1978 từ kết quả của một nỗ lực thống kê lớn ( dữ liệu từ hơn 5000plot hàng năm) Phương trình được thiết kế ban đầu như là một công cụ quihoạch để kiểm soát vấn đề xói mòn cho các cánh đồng ở vùng “vành đai ngô”nước Mỹ [45] Phương trình mất đất tổng quát cho phép đánh giá ở tỷ lệ từngcánh đồng lượng đất mất do xói mòn khe rãnh và xói mòn liên rãnh Trongkhung cảnh của phương trình mất đất tổng quát, xói mòn được định nghĩa làtổng lượng đất được chuyển tới chân sườn dốc nơi các quá trình lắng đọngquan trọng bắt đầu diễn ra hoặc các dòng chảy bắt đầu được tập trung lại.
Việc áp dụng cách tiếp cận mô hình hoá phân tích thống kê hồi qui đabiến để xây dựng phương trình đã cho phép phân tách các nhân tố trọng sốcủa một loạt biến độc lập (mưa, đất, địa hình, lớp phủ thực vật và phươngthức canh tác) Hơn nữa, việc sử dụng các tham số đo lường lượng mất đấthàng năm cho phép phương trình này có thể dùng được trong đánh giá lượngmất đất trung bình hàng năm Phương trình có được từ số lượng lớn các thửađất được quan sát hiếm khi quá 90m chiều dài và dốc quá 18% Loại đất màmô hình ban đầu được xây dựng chủ yếu là loại đất cấu trúc hạt vừa [17].
Phương trình mất đất tổng quát có dạng như sau:
A=R*K*L*S*C*P (Phương trình: Wischmeier WH - Smith DD)
Trong đó:
A: lượng đất mất trung bình hàng năm chuyển tới chân sườn
(kg/m2.năm)
Trang 23R: hệ số xói mòn do mưa (thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở
EI30) (KJ.mm/m2.h.năm)
K: hệ số kháng xói của đất (được xác định bằng lượng đất mất đi cho
một đơn vị xói mòn của mưa trong điều kiện chuẩn, nghĩa là chiều dàisườn là 22,4m, độ dốc 9%, trồng luống theo chiều từ trên xuống sườndốc) (kg.h/KJ.mm)
L: Hệ số chiều dài sườn dốc, tỷ lệ đất mất đi của thửa đất so với lượng
đất mất đi của thửa đất chuẩn (không thứ nguyên)
S: Hệ số độ dốc (tỷ lệ đất mất đi của thửa đất so với lượng mất đất của
thửa đất chuẩn) (không thứ nguyên)
C: Hệ số cây trồng hoặc lớp phủ (không thứ nguyên) tỷ lệ lượng đất
mất của thửa đất so với lượng đất mất đi của thửa đất chuẩn (bỏ hoácách năm)
P: Hệ số canh tác bảo vệ đất (không thứ nguyên) tỷ lệ lượng đất mất đi
của thửa đất so với lượng đất mất đi của thửa đất chuẩn (trồng luốngtheo chiều từ trên xuống sườn dốc)
Phương trình ban đầu được thành lập ở hệ đo lường Anh - Mỹ nhưngngày nay đã được chuyển sang hệ SI để tiện cho việc tính toán với các dữ liệuthu thập được cũng như đánh giá so sánh USLE với các mô hình xói mònkhác Phương trình mất đất tổng quát có thể được coi là công cụ dự báo có thể“đánh giá tốt nhất” [17] và chính xác dưới các điều kiện về khí hậu, đất, địahình đã được Wischmieier và Smith chỉ rõ Cũng có thể nhận thấy rằng việcsử dụng phương trình này để tính toán hoặc dự đoán các hiện tượng xói mònxảy ra trong thời gian ngắn hơn sẽ không chính xác [3] và khi áp dụngphương trình cho các tỷ lệ khác (qui mô về không gian) cũng cần hết sức thậntrọng Tuy nhiên, việc phân tách quá trình xói mòn thành các biến độc lậpcũng mang lại khả năng to lớn trong tính toán dự đoán xói mòn, và tư duy
Trang 24này, cũng như bản thân phương trình USLE có thể được sửa đổi để thích hợpvới những hoàn cảnh cụ thể về tỷ lệ không gian, điều kiện khí hậu cũng nhưcác điều kiện địa - vật lý khác bằng cách thay đổi các hệ số của phương trình.Vì lý do trên, phương trình USLE đã được thay đổi cho phù hợp với các điềukiện khác nhau, ví dụ [17]:
- USLE cho đất canh tác nông nghiệp (chính là phương trình gốc củaWischmeier và Smith)
- USLE cho đất xây dựng (Wischmeier, Jonson và Cross, 1971)- USLE cho đất rừng (Dissmeier và Foster, 1981)
- USLE trong điều kiện bão (Onstad và Foster, 1974)
- USLE cho đánh giá lượng trầm tích của lưu vực (Williams, 1975)
Trong quá trình phát triển, phương trình USLE cũng đồng thời được cácchuyên gia đánh giá, đặc biệt là trên khía cạnh áp dụng Mặc dù vẫn được coilà công cụ hữu hiệu trong đánh giá xói mòn do mưa với ý tưởng quản lý tổnghợp lưu vực và trong các nghiên cứu dựa trên GIS, Baumann và nnk [39], khiso sánh kết quả nghiên cứu xói mòn của cùng một khu vực trong cùng mộtthời kỳ (bang Chiapas, Mexico, 1997) của hai nhóm nghiên cứu cùng sử dụngphương trình mất đất phổ dụng (USLE) đã thấy có sự khác biệt đáng kể (từ 57đến 300 t/ha cho vùng cao và 20 đến 859 t/ha cho vùng thấp) Sau khi tìmhiểu, họ thấy rằng sai lệch do bản đồ chỉ chiếm một phần, còn một phần là dosai lệch trong quá trình diễn giải và đánh giá cùng một nguồn dữ liệu Sự phântích tập trung vào ba nhân tố chính của phương trình USLE: C, K và R, nghĩalà sự ảnh hưởng của lớp phủ thực vật, điều kiện thổ nhưỡng và đặc điểm mưatrong quá trình xói mòn.
Mô hình SEIM
Đê đanh gia đươc mưc đô xoi mon trên lanh thô lơn (toàn bộ Đài Loan),các tác giả đã sử dụng Mô hình chỉ số xói mòn đất (Soil Erosion IndexModel
Trang 25– SEIM) Mô hinh nay nghiên cưu sư anh hương cua cac chi sô khac nhau tơi lương đât xoi mon ma không nhăm tinh ra cu thê lương đât xoi m òn hàng
), mô hình này mang tới bức tranh rõ rệt hơn về tình trạng xói mòn so với mô hình
xói mòn tiềm năng từ phương trình USLE (loại bỏ hệ số C va P) Mô hinh chisô xoi mon đât co dang :
Ai=Ki+Ri+Ti+Ci+UiTrong đo:
Ki: chỉ số xói mòn của đất Ri: Chỉ số xói mòn của mưa Ti: Chỉ số xói mòn của sườnCi: Chỉ số xói mòn của lớp phủUi: Chỉ số xói mòn của sử dụng đất
Đê co thê thây ro hơn vai tro cua cac chi sô tơi tiêm năng xoi mon ,các tác giả đã phân tích dựa trên cơ sở chia 5 loại chỉ số trên thành 2 lĩnh vực: các chỉ số điều kiện tự nhiên và các chỉ số nhâ n tao (artificial index ) gômCi va Ui, tư đo co đươc kêt luân vê nhưng nơi ma con ngươi cân co tac đôngđê
giảm thiểu xói mòn
Mô hình ESLE (Emprical Soil loss equation)[17]
Trong nghiên cưu cua minh , các tác giả đã sử dụng s ố liệu từ khoảng1841 khoảnh -năm đê đanh gia cac hê sô trong phương trinh USLE Vơi hê sô LS, khi ap dung cho vung đât dôc , các tác giả đã tìm ra sự khác biệt đáng kể giưa kêt qua thưc nghiêm va phương trinh khi đô dôc trên 10 đô Theo tinhtoán, các tác giả đưa ra công thức tính LS như sau :
S=10.8sin(teta) +0.03 khi goc dôc teta<=5 đôS=16.8sin(teta)-0.5 teta >5-10 đô
S=21.91sin(teta)-0.96 teta>10
Trang 26Đê co thê đanh gia đươc ro hơn cac tac đông cua con ngươi trong viêcbảo vệ đất chống xói mòn , các tác giả đã đưa vào phương trình 3 hê sô mơi(thay thê cho C va P ) gọi là B (biological control ), E(Engineering control )và T (tillage ) B đăc trưng cho cac tac đông đên lơp phu , E cho cac tac đôngđên đia hinh va T là hướng luống canh tác
1.2.3.2 Mô hình nhận thức
Khác với mô hình kinh nghiệm, các mô hình nhận thức được phát triểndựa vào hiểu biết về các qui luật vận động và cơ chế vật lý của quá trình xóimòn, nghĩa là dựa vào các hiểu biết đã được lý thuyết hoá dưới dạng các địnhluật hay phương trình vật lý Các quá trình vật lý của xói mòn có thể được kểra gồm: quá trình bóc tách hạt đất (do năng lượng của hạt mưa rơi hoặc mộtdạng năng lượng khác); quá trình chuyển tải (với các định luật về dòng chảymà quá trình này tuân thủ) và quá trình sa lắng của các hạt đất Vì thế, cơ sởlý thuyết của mô hình nhận thức là lý thuyết cơ học chất rắn, chất lỏng vàphân tích mô hình kinh nghiệm.
Mô hình nhận thức đơn giản
Bản chất của các mô hình nhận thức đơn giản là quá trình xói mòn đượcchia ra làm hai bước, bước đất bị bóc tách và bước đất được chuyển tải tớicửa ra Lượng đất bị bóc tách thường được tính theo phương trình mất đấttổng quát USLE, quá trình chuyển tải được tính toán qua các hàm diễn toánthành phần chuyển tải Các mô hình thuộc loại này có thể kể ra là Mô hìnhdiễn toán bùn cát theo Muskingum, Sign và Quiroga, 1986; Kết hợp mô hìnhmô phỏng mưa, dòng chảy và bùn cát, Franchini và Schipa, 1993 [3]:
Theo nhận xét của Phạm Hùng [3], mô hình nhận thức đơn giản có cácưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Trang 27- Mô tả và tính toán khá chi tiết quá trình chuyển tải hạt đất trên sườndốc thông qua việc phân chia lưu vực.
- Không bắt buộc phụ thuộc vào hình dạng xác định.
Nhược điểm: Không hoàn toàn dựa vào quá trình vật lý của hiện tượngxói mòn mà mới chỉ đề cập đến lượng đất tổn thất hàng năm.
Mô hình nhận thức phức tạp
Các mô hình loại này được xây dựng dựa vào bản chất vật lý của hiệntượng xói mòn lưu vực Quá trình xói mòn lưu vực được mô tả qua ba quátrình chính: 1) quá trình bóc tách các hạt đất do năng lượng của hạt mưa; 2)quá trình chuyển tải hạt đất do dòng chảy mặt gây nên và 3) quá trình bồilắng do khả năng chuyển tải của bề mặt lưu vực nhỏ hơn nồng độ tập trungcác hạt Mỗi quá trình đều tuân thủ những định luật vật lý và có thể môphỏng được Toàn bộ ba quá trình trên là liên tục và tạo nên động lực của quátrình xói mòn trên bề mặt lưu vực Có thể kể ra các mô hình phổ biến sau:Dự báo xói mòn do nước (WEPP), Lane và Nearing, 1989; Mô hình xóimòn châu Âu, Morgan,
1992; Chương trình dự báo xói mòn theo quá trình, Schramm, 1994 [3]:
Ưu điểm quan trọng nhất cần phải kể tới của mô hình nhận thức phức tạplà nó đã khắc phục nhiều nhược điểm của mô hình nhận thức đơn giản Cáchmô phỏng sát với quá trình xói mòn trên bề mặt lưu vực, vì thế, cho phép xemxét phản ứng của hệ thống thuỷ văn khi muốn thay đổi một bộ phận hay toànbộ cấu trúc của hệ thống.
Nhược điểm dễ thấy của mô hình nhận thức phức tạp là đòi hỏi lượngthông tin đầu vào tương đối lớn và chính xác.
1.3 Nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam
Việt Nam có trên 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi với độ dốc cao, địa hìnhchia cắt phức tạp Trước đây hầu hết các diện tích đồi núi đều có rừng che phủ,ngày nay, do nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu gỗ trong công nghiệp và
Trang 28xây dựng cũng
Trang 29như quá trình buông lỏng quản lí những năm đầu đổi mới làm cho diện tíchrừng Việt Nam giảm mạnh Độ che phủ đất ngày càng giảm cùng với hiệntượng mưa tập trung theo mùa là nguyên nhân chính gây nên xói mòn vùng đấtdốc và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất Nông Lâm nghiệp các tỉnhmiền núi Tuy vậy việc nghiên cứu xói mòn mới chỉ bắt đầu từ những năm 60trở lại đây Một số tác giả đã nghiên cứu xói mòn đất ở Đông bắc, Tây bắcbằng các phương pháp đơn giản và trực quan như đóng cọc, dùng dây hoặcmô tả, đánh giá định tính quá trình xói mòn trong khoảng thời gian ngắn (4năm 1961-1964) Sau đó, do chiến tranh (1965-1976), vấn đề xói mòn ít đượcquan tâm nghiên cứu Những công trình đầu tiên nghiên cứu xói mòn ở ViệtNam đáng chú ý là của các tác giả Nguyễn Quí Khải (1962), Nguyễn XuânKhoát (1963), Tôn Gia Huyên (1963, 1964), Bùi Quang Toản (1965), Trần AnPhong (1967) [17] Trong những năm 1977,
1978, các đề tài nghiên cứu xói mòn được triển khai trong nhiều chương trìnhkhoa học cấp nhà nước như các chương trình Tây nguyên, Tây bắc, Môitrường Những công trình này đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều yếutố đến xói mòn; phương pháp nghiên cứu định lượng, quan trắc, cân đo chínhxác Đáng chú ý một số công trình của Bùi Quang Toản (1985), Đỗ HưngThành (1982), Phan Liên (1984), Nguyễn Quang Mỹ và nnk (1985, 1987) [6],[7], nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố địa hình tới xói mòn, NguyễnQuang Mỹ đã có những tổng kết rằng hiện tượng xói mòn trên lãnh thổ ViệtNam là khá nghiêm trọng do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và canh tác vàcó thể tóm tắt như sau [5]:
- Độ dốc tăng 2 lần, xói mòn tăng từ 2 đến 4 lần
- Chiều dài sườn tăng 2 lần, xói mòn tăng 2 đến 7,5 lần
Trang 30- Hướng Đông, Đông nam, Tây nam, Tây, do năng lượng mặt trời chiếunhiều, nhiệt độ tăng cao dẫn tới quá trình phong hoá khiến vật chất bị vỡ làmcho xói mòn tăng từ 1,8 đến 3,9 lần.
- Sườn lồi tăng 2 đến 3 lần so với sườn thẳng Sườn lõm xói mòn yếu,sườn bậc thang xói mòn không đáng kể.
Theo Nguyễn Quang Mỹ [6], lịch sử nghiên cứu xói mòn ở nước ta cóthể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước năm 1954.
Giai đoạn này xói mòn đất hầu như chưa được nghiên cứu đưa lênthành lý luận Một số biện pháp canh tác chống xói mòn mang tính sơ khainhư làm ruộng bậc thang, xây kè cống … mới bước đầu xuất hiện.
- Giai đoạn 2: Từ 1954 đến 1975.
Nghiên cứu về xói mòn đất ở Việt Nam có thể nói bắt đầu từ nhữngnăm 1960 Trong thời gian này, miền Bắc xây dựng nhiều nông trường, nôngtrang, các hợp tác xã nông nghiệp Ở khu vực trung du và miền núi nước tachủ yếu là đất dốc, do đó vấn đề sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai đượcnhiều người chú ý, nhất là Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trường Sơn v.v Cán bộkỹ thuật ở các nông trường, nông trang đã đề ra hàng loạt các biện phápchống xói mòn.
Giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về xóimòn đất, nổi bật là công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1962),Nguyễn Quý Khải (1962), Cao Văn Bính (1962) về ảnh hưởng của độ dốc đếnxói mòn đất, góp phần đưa ra các tiêu chí bảo vệ đất, sử dụng và khai thác đấtdốc Các tác giả Tôn Gia Huyên, Chu Đình Hoàng, Nguyễn Xuân Kỳ,Nguyễn Quý Khải, Bùi Ngạnh (1963) [5] v.v đã tập trung nghiên cứu về xóimòn khu vực và biện pháp, công trình trồng cây xanh che phủ đất chống xói
Trang 31mòn ở Tây bắc, Bắc Thái (cũ), Phú Thọ (cũ), Sơn La và Lào Cai Tuy mới làcác nghiên cứu định tính, mô tả là chủ yếu nhưng những công trình nghiêncứu này đã góp phần xây dựng nên quy phạm tạm thời về "thiết kế trên đồi"của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cuối giai đoạn này, các công trình nghiên cứu xói mòn đất tập trungnghiên cứu theo chiều sâu, đã có phân vùng xói mòn, xây dựng các trạm quantrắc định vị lâu dài Nổi bật là các công trình của Chu Đình Hoàng và ĐàoKhương về những nét đặc trưng chủ yếu của xói mòn vùng khí hậu nhiệt đớiViệt Nam Những công trình nghiên cứu giai đoạn này bước đầu đã ứng dụngnhằm ngăn chặn, kiểm soát xói mòn đất trong canh tác Nông Lâm nghiệp.
- Giai đoạn 3: Từ 1975 đến nay.
Nhiều công trình nghiên cứu về xói mòn đất được triển khai trong giaiđoạn này và áp dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, xây dựng hàngloạt các khu quan trắc kiên cố như trạm nghiên cứu xói mòn An Châu (HữuLũng – Lạng Sơn), trạm Ekmat (Buôn ma thuột), trạm nghiên cứu xói mònđất Tây nguyên Trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu đã đi theohướng định lượng như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ [7] vềxói mòn đất Nông nghiệp Tây nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến xóimòn Công trình của Phạm Ngọc Dũng (1991) [1] về ứng dụng phương trìnhmất đất phổ quát vào dự báo tiềm năng xói mòn đất và đưa ra các biện phápchống xói mòn cho các tỉnh Tây nguyên Công trình này mở ra triển vọngcho việc ứng dụng phương trình Wischmeier W.H– Smith D.D vào dự báoxói mòn đất trong điều kiện nước ta hiện nay Năm 1996, Nguyễn NgọcLung và Võ Đại Hải đã công bố công trình nghiên cứu với tựa đề “Nghiêncứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và cácnguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”[4] Về mặt lý luận các tác
Trang 32giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ của một số dạng cấu trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mòn.
Một số nghiên cứu xói mòn phục vụ cho công tác tính toán bồi lắng cũngđáng được đề cập Vi Văn Vị và Trần Bích Nga [12] đã thử dự đoán lượng cátbùn bồi lấp lòng hồ Hoà Bình với lượng xói mòn được đề cập cho toàn lưu
mòn và trầm tích trên lưu vực sông đã dẫn tới những kết luận đáng chú ý.Không nhằm nghiên cứu xói mòn tại từng điểm, Lại Vinh Cẩm [16] sửdụng phương trình mất đất tổng quát (USLE) để đánh giá tiềm năng và mứcđộ xói mòn hiện tại của từng lưu vực (4 lưu vực lớn ở miền Bắc Việt Nam).Kết quả nghiên cứu về xói mòn tại các lưu vực được tích hợp với phân tíchlưu vực nhằm chỉ ra các khu vực xói mòn nguy hiểm làm cơ sở cho đề xuấtcác biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhằm mục tiêu phát triển bền vững [16].
Trong thời gian gần đây, khoảng từ những năm 90, với sự phát triểnmạnh mẽ của hệ thông tin địa lý, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đãthử giải quyết bài toán xói mòn bằng cách mô hình hoá, sử dụng sức mạnhtính toán của công nghệ tin học Phương trình mất đất tổng quát (USLE) củaWischmeier và Smith được sử dụng rộng rãi trong các mô hình do tính minhbạch và dễ áp dụng của nó Điển hình cho các nghiên cứu loại này là của TrầnMinh Ý, Lại Vinh Cẩm, Nguyễn Tứ Dần, Trần Thị Bích Nga .[12],[13],[16].
Gân đây nhât , trong đề tài nghiên cứu cơ bản 74 06 01 [10], tác giả VũAnh Tuân đã ứng dụng phương trình mất đất tổng quát USLE để tính toán xóimòn Điểm đặc biệt là các thông tin về lớp phủ thực vật đã được xét đến“thông số lớp phủ thực vật” đã được thu nhận qua tư liệu viễn thám đa phổUoSAT-12.
Trang 33Quá trình xói mòn đất làm phá hủy lớp thổ nhưỡng, rửa trôi dinh dưỡngtrong đất, gây thoái hóa bạc mầu đất, làm giảm năng xuất cây trồng, thậm trílàm mất khả năng tồn tại và sinh tồn của cây trồng trên đất bị xói mòn Xóimòn còn gây nên hiện tượng bồi lắng sông hồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đếnkhả năng lưu thông và tích trữ nước Hiện nay vấn đề bảo vệ đất chống xóimòn đã trở thành một vấn đề lớn và cấp bách của thế giới và ở Việt Nam Cácđề tài nghiên cứu về xói mòn đất đang được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu.
Sơn Động là huyện miền núi, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, khí hậu cótính chất đặc thù, lượng mưa lớn với cường độ cao, đa phần nhân dân canh tácnông lâm nghiệp trên đất dốc nhưng chưa áp dụng những biện pháp canh táckhoa học Đây là những nguyên nhân cơ bản gây thoái hóa, xói mòn đất Tuynhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đánh giá xói mònđất trên địa bàn huyện Sơn Động Vì vậy đề tài nghiên cứu đánh giá xói mònđất và tìm ra biện pháp tác động phù hợp nhằm giảm thiểu xói mòn trên địabàn là rất cần thiết và cấp bách.
1.4 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá xóimòn đất
1.4.1 Sự hình thành và phát triển của GIS
Trong xã hội thông tin, thông tin địa lý giữ một vai trò rất quan trọng.Khi cung cấp thông tin hoặc sự kiện, nhà cung cấp thông tin cần phải cho biếtvật ấy, sự kiện ấy xảy ra ở đâu, khi nào, đó chính là thông tin địa lý(Geographic Information) [9].
Từ khi ra đời, hệ thống thông tin địa lý (Geographic InformationSystem) phát triển với tốc độ mạnh, đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều
Trang 34ngành, lĩnh vực GIS đã phát triển từ những ứng dụng trên các đối tượng liênquan đến đất đai và biến đổi chậm như tài nguyên, môi trường đến những ứngdụng trong các lĩnh vực liên quan đến con người hoặc những đối tượng có tầnsố biến đổi nhanh như cơ sở kỹ thuật hạ tầng, kinh tế, xã hội.
Với những ứng dụng ngày càng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ trong cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, từ năm 1992, các nhà khoa học Mỹ đã xác lập mộtngành khoa học mới: Khoa học thông tin địa lý (Geographic InformationScience) Khoa học thông tin địa lý đã từng bước hoàn thiện các mô hình biểudiễn đối tượng, hoạt động, sự kiện và các quan hệ của chúng trong thế giớithực, đồng thời nghiên cứu phát triển các thuật toán lưu trữ, xử lý số liệu theokhông gian và thời gian [9].
Có nhiều phần mềm GIS, để phù hợp với điều kiện tài chính và bảnquyền, đề tài chọn phần mềm Mapinfo và Arcview là hai công cụ chính để lậpbản đồ, chồng xếp và phân tích bản đồ, quản lí dữ liệu, xử lý và truy xuấtthông tin.
1.4.2 Ứng dụng GIS trực tiếp xây dựng bản đồ xói mòn
Như trình bày ở trên cho thấy GIS là công cụ mạnh có khả năng ứngdụng để đánh giá xói mòn đất Sử dụng trực tiếp GIS trong đánh giá, xâydựng bản đồ xói mòn đất được thực hiện qua 2 bước sau:
Bước 1: Xây dựng bản đồ hợp phần gồm 4 loại bản đồ sau:- Bản đồ thổ nhưỡng
- Bản đồ lượng mưa- Bản đồ địa hình- Bản đồ thảm thực vật
Bước 2: Sử dụng GIS tính toán để được bản đồ xói mòn đất.
Trang 35Các bước cụ thể được mô phỏng theo hình 1.2 dưới đây:
Bản đồ thổ nhưỡng
Trang 36Bản đồ lượng mưa
Bản đồ địa hình
Bản đồ thảm thực vật
Hình 1.2: Ứng dựng GIS trực tiếp tính toán xói mòn
- Ưu điểm của phương pháp này: Nhanh, tốn ít công
- Nhược điểm: Độ tin cậy không cao, khi tạo thành bản đồ thành quả cầncó những kiểm định thực tế.
1.4.3 Ứng dụng GIS và mô hình hóa tính toán xói mòn đất
Với việc các mô hình tính toán xói mòn phong phú, đa dạng (như đã trình bày ở mục 1.2, 1.3), việc lựa chọn mô hình cần dựa trên yếu tố:
- Tính khả thi, bao gồm cả việc khả thi về dữ liệu và phương pháp
- Tính phù hợp về thông tin Các thông tin mà mô hình có thể đem lại(nghĩa là kết quả tính toán) phải đầy đủ, phù hợp với yêu cầu đặt ra
- Tính chính xác Mô hình được chọn phải có độ chính xác phù hợp với yêu cầu.
Trang 37Từ những yếu tố trên cho thấy USLE là một trong những mô hình phùhợp để đánh giá, tính toán xói mòn Sử dụng mô hình USLE trong đánh giáxói mòn đã là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả và cho thấy mô hình USLEcó thể áp dụng cho tính toán xói mòn ở cấp độ khu vực hoặc một huyện (nhưnghiên cứu của đề tài) Tính tổng hợp của mô hình USLE là đề cập đến tất cảcác nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn một cách riêng biệt trong mối tương quanchặt chẽ Điều này cho phép tách riêng từng yếu tố để phân tích ảnh hưởngvai trò của chúng đến xói mòn và tìm ra biện pháp tác động phù hợp nhất.
Với cách tiệm cận vấn đề theo từng thông số ảnh hưởng đến xói mòn,USLE có thể được tính toán bằng GIS Trình tự các bước cơ bản được thựchiện như sau:
Bước 1: Xây dựng các bản đồ hợp phần:- Bản đồ thổ nhưỡng
- Bản đồ lượng mưa- Bản đồ địa hình- Bản đồ thảm thực vật
Trang 38PP khác + GISGISGIS
Trang 39Bản đồ lượng mưatrung bình nămBản đồ địa hình
Bản đồ lớp phủ thựcvật
Hệ số C
Hệ số P
Bản đồ xói mòn
Cơ sở dữ liệu đầu vàoBản đồ thành phầnBản đồ kết quả GIS
Hình 1.3: Sử dụng mô hình USLE trong tính toán xói mòn bằng GIS
Hình 1.3 trên đây miêu tả việc sử dụng mô hình USLE trong tính toánxói mòn bằng hệ thống thông tin địa lý Các thông số của mô hình (các hệ số)được tính toán trên GIS từ các dữ liệu đầu vào (các bản đồ) Cuối cùng, dựatrên bản đồ hệ số, tính toán bản đồ xói mòn và bản đồ xói mòn tiềm năng.
- Ưu điểm: Phương pháp này cho độ tin cậy cao, dễ phân cấp xói mòn- Nhược điểm: Cần hiểu rõ về GIS để thực hiện tốt các bước công việctrong khi đây là phần mềm tiên tiến với nhiều ứng dụng rất đa dạng, khó tìmhiểu, nắm bắt trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đối với việc ứng dụng GIS trong tính toánxói mòn đất là số liệu đầu vào phải đồng bộ và thống nhất về khuôn mẫu, tọađộ và tiêu chuẩn Do đó, quan tâm đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đủ tincậy là yêu cầu hàng đầu trong việc ứng dụng GIS nói chung và ứng dụng GIStrong đánh giá xói mòn đất nói riêng.
Trang 40CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘIKHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
huyện Ba Chẽ và huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh); Phía Tây giáp huyệnLục Nam và huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang); Phía Bắc giáp huyện ĐìnhLập, Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Sơn Động
Các đơn vị hành chính của huyện gồm 20 xã và 02 thị trấn, trong đó các xã đa số là miền núi, vùng cao, dân tộc ít người, diện tích canh tác đất nông