Kết quả kiểm tra tác dụng điều trị bệnh CRD của một số loại thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 55)

Như vậy, dùng kháng sinh trong công tác phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng, nó làm giảm chi phí khi trị bệnh, giảm chi phí về chăn nuôi và nâng cao năng suất trong quá trình chăn nuôi.

Trong thực tế khi dùng kháng sinh trong công tác phòng bệnh nó không có tác dụng loại thải toàn bộ mầm bệnh ra khỏi cơ thể hay ngăn chặn được tất cả mầm bệnh vào cơ thể mà nó chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn khi nó vào trong cơ thể, làm quá trình tiến triển bệnh chậm hơn hay khó xảy ra hơn. Và có khi nó làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh giảm tỷ lệ chết do bệnh.

Nhưng dùng kháng sinh cũng có mặt trái của nó khi con vật ở trạng thái mang trùng thì khi cơ thể gặp điều kiện bất lợi hay sức đề kháng giảm thì bệnh phát ra rất nhanh và bùng nổ thành dịch do đó không nên lạm dụng có cách sử dụng thuốc đúng thuốc, đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng quy trình phòng bệnh. Đồng thời, cần kết hợp với quy trình vệ sinh để đem lại hiệu quả trong công tác phòng bệnh cao nhất.

4.6.2. Kết quả kiểm tra tác dụng điều trị bệnh CRD của một số loại thuốc kháng sinh kháng sinh

bệnh mà không hại đến cơ thể vật chủ. Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh này nhưng do thời gian điều trị kéo dài và không sử dụng hợp lý do đó gây khó khăn cho điều trị. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm kiểm tra tác dụng điều trị bệnh CRD của một số loại kháng sinh đang sử dụng tại công ty để lựa chọn loại thuốc thích hợp cho điều trị bệnh CRD.

Cùng với phòng kỹ thuật của công ty, chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát đàn gà. Khi phát hiện những con ốm có triệu chứng lâm sàng của bệnh CRD chúng tôi nhốt riêng và phân thành 3 lô để làm thí nghiệm kiểm tra tác dụng điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty.

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành điều trị những con gà có biểu hiện chứng lâm sàng với các loại thuốc sau:

Tylosin với liều 100mg / kg thể trọng, uống liệu trình uống 5 ngày liên tục. Ampicoli Gold với liều 300mg / kg thể trọng, uống. liệu trình 5 ngày liên tục. Doxycyllin 20% với liều 200mg / kg thể trọng, uống liệu trình 5 ngày liên tục.

Sau khi dùng thuốc với liệu trình như trên, chúng tôi tiến hành quan sát triệu chứng lâm sàng đến khi hết. Qua đó đánh giá hiệu lực điều trị của các loại thuốc.

Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh CRD bằng một số loại thuốc kháng sinh.

Lô số

Tên thuốc Liều lượng Liệu trình Số con Kết quả Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số con chết Tỷ lệ chết (%) I Tylosin 100mg 5 47 44 93,61 3 6,38 II Ampicoli Gold 300mg 5 40 31 77,5 9 22,5 III Doxycyllin 20% 200mg 5 43 38 88,37 5 11,62

Nhận xét qua bảng số liệu trên cho thấy:

Sau 5 ngày điều trị, ở ô số 1 dùng Tylosin với liều 100mg/kg thể trọng điều trị 47 con có 44 con khỏi bệnh, chiếm 93,61% và có 3 con chết do bệnh chiếm 6,38%.

Lô số II dùng Ampicoli Gold với liều 300mg / kg thể trọng trong 5 ngày liên tục có tỷ lệ khỏi bệnh là 77,5% và có 22,5% con chết do bệnh trong tổng số 40 con điều trị.

Lô số III dùng Doxycyllin 20% với liều 200mg / kg thể trọng thì tỷ lệ khỏi bệnh cũng tương đối cao. Điều trị 43 con có 38 con khỏi bệnh chiếm 88,37%. Số con chết là 5 con chiếm 11,62%.

Biểu đồ 4.5. Hiệu lực điều trị bệnh CRD 4.6.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Khi sử dụng, mỗi loại thuốc kháng sinh sử dụng ở trên đều có cơ chế tác dụng riêng nhưng điều có mục đích chung là hạn chế tác dụng tác hại của bệnh CRD đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống và chi phí cho công tác phòng bệnh CRD của đàn gà nuôi tại 3 lô đã được phòng bệnh bằng 3 loại thuốc, giúp người chăn nuôi có thể

lựa chon phương pháp phòng bệnh tốt nhất, tiết kiệm nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.13. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế ở các đàn gà sau khi dùng thuốc phòng bệnh CRD

số Tên thuốc

Khối lượng cơ thể

Tỷ lệ nuôi sống (%) Chi phí phòng bệnh(Đ/ 10kg P) 10 tuần tuổi *(1204g) 15 tuần tuổi *(1525g) 20 tuần tuổi *(2155g) I Tylosin 1245 1560 2254 94,52 4000 II Ampicoli Gold 1212 1535 2160 89,24 2000 III Doxycyllin 20% 1240 1537 2175 93,25 3000

Nhận xét: Khối lượng cơ thể gà là một chỉ tiêu biểu thị khả năng tăng trọng của gà. Nó phụ thuộc vào nhiếu yếu tố: giống, loài, nhu cầu dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, nuôi dữong, tính hình bệnh tật xảy ra... Theo khuyến cáo của các hãng cung cấp giống thì cơ thể gà lúc 10 tuần tuổi phải đạt được khối lượng cơ thể là 1204g, lúc 15 tuần tuổi đạt khối lượng là 1525g và khi 20 tuần tuổi đạt 2155g. Qua đó cho thấy khi gà được sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh CRD thì khối lượng đạt được sẽ tương đương hoặc cao hơn khối lượng được khuyến cáo.

Ô số 1: Gà được sử dụng Tylosin phòng bệnh khối lượng ở các tuần tuổi đều cao hơn so với khối lượng khuyến cáo: 10 tuần tuổi khối lượng đạt 1245, cao hơn khối lượng khuyến cáo 41g. Ở 15 tuần tuổi khối lượng gà đạt 1560g, cao hơn khối lượng khuyến cáo 35g. Ở 20 tuần tuôi khối lượng gà đạt được là 2165 cao hơn khối lượng khuyến cáo 10g.

Tương tự như vậy tại ô số 2 khi sử dụng Ampicoli Gold và ô số 3 sử dụng Doxycyllin 20% khối lượng gà cũng tăng hơn so với khuyến cáo.

Qua đó cho thấy việc dùng kháng sinh khác nhau sẽ co khối lượng cơ thể khác nhau. Nhưng thấy rõ được hiệu quả của việc dùng kháng sinh là rất có ya

nghĩa về mặt kinh tế trong chăn nuôi hiện nay.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh CRD cũng làm tăng tỷ lệ sống sót. Tại ô số 1 tỷ lệ sống là 94,52%, ô số 2 là 89,24% và ô số 3 là 93,25%. Điều này chứng tỏ rằng các loại thuốc khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhếu yếu tố khác như: chất lượng cn giống, chế đọ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình hình bệnh tật xảy ra...

Từ những kết quả trên,chúng tôi có thể kết luận hiệu quả phòng bệnh của 3 loại thuốc đang được sử dụng tại công ty là káh tốt. Chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Trong đó Tylosin là loại thuốc có hiệu quả tôt nhất trong cả công tác phòng, trị bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Sau đó là thuốc kháng sinh Doxycyllin 20% và cuối cùng là Ampicolli Gold cho hiệu quả thấp nhất.

Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh loại nàolà phù hợp nhất cò phụ thuộc vào hiện trạng chăn nuôi thực tế của từng trang trại. Bên cạnh đó cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế mà các loại thuốc mang lại. Qua kết quả ở bảng 9 chúng tôi nhận thấy: Tylosin cho hiệu quả cao nhất nhưng chi phí cho phòng bệnh là cao nhất: 4000Đ/ 10kg P, Doxycyllin 20% hiệu quả gần như tương đương với Tylosin nhưng chi phí thấp hơn 3000Đ/ 10kg P, Ampicoli Gold hiệu quả không cao bằng nhưng chi phí phòng bệnh CRD thấp hơn 2 loại thuốc trên.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Phúc Thịnh, bằng việc trực tiếp theo dõi, chẩn đoán, mổ khám, kiểm tra bệnh tích và chẩn đoán, chúng tôi thấy đàn gà của công ty thường mắc các bệnh truyền nhiễm sau: Newcaslte,

Gumboro, CRD, IB với tỷ lệ mắc khác nhau. Trong đó bệnh CRD có tỷ lệ mắc

cao nhất 7,76%, sau đó đến bệnh Newcasle chiếm tỷ lệ 6,53%, Gumboro chiếm 6,12% và thấp nhất là IB chiếm 3,67%.

2. Bằng các phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính đã phát hiện tỷ lệ nhiễm CRD của đàn gà nuôi tại công ty trung bình là: 15,33%. Trong đó các giống gà khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau: Gà ISA Brow - nhiễm với tỷ lệ cao nhất 20,00%; gà Lưong Phượng nhiễm tỷ lệ 14,00%; gà Ai Cập nhiễm với tỷ lệ thấp nhất 12,00%.

3. Gà bố mẹ giống Lương Phượng ở các lứa tuổi gà khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau: Gà từ 0 – 8 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm 8,89%; gà từ 9 – 18 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm 11,67%; gà từ 19 – 22 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất 15,15%; và trên 22 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 18,52%.

4. Mùa vụ khác nhau cũng gây ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ mắc bệnh CRD của đàn gà bố mẹ gióng Lương Phượng: Mùa Hè Thu tỷ lệ nhiễm thấp hơn mùa Đông Xuân chiếm 7,10% ; Mùa Đông Xuân chiếm 9,39%

5. Các loại thuốc kháng sinh Tylosin, Ampicoli Gold, Doxycyllin 20% dùng để phòng bệnh CRD cho kết quả tốt, và hầu như không có ảnh hưởng đến tăng trọng cũng như tỷ lệ nuôi sống của đàn gà.

6. Dùng các loại thuốc kháng sinh Tylosin, Ampicoli Gold, Doxycyllin 20% để điều trị có hiệu lực rất tốt với bệnh CRD đặc biệt là Tylosin.

5.2. TỒN TẠI

1. Chưa theo dõi được biến động tỷ lệ nhiễm bệnh CRD theo tuổi gà trong cùng một đàn của m ột giống gà, liên tục trong suốt quá trình nuôi.

2. Chưa theo dõi được yếu tố liên quan đến bệnh CRD như: Thời tiết, vệ sinh chuồng trại, các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh kí sinh trùng…có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển bệnh CRD.

3. Chưa xác định hiệu giá kháng thể trong phản ứng ngưng kết nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

5.3. ĐỀ NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin đề nghị một số vấn đề sau:

1. Cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hiện đại khác để phát hiện sớm gà bị nhiễm bệnh CRD.

2. Cần thực hiện quy trình phòng bệnh khép kín, tổng hợp cho cả đàn gà bố mẹ và gà con nhằm hạn chế dự lây nhiễm CRD giữa các đàn đẻ dần tạo ra các đàn gà giống sạch bệnh.

3. Tiếp tục tìm hiểu về bệnh CRD để nghiên cứu và tìm ra phương pháp phòng trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp với thực tiễn của ngành chăn nuôi ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Bệnh gia cầm, tập 2, 1976. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 2. Kỷ yếu: Kết quả nghiên cứu khoa Chăn nuôi- Thú y (1991- 1995).

3. Hồ Đình Chúc và Trần Trọng Kim, 1988 – 1989. Phòng chống bệnh CRD ở

gà công nghiệp bằng Tylosin chiết suất và kháng sinh. Báo cáo khoa học.

4. Đào Trọng Đạt, 1975. Bệnh do Mycoplasma ở Việt Nam. Tạp chí thú y số 3, tháng 7/1975.

5. Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1978. Bệnh do Mycoplasma ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6. Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1978. Nghiên cứu quy trình phòng bệnh

Mycoplasma bằng thuốc kháng sinh ở các cơ sở chăn nuôi gà tập trung.

Tạp chí thú y số 3/ 1978.

7. Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp, 1996. Dược lý học thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

8. Phan Lục, 1995. Điều tra tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum ở đàn gà

Việt Nam các tỉnh phía Bắc từ năm 1990 đến năm 1994.

9. Nguyễn Vĩnh Phước, 1978. Giáo trình truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

10. Nguyễn Vĩnh Phước, 1985. Tạp chí thú y số 4, tháng 5/ 1985.

11. Nguyễn Như Thanh, 1974. Giáo trình thực tập vi sinh vật thú y. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI.

1. Branton SL, Gerlach.H.Keleven.SH ,1984. Mycoplasma gallisepticum isolation in layers”

2. Dierks R.E et at, 1976. Characterizatiom of Avian Mycoplasma, Avian Dis

28.

3. Delaplane J.P & H.O Stuart, 1943. “The propagtion of a viurs in

embryonated chicken eggs caussing a Chronic Respiratory Disease of chickens”.

4. Frey M.L et at ,1968. “Amedium for solation of Avian Mycoplasma”. 5. Zander D.V. Orginin of S6 Starin Mycoplasma, Avian Dis 5.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CRD TRÊN ĐÀN GÀ BỐ MẸ GIỐNG LƯƠNG PHƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC KHÁNG SINH SỬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CRD TRÊN ĐÀN GÀ BỐ MẸ GIỐNG LƯƠNG PHƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC KHÁNG SINH SỬ

DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC THỊNH

Người thực hiện : TRẦN THỊ VẺ Lớp : THÚ Y C

Khoá : 50 Ngành : THÚ Y

Người hướng dẫn : TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU ThS. NGUYỄN THỊ MAI Bộ môn: Giải phẫu - Tổ chức

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Nghiệp – Hà Nội được sự dạy dỗ chỉ bảo ân cần của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Thú y đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghề nghiệp, tạo cho em có được sự tự tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trịnh Đình Thâu, ThS. Nguyễn Thị Mai, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Thú y và cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Phúc Thịnh.

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến ban giám hiệu nhà trường. Ban ch ủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Phúc Thịnh lời cảm ơn chân thành nhất.

Hà nôi, ngày tháng năm Sinh viên

MỤC LỤC

Phần I

MỞ ĐẦU...1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI...2

Phần II TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC...3

2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH CRD...3

2.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...3

2.2.1. Tình hình nghiên cứu CRD ở trên thế giới...3

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...5

2.3. ĐỊA DƯ BỆNH LÝ ...5 2.4. CĂN BỆNH...6 2.4.1. Hình thái...6 2.4.2. Cấu tạo...6 2.4.3.Phân loại...6 2.4.4. Tính chất nuôi cấy...7 2.4.5 Đặc tính sinh hóa:...8 2.4.6.Đặc điểm sinh sản:...8 2.4.7.Sức đề kháng của Mycoplasma...8

2.5. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH...9

2.6 TRUYỀN NHIỄM HỌC...10

2.6.1. Loài vật mắc bệnh...10

2.6.2.Lứa tuổi mắc bệnh và mùa mắc bệnh...10

2.6.3. Phương thức truyền lây và chất chứa mầm bệnh...11

2.7. CƠ CHẾ SINH BỆNH...11

2.8. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH...12

2.8.1.Triệu chứng...12

2.8.2. Bệnh tích...13

2.9 CHẨN ĐOÁN BỆNH...15

2.9.1. Chẩn đoán dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích lâm sàng...15

2.9.1 Chẩn đoán phân biệt...15

2.9.2. Chẩn đoán vi khuẩn học...16

2.9.3 Chẩn đoán huyết thanh học:...17

2.10. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ...18

2.10.1. Phòng bệnh...18

2.10.2. Điều trị...21

2.11. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ THUỐC KHÁNG SINH...22

2.11.1 Khái niệm...22

2.11.2 Phân loại kháng sinh...22

2.11.3. Cơ chế tác dụng...23

2.11.4. Một số thuốc kháng sinh có tác dụng tốt với Mycoplasma ...24

Phần III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...26

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26

3.3.1. Điều tra tình hình bệnh CRD trên đàn gà Lương Phượng bố mẹ nuôi tại công ty. 26

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w