THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 30)

3.4.1. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 19 tháng 1 năm 2010 đến ngày 20 tháng 5 năm 2010.

3.4.2. Địa điểm nghiên cứu

Công ty cổ phần Phúc Thịnh, địa chỉ: khối 7C - thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - Hà Nội.

Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GÀ PHÚC THỊNH THỊNH

Công ty cổ phâng gà Phúc Thịnh là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào năm 1999, dựa trên cơ sở xác nhập Công ty gia cầm Phú Thụy với xí nghiệp chăn nuôi gà Phúc Thịnh thuộc Sở Nông Nghiệp Hà Nội. Nhiệm vụ của công ty là nuôi gà bố mẹ cung cấp con giống cho các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Công ty cổ phần nằm trên địa phận khối 7C- thị trấn Đông Anh- huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 25km về phía Đông . Công ty có vị trí rất thuận lợi, phía Đông giáp nhà máy in sách giáo khoa, phía Tây giáp nông trường Đông Anh 2, phía Nam giáp xã Nguyên Khê, cách quốc lộ 3 khoảng 700m. Tổng diện tích của công ty là 309.420 m2 thuộc hai cơ sở: Cơ sở 1 ở Đông Anh có diện tích 182.350m2, cơ sở 2 ở Gia Lâm có diện tích 127.070m2.

Tại cơ sở Đông Anh từ những năm 1970 đã xây dựng hệ thống chuồng nuôi là dãy nhà cấp 4, phân thành 3 khu chăn nuôi A, B, C, mỗi khu có diện tích 2951m2 và phân thành 7 dãy nhà thẳng nhau, mỗi dãy cách nhau 10m. Trong mỗi nhà lại phân thành 4 ô nuôi, có một gian ngoài cùng làm kho chứa thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, 3 khu này áp dụng phương thức chăn nuôi tập trung chăn thả trên nền chuồng độn trấu.

Năm 2002, nhà nuôi khép kín ở khu D được xây dựng với diện tích 400m2 và chia thành 4 dãy nhà. Khu C,D chủ yếu chăn nuôi gà hậu bị và gà đẻ, khu A,B chăn nuôi gà con đến giai đoạn hậu bị. Có phân xưởng ấp trứng với hệ thống máy ấp, máy nở hiện đại, công suất lớn. Khu E có diện tích 5880m2 tách

biệt với các khu khác là nơi giết mổ gia cầm cung cấp sản phẩm thịt gà ra thị trường. Bên cạnh đó, công ty còn có xưởng chế biến thức ăn riêng bằng dây truyền sản xuất tự động, thức ăn chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên.

Như vậy, công ty đã có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đáp ứng tốt các yêu cầu về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn gà phát triển tốt, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

4.1.1 Cơ cấu đàn gà:

Đàn gà của công ty được nuôi tại trại gồm 7 giống cung cấp con giống cho thị trường: Lương Phượng, Ross, Hurbard, ISA brown, Gold line, Red, Mía với. Trong đó, gà Lương Phượng được nuôi nhiều nhất với số lượng 21428 con, chiếm tỷ lệ 2,82%.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gà nuôi tại Công ty Phúc Thịnh

Giống gà Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Lương Phượng 21428 36,09 Ross 13766 23,18 Hurbard 12500 21,05 ISA brown 4120 6,94 Gold line 2987 5,03 Red 2900 4,89 Miá 1674 2,82 Tổng 59375 100

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty, 2010) 4.1.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà tại công ty

Tùy từng loại gà mà có gà mà nuôi với chế độ chăm sóc khác nhau nhưng nhìn chung là đều thực hiện theo quy trình theo bảng phía dưới

Phương pháp cho ăn hạn chế là hạn chế thời gian cho ăn. Mỗi lần cho ăn chỉ 1 lần vào sáng sớm, thời gian còn lại cho uống nước. Mục đích của phương pháp nhằm cho gà không bị béo quá mục tiêu làm chậm lại một cách hợp lý tuổi thành thục sinh dục và điều chỉnh lượng thức ăn để gà đạt độ đồng đều cao do đó khi bước vào giai đoạn đẻ trứng sẽ đồng đều và đạt năng suất cao.

Bảng 4.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại công ty Giai đoạn Tuần tuổi Mật độ

( con/m2 ) Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng

Gà con 0 – 1 1 - 4 35 20 – 30 Tự do 24 17 Gà dò 5 – 10 11 – 19 10 8 Hạn chế Tự nhiên Gà hậu bị 20 21 22 8 Hạn chế 13 14 15 Gà sinh sản >22 5,5 Tỷ lệ đẻ 13

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty, 2010)

4.1.3. Quy trình vệ sinh thú y

Trong quá trình chăn nuôi, công ty luôn xác định phòng bệnh là chính, công tác phòng bệnh của trại được thực hiện trong hai khâu : Vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng Vacxin

4.1.3.1. Vệ sinh phòng bệnh

- Quy trình khi ra vào cơ quan và khu sản xuất:

Trước cổng ra vào công ty có hố và một ngăn nhỏ chứa dung dịch sát trùng để các phương tiện cơ giới và người đi bộ qua. Trước khi vào khu vực chăn nuôi, các cán bộ công nhân phải thay quân áo bảo hộ đã được chiếu tia tử ngoại trong 15 phút đầu giờ làm việc mỗi ca, rồi đi qua phòng phun thuốc sát trùng, rửa tay bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, Lội ủng qua thùng đựng dung dịch sát trùng rồi mới đi đến khu sản xuất. Sau 5 phút tiêu độc không cho bất cứ ai vào khu sản xuất trừ khi có lệnh của giám đốc.

- Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi:

Hàng ngày, vệ sinh máng ăn, máng uống trước khi cho gà ăn. Sau mỗi buổi cho ăn quét dọn sách sẽ khu thức ăn, hiên hè, rèm lưới, cống rãnh. Hàng

tháng cọ rửa và sát trùng máng ăn luôn phiên, quét nước vôi nồng độ 20% và dung dịch Xút 2% nên hiên tường xung quanh nhà nuôi và bệ hố thoát nước, quét mạng nhện trần lưới. Định kì cắt cỏ và phát quang khu vực xung quanh chuồng nuôi 2 tuần 1lần. Phun thuốc sát trùng 2-3 lần/ tuần, trong thời điểm dịch bệnh lên cao thì tiến hành phun hàng ngày. Phân gà được chuyển từ chuồng nuôi ra kho chứa. Trong trường hợp có dịch phải thực hiện ủ phân theo quy định.

- Vệ sinh khu vực trạm ấp:

Hàng ngày, các phòng trong phân xưởng ấp lau 2 lần/ ngày bằng dung dịch xà phòng 4% sau 10 phút lau lại bằng nước sạch. Các phòng xếp trứng, phòng chọn gà con, phòng soi trứng phải được rửa bằng dung dịch xà phòng 2% và sát trùng khi kết thúc công việc. Hàng tuần vệ sinh trân nhà, tường, cửa sổ, cửa ra vào phòng ấp, kho trứng. Hàng tháng tổng vệ sinh phân xưởng ấp, rửa bằng nước xà phòng, phun thuốc diệt trùng trong và ngoài trạm ấp.

4.1.3.2. Phòng bệnh bằng vacxin

Song song với công tác vệ sinh phòng bệnh hì việc sử dụng Vacxin để nâng cao sức đề kháng đặc hiệu cho đàn gà là vô cùng cần thiết. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin tại công ty được thể hiện trong bảng. Chú ý: Sau 20 tuần cứ 6- 8 tuần( tùy theo tình hình dịch tễ) uống nhắc lại IB- ND 1 lần

Riêng các đàn gà lên đẻ vào mùa xuân tiêm nhắc lại vacxin cúm lần 3 vào lúc 17 tuần tuổi.

Bảng 4.3. Chương trình Vacxin cho đàn gà bố mẹ giống tại công ty Ngày tuổi Loại bệnh Loại vacxin Cách Sử dụng Ngày sử dụng Ghi chú

1 IB- ND Sống Nhỏ mũi, miệng 10/ 07/09 10/ 07/ 09 4 Cấu trùng Sống Nhỏ miệng hoặc

uống 15/07/ 09 15/07/ 09 7 Gum D78 Đậu Sống Nhỏ miệng Chủng màng cánh 17/ 7/09 17/ 7/09 12 IB 491 Sống Nhỏ mũi, miệng 22/ 7/ 09 22/ 7/ 09 15 IB- ND +

1/2 liều Gun dầu

Sống Chết

Nhỏ mũi, miệng

Tiêm bắp 25/ 7/09 21 Gum 228E Sống Nhỏ miệng 30/ 7/09 28 IB 491 Newcatson H1 Sống Sống Nhỏ mũi, miệng Tiêm dưới da 7/ 8/09 5 tuần Cúm lần 1 Chết Tiêm bắp 14/ 8/09 6 tuần ND IB- ND Sống Chết Tiêm bắp Nhỏ mũi, miệng 21/ 8/09 7 tuần Coryza Laryngo Chết sống Tiêm bắp Nhỏ mắt 28/ 8/ 09 14 tuần Gum 228E

Cúm lần 2 Sống Chết Nhỏ miệng Tiêm bắp 16/ 10/09 15 tuần IB- ND+ Đậu Sống Nhỏ mũi, miệng Chủng màng cánh 23/ 10/09 16 tuần Coryza Chết Tiêm bắp 30/ 10/ 09 18 tuần OVO4 Chết Tiêm bắp 13/ 11/ 09 19 tuần Gum dầu Chết Tiêm bắp 20/ 11/ 09

4.2. TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH CỦA ĐÀN GÀ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC THỊNH TỪ NĂM 2008- 2010 TY CỔ PHẦN PHÚC THỊNH TỪ NĂM 2008- 2010

4.2.1. Tình nhiễm một số bệnh của đàn gà nuôi tại công ty cổ phần Phúc Thịnh trong mấy năm gần đây Thịnh trong mấy năm gần đây

Trong những năm gần đây, công ty đã nhập nhiều giống gà mới có năng suất cao về nuôi nhằm cung cấp con giống cho thị trường. Song song với với việc nâng cao số lượng và chất lượng con giống, công ty cũng rất chú trọng việc thực hiện các biện pháp chẩn đoánvà phòng trị nói chung, và các bệnh truyền nhiễm nói riêng. Tất cả gà bị bệnh đều được mổ khám, kiểm tra bệnh tích và ghi chép cụ thể. Qua việc mổ khám chẩn đoán bệnh chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Qua những số liệu ở bảng 1 phía dưới chúng tôi có nhận xét: Số lượng gà bị ốm và chết do bệnh truyền nhiễm trong các năm chiếm 39,75 % tổng số gà chết.

Năm 2007, trong số 1276 con gà chết được mổ khám có 34,17 % có dấu hiệu của 4 bệnh truyền nhiễm là: Newcaslte, Gumboro, CRD và IB.

Năm 2008, số gà chết do bệnh truyền nhiễm chiếm 42,06 % trong số 1058 con gà được mổ khám.

Năm 2009, số gà chết là 1192 con trong đó có 545 con chiếm 45,72% chết do bệnh truyền nhiễm.

Trong đó tỷ lệ nhiễm các bệnh: Newcasle, Gumboro, IB như sau:

- Năm 2007 Newcasle chiếm 9,48%; Gumboro chiếm 8,23%; IB chiếm 5,88%. - Năm 2008 Newcasle chiếm 11,63% ; Gumboro chiếm 8,88%; IB chiếm 5,29%. - Năm 2009 Newcasle 9,65%;chiếm Gumboro chiếm 9,73%; IB chiếm 6,71%.

Trong 4 bệnh truyền nhiễm thì bệnh CRD- đang là bệnh được chúng tôi quan tâm cũng chiếm tỷ lệ khá cao và có chiều hướng giảm dần theo các năm gần đây:

Năm 2007, mổ khám 1276 con gà thì có 135 con có biểu hiện viêm túi khí, viêm phổi, và viêm cơ quan hô hấp (tỷ lệ 10,58%).

Năm 2008, tỷ lệ bệnh này là 16,26% trong 1058 con mổ khám.

Năm 2009 tỷ lệ bệnh giảm chỉ còn 19,6% trong tổng số 1192 con mổ khám. Bệnh CRD là bệnh gây chết gà không theo quy luật cụ thể nào, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, xong nguyên nhân co bản vẫn là khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và phương thức chăn nuôi: Bệnh CRD là bệnh kế phát kéo dài, xảy ra ở các cơ sở đã có nguyên nhân nguyên phát, tỷ lệ chết của bệnh là ít nhưng khi đã ghép với bệnh nào đó thì lại chết rất nhanh và nhiều. Ở đây tỷ lệ chúng tôi nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Stipkovis (gia cầm có tỷ lệ nhiễm bệnh CRD chết rải rác 5- 10%).

Ngoài ra trong thời gian thưc tập tình hình về bệnh cúm gà của công ty vẫn khỏe mạnh bình thường và không có biểu hiện gì của bệnh cúm. Trong dịch cúm gia cầm vừa qua, cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện rất tốt quy trình vệ sinh thú y nên đàng à của công ty vẫn hoàn toàn được bảo vệ.

Bảng 4.4. Tình hình mắc một số bệnh truyền nhiễm của đàn gà nuôi tại công ty cổ phần Phúc Thịnh (Từ năm 2007 đến năm 2009) Năm Số lượng mổ khám ( con )

Bênh truyền nhiễm

Bệnh khác Newcasle Gumboro IB CRD Tổng Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) 2007 1276 121 9,48 105 8,23 75 5,88 135 10,58 436 34,17 840 65,83 2008 1058 123 11,63 94 8,88 56 5,29 172 16,26 445 42,06 613 57,94 2009 1192 115 9,65 116 9,73 80 6,71 234 19,6 545 45,72 647 54,28 Tổng 3562 359 10,08 305 8,56 211 5,92 541 15,19 1416 39,75 2146 60,25

4.2.2 Tình hình mắc một số bệnh trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Phúc Thịnh phần Phúc Thịnh

Trong thời gian thực tập tại công ty chúng tôi tiến hành mổ khám 245 con gà chết và đã cùng với cán bộ phòng kỹ thuật của công ty phân loại, xác định bệnh truyền nhiễm gà mắc phải. kết quả được trình bày ở bảng 2.

Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy đàn gà của công ty cũng mắc 4 bệnh truyền nhiễm cơ bản như những năm trước đã xảy ra ở công ty. Đó là các bệnh: Newcasle, Gumboro, CRD, IB.

+) Giai đoạn gà từ 0 – 6 tuần tuổi:

- Tỷ lệ mắc Newcasle ở giai đoạn này tương đối cao 7,31%. Đây là giai đoạn gà mới nở dễ cảm nhiễm với điều kiện ngoại cảnh. Nếu không được chăm sóc và tiêm vacxin phòng bệnh đúng quy trình thì khả năng gà nhiễm các bệnh truyền nhiễm sẽ cao hơn.

- Bệnh Gumboro xảy ra với tỷ lệ cao nhất chiếm 9,76%. Trong giai đoạn này gà mắc Gumboro với tỷ lệ cao nhất từ 3 – 6 tuần tuổi do ở các công ty nuôi gà bố mẹ, gà giống gốc thường tiêm vacxin phòng bệnh vào tuần thứ 19 khi gà bố mẹ sắp dẻ. Kháng thể phòng bệnh Gumboro được truyền từ gà mẹ sang trứng. Vì vậy khi gà con mới nở ra đã có khả năng miễn dịch với bệnh.

- Bệnh IB xảy ra với tỷ lệ 6,09%.

- Bệnh CRD xảy ra cao 8,53% do gà con bị nhiễm những bệnh truyền nhiễm khác và làm kế phát bệnh đặc biệt là bệnh IB xảy ra càng làm tăng tỷ lệ gà mắc bệnh CRD.

+) Gà từ 7 – 10 tuần tuổi

- Bệnh Newcasle xảy ra chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ 9,52%. Đây là giai đoạn gà mắc Newcasle cao nhất do sức đề kháng của gà còn hạn chế đồng thới chúng có tập tính bới ăn nên gà dễ nhiễm mầm bệnh. Từ đó làm giảm ssức đề kháng và tăng khả năng mắc các bệnh khác.

- Tỷ lệ gà nhiễm IB cũng giảm còn 4,76%

- Bệnh CRD xảy ra vẫn tương đối phức tạp. Tỷ lệ nhiễm giảm không đáng kể chỉếm 7,94%. Nguyên nhân do gà đang chuẩn bị bước vào giai đoạn gà hậu bị nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

+) Gà ở các tuần tuổi từ 11 - 22 và trên 22 tuần tuổi thì các bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra nhưng đã có xu hướng giảm hơn so với các tuần tuổi trên. Do ở các giai đoạn này chúng đã có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường và sức đề kháng cũng được tăng rõ rệt

Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại công ty chúng tôi nhận thấy rằng: dù công tác vệ sinh phòng bệnh ở công ty được thực hiện theo đúng quy trình nhưng các bệnh truyền nhiễm vẫn cón xảy ra ở mức cao. Bệnh CRD mà chúng tôi quan tâm xảy ra cũng ở tình trạng gia tăng theo độ tuổi của gà bố mẹ. Tỷ lệ chết do CRD chiếm 7,76% trong tổng số gà được mổ khám trong thời gian thực tập. Tỷ lệ này tăng dần theo lứa tuổi và cao nhất khi đàn gà vào giai đoạn sinh sản.

Ngoài ra, trong thời gian thưc tập tình hình về bệnh cúm gà của công ty vẫn khỏe mạnh bình thường và không có biểu hiện gì của bệnh cúm. Trong dịch cúm gia cầm vừa qua, cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện rất tốt quy trình vệ sinh thú y nên đàn gà của công ty vẫn hoàn toàn được bảo vệ.

Bảng 4.5. Tình hình mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian thực tập (Từ tháng 1 năm 2010 đến cuối tháng 5 năm 2010)

Tuần tuổi

Số lượng mổ khám ( con )

Bênh truyền nhiễm

Bệnh khác Newcasle Gumboro IB CRD Tổng Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ ( % ) Số con mắc Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà bố mẹ giống lương phượng và hiệu quả điều trị bệnh của một số loại thuốc kháng sinh sử dụng tại công ty cổ phần phúc thịnh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w