Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứatuổi trên đàn Lương Phượng

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 46)

Qua bảng số liệu ở dưới, chúng tôi thấy trong tổng số 210 mẫu huyết thanh được kiểm tra ở cả 4 lứa tuổi thì số mẫu dương tính là 25 mẫu chiếm 11,90%, tỷ lệ nhiễm này cũng tương đối cao.

Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi

Tuấn tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ dương tính(%)

0 - 8 90 11 8,89

9 - 18 60 8 11,67

19 – 22 33 5 15,15

>22 27 4 18,52

Σ 210 25 11,90

Biểu đồ 4.3. Tình hình nhiễm bệnh CRD theo lứa tuổi trên toàn đàn

Theo biểu đồ 1 ta thấy nếu xét riêng từng lứa tuổi thì gà càng lớn tỷ lệ nhiễm bệnh CRD càng tăng. Thứ tự bị bệnh tăng dần từ 8,89% đến 18,52% tùy theo lứa tuổi của gà. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Đông và Vũ Đạt.

Với gà từ 0- 8 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 90 mẫu huyết thanh thì thấy có 11 mẫu huyết thanh dương tính chiếm 8,89%, tỷ lệ nhiễm bệnh ở lứa tuổi này là thấp nhất, song triệu chứng lâm sàng lai biểu hiện rất rõ và tỷ lệ chết cao. Nguyên nhân là do lúc này gà còn non, sức đề kháng yếu nên khi nhiễm mầm

bệnh thì khó chống chịu lại. Mặt khác theo Koromiclov (1987) thì giai đoạn

Mycoplasma mới nhiễm vào có thể nó hoạt động như vi khuẩn tồn tại ở cơ quan

hô hấp và theo máu tỏa đi khắp cơ thể, trong quá trình chuyển hóa đó chúng vẫn chưa tìm được một tổ chức thích hợp, vì thế lượng kháng thể trong máu chưa nhiều và chưa ổn định, do đó kết quả chẩn đoán huyết thanh học và chẩn đoán lâm sàng có sự sai khác.

Ở gà từ 9 – 18 tuần tuổi, lúc này quá trình chuyển hóa của Mycoplasma đã ổn định dần vào tổ chức thích hợp và nó sẽ hoạt động giống như một virus từ đó kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Nên khi kiểm tra 60 mẫu huyết thanh, có 8 mẫu dương tính, chiếm 11,67%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng.

Gà ở lứa tuổi từ 19 – 22 tuần tuổi có 5 mẫu dương tính trong 33 mẫu huyết thanh kiểm tra chiếm 15,15%.

Trên thực tế, giai đoạn gà từ 8- 22 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh CRD cao và gà thường chết nhiều, nhưng theo kết quả kiểm tra huyết thanh thì tỷ lệ mắc bệnh CRD ở giai đoạn này lại thấp hơn so với gà trên 22 tuần tuổi. Gà chết ở giai đoạn này không phải nguyên nhân chính là CRD mà do bệnh kế phát khác như: Newcastle, Pasteurellosis,…dẫn đến tỷ lệ chết cao. Do vậy, ở lứa tuổi này, gà đã nhiễm Mycoplasma gallisepticum thì thường kết hợp với các bệnh khác làm cho dịch bệnh nổ ra một cách trầm trọng và gây chết gà ồ ạt. Đây là một vấn đề cần hết sức quan tâm đối với các cơ sở chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp.

Với gà > 22 tuần tuổi thì tỷ lệ dương tính cao nhất, trong số 27 mẫu nghiên cứu có 4 mẫu dương tính chiếm 18,52%. Do giai đoạn này những con gà bị bệnh ở thể mạn tính hoặc mang trùng thường xuyên bài xuất mầm bệnh ra môi trường dưới dạng hạt bụi làm cho gà khỏe hít phải và mắc bệnh. Bên cạnh đó, mật độ gà thường cao, vệ sinh môi trường không đảm bảo, lượng phân thải ra nhiều làm cho bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn trong tình trạng bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây truyền từ gà bệnh sang gà khỏe. Tất cả

các yếu tố trên làm cho tỷ lệ gà nhiễm bệnh CRD ở lứa tuổi này tăng cao. Tuy tỷ lệ mắc cao nhưng tỷ lệ gà chết ở giai đoạn này lại thấp, do ở tuổi này gà thường mắc bệnh ở thể mạn tính, mà lúc này sức đề kháng con vật đã cao vì cơ thể đã trưởng thành, hệ thống miễm dịch đã phát triển hoàn chỉnh và ổn định. Ngoài ra, cơ thể gà cũng đã có miễn dịch với bệnh CRD do gà đã được tiếp xúc với mầm bệnh hoặc mắc nhưng qua khỏi. Do vậy, mầm bệnh vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể gà nhưng khó có thể phát triển thành bệnh được, nên tỷ lệ gà chết ở lứa tuổi này thường thấp.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w