Báo cáo thực tập: Phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An từ 2001 - 2007. Thực trạng và giải pháp.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1) Sự cần thiết của đề tài 6
2) Mục đích nghiên cứu 7
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4) Phương pháp nghiên cứu 7
5) Tư liệu và nguồn tài liệu 7
6) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
7) Hạn chế của chuyên đề 7
8) Kết cấu của luận văn 8
Chương I- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An 9
I- Tổng quan về tỉnh Nghệ An 9
1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An 9
1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.1.1 Vị trí địa lý 9
1.1.2 Địa hình 9
1.1.3 Thời tiết khí hậu 10
1.1.4 Sông ngòi 11
1.1.5 Biển, bờ biển 11
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 11
1.2.1 Tài nguyên đất: 11
1.2.2 Tài nguyên rừng 12
1.2.3 Tài nguyên biển: 12
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản: 12
1.2.5 Tài nguyên nước: 13
2) Dân cư và nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An 13
3) Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An 14
3.1 Tăng trưởng kinh tế 14
3.2 Cơ cấu kinh tế 17
II- Tương quan so sánh giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Nghệ An 18 1) Khái quát về miền Tây tỉnh Nghệ An 18
1.1 Điều kiện tự nhiên 18
1.1.1 Vị trí địa lí 18
1.1.2 Đặc điểm địa hình 19
1.1.3 Sông ngòi 20
1.1.4 Khí hậu thủy văn 20
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 20
1.2.1 Tài nguyên đất 20
1.2.2 Tài nguyên rừng 21
Trang 21.2.3 Tài nguyên khoáng sản 21
1.3 Dân cư và nguồn nhân lực 22
1.4 Hạ tầng kinh tế xã hội 22
2) Khái quát về miền Đông tỉnh Nghệ An 23
2.1 Vị trí địa lý 23
2.2 Tài nguyên thiên nhiên 23
2.2.1 Tài nguyên đất 23
2.2.2Tài nguyên rừng 24
2.2.3 Tài nguyên biển 24
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản 24
2.3 Dân cư và nguồn nhân lực 24
2.4 Hạ tầng kinh tế - xã hội 25
3) Tương quan so sánh giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Nghệ An 25 3.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
3.3 Dân cư và nguồn nhân lực 27
3.4 Hạ tầng kinh tế xã hội 28
III- Sự cần thiết phát triển kinh tế Miền Tây Nghệ Antrong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 29
1) Vai trò với phát triển kinh tế 29
2) Tác động với xã hội 31
3) Về mặt chính trị 31
Chương II- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ Angiai đoạn 2001-2007 33
I- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ Angiai đoạn 2001-2007 33
1) Về kinh tế 33
2) Về cơ cấu kinh tế 33
3) Sản xuất nông – lâm – thủy sản 34
3.1 Sản xuất nông nghiệp 35
3.2 Lâm nghiệp 37
.3.3 Ngành thủy sản 39
4 Công nghiệp – xây dựng 39
5 Dịch vụ thương mại 42
II- Một số nhận xét và đánh giá 44
1) Thành tựu đạt được 44
1.1 Những thành tựu đạt được 44
1.1.1 Về kinh tế 44
1.1.2 Về xã hội 46
Trang 31.2 Nguyên nhân của thành tựu 47
2) Những tồn tại, hạn chế 48
1.1 Những tồn tại và hạn chế 48
1.2 Nguyên nhân tồn tại và hạn chế 51
1.2.1 Nguyên nhân khách quan 51
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 52
Chương III- Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế Miền Tây tỉnh Nghệ An 53
I- Phương hướng phát triển kinh tế Miền Tây tỉnh Nghệ An 53
1) Định hướng phát triển 53
1.1 Định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An đến năm 2015 53
1.2 Định hướng phát triển của miền Tây Nghệ An 53
2) Mục tiêu phát triển 54
2.1 Mục tiêu tổng quát 54
2.2 Mục tiêu cụ thể 54
2.2.1 Mục tiêu kinh tế 54
2.2.2 Mục tiêu xã hội 55
2.3 Phương hướng và chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ Anđến năm 2015 56
2.3.1 Ngành lâm nghiệp 56
2.3.1.1 Phương hướng phát triển lâm nghiệp 56
1.3.1.2 Mục tiêu và chỉ tiêu phát triển 57
2.3.2 Ngành nông nghiệp 58
2.3.2.1 Phương hướng phát triển 58
2.3.2.2 Mục tiêu và chỉ tiêu phát triển 58
2.3.2.3.Phát triển chăn nuôi 60
2.3.3 Thuỷ sản 60
2.3.4 Công nghiệp xây dựng 60
2.3.4.1 Phương hướng phát triển 60
2.3.4.2 Mục tiêu phát triển 61
2.3.5 Dịch vụ thương mại, du lịch 62
2.3.5.1 Phát triển thương mại 62
2.3.5.2 Phát triển dịch vụ du lịch 63
2.3.5.3 Phát triển kinh tế cửa khẩu 63
2.3.6 Phát triển đô thị 64
2.3.7 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội 65
2.3.7.1 Giao thông 65
2.3.7.2 Thuỷ lợi 65
2.3.7.3 Điện 66
2.3.7.4 Khu công nghiệp 66
Trang 42.3.8 Văn hoá xã hội 67
2.3.8.1 Dân số lao động và đời sống xã hội 67
2.3.8.2 Giáo dục và đào tạo 67
2.3.8.4 Văn hoá thông tin – phát thanh truyền hình 68
2.3.8.5 Khoa học và công nghệ 69
II- Giải pháp phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An 69
1) Tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, khu đô thị mới trên địa bàn các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An 69 2) Giải pháp phát triển nguồn lực 70
2.1 Phát triển nhân lực 70
2.2 Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ 71
2.3 Giải pháp tăng thu ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư. .72
3) Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng 73
4) Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất trên địa bàn miền núi 74
5) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi 75
6) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyên khích phát triển các thành phần kinh tế: 77
7) Ban hành một số cơ chế chính sách phát triển 77
7.1 Cải cách hành chính: 77
7.2 Chính sách đầu tư 77
7.3 Chính sách dân tộc miền núi 78
8) Tiếp tục lông ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội gắn với nâng cao hiệu quả đẩu tư miền núi 78
9) Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có gắn với bảo vệ môi trường 79
11) Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội 80
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 11:Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh năm 1994 14
Bảng 1 2:Giá sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 -2007 15
Bảng1.3:Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Nghệ An 18
Bảng 1.4:Tài nguyên đất của miền Tây so với miền Đông tỉnh Nghệ An 26
Bảng 2.1:Cơ cấu kinh tế miền Tây Nghệ An và tỉnh Nghệ An 33
Bảng 2.2:GDP ngành nông, lâm, ngư nghiệp của miền Tây Nghệ An giai đoạn 2001-2007 (giá so sánh năm 1994) 35
Bảng 2.3:Diện tích cây trồng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2001 – 2005 36
Bảng 2.4:Kết quả của ngành chăn nuôi miền Tây Nghệ An 37
Bảng 2.6:Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản của miền Táy Nghệ An 39
Bảng 2.7:GDP ngành công nghiệp ở miền Tây Nghệ An 41
(giá so sánh) 41
Bảng 2.8:GDP của ngành dịch vụ của miền Tây Nghệ An 42
Bảng 2.9:Kim ngạch xuất khẩu của miền Tây Nghệ An giai đoạn 2001-2007 43
Trang 6MỞ ĐẦU1) Sự cần thiết của đề tài.
Miền Tây Nghệ Ancó diện tích rộng 1.374.502 ha chiếm 83,4% diện tích tựnhiên của toàn tỉnh Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người chiếm 14% dân
số toàn tỉnh Có tiềm năng lớn về tài nguyên đất trông cây công nghiệp, chănnuôi đại gia súc, phát triển rừng, thuỷ điện khoáng sản, thương mại, du lịch Tuynhiên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo cao năm 2007
là 37,13% cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả tỉnh là 19,59% Đặc biệt
tỷ lệ đói nghèo ở các huyện núi cao còn lớn huyện Kì Sơn là 51%, huyện TươngDương là 49%, Quế Phong là 46% Nguyên nhân chính của tình trạng nghèo ởmiền Tây Nghệ An là do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp (89% dân số hoạtđộng trong nông nghiệp) mà điều kiện sản xuất lại bất lợi Thiên tai và điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, bị chia cắt, cô lập do thiếu hoặc không
có đường giao thông Nguyên nhân nghèo còn do trình độ dân trí thấp, do sự ỷlại, trông chờ của các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất
Là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốcphòng an ninh của tỉnh và cả nước Có 419 km đường biên giới với Lào, có 2cửa khẩu : Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), cửa khẩu quốc giaThanh Thuỷ (huyện Thanh Chương)
Những năm gần đây tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có nhiềuchủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, đặc biệt đã dànhnhiều nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo, ban hành nhiều chính sách đầu tư
hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, xã nghèo, nhất là các xã đặc biệt khó khăn
Vì vậy phát triển kinh tế miền Tây Nghệ Ancó vai trò rất quan trọng trongviệc phát triển kinh tế của cả tỉnh và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa cácvùng trong tỉnh, góp phần đảm bảo giữ vững trật tự an ninh quốc phòng của tỉnh
và cả nuớc
Trang 72) Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An trong sựphát triển kinh tế của tỉnh
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển kinh tế của 10 huyện miền Tây Nghệ An
- Đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế miền TâyNghệ Anđến năm 2015
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: 10 huyện miền Tây Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình phát triển kinh tế của 10 huyện miền TâyNghệ An trong giai đoạn 2001 – 2007
4) Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp phân tích số liệu,phương pháp so sánh và phân tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu địnhtính
Bên cạnh đó chuyên đề còn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận kinh
tế học Mac – Lênin và quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế
5) Tư liệu và nguồn tài liệu.
Chuyên đề sử dụng số liệu của cục thống kê Nghệ An, tiến hành điều tra thunhập trong mỗi năm qua Các niên giám thống kê của tỉnh Nghệ An
Bên cạnh đó chuyên đề còn sử dụng số liệu do vụ kinh tế địa phương cung cấp
Và tư liệu của trường đại học học kinh tế quốc dân
6) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đánh giá sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển miền Tây Nghệ An
Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An
7) Hạn chế của chuyên đề.
Trang 8Do yếu tố nguồn lực nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng trongchuyên đề bị giới hạn Do đó nguồn tư liệu thu được phần nào cũng bị hạn chế.Sinh viên cũng bị giới hạn bởi kiến thức nghiên cứu nên chuyên đề còn có nhiềuđiểm cần bổ sung và sửa chữa, đặc biệt là mặt phương pháp luận và phươngpháp nghiên cứu.
8) Kết cấu của luận văn.
Chương I: Sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An
Chương II: Thực trạng phát triển kinh tê miền Tây Nghệ An giai đoạn 2007
2001-Chương II: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế miền Tây Nghệ Anđến năm 2015
Trang 9Chương I- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế miền Tây
tỉnh Nghệ An
I- Tổng quan về tỉnh Nghệ An.
1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An.
1.1 Điều kiện tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam Toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53"đến 105o45'50" kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km
Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km
Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha
Dân số năm 2007: 3.121 triệu người, mật độ dân số trung bình là 190người/ Km2
Tỉnh Nghệ An có một thành phố loại 2, một thị xã và 17 huyện: Thànhphố Vinh; thị xã Cửa Lò; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, HưngNguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành; 10 huyện miền núi:Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, QuếPhong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn
1.1.2 Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn Địa hình đa dạng, phứctạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây -Bắc xuống Đông - Nam Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ởhuyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh
Trang 10Thanh huyện Quỳnh Lưu) Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàntỉnh tập trung ở miền Tây tỉnh.
Theo đặc điểm phân bố, địa hình của tỉnh có thể chia thành ba vùng:vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng
+ Vùng đồng bằng: Đặc điểm của đồng bằng Nghệ An không tập trungthành vùng lớn mà bị chia cắt thành vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực
có những nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng như mặt bằng
+ Vùng đồi: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, baogồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và một phần của huyện Nam Đàn,Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu Đặc điểm chung của vùng là đồithấp, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có thung lũng rộng
.+ Vùng núi: Phân bố tập trung trên diện rộng, ở các huyện phía Tây củatỉnh Gồm nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đây làvùng có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh,
độ dốc hai bên sườn núi lớn, phần nhiều từ 40-50o
Nhìn chung Nghệ An là một tỉnh có nhiều đồi núi (chiếm 83,4%) diện tích tựnhiên, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh Điều kiện địa hình đã tạo cho Nghệ
An một thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng Nhưng cũng gây ra những hạn chế khôngnhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là những vùng cao, vùng sâu
1.1.3 Thời tiết khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm khí hậu chia làmhai mùa: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Nghệ An làtỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc Tỉnh chịu ảnhhưởng của hai loại gió chủ yếu: gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.Gióphơn Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng bẩy và tháng tám bình quân mỗinăm có khoảng 20 – 30 ngày, các tbung lũng phía Tây chịu ảnh hưởng nhiềuhơn từ 40 – 50 ngày, gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông từtháng mười đến tháng tư năm sau
Trang 11Bên cạnh đó, Nghệ An là một tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều của bão, áp thấpnhiệt đới và sương muối Trung bình mỗi năm tỉnh chịu từ 2-3 cơn bão, mùa bãothường vào tháng 8-10, bão kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió
đã gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn Đặc biệt các huyện miền Tây tỉnh vào mùamưa thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân
1.1.4 Sông ngòi
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là0,7 km/Km2 Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện MườngPẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An cóchiều dài là 361 km, diện tích lưu vực 27.200 Km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730
Km2 Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14.109 là nướcmặn Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụcho đời sống sinh hoạt của nhân dân
1.1.5 Biển, bờ biển.
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40 m trở vào nói chung đáybiển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.Bãi biển Của Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế choviệc phát triển ngành du lịch
1.2 Tài nguyên thiên nhiên.
1.2.1 Tài nguyên đất:
Tổng quỹ đất đã sử dụng là 1.276.417 ha/ tổng diện tích đất tự nhiên là1.648.729 ha, chiếm 77,4% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất nông nghiệptrên 249.638 ha chiếm 15,2%, đất lâm nghiệp là 906.650 ha chiếm 55,2%,đất phi nông nghiệp trên 113.500 ha chiếm 7%
Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 372.312 ha chiếm 22,6% diện tích tựnhiên, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc Khả năng có thể khai thác đưa vào sử
Trang 12dụng sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây
ăn quả 20-30 ngàn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinhrừng trên 200 ngàn ha (phần lớn tập trung ở các huyện miền núi vùng TâyNam Nghệ An)
1.2.2 Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ trên320.000 ha, rừng đặc dụng gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m3; nứa, mét 1.050 triệu cây Trong đó trữlượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3 ; nứa 415 triệu cây; mét 19 triệu cây.Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19-20 ngàn m3; gỗ rừng trồng
là 55-60 ngàn m3; nứa khoảng 40 triệu cây; mét 3-4 triệu cây Ngoài ra còn cócác loại lâm sản: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển cácmặt hàng xuất khẩu
1.2.3 Tài nguyên biển:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km, dọc biển có 6 cửa lạch độ sâu từ 1 đến3.5 m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào
Nguồn lợi hải sản trong khu vực khá phong phú, có nhiều loại có giá trịcao như: cá Chim, Thu, tôm, mực; hàng năm sản lượng khai thác đạt từ20.000-25.000 tấn
Về du lịch biển: tài nguyên du lịch là một ưu thế lớn của vùng biển Nghệ
An Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp của Miền Bắc; cùng vớicảnh quan kỳ thú của vùng biển, bờ biển tạo cho khu vực Cửa Lò có tiềmnăng rất lớn để phát triển du lịch biển
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản:
Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm nhưvàng, đá quý rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan Loại khoáng sản cóđiều kiện phát triển với quy mô lớn gắn với thị trường là: Đá vôi có trữ lượng
Trang 13trên 1 tỷ m3 Tổng trữ lượng đá trắng có trên 100 triệu m3 Tổng trữ lượng đáxây dựng trên 1 tỷ m3 Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m3; Thiếc Quỳ Hợptrữ lượng trên 70.000 tấn; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượngtốt; ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân visinh, quặng Măng gan; muối sản xuất sô đa v.v là nguồn nguyên liệu đểphát triển các ngành công nghiệp: vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, côngnghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
1.2.5 Tài nguyên nước:
Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào (trên 30 tỷ m3) do lượng mưa bìnhquân hàng năm lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm) thuận lợi cho phát triển sảnxuất, dân sinh kinh tế.Hệ thống sông ngòi phân bố dày đặc (mật độ lên tới 0,6-0,7 km/km2) Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên
Có 117 thác lớn nhỏ có khả năng xây dựng thuỷ điện trong đó có thác Bản Lảxây dựng nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ công suất 300MW, đã được khởi côngnăm 2005 và phát điện vào quý 1 năm 2009
2) Dân cư và nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An.
Dân số tỉnh Nghệ An khoảng 3,121 triệu người Tỉ lệ dân số dưới 14 tuổichiếm 40%, từ 15-59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệdân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước)
+ Trình độ dân trí từng bước được nâng cao Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học
và xoá mù chữ từ năm 1998, đang phấn đấu phổ cập trung học cơ sở
+ Nguồn lao động dồi dào, trên 1,6 triệu người Trong đó làm việc trongcác ngành kinh tế là trên 1,5 triệu người Hàng năm nguồn lao động được bổsung trên 3 vạn người
+ Tỷ lệ lao động được đào tạo là 34% Toàn tỉnh hiện có 115 tiến sỹ, trên
400 thạc sỹ, trên 30.000 người có trình độ đại học, trên 20.000 người có trình độcao đẳng, trên 70.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp
Trang 14+ Thu nhập bình quân đầu người của cả tỉnh năm 2007 là 7,327 triệu/người/năm.
3) Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An.
3.1 Tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng GDP của tỉnh năm 2007 là 10,5%, so với tốc độ tăng trưởngcủa cả nước là 8,47% GDP toàn tỉnh đạt 12.610 tỷ đồng so với GDP của cảnước là 1706,83 nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnhtrong giai đoạn 2001-2007 là 11,8% so với cả nước là 7,8%
Bảng 11:Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh năm 1994
- Về nông nghiệp: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp phát triển
tương đối toàn diện, từng bước phà thế độc canh, tăng nhanh nông sản hànghoá cho chề biến và xuất khẩu
+ Cây lúa hàng năm tuy tổng diện tích vẫn ổn định ở mức 18,5-18,7 vạn ha,nhưng năng suất hàng năm tăng từ 40,34 tạ/ha năm 2000 lên 40,51 tạ/ha năm
2003, năm 2007 là 54,9 tạ/ha Các cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, câycông nghiệp dài ngày tăng cả về diện tích và sản lượng, làm cơ sở hình thànhvùng cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chề biến
+ Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng khá cả về số lượng và chất lượng.Đến năm 2007 đàn trâu bò: 737.535 con, đàn lợn: 1.182.885 con
+ Về lâm nghiệp: rừng của Nghệ An là tài nguyên có ý nghĩa không chỉtrong tỉnh, trong vùng mà còn cả nước Trong những năm qua tỉnh đã có nhiềubiện pháp nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có (thực hiện tốt việc giao đất, khoán rừng
ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư, hoàn
Trang 15thành quy hoạch 3 loại rừng), đồng thời đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồngmới rừng từ 35,75% năm 1995 lên 43% năm 2003 năm 2007 trồng mới trên9.000 ha rừng nâng độ che phủ rừng lên 49%.
+ Về ngư nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát triển tích cực cả
về số lượng và chất lượng: nuôi tôm, cua nước lợ ven biển, nuôi cá lồng trênsông, nuôi cá nước ngọt ở các ao hồ, ruộng lúa.v.v Toàn tỉnh đã khai thác nuôitrồng gần 3.252 ha (trong đó trên 1.100ha mặt nước mặn, lợ ven biển) Đưa diệntích nuôi tôm cao sản lên trên 950 ha, diện tích nuôi cá nước ngọt lên 16.000 ha.Đầu tư các cơ sở sản xuất giống tôm, cua, các loại giống thủy sản khác và cơ sởchế biến thức ăn thủy sản Năm 2007 sản xuất được 480 – 500 triệu con cágiống, 200 triệu con tôm giống Và giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản lên 20triệu USD Phương tiện đánh bắt hải sản tăng làm sản lượng đánh bắt khôngngừng tăng lên (năm 1995 là 2 vạn tấn, đến năm 2003 là 2,9 vạn tấn)
Sản xuất nông nghiệp: sản lượng lương thực đạt 1,053 triệu tấn.chăn nuôinuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng (53.176 tấn lạc, 76.577 tấn thuỷ sản )
Bảng 1 2:Giá sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 -2007
Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Nông nghiệp 4,53 5,13 5,47 7,03 7,44 7,9 8,3
Lâm nghiệp 0,86 0,85 0,95 0,92 0,94 0,98 0,99
Nguồn: Sở thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 và báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An năm 2007
- Sản xuất công nghiệp – xây dựng:Công nghiệp Nghệ An trong những năm
qua đã có những bước phát triển nhất định, hình thành cơ cấu đa ngành: cơ khí,luyện kim, hoá chất, dệt may, thuộc da, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản,vật liệu xây dựng…đã góp phần vào khai thác lợi thế và phục vụ một số nhu cầusản xuất và đời sống Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 11.583 tỷ đồng
Trang 16tăng 18,24% so với năm 2006 tính riêng GTSX công nghiệp đạt 5.710 tỷ đồngtăng 17,5% so với năm 2006.
Trong đó sản xuất xi măng đạt 16-16,5 triệu tấn (Nhà máy Hoàng Mai:1,4 triệu tấn; nhà máy 12/9 Anh Sơn: 8,5 triệu tấn, Cầu Đước 7 vạn tấn) Nhàmáy dầu thực vật là 20.000 tấn, nhà máy ôtô Trường Sơn sản xuất được trên
1000 chiếc, …
Hiện nay tỉnh đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần Côngnghiệp quốc doanh trong một số lĩnh vực đã phát huy tác dụng tốt Côngnghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh
tế khác cùng phát triển Tuy nhiên, đến nay công nghiệp tỉnh Nghệ An cũngchỉ xếp vào loại trung bình của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng vàlợi thế của tỉnh
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ chỗkhông đáng kể, đến nay số vốn đăng ký trên 250 triệu USD Giá trị sản xuất côngnghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng ngày càng lớn
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển nhưng tiềm năngtrong tỉnh còn lớn Lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh từ lâu đã có thế mạnh;
từ việc năng động trong cơ chế thị trường, nhanh nhạy tiếp thu công nghệmới Và chính sách đổi mới của nhà nước khuyến khích nên phát triển mạnh
mẽ với nhiều hình thức tổ chức Điều này đã góp phần váo khai thác các tiềmnăng và lợi thề về nguyên liệu, vốn và thị trường Tuy nhiên, việc quản lý nhànước ở lĩnh vực này còn nhiều khó khăn, lúng túng, nhất là trong khâu thôngtin thị trường và chất lường sản phẩm
- Khu vực dịch vụ: Trong những năm qua dịch vụ đã có những bước tăng
trưởng nhanh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống và sản xuất Giá trịsản xuất dịch vụ đạt 6.878 tỷ đồng, tăng 11,9% Kim ngạch xuất khẩu đạt 195
Trang 17triệu USD, tăng 34,02%, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 120 triệu USD, tăng21,77% Doanh thu du lịch đạt 540 tỷ đồng, tăng 28,7%
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ là 13.335 tỷ đồng, tăng 21,9%.Tổng lượt khách du lịch đạt trên 1,3 triệu lượt tăng 18% Doanh thu vận tảităng 8,7% Công tác quản lý hoạt động vận tải tại các bến xe khách, bến đòchặt chẽ hơn
Mật độ thêu bao điện thoại tiếp tục tăng nhanh đạt 24,1 máy/100 dân.Doanh thu tăng 14% so với năm 2006
Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại tăng 17,5% sovới năm 2006; chủ yếu do nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 21,3% Tổng dư nợđạt 12.246 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung, dài hạn tăng 17,9%
Bước đầu hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ giao dịch, cácchợ huyện, vùng (chợ đầu mối nông sản, cửa khẩu Nậm Cắn và các trung tâmthương mại Vinh, Cửa Lò)
3.2 Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An có những chuyểnbiến theo hướng tích cực Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm, tỷtrọng công nghiệp tăng, tỷ trọng dịch vụ có xu thế tăng nhưng không ổn định
và tăng chậm
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP giảm dần qua các nămgiảm từ 42,28% năm 2001 xuống còn 33,09% năm 2006 và 31,03 năm 2007(tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong GDP của cả nước năm 2001 là 23,24%,năm 2006 là 20,4% và năm 2007 là 20%) Trong đó chủ yếu là giá trị sản xuấtngành nông nghiệp chiếm trên 80%
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng dần qua các năm, năm 2001 là21,33% năm 2006 là 30,34%, năm 2007 là 32,01% (tỷ trọng công nghiệpchiếm trong GDP của cả nước năm 2001 là 38,13%, năm 2006 là 41,5% và
Trang 18năm 2007 tăng lên 41,8%) Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếmtrên 90% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ chiếm trên8% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
Tỷ trọng của dịch vụ chiếm trong GDP của tỉnh tăng nhưng tốc độ tăngcòn chậm tăng từ 36,39% năm 2001 đến 36,57% năm 2006 và 36,96% năm
2007 (tỷ trọng dịch vụ chiếm trong GDP của cả nước là 38,63 năm 2001,38,08% năm 2006 và 38,2% năm 2007) Mặc dù tỷ trọng dịch vụ năm 2002-
2005 có giảm và biến động không theo xu thế nhưng năm 2006 và năm 2007 đãtăng tuy không nhiều.Do ảnh hưởng của nạn dịch Sars, dịch cúm gia cầm…trong các năm 2003, 2004 làm ảnh hưởng đến ngành dịch vụ đặc biệt là ngành
du lịch, làm cho doanh thu của ngành dịch vụ trong các năm này giảm
Bảng1.3:Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Nghệ An
Trang 19Lào dài 419 km; có 2 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn),cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (huyện Thanh Chương).
- Miền Tây Nghệ Ancó vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh biên giớicủa tỉnh và của cả nước (kể cả quá khứ, hiện tại và trong tương lai) Có hệthống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cả, tạo nguồn sinh thuỷ phục vụ sảnxuất và đời sống, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh(đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển, vùng thâm canh lúa nước và sảnxuất cây công nghiệp)
đã có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiênnhiên Pù Huống, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đồi núi dốc
+ Vùng núi thấp gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ,Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng,địa hình ít phức tạp hơn, có nhiều đồi núi thấp xen kẽ nhiều thung lũng tạonên những vùng đất rộng lớn, có nhiều sông hồ đập nên có khả năng pháttriển sản xuất nông nghiệp
Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối lớn, nhỏ Gây trở ngại không nhỏcho việc phát triển giao thông trên địa bàn Hệ thống sông suối phần lớn ởthượng nguồn hẹp và dốc, gây khó khăn cho việc phát triển vận tải đường thuỷ
và khả năng điều hoà nguồn nước trong các mùa phục vụ sản xuất và đời sống.Tuy nhiên với đặc điểm về địa hình và hệ thống sông suối trên đã tạo cho vùng
Trang 20có nhiều thác nước lớn, nhỏ, là nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, thuỷlợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà dòng chảy, chống lũ lụt
1.1.3 Sông ngòi.
Vời mạng lưới sông, suối dày đặc (mật độ 0,6 km/km2), nguồn nước mặtdồi dào (trên 20 tỷ m3 nước) là điều kiện cho phép xây dựng các công trìnhthuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ phục vụ sản xuất, đồng thời giảm lũ lụt, tăng dòngchảy, phát triển thuỷ điện, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn vùng nóiriêng và cả tỉnh nói chung
1.1.4 Khí hậu thủy văn.
Miền Tây Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tínhchuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam Số giờ nắng trongnăm từ 1.500-1.700 giờ Nhiệt độ trung bình từ 23-24oC (nhiệt độ cao nhất cókhi lên tới 40-44oC vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 3-4oC vào tháng 12) Độ
ẩm trung bình là 80-85% (cao nhất là 95-97%, thấp nhất là 70% vào tháng 7).Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600-2.100 mm, lượng mưa phân bốkhông đều theo không gian và thời gian Tại huyện Kì Sơn lưu vực sông Nậm
Mộ có lượng mưa nhỏ nhất (bình quân là 1142mm) Trong khi đó ở thượngnguồn sông Hiếu vùng Quế Phong, lượng mưa bình quân trên 2000mm Lưu vựcsông Giăng (Thanh Chương) lượng mưa là 2000mm Mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10 hàng năm và chiếm tới 80-85% tổng lượng mưa của cả năm Các tháng
8, 9, 10 thường xảy ra mưa lớn thường gây ra lũ, lụt, lũ quét và sạt nở đất đặcbiệt ở các huyện miền Tây Nghệ An
1.2 Tài nguyên thiên nhiên.
Trang 21- Đất phi nông nghiệp là 50.394 ha chiếm 43,6% diện tích đất phi nôngnghiệp toàn tỉnh.
- Đất lâm nghiệp: Có diện tích là 864.942 ha, chiếm 52,5% diện tích củatoàn tỉnh và chiếm 95,04% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, là nguồn tàinguyên quan trọng của cả tỉnh, ngoài chức năng cung cấp gỗ và các loại lâmsản còn có chức năng lớn về phòng hộ, bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh
- Diện tích đất đồi núi và sông suối chưa sử dụng: 314.975,78 ha chiếm19,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 84,6 % diện tích đất chưa sửdụng của cả tỉnh Đây là quỹ đất lớn có khả năng phát triển nông lâm nghiệptrong thời gian tới Trong đó diện tích đất bằng có khả năng phát triển nôngnghiệp là 35.560 ha và diện tích đất đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp là457.860 ha Bình quân diện tích đất canh tác trên một hộ là 0,45 ha Bình quândiện tích đất canh tác/khẩu là 900 m2
1.2.2 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng là 656.391 ha chiếm 93,1% so với tổng diện tíchrừng toàn tỉnh Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 629.142 ha, chiếm 95,8%;diện tích rừng trồng là 27.249 ha, chiếm 4,2% Đây còn có giá trị đa dạng sinhhọc của các khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồnthiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, có tổng diện tích là 209.109 ha
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Miền Tây Nghệ An có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chấtlượng tốt và địa điểm phân bố thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển đếnnơi tiêu thụ như đá trắng, đá vôi, đá granit, đá ốp lát (Quỳ Hợp, Con Cuông,Tân Kỳ), than đá (Tương Dương), quặng sắt, thiếc (Quỳ Hợp, Quế Phong),chì, kẽm (Nghĩa Đàn, Con Cuông),….Ngoài ra còn có đã quý tập trung ở haihuyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp; vàng sa khoáng có ở các bãi bồi thuộc lưu vựcsông Cả, sông Hiếu; thiếc ở Quỳ Hợp,…
Trang 221.3 Dân cư và nguồn nhân lực.
Dân số miền Tây Nghệ An có 233.012 hộ, 1.118.485 khẩu, 637.357người trong độ tuổi lao động Trong đó dân tộc thiểu số là 95.277 hộ, 428.669khẩu, chiếm 14% dân số toàn tỉnh
Hiện nay miền Tây Nghệ An có 637.357 người trong độ tuổi lao động.Lao động có việc làm thường xuyên là 491.985 người Trong đó chủ yếu làlao động hoạt động trong nông nghiệp khoảng 437.850 người chiếm 89%, laođộng công nghiệp xây dựng là 22.705 người chiếm 4,6%, lao động dịch vụ là31.430 chiếm 6,4%
Mật độ dân số phân bố không đều, ở các huyện miền núi cao mật độ dân
số 30 người/km2 (Kỳ Sơn là 31 người/km2, Tương Dương là 27 người/km2,Quế Phong là 32 người/km2), các huyện núi thấp mật độ dân số 170người/km2 Một số đồng bào dân tộc sống quần cư theo dòng họ, theo đặc tính
tự nhiên của từng dân tộc như đồng bào HMông sống trên các núi cao hoặclưng chừng núi, đồng bào Thái thường sống ở chân núi thấp gần khe suối,sống gần đường giao thông.… Một số bản làng đang sống ở xa trung tâm, xađường giao thông
Các làng bản dân cư trên tuyến biên giới Việt Lào đời sống dân sinh kinh tế
xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiều nước sinh hoạt, thiếuđiện thắp sáng, trình độ dân trí còn thấp, tình trạng di cư tự do, du canh du cưvẫn còn tái diễn
1.4 Hạ tầng kinh tế xã hội.
- Giao thông: giao thông đi lại còn khó khăn, mạng lưới giao thông chưaphát triển đặc biệt là giao thông nông thôn Đến nay có 95% số xã có đườngôtô đi vào trung tâm xã vào mùa khô
- Thủy lợi: hiện nay đã xây dựng được 915 công trình thủy lợi phục vụ chosản xuất và trên 2500 km kênh mương các loại (kiên cố hóa trên 1.100 km)
Trang 23- Nước sinh hoạt: toàn vùng đã xây dựng được 84 công trình cấp nướctập trung, 67.000 giếng khoan, giếng đào cấp nước sinh hoạt cho hơn 66% hộđồng bào miền núi
- Miền Tây Nghệ An hiện có 224/244 xã của 10 huyện có điện lưới quốcgia, chiếm 91% số xã có điện, các huyện vùng núi thấp có 100% số xã có điện
- Thông tin liên lạc: do địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đều vàthưa thớt nên miền Tây Nghệ An mạng lưới thông tin liên lạc còn chưa pháttriển Năm 2007, tỷ lệ hộ được xem truyền hình là 72%, tỷ lệ hộ được ngheđài là 92% và có 98% số xã chưa có điện thoại
2) Khái quát về miền Đông tỉnh Nghệ An.
Miền Đông Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trêntrục giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu Bắc Nam, có bờ biển dài 82
km và gianh giới tiếp giáp với hai tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh
2.2 Tài nguyên thiên nhiên.
2.2.1 Tài nguyên đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 274.227 ha, chiếm 16,6% tổng diện tíchđất tự nhiên của toàn tỉnh Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng106.627 ha chiếm 42,5% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, diện tích đất lâmnghiệp là 45.158 ha chiếm 4,96% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, diện tích
Trang 24đất phi nông nghiệp là 65.106 ha chiếm 56,4% diện tích đất phi nông nghiệpcủa tỉnh Diện tích đất chưa sử dụng là 57.336 ha chiếm 15,4% diện tích đấtchưa sử dụng của toàn tỉnh.
2.2.2Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất có rừng là 48.650 ha chiếm 6,9% tổng diện tích rừngtoàn tỉnh Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 27.550 ha, diện tích rừng trồng
là 21.100 ha
2.2.3 Tài nguyên biển.
Miền Đông Nghệ An có bờ biển dài 82 km Dọc bờ biển có 6 cửa lạch độsâu từ 1-3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào, giao lưu kinh tế Vùng biểnnày là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao Bãi biển Cửa Lò
là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triểnngành du lịch
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản.
Đây cũng là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng hiện mới chỉbước đầu khai thác được đá vôi và đá xây dựng ở huyện Quỳnh Lưu trên bìnhdiện sản xuất lớn
2.3 Dân cư và nguồn nhân lực.
Dân số miền Đông Nghệ An năm 2007 khoảng 2.003 triệu người Trong
đó có khoảng 1,14 triệu người trong độ tuổi lao động Tỷ lệ lao động đượcđào tạo là 38%
Xét về quy mô dân số thì đây là khu vực có số lượng dân cư đông nhấttrong toàn tỉnh Nghệ An (đứng đầu là huyện Quỳnh Lưu, tiếp theo là DiễnChâu, Yên Thành và thành phố Vinh) Tạo cho miền Đông Nghệ An cónhững lợi thế về nguồn nhân lực, quy mô thị trường, thuận lợi cho việc pháttriển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, thực hiện công nghiệp hoáhiện đại hoá
Trang 252.4 Hạ tầng kinh tế - xã hội.
Miền Đông tỉnh Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo thế mạnh trong giao lưu,phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Tuyến đường sắt Bắc Nam songsong với quốc lộ 1A, ga Vinh là một trong những ga chính, tạo cho miềnĐông Nghệ An có được mối giao lưu thuận tiện với thủ đô Hà Nội, các tỉnhvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh khác trong cả nước Cụm cảngbiển Cửa Lò, Bến Thuỷ, Xuân Hải, mà trọng tâm là cảng Cửa Lò với năng lực
có thể nâng lên 1-2 triệu tấn/năm là đầu mối gắn liền với các tuyến giao thôngđượng bộ, tạo điều kiện hạ tầng hết sức quan trọng cho phát triển công nghiệptập trung ở khu vực Vinh - Cửa Lò
Miền Đông tỉnh Nghệ An có lợi thế để khai thác tiềm năng đất đai, tàinguyên và trí lực của vùng trong chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá vàphát triển kinh tế xã hội tỉnh
3) Tương quan so sánh giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Nghệ An 3.1 Điều kiện tự nhiên.
Miền Tây Nghệ An có diện tích chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên củatoàn tỉnh Địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, lạihình thành nhiều tiểu khu vực: vùng cao, vùng biên giới, khí hậu khắc nhiệt.Đồi núi chủ yếu là cao và dốc khó khăn cho ngành nông nghiệp Bên cạnh đóMiền Tây Nghệ An có 419 km đường biên giới với CHDCND Lào thuận lợicho phát triển thương mại nhưng cũng gây khó khăn trong việc bảo vệ an ninhtrật tự an toàn xã hội
Miền Đông tỉnh là vùng đồng bằng duyên hải thuận lợi cho việc phát triểnnông nghiệp và thuỷ sản và xây dựng các khu công nghiệp Là vùng ven biểnthuận lợi cho phát trỉên ngành du lịch (Bãi biển Cưa Lò), khai thác thuỷ sản Có
vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng khác và thế giơi (có cảngbiển Cửa Lò, Bến Thủy, Xuân Hải giáp với hai tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh)
Trang 263.2 Tài nguyên thiên nhiên.
Miền Tây Nghệ An có diện tích rộng lớn chiếm 83,4% diện tích đất tựnhiên của toàn tỉnh Nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn lớn chiếm 84,6%diện tích đất chưa sử dụng của toàn tỉnh Đây là quỹ đất lớn có khả năng pháttriển nông, lâm nghiệp trong thời gian tới
Bảng 1.4:Tài nguyên đất của miền Tây so với miền Đông tỉnh Nghệ An.
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu Miền TâyNghệ An Miền ĐôngNghệ An Tỉnh NghệAnDiện tích đất tự nhiên 1.374.502 274.227 1.648.729Diện tích đất nông nghiêp 144.190 106.627 250.817
Diện tích đất lâm nghiệp 864.942 45.158 910.100
Diện tích đất phi nông nghiệp 50.394 65.106 115.500
Diện tích đất chưa sử dụng 314.976 57.336 372.312
Nguồn: Đề án quy hoạch lại dân cư miền Tây Nghệ An đến năm 2010.
Miền Đông Nghệ An có diện tích nhỏ nhưng chủ yếu là đất nông nghiệpthuận lợi cho phát triển kinh tế Trong khi đó miền Tây Nghệ An có diện tích lớnnhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng, hiệu quả sử dụng thấp dochủ yếu là đất đồi núi cao khó khăn trong việc khai thác và sử dụng
Miền Tây Nghệ An có tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú nhưvàng, đá rubi, thiếc, đá trắng, đá gralit, đá Bazan, đá vôi…nhưng do địa hìnhhiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên chưa khai thác được nhiều
Mặt khác miền Tây Nghệ An có nguồn tài nguyên rừng, núi hang động,thác nước và nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh đẹp Vùng có 3 khu dulịch sinh thái là khu bảo tồn Pù Huống có diện tích 43.000 ha, khu bảo tồnthiên nhiên Pù Hoạt 40.000 ha, vườn quốc gia Pù Mát 91.000 ha Đây là cácvùng bảo tồn thiên nhiên có thảm thực vật phong phú, đa dạng, có hệ động vậtvới nhiều loài động vật quý hiếm Thác nước đẹp, hấp dẫn khách du lịch nhưthác Kèm, thác Xao Va, hang Bua, hang Thẩm Chạng… thuận lợi cho pháttriển du lịch
Trang 27Miền Đông Nghệ An có bờ biển dài 82 km Đem lại cho vùng nhiềuthuận lợi trong việc thông thương buôn bán với các vùng khác và thế giới.Đây còn là nguồn lợi lớn về hải sản, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như:
cá chim, cá thu, tôm, mực Hàng năm sản lượng hải sản khai thác được đạt từ20.000-25.000 tấn
3.3 Dân cư và nguồn nhân lực.
Xét về quy mô dân số thì miền Đông Nghệ An có quy mô dân số lớnhơn miền Tây Nghệ An Dân số miền Đông tỉnh Nghệ An chiếm 63% dân sốtoàn tỉnh, miền Đông Nghệ An chiếm 37% dân số toàn tỉnh Vì vậy miềnĐông tỉnh Nghệ An có quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn Mặt khác tỷ
lệ lao động được đào tạo của miền đông Nghệ An là 38% cao hơn miền TâyNghệ An là 15%
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động của miền Tây và miềm Đông Nghệ An.
Dân số
(người)
Dân sốtrong độtuổi laođộng(người)
% dân sốtrông độtuổi laođộng (%)
Dân số(người)
Dân sốtrong độtuổi laođộng(người)
% dân sốtrong độtuổi laođộng (%)
Trang 28Trong khi đó tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của miềnTây Nghệ An cao 89%, còn lao động hoạt động trong nông nghiệp miềnĐông Nghệ An là 51,1% Với cơ cấu lao động tiến bộ hơn, trình độ lao độngcao hơn góp phần làm cho năng suất lao động của miền Đông Nghệ An caohơn làm cho thu nhập bình quân đầu người của miền Tây Nghệ An cao hơnthu nhập bình quân đầu người của miền Đông Nghệ An.Thu nhập bình quâncủa miền Tây Nghệ An năm 2007 là 6 triều/người/năm Trong khi đó thunhập bình quân đầu người của miền Đông Nghệ An là 12,5 triệuđồng/người/năm.
Mặt khác miền Tây Nghệ Anchủ yếu là đồng bào dân tộc thuộc đốitượng định canh định cư (hiện còn 25.216 hộ với 151.623 khẩu đã định cưsong còn du canh và 888 hộ với 5.663 khẩu còn du canh, du cư trên địa bàn).Trình độ dân trí con thấp Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn tỷ lệ hộnghèo cao, năm 2007 là 37,13% (theo chuẩn mới) Tỷ lệ nghèo đói cao vàgiảm chậm đang là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của vùng.Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộcthiểu số Tình trạng đói và tái nghèo rất dễ dàng tăng lên khi có nhiều thiên taihoặc thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Điều nàygây khó khăn không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực củalao động trong vùng
Trang 29Nghệ An Miền Đông tỉnh được xem là động lực để thúc đẩy kinh tế các vùngkhác trong tỉnh phát triển Tại đây một số ngành kinh tế quan trọng sẽ phát triểnmạnh: cảng biển, khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, khu du lịch, dịch vụ,chế biến hải sản….
Trong khi đó miền Tây Nghệ Anlà vùng núi địa hình phức tạp giao thông
đi lại khó khăn Khó khăn trong việc phát triển kinh tế Cơ sở hạ tầng còn lạchậu: Hạ tầng giao thông nông thôn còn thiếu, yếu kém và lạc hậu Hệ thống giaothông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống của nhândân Nhiều điểm dân cư nông thôn kể cả các thị tứ và thị trấn huyện lỵ khó tiếpcận với các trung tâm kinh tế phát triển Trên 60% số đường cấp xã, 40% sốđường cấp huyện ô tô không đi lại được trong mùa mưa (hiện có 11 xã chưa cóđường ô tô vào đến trung tâm xã)
Hệ thống điện lưới quốc gia tuy đã đến được trung tâm 10/10 huyệnnhưng mới chỉ cung cấp được cho các xã dọc tuyến đường 7, đường 48
III- Sự cần thiết phát triển kinh tế Miền Tây Nghệ Antrong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An.
1) Vai trò với phát triển kinh tế
Miền Tây Nghệ An là vùng rộng lớn chiếm 83,4% diện tích tỉnh Và dân
số chiếm 37% dân số của cả tỉnh Phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An có vai tròquan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của cả tỉnh, gópphần nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh, đưa tỉnh Nghệ An trở thànhtrung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ
Là vùng đất rộng lớn và màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu như: Mía, lạc, vừng, chè, cà phê, cao su,cam, dứa, sắn nguyên liệu, quế v.v cung cấp nguyên liệu cho các nhà máychế biền nông, lâm sản trong vùng
Trang 30Là vùng trọng điểm nguyên liệu nông, lâm sản, khoáng sản Có tiềm năng vềquỹ đất, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản để phát triển và mở rộng sản xuấtnông – lâm nghiệp, khai thác khoáng sản đặc biệt là phát triển ngành sản xuất vậtliệu xây dựng gắn với công nghiệp chế biến: cà phê, chè, đường kính, tinh bột sắn,bột giấy (hiện có trên 300 ngàn ha quỹ đất đồi, núi chưa sử dụng, nhiều loạikhoáng sản có quy mô lớn về trữ lượng sản lượng nhưng chưa khai thác)
Có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử , văn hoá gắn với dulịch cả tỉnh Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, rừng
Pù Hoạt Đây là các vùng bảo tồn thiên nhiên có thảm thực vật phong phú, đadạng, có hệ động vật với nhiều loài động vật quý hiếm Thác nước đẹp hấpdẫn khách du lịch như thác Kèm, thác Xao Va, hang Bua, hang ThẩmChạng…Ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử như: di tích Trà Lân, bia MãiNhai, cây đa Cồn Chùa (Con Cuông), di tích Thẩm Chạng (Quỳ Châu), đền 9gian (Quế Phong), di tích khảo cổ Làng Vạc (Nghĩa Đàn), đình Võ Liệt, đềnBạch (Thanh Chương)…Phát triển du lịch miền Tây Nghệ An nhằm góp phầnphát triển du lịch tỉnh Nghệ An
Miền Tây Nghệ An có rừng phòng hộ đầu nguồn hệ thống sông Cả, tạothành nguồn sinh thủy phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, hạn chế lũ lụt,giảm thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh (đặc biệt là các huyện đồng băng venbiển, vùng thâm canh lúa nước và sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày)
Có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện - kết hợp với thuỷ lợi (hiện cótrên 100 thác nước lớn, nhỏ) Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng nhà máythủy điện Bản Vẽ công suất 300MW – công trình thủy điện lớn nhất Bắc miềnTrung với tổng vốn đầu tư trên 6000 tỷ đồng (khởi công năm 2005, dự kiến hoànthành vào cuối năm 2008 và phát điện tổ máy số 1 vào cuối quý 1/2008)
Trang 31Có 2 cửa khẩu qua nước CHDCND Lào, là điều kiện để phát triển kinh tếcửa khẩu trong tương lai với nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan Góp phầnthúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh
Phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An góp phần không nhỏ vào việc pháttriển kinh tế của cả tỉnh Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh theohướng tích cực Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo của vùng nói riêng và của tỉnh nói chung Nhằm đưa tỉnh Nghệ Antrở thành trung tâm kinh tế của miền Trung
2) Tác động với xã hội.
Miền Tây Nghệ An gồm 10 huyện miền núi, có trên 42 vạn đồng bào dântộc thiểu số, gồm các dân tộc: Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu Cơ sở vấtchất còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn thấp nhưng lại có vị trí an ninhquốc phòng rất quan trọng vì vậy phải phát triển kinh tế miền Tây NghệAnnhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh quốcphòng vững mạnh
Phát triền kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An nhằm mục đích phát triển kinh
tế chung của cả tỉnh và giảm sự phân cách giàu nghèo giữa miền Đông và miềnTây tỉnh Và ổn định, định canh định cư cho đồng bào dân tộc (Đối tượng thuộcdiện vận động định canh định cư còn rất lớn, hiện có trên 20 nghìn hộ trên120.000 khẩu đã dịnh cư song còn du canh và 800 hộ với 5.000 khẩu còn ducanh du cư trên địa bàn) Vì vậy phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An nhằmnâng cao đời sống vật chất tinh thân cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộcthiểu sô, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao trình độ dân trí của người dân
Phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An góp phần vào việc thực hiện chủtrương, chính sách của đảng và nhà nước trong việc nâng cao đời sống cácđồng bào dân tộc Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An nói riêng và của cảnước nói chung Nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội
Trang 323) Về mặt chính trị.
Miền Tây Nghệ An có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh biên giới củatỉnh và của cả nước (có 419 km đường biên giới với Lào) Mắt khác miền TâyNghệ Ancó trên 42 vạn đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc (Thái, Thổ,Khơ Mú, H’mông, Ơ Đu) Có 244 xã, thị trấn Trong đó có 115 xã đặc biệt khókhăn và 27 xã có chung đường biên giới với 3 tỉnh (Pooly Khăm Xay, XiêngKhoảng, Hủa Phăn) với Lào Có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kì Sơn), cửa khẩuquốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương)
Vì vậy phát triển kinh tế miền Tây Nghệ Annhằm nâng cao đời sống củađồng bào các dân tộc thiểu số Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việcgiữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của tỉnh nói riêng và của cảnước nói chung
Trang 33Chương II- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ
có những bước phát triển khá và tương đối toàn diện
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của miền Tây Nghệ An năm 2006 đạt 7,43%(toàn tỉnh là 10,12%) Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,1% (toàn tỉnh
là 10,5%) So với giai đoạn 1996-2000 tốc độ phát triên bình quân là 6,79%,giai đoạn 2001-2007 là 7,3%
2) Về cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cưc Tỷ trọng sản phẩmngành nông nghiệp giảm từ 51,8% (toàn tỉnh là 40,1%) năm 2000 xuống43,3% năm 2007 (toàn tỉnh là 31,3%) Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng
từ 23,4% năm 2000 (toàn tỉnh là 23,3%) lên 28,4% năm 2007 (toàn tỉnh là32,01%) Dịch vụ tăng từ 24,8% (toàn tỉnh là 36,6%) năm 2000 lên 28,3%năm 2007 (toàn tỉnh là 36,69%)
Bảng 2.1:Cơ cấu kinh tế miền Tây Nghệ An và tỉnh Nghệ An
Đơn vị: %
Trang 34Từ số liệu trên ta có thể thấy cơ cấu kinh tế miền Tây Nghệ Ancó sựchuyền dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng,giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp So với toàn tỉnh tốc độ chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế của miền Tây Nghệ Ancòn chậm và cơ cấu kinh tế củavùng còn lạc hậu.
3) Sản xuất nông – lâm – thủy sản.
Trong những năm đổi mới, nhận thức được vai trò quan trọng của nôngnghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong sự phát triển kinh tế của miền TâyNghệ Annói riêng và của cả tỉnh Nghệ An nói chung Tỉnh Nghệ An đã tập trungđầu tư cho phát triển nông nghiệp với nhiều hàng mục công trình lớn như: đầu tưxây dựng hồ sông Sào (Nghĩa Đàn), công trình thủy lợi kết hợp thủy điện bảnMồng (Quỳ Hợp) với quy mô 400 triệu m3 nước và 60MW để tưới và giữ ẩm chovùng Tây Bắc, khôi phục và nâng cấp 136 công trình và xây dựng mới 278 côngtrình để đảm bảo tưới tiêu cho 33.000 ha cây trồng, trong đó có 19.000 ha lúa và14.000ha cây trồng cạn Kiên cố hóa 1100 km kênh mương Xây dựng mới 195công trình cấp nước sinh hoạt, giải quyết nước sinh hoạt cho 890.000 người
Sau hơn 10 năm đổi mới nông nghiệp – nông thôn của tỉnh Nghệ An Sảnxuất nông, lâm nghiệp tỉnh Nghệ An nói chung và miền Tây Nghệ Annóiriêng đã có những bước phát triển đáng kể Cơ sở vật chất về tưới tiêu, sảnxuất giống cây, giống con được đầu tư tăng, nhiều chính sách mới để khuyếnkhích phát triển sản xuất được ban hành Điều này đã tạo điều kiện thuận lợicho việc phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Sản xuấttập trung với khối lượng lớn đã xuất hiện: vùng mía đường, vùng cà phê, cao
su, vùng lạc, vùng nguyên liệu dứa, vùng nguyên liệu sắn, vùng nguyên liệugiấy,… Đàn gia súc gia cầm luôn ổn định và phát triển, giữ vững được tốc độtăng cả về số lượng và chất lượng
Trang 35Bảng 2.2:GDP ngành nông, lâm, ngư nghiệp của miền Tây Nghệ An
giai đoạn 2001-2007 (giá so sánh năm 1994)
3.1 Sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm 2001-2007, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớntrong GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Năm 2001 ngành nông nghiệpchiếm 84,48% trong GDP của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Năm 2005giảm xuống còn 82,17% Năm 2007 là 81,1%
Giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn 2001 –
2007 tăng từ 2437,8 tỷ đồng năm 2001 lên 3196,1 tỷ đồng năm 2005 và tănglên 3595,5 tỷ đồng năm 2007 Trong đó giá trị gia tăng của nông nghiệp tăng
từ 2059,5 tỷ đồng năm 2001 lên 2626,5 tỷ đồng năm 2005, năm 2007 là 2916
tỷ đồng
Trong những năm qua do tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển vùng cây nguyên liệu nên đã tạo được nhiều vùng cây nguyênliệu cho công nghiệp chế biến như mía, sắn, chè, cao su…Diện tích, sảnlượng một số cây: mía, lạc, vừng… tăng qua các năm Diện tích cây công
Trang 36nghiệp đã tăng từ 29.595 ha năm 2001 lên 56.729 ha năm 2005 Trong đó cáccây công nghiệp hàng năm có sự tăng đột biến.
+ Cây mía: tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng Diện tích trồng nămnăm 2001 là 7.532 ha, năm 2003 là 29.689 ha,năm 2005 là 27.823, năm 2007
là 40.000 ha tăng lên 5,4 lần so với năm 2001, chiếm 49% tổng diện tích cáccây công nghiệp hàng năm của tỉnh Năng suất đạt trên 500 tạ/ha Sản lượngđảm bảo nguyên liệu cho 3 nhà máy đường hoạt động
+ Cây chè: Diện tích cây chè có xu hướng giảm qua các năm: năm 2001
là 2410 ha, năm 2003 là 155 ha và đến năm 2005 là 125 ha
+ Cây cà phê: Diện tích đã trồng là 1980 ha cà phê chè (trong đó kinhdoanh 730 ha ), sản lượng 465 tấn
Bảng 2.3:Diện tích cây trồng miền Tây Nghệ An giai đoạn 2001 – 2005.
Đơn vị: ha
Diện tích trồng trọt 2001 2002 2003 2004 2005
1 Cây lương thực 250449 253737 252866 257417 257585+ Diện tích lúa 12.53% 16.06% 18.1% 18.03% 17.2%
Trang 37- Chăn nuôi có bước phát triển Đã có sự chuyển dịch bước đầu theohướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự cải tạo đàn bò, nạc hóađàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.
Bảng 2.4:Kết quả của ngành chăn nuôi miền Tây Nghệ An.
Nguồn: niên giám thống kê năm 2005, Cục thống kê tỉnh Nghệ An.
- Bình quân 5 năm (2001-2005):tốc độ phát triển của đàn bò tăng 2,03%,đàn lờn tăng 4,3%
+ Tổng đàn bò tăng từ 209.442 con (năm 2001) lên 230.759 con năm 2005.+ Tổng đàn lợn tăng từ 962.984 con (năm 2001) lên 1.166.753 con năm 2005
3.2 Lâm nghiệp.
Lâm nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng và cũng có những đóng gópnhất định cho nền kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An Các chương trình pháttriển lâm nghiệp và phủ xanh đất trống đồi trọc lâm nghiệp của miền TâyNghệ Anđã có những chuyển biến tích cực:
+ Chuyển từ lâm nghiệp nhà nước thuần túy sang lâm nghiệp có sự thamgia của nhiều thành phần kinh tế trong việc bảo vệ, tu bổ và xây dựng mớivốn rừng Rừng và đất được giao ổn định, lâu dài cho nhân dân, lấy hộ giađình là động lực cho hoạt động kinh doanh lâm nghiệp
+ Chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang hạn chề khai thác rừng Đồngthời đẩy mạnh xây dựng vốn rừng, đầu tư theo các chương trình dự án
+ Tiến hành quy hoạch xây dựng các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,rừng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn
Trang 38Vì vậy diện tích rừng trồng các loại đạt 40.000 ha rừng tập trung và 40 triệucây phân tán Đưa độ che phủ rừng từ 36% năm 2000 lên 48% năm 2005 Điềunày đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ở các vùng trung du miền núiphía Bắc Và góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế miền Tây tỉnhNghệ An, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2001 là 488,6 tỷ đồng, năm
2003 là 423,4 và đến năm 2005 là 440,2 tỷ đồng, năm 2007 là 475,3 tỷ đồng.Trong khi đó GDP của ngành lâm nghiệp tăng dần qua các năm; năm 2001 là220,1 tỷ đồng, chiếm 9,03% GDP của ngàng nông – lâm – thủy sản Năm
2005 là 268,3 tỷ đồng, chiếm 8,39% GDP của ngành nông – lâm – thủy sản,năm 2007 là 294,1 tỷ đồng chiếm 8,18% GDP của ngành nông – lâm – thủysản Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuât của ngành lâm nghiệp ngày càngđược nâng cao
Tuy nhiên diện tích trồng rừng phần lớn là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và thời gian phát huy tác dụng của rừng còn ngắn Giá trị sản xuất của trồng vànuôi rừng chiếm 13,79% trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp Năm 2007, tỷtrọng sản xuất của trồng và chăm sóc rừng đã đạt 35,1% Vai trò của sản xuấtlâm nghiệp trong tỉnh từng bước được huy động
Bảng 2.5:Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành lâm nghiệp trong
Trang 393.3 Ngành thủy sản.
Trong những năm qua ngành thủy sản có những bước phát triển đáng kể,tốc độ tăng bỉnh quân của ngành thủy sản trong giai đoạn 2001 – 2007 là30.1% Bên cạnh đó phong trào nuôi cá ở các huyện miền núi phát triển đềukhắp và đã có những bước tăng trưởng tương đối cao và khá đều đặn
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng từ 307,2 tỷ đồng năm 2001 lên954,5 tỷ đồng năm 2007 Trong đó ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản cónhững bước tăng trưởng khá đều đặn
Bảng 2.6:Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản của miền Táy Nghệ An.
cả về diện tích và năng suất, nhất là nuôi trồng thủy sản nước ngọt Ngành chềbiến chưa đáp ứng yêu cầu của nuôi trồng thủy sản
4 Công nghiệp – xây dựng.
Công nghiệp miền Tây Nghệ Antrong những năm qua đã có những bướcphát triển nhất định Miền Tây Nghệ Anđã tiến hành quy hoạch phát triển khucông nghiệp Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn), phát triển các ngành nghề chế biến nông,lâm và sản xuất vật liệu xây dựng Hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công
Trang 40nghiệp trên địa bàn để khai thác tiềm năng nguyên vật liệu sẵn có và khôi phụcphát triển các làng nghề, ngành nghề truyên thống trên địa bàn.
Nhịp độ phát triển bình quân của công nghiệp trong giai đoạn 2001-2007
là 10,5% GDP của ngành công nghiệp tăng từ 1.184 tỷ đồng năm 2001 lên3668,8 tỷ đồng năm 2007
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: hiện đang có 3 nhà máy đường
tổng công xuất là 7750 tấn mía/ngày; 5 nhà máy chè tổng công xuất là 97 tấnchè tươi/ngày; 1 nhà máy nước khoáng Thiên An công suất là 5 triệu lít/năm
Xí nghiệp dầu thực vật ở Nghĩa Đàn công xuất 300 tấn/năm
Ngoài ra còn có các cơ sở chề biến: cà phê, cao su… với quy mô nhỏphát triển trên địa bàn các huyện miền núi
GDP của ngành công nghiệp chế biến: năm 2001 là 722,7 tỷ đồng chiếm61,03% GDP của toàn ngành công nghiệp Năm 2003 là 1666,4 tỷ đồngchiếm 65,32% GDP của toàn ngành công nghiệp Năm 2005 là 1904,1 tỷđồng, chiếm 65,08% GDP của toàn ngành công nghiệp Năm 2007 là 2426,2chiếm 66,13% GDP của toàn ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác và chế biến gồm có: Xí nghiệp khai thác than Khe
Bố; Liên hiệp thiếc Quỳ Hợp; công ty khoáng sản Việt Nhật và các đơn vịkhai thác và chề biến đá trắng ở huyện Quỳ Hợp…
GDP của ngành khai thác tăng dần qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏtrong GDP của ngành công nghiệp Năm 2001 là 35 tỷ đồng chiếm 2,95% GDPcủa toàn ngành công nghiệp Năm 2003 là 80,3 tỷ đồng chiếm 3,16% GDP củatoàn ngành công nghiệp Năm 2005 là 93,4 tỷ đồng chiếm 3,2% GDP của toànngành công nghiệp Năm 2007 là 120,3 tỷ đồng chiếm 3,28% GDP của toànngành công nghiệp
Công nghiệp vật liệu xây dựng: hiện có 2 nhà máy xi măng lò đứng ở
huyện Anh Sơn, tổng công suất là 17,6 vạn tấn/năm