MỤC LỤC
+ Về ngư nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát triển tích cực cả về số lượng và chất lượng: nuôi tôm, cua nước lợ ven biển, nuôi cá lồng trên sông, nuôi cá nước ngọt ở các ao hồ, ruộng lúa.v.v..Toàn tỉnh đã khai thác nuôi trồng gần 3.252 ha (trong đó trên 1.100ha mặt nước mặn, lợ ven biển). - Sản xuất công nghiệp – xây dựng:Công nghiệp Nghệ An trong những năm qua đã có những bước phát triển nhất định, hình thành cơ cấu đa ngành: cơ khí, luyện kim, hoá chất, dệt may, thuộc da, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng…đã góp phần vào khai thác lợi thế và phục vụ một số nhu cầu sản xuất và đời sống.
Bước đầu hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ giao dịch, các chợ huyện, vùng (chợ đầu mối nông sản, cửa khẩu Nậm Cắn và các trung tâm thương mại Vinh, Cửa Lò). Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ chiếm trên 8% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.
Miền Tây Nghệ An có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và địa điểm phân bố thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ như đá trắng, đá vôi, đá granit, đá ốp lát (Quỳ Hợp, Con Cuông, Tân Kỳ), than đá (Tương Dương), quặng sắt, thiếc (Quỳ Hợp, Quế Phong), chì, kẽm (Nghĩa Đàn, Con Cuông),….Ngoài ra còn có đã quý tập trung ở hai huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp; vàng sa khoáng có ở các bãi bồi thuộc lưu vực sông Cả, sông Hiếu; thiếc ở Quỳ Hợp,…. Một số đồng bào dân tộc sống quần cư theo dòng họ, theo đặc tính tự nhiên của từng dân tộc như đồng bào HMông sống trên các núi cao hoặc lưng chừng núi, đồng bào Thái thường sống ở chân núi thấp gần khe suối, sống gần đường giao thông.…. Một số bản làng đang sống ở xa trung tâm, xa đường giao thông. Các làng bản dân cư trên tuyến biên giới Việt Lào đời sống dân sinh kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiều nước sinh hoạt, thiếu điện thắp sáng, trình độ dân trí còn thấp, tình trạng di cư tự do, du canh du cư vẫn còn tái diễn. Hạ tầng kinh tế xã hội. - Giao thông: giao thông đi lại còn khó khăn, mạng lưới giao thông chưa phát triển đặc biệt là giao thông nông thôn. Đến nay có 95% số xã có đường ôtô đi vào trung tâm xã vào mùa khô. - Nước sinh hoạt: toàn vùng đã xây dựng được 84 công trình cấp nước tập trung, 67.000 giếng khoan, giếng đào cấp nước sinh hoạt cho hơn 66% hộ đồng bào miền núi. - Thông tin liên lạc: do địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đều và thưa thớt nên miền Tây Nghệ An mạng lưới thông tin liên lạc còn chưa phát triển. 2) Khái quát về miền Đông tỉnh Nghệ An. Miền Đông Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm Bắc Trung Bộ, trên trục giao lưu kinh tế xã hội chủ yếu Bắc - Nam, có mạng lưới giao thông đường bộ (quốc lộ 1A chạy qua huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh), đường sắt, đường thuỷ (82km đường biển với cụm cảng biển Cửa Lò, Bến Thuỷ, Xuân Hải), đường không (Sân bay thành phố Vinh) tiện lợi và quan trọng tạo thế mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của vùng và của tỉnh. Miền Đông tỉnh được xem là động lực để thúc đẩy kinh tế các vùng khác trong tỉnh phát triển. Tại đây một số ngành kinh tế quan trọng sẽ phát triển mạnh: cảng biển, khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, khu du lịch, dịch vụ, chế biến hải sản…. Trong khi đó miền Tây Nghệ Anlà vùng núi địa hình phức tạp giao thông đi lại khó khăn. Khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu: Hạ tầng giao thông nông thôn còn thiếu, yếu kém và lạc hậu. Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân. Nhiều điểm dân cư nông thôn kể cả các thị tứ và thị trấn huyện lỵ khó tiếp cận với các trung tâm kinh tế phát triển. Hệ thống điện lưới quốc gia tuy đã đến được trung tâm 10/10 huyện nhưng mới chỉ cung cấp được cho các xã dọc tuyến đường 7, đường 48. III- Sự cần thiết phát triển kinh tế Miền Tây Nghệ Antrong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An. 1) Vai trò với phát triển kinh tế.
Trong những năm qua do tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng cây nguyên liệu nên đã tạo được nhiều vùng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, sắn, chè, cao su…Diện tích, sản lượng một số cây: mía, lạc, vừng… tăng qua các năm. Đã có sự chuyển dịch bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.
Và góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên diện tích trồng rừng phần lớn là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và thời gian phát huy tác dụng của rừng còn ngắn.
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: hiện đang có 3 nhà máy đường tổng công xuất là 7750 tấn mía/ngày; 5 nhà máy chè tổng công xuất là 97 tấn chè tươi/ngày; 1 nhà máy nước khoáng Thiên An công suất là 5 triệu lít/năm. Công nghiệp khai thác và chế biến gồm có: Xí nghiệp khai thác than Khe Bố; Liên hiệp thiếc Quỳ Hợp; công ty khoáng sản Việt Nhật và các đơn vị khai thác và chề biến đá trắng ở huyện Quỳ Hợp….
Sự kết hợp giữa trồng rừng, khai thác với chế biến và tiêu thụ cac sản phẩm từ rừng (bột giấy, ván sàn) còn nhiều hạn chế. Sự kết hợp giữa trồng mía với chế biến và tiêu thụ đường tuy đã khá tốt, nhưng vẫn chưa đều giữa các vùng. Các doanh nghiệp và trong vấn đề quản lý còn nhiều bất cập. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và hướng về xuất khẩu chưa mạnh. Công nghiệp phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Công nghiệp chế biến lâm sản còn chưa tương xứng với sự phát triển của các ngành này. Chưa khai thác tốt tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Mắc dù, ngành công nghiệp đã hình. thành một số ngành công nghiệp chủ lực nhưng sức cạnh tranh còn hạn chế. Đã hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực tập trung song sức thu hút đầu tư chưa mạnh. Trong khi đó một số ngành công nghiệp được xỏc định là mũi nhọn vẫn chưa cú định hướng rừ để phỏt triển. Thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, giữa sản xuất với thị trường, thương mại dịch vụ tạo ra sự tương hỗ trong phát triển. Ngành dịch vụ: Bên cạnh những thành tựu quan trọng thì ta có thể nhận thấy là thương mại – dịch vụ thật sự chưa có những bước đột phá lớn, chưa có được vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của tăng trưởng kinh tế. Mức độ phát triển của ngành dịch vụ còn tương đối thấp so với mức trung bình của cả nước. Các ngành dịch vụ chất lượng cao, các dịch vụ kinh doanh còn chưa phát triển. Hoạt động kinh doanh thương mại mới chỉ tập trung vào buôn bán hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trước mắt. Hoạt động dịch vụ mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu phát sinh của từng địa phương trong một phạm vi hết sức hạn hẹp. Sự lưu chuyển của các luồng hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh rất hạn chế, còn thiếu sự sôi động cần thiết của hoạt động kinh tế thị trường. Mức độ tự cung tự cấp còn cao. Tổng mức bán lẻ thị trường xã hội tuy có tăng nhưng mức tăng chậm hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. mức bình quân của cả nước). Miền Tây Nghệ Ankhông chỉ thiếu các công nhân kĩ thuật lành nghề mà còn thiếu cả một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có đủ khả năng thực hiện các hoạt động giao dịch quốc tế, có đủ năng lực tổ chức các hoạt động dịch vụ trên quy mô lớn.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng: từng bước đảm bảo an ninh lương thực ở các huyện núi cao, biên giới trên cơ sở thâm canh diện tích lúa nước hiện có kết hợp mở rộng diện tích sản xuất lúa nước ở những nơi có công trình thủy lợi mới và giảm mạnh diện tích sản xuất lúa nước ở những nơi có công trình thủy lợi mới và giảm mạnh diện tích lúa rẫy ở các huyện núi cao. Đến năm 2010, thành lập trung tâm ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vùng phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp; vừa là cơ quan nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học trên địa bàn, vừa là nơi cung ứng các nguồn giống và kỹ thuật cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung nghiên cứu giải quyết căn bản các loại giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng (mía, dứa, sắn…, trâu, bò, lợn…).Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tại chỗ kiến thức áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động. - Tích cực mở rộng việc cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi và tiết kiệm sử dụng điện, nước. - Ưu tiên đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu như: hoa quả, chế biến lâm sản và lĩnh vực cây trồng, vật nuôi để tạo ra khâu đột phá về năng suất, chât lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Hợp lý hóa các công đoạn sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, phát huy sáng kiến trong lao động, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường liên doanh liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Mở rộng diện tích trồng lúa lai, ngô lai, mía Roc10, Roc16, cafe Catimor, giống chè mới có năng suất cao chất lượng tốt, giống cây ăn quả, giống cây rừng mọc nhanh phù hợp với điều kiện lập địa và chất lượng sản phẩm bột giấy. - Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò, đàn lợn, phát triển đàn gà, vịt .. đồng thời khôi phục và phát triển một số loại vật nuôi quy hiếm như: vịt bầu Quỳ Châu, gà ác, nuôi ong lấy mật, nuôi thả cánh kiến đỏ, nuôi baba.. Giải pháp tăng thu ngân sách, huy động nguồn lực cho đầu tư. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào Nghệ An nói chung và vào miền Tây Nghệ An nói riêng. Đồng thời đầu tư mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có một cách đồng bộ. Phát triển hệ thống trường dạy nghề cung cấp lao động có chất lượng, nhằm giảm chi phí cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên địa bàn. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu chính phủ để đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Miền Tây Nghệ An cần và có thể tăng cường thu hút từ nguồn vốn này để đầu tư vào các tuyến đường chính trên địa bàn miền núi. Miền núi Nghệ An được hưởng các chương trình đầu tư của chính phủ như chương trình đầu tư giao thông biên giới, đầu tư để thực hiện Nghị quyết 37/NQ – TW của bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Do vậy miền Tây Nghệ An được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt của nhà nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược của vùng. - Tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư như chính sách phát triển giao thông nông thôn, chính sách phát triển thủy lợi, chính sách khai thác quỹ đất.. để phát triển kết cấu hạ tầng ở các huyện miền núi trước hết là giao thông và xây dựng các công trình thủy lợi tưới cho cây công nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng trọng điểm, vùng biên giới, vùng nguyên liệu cho cây công nghiệp chế biến, khu vực các điểm du lịch để thu hút đầu tư. - Tiếp tục huy động phát triển xây dựng các công trình hạ tầng theo phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động nguồn nhân lực và vốn trong dân. Khuyến khích người dân và liên doanh đầu tư phát triển sản xuất với các tổ chức kinh doanh. - Xây dựng và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có nguồn thu lớn như: xi măng, khai thác và chế biên đá trắng, chế biến gỗ, lâm sản.. và các sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đề cao trách nhiệm chủ đầu tư. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. - Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, nguồn tài nguyên nước, kết hợp phát triển các ngành du lịch và dịch vụ khác. 3) Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, kinh tế miền Tây Nghệ An phát triển chậm. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là hệ thống giao thông của vùng rất yếu kém. Vì vậy để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, miền Tây Nghệ An phải tập trung cao độ vào phát triển hệ thống giao thông trong vùng. Khi hạ tầng giao thông phát triển, vận chuyển hàng hoá và hành khách thuận lợi là điều kiện hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An trong những năm tới. Cùng với việc hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh, các huyện miền Tây Nghệ An cũng có cơ hội để phát triển. Vấn đề đặt ra là các huyện nằm hai tuyến đường này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc giao thông vận chuyển giao lưu kinh tế. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các huyện nằm giữa hai tuyến đường này cần tập trung vào việc xây dựng các tuyến đường nối liền hai quốc lộ 7 và 48, tuyến đường nhánh vơi tuyến đường Hồ Chí Minh. Đồng thời nâng cấp hệ thống các đường liên huyên. Thực hiện phân bố lại dân cư,. phát triển các ngành nghề thủ công, dịch vụ, giải quyết việc làm nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. 4) Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất trên địa bàn miền núi. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, khuyên khích các hộ nông dân các chủ trang trại và các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Tăng cường vai trò kinh tế nhà nước trong sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp công ích đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa tiêu dùng, các loại vật tư phục vụ sản xuất, các loại hàng hóa tiêu dùng và làm tốt đại lý thu gom tiêu thụ sản phẩm cho nông dân miền núi. - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý các nông, lâm trường để các đơn vị này trở thành trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ: giữa nông, lâm trường, trạm trại; các nhà máy chế biến; giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn;. - Thực hiện tốt các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia và các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, của tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc. 5) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi. - Khẩn trương thực hiện hội nhập kinh tế quốc tê. Thực hiện đồng bộ các giải pháp và cơ chế chính sách: tiêu thụ hàng hóa, chống buôn lậu gian lận thương mại kết hợp với các biện pháp về giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường như xi măng, đường kính, chế biến hoa quả, lâm sản. - Phát triển và củng cố các công ty kinh doanh xuất khẩu mạnh, có thể khép kín từ khâu nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu để ổn định thị trường đầu vào và. Dùng quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro, bù lỗ cho các mặt hàng nông sản thực phẩm nhất là hàng của đồng bào miền núi dân tộc. + Đối với thị trường đầu vào, cần có những quy định cụ thể để cho vốn, cần có những quy định cụ thể để cho vốn, đât đai, lao động được giao dịch như những hàng hoá phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. + Đối với thị trường sản phẩm đầu ra: Cần nghiên cứu để phân từng thị trường sao cho sản phẩm tiêu dùng do các doanh nghiệp sản xuất ra trước hết phải thuyết phục được cầu của nhân dân trong tỉnh. Nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất trên địa bàn vùng, đẩy mạnh khâu tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho các vùng lân cận và trong cả nước. Tạo mạng lưới thị trường rộng khắp và bền vững cho các doanh nghiệp. Tăng cường khâu tiếp thị, trước hết là thị trường khu vực để tiêu thụ nông, lâm sản, có chính sách khuyến khích xuất khẩu kể cả chỉnh ngạch và tiểu ngạch. - Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn và cơ sở dịch vụ thu mua, hình thành nhanh các khu, cụm, điểm kinh tế tổng hợp trên các địa bàn để tạo ra các mô hình phát triển kinh tế và các điểm thu mua và cung ứng vật tư hàng hóa, dịch vụ cho đồng bào miền núi, dân tộc. Đẩy mạnh trao đổi và dịch vụ với Lào, Thái Lan, Campuchia. - Tổ chức lại hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh: Hoạt động thương mại cần được tổ chức thành một mạng lưới rộng khắp, có hiệu quả ở cả khu vực thành phố, vùng đồng bằng và miền núi. Trên cơ sở này thị trường phát triển, khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy giao lưu thương mại làm cơ sở cho công nghiệp phát triển. Hướng tổ chức lại là:. + Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất và tiêu thụ. Chú ý tới hình thức hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Gắn bó chặt chẽ từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tăng cường vai trò trọng tài của nhà nước. + Trên cơ sở các hợp đồng mua bán giữa người sản xuất và người tiêu thụ, trước hết là nông lâm sản tổ chức một “trung tâm giao dịch mua bán hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản” trên địa bàn nhằm đảm bảo sản xuất và xúc tiến thị trường trên địa bàn. - Đổi mới phương thức quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ: các cơ quan chức năng cần chuyển mạnh phương thức hoạt động theo hướng tăng cường chức năng dự báo, làm tốt công tác thống kê và cung cấp ngày càng đầy đủ số liệu thống kê với độ chính xác cần thiết cho các doanh nghiệp. - Tiếp tục chuyển đổi và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã dịch vụ đảm bảo cung ứng đầu vào có chất lượng và tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông dân. - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm phát triển thị trường và kêu gọi đối tác đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. 6) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyên khích phát triển các thành phần kinh tế:. Đẩy mạnh cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn miền Tây Nghệ An, nhất là các công trường quốc doanh, các tổng đội Thanh niên xung phong. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là hình thành các công ty tư nhân trong lĩnh vực chế biến nông, lâm và khai thác khoáng sản; hình thành các hợp tác xã cung cấp các yếu tố đầu vào và giải quyết các yếu tố đầu ra cho bà con nông dân. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đẩu tư các lĩnh vực mà miền Tây Nghệ An có lợi thế nhằm góp phần phát triển kinh tế của vùng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 7) Ban hành một số cơ chế chính sách phát triển. Cải cách hành chính:. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới chỉ đạo điều hành. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp luân chuyển đội ngũ cán bộ. Chăm lo bôi dưỡng đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật tạo bước chuyển biến về chất trong việc phát huy nguồn nhân lực. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Phân cấp mạnh cho huyện, ngành trong quản lỹ đầu tư & xây dựng, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong cơ quan quản lý nhà nước. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thông tin kịp thời các quy định, cơ chế chính sách của nhà nước. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách của tỉnh đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới nhằm tăng sức thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước hơn. Chính sách đầu tư. Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Giao thông: Ưu tiên đầu tư các tuyến đường nối các vùng trọng điểm, đường vùng nguyên liệu, đường nối các điểm du lịch và đường ra biên giới. Thủy lợi: Ưu tiên đầu tư nâng cấp các hồ đập phục vụ tưới tiêu vùng màu và cây công nghiệp tập trung. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các công trình nước sạch cho nông thôn. Điện: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình thủy điện Bản Vẽ dự kiến hoàn thành trong năm 2008. Đầu tư cải tạo và nâng cấp các tràm biến áp và đương dây đã có, đồng thời phát triển thủy điện nhỏ hoặc pin mặt trời. Chính sách dân tộc miền núi. Bổ sung sửa đổi một số chính sách phát triển miền núi, dân tộc như: Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, các công trình phúc lợi công cộng .. trợ giá vận chuyển và bao cấp các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc nổi lên ở miền núi như:. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy và nghiện hút, ma túy, nhiễm HIV/AIDS. Tái trồng cây thuốc phiện ở vùng sâu vùng xa; Truyền đạo trái phép váo các vùng dân tộc; di cư tự do qua Lào kịp thời;. 8) Tiếp tục lông ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội gắn với nâng cao hiệu quả đẩu tư miền núi. - Tiếp tục xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và phát triển sản xuất vùng nguyên liệu co quy mô lớn cho công nghiệp chế biến. - Củng cố và tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho phù hợp với từng địa bàn dân cư và tập quán sản xuất để người dân thuận lợi trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và các dịch vụ khác. 9) Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có gắn với bảo vệ môi trường. * Tài nguyên đất: bố trí quỹ đất cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn có hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên đất. Hạn chế đến mức tối đa bỏ đất hoang. Chú trọng làm tốt công tác thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đầu tư thâm canh diện tích lúa hiện có. Tiếp tục khai trương mở rộng diện tích lúa nước ở những vùng có điều kiện xây dựng các công trình thủy lợi. Đối với diện tích đất trống đồi núi trọc: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. • Tài nguyên khoáng sản: Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức tốt việc khai thác khoáng sản để hạn chế tác động xấu đến môi trường như khai thác đá vôi, đá trắng, đá đen, đá granit, đá bazan, thiếc. • Tài nguyên rừng: Hoàn chỉnh quy trình trồng rừng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường hoạt động bảo vệ, phát triển lâm nghiệp thông qua việc xây dựng các dự án phát triển rừng. Tổ chức khai thác rừng có kế hoạch để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. • Tài nguyên nước: Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. 10) Phát triển vùng để tạo động lực lan toả cho sự phát triển vùng miền núi. Xây dựng và phát huy tối đa tác động của các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn miền Tây Nghệ An (đường vành đai biên giới, đường nối, đường nhánh, đường Hồ Chí Minh), tuyến cửa khẩu (Nậm Cắn - Kỳ Sơn, Thông Thụ - Quế Phong, Thanh Thuỷ - Thanh Chương) để giao lưu với nước bạn Lào và các nước trong khu vực. Phát triển thị trấn, thị tứ gắn với phát triển chợ nông thôn. 11) Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.