1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng kinh tế Châu á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

44 1,5K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 506 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Khủng hoảng kinh tế Châu á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. .

Trang 1

Lời nói đầu

Sau hơn 30 năm bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới Đất nước, nền kinh tếViệt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong các năm gầnđây trung bình đạt hơn 8%, thuộc hàng cao so với các nước trên thế giới Mức sống ngườidân được cải thiện, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 20 tỷ USD Việc gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới ( WTO ) đã khẳng định: Việt Nam đang thực sự là một bộ phận củanền kinh tế thế giới Đạt được những thành tựu đó là nhờ những chính sách phát triển kinh

tế thị trường đúng đắn cùng với những lợi thế của VN mà ít nước có được đó là thể chếchính trị ổn định và nguồn nhân công dồi dào, nhiều tiềm năng Nhiều nhà kinh tế đã đánhgiá, cùng với Trung Quốc, Việt Nam đang là một điểm nóng của sự phát triển kinh tế

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và thành tựu đạt được đó là những khuyết điểmthiếu sót không thể tránh khỏi của một nền kinh tế đang phát triển Sự phát triển chưa đồng

bộ của thị trường tài chính, tín dụng; các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả

và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô còn non trẻ đang ngày càng bộc lộ những điểm yếu kém.Tính đến đầu năm 2008, chỉ số lạm phát tăng đến 12,6 %, mức cao nhất trong vòng 16 nămqua, thâm hụt ngân sách lên tới hàng tỷ USD, thị trường chứng khoán sụt giảm hơn 50 %trong vòng 12 tháng, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng lên tới 12%/năm, lãi suấtqua đêm liên ngân hàng có lúc lên đến 30%/năm Tình hình đó tất yếu dẫn đến hệ quả: đờisống của người dân đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp ngày càng trởnên khó khăn hơn do giá cả đắt đỏ, khối doanh nghiệp không thể vay vốn với lãi suất chovay quá cao khiến sản xuất đình đốn Kết hợp với đà đi xuống chung của nền kinh tế Mỹcũng như toàn thế giới, có thể nói trước mắt nền kinh tế Việt Nam một giai đoạn hết sứckhó khăn Làm sao để chèo lái con thuyền kinh tế vững đi an toàn trong bão táp của sự suythoái toàn cầu đang đe dọa? Liệu VN có đang đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tếmới? Và có những giải pháp nào để góp phần phát triển bền vững và ổn định nền kinh tế?

Đó là những câu hỏi nhức nhối đang được đặt ra

Nhìn lại thời điểm hơn chục năm trước đây, giai đoạn tiền khủng hoảng Đông Á

1997, ta nhận thấy một số điểm tương đồng trong sự phát triển của nền kinh tế Đông Á nóichung và Việt Nam nói riêng Đó cùng là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế khu

Trang 2

vực, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,2%/năm Tốc độ tăng trưởng cùng với chính sách tự

do hóa thị trường đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lên tới 316% GDP bình quânmỗi năm Vây mà “sự thần kỳ Đông Á” này lại tan biến nhanh chóng chỉ trong vòng hơn 2năm Vào năm 1998 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USDxuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD Hàng loạt các

tổ chức tài chính tín dụng sụp đổ, tiền tệ mất giá nghiêm trọng, hàng triệu người dân bị đẩyxuống dưới ngưỡng nghèo Vậy nguyên nhân nào đã làm cho nền kinh tế của cả một khuvực đang phát triển vào bậc nhất thế giới lụi bại nhanh như vậy? Chúng ta có thể rút rađược những bài học quý báu gì từ kinh nghiệm đau thương ấy?

Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về một trong các cuộc khủng hoảnglớn và trầm trọng nhất trong khu vực Đông Á đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệmcho thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã chọn đề tài “KHỦNGHOẢNG KINH TẾ CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM” đểthực hiện công trình nghiên cứu

Công trình nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 phần lớn:

Phần I: Cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997: tập trung phân tích nguyên nhân,diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với của các nước chịu ảnh hưởng

Phần II: Kinh tế VN và bài học kinh nghiệm: nêu khái quát thực trạng nền kinh tế

VN giai đoạn hiện nay, so sánh 1 số điểm tương đồng và khác biệt với các nền kinh tếtrong cuộc khủng hoảng năm 1997

Phần III : Từ thực trạng kinh tế Việt Nam nêu lên một số giải pháp nhằm khắc phụcnhững điểm còn yếu kém đồng thời phát triển bền vững và ổn định nền kinh tế

Do có nhiều hạn chế về thời gian và năng lực, công trình nghiên cứu của chúng tôicòn có nhiều điểm thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của các thầy, cô giáo

Trang 3

Phần I Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á

1 Tình hình kinh tế các nước châu Á trước cuộc khủng hoảng :

Từ thập kỷ 60 đến giữa những năm 90, thế giới đã chứng kiện sự bùng nổ về kinh tế của cácnước Đông Á với tư cách là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới Sự tăngtrưởng này bắt đầu từ Nhật Bản trong những năm 1960; tiếp đó là các nền kinh tế đang côngnghiệp hóa mới ở Châu Á như NIEs ( Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore); một sốnước ASEAN (Malaysia, Thái Lan và Indonesia) và các nền kinh tế đang trong giai đoạnchuyển đổi (Trung Quốc, Việt Nam) Trong 3 thập kỷ tăng trưởng liên tục các nước châu Á,đặc biệt là khu vực Đông Á dẫn đầu là Nhật Bản luôn có mức tăng trưởng cao hơn mức bìnhquân của thế giới : vào thập kỷ 70, GDP các nước Đông Á tăng bình quân 6,9%/năm so với3,6% của thế giới, đến thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 là 7,8% so với 2,9 % Một

số nước có mức tăng trưởng GPD bình quân rất ấn tượng trong thời kỳ 1980-1990 như HànQuốc 9.4%/năm, Đài Loan 7.9%/năm, Thái Lan 7.5%/ năm, Malaysia 7%/năm

Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người của Thái Lan đã tăng từ mức 440 USD năm1955 lên

3012 USD năm 1996 còn GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đã nhẩy vọt từ khoảng 100USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục hơn 10.000 USD vào năm 1995, tức là gấp 100 lần Cùngvới đó, ở một số nước khác như Singapore GDP cũng tăng mạnh từ mức 25 tỉ USD năm 1980lên 119 tỉ USD năm 1995 GDP đầu người của Malaysia cũng tăng với mức 31% trong thậpniên 1960 và một tỷ lệ tăng đáng kinh ngạc 358% trong thập niên 1970 Thương mại đóng vaitrò quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của khu vực này Để thúc đẩy xuất khẩu pháttriển, một loạt chính sách hỗ trợ đã được chính phủ nhiều nước đưa ra như giảm thuế, hỗ trợmua nguyên vật liệu đầu vào, cấp tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi Nhờ vậy xuất khẩu củacác nước Đông Á tăng mạnh từ những năm 70 với tốc độ tăng trưởng có thể lên đến10% ởnhiều quý Trong những năm 1970-1995, xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 100USD lên400USD ở Hàn Quốc và từ 80USD lên 850USD ở Thái Lan

Trang 4

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Nguồn: IMF, IFS

Nhờ tốc độ tăng trưởng hết sức nhanh chóng của tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bìnhquân đầu người, tỉ lệ nghèo đói ở khu vực này đã giảm một nửa từ 1975 đến 1995 Hơn thếnữa, tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đã ngày càng cải thiện: tổng số người nghèo đã giảm 27% tronggiai đoạn 1975-1985 và giảm tiếp 34% trong giai đoạn 1986-1995, một tốc độ giảm nghèonhanh hơn bất kì khu vực đang phát triển nào trên thế giới Với sự phát triển đầy mạnh mẽ, tỉ

lệ tiết kiệm cao, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực đang ngàycàng thu hút sự đổ vào của các dòng vốn và được cả thế giới quan tâm gọi đây là sự kì diệucủa Đông Á Thế nhưng ngay chính lúc cả nhân loại vẫn nhìn hiện tượng kì diệu ở Đông Á vớiánh mắt đầy lạc quan và ngưỡng mộ thì Đông Á vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, rủi ro của

sự phát triển thiếu bền vững từ chính bản thân nó mà sau này đã dẫn đến một kết cục bi thảmlàm lụi bại những hào quang của một thời kỳ bùng nổ kinh tế trước đó

2 Những tiền đề của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á

2.1 Sự tăng trưởng thiếu vững chắc :

Bản thân sự tăng trưởng của các nước Đông Á đã tiềm ẩn những rủi ro cho sự bền vững vềdài hạn Cách đây 14 năm, từ năm 1994, khá lâu trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính Đông

Á cuối những năm 90, nhà kinh tế Paul Krugman đã đưa ra lời cảnh báo về sự thật của hiệntượng tăng trưởng kinh tế thần kì của Đông Á Ông cho rằng, tăng trưởng kinh tế nhờ “bơm”

Trang 5

nguồn vốn đầu tư không mệt mỏi từ bên ngoài mà không tạo được những bước tiến thực chấttrong sản xuất cũng như nâng cao năng suất sản xuất tổng hợp (Total Factor Productivity) thìkhó có thể mang lại sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn Có thể hiểu Total FactorProductivity (TFP) là chỉ số đo hiệu quả đầu tư của nền kinh tế (ngoài ra còn có hệ số ICOR)

và là tỉ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung (năng suất tínhchung cho cả vốn và lao động) Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển Solow :

GDP = Y(t) = F[K(t), A(t).L(t)]

Trong đó, A(t) là yếu tố tiến bộ kỹ thuật, kiến thức hay hiệu quả của lao động, và được gọi làTFP, TFP = A(t) càng cao, nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh, giúp duy trì tốc độ tăngtrưởng dài hạn và tránh được các biến động kinh tế từ môi trường bên ngoài TFP được quyếtđịnh bởi các yếu tố như hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ khoa học công nghệ,trình độ quản lý, các vấn đề về chính trị, kinh tế như các chỉ số về tham nhũng, thiếu minhbạch, độ tin tưởng lẫn nhau…

Khi so sánh với nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển OECD, mặc dù các nướcnày có tốc độ tăng trưởng GPD thấp hơn các nước Đông Á rất nhiều nhưng lại có tỉ trọng đónggóp rất lớn của tốc độ tăng năng suất tổng nhân tố TFP Nhờ vậy các nước này đã có một giaiđoạn dài tăng trưởng liên tục và bền vững, trở thành các nước công nghiệp phát triển và cómức sống rất cao Còn các nước Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản (một ví dụ thành công của sựphát triển) đều có tỉ trọng đóng góp của TFP rất thấp (trên dưới 20%), cá biệt các nước nhưMalaysia, Indonesia, Philippin có TFP lần lượt là 13.4%, 14.2%, 10.5% trong khi đó tỉ trọngđóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế lại rất lớn (trên 50%) Việc tăng trưởng kinh tế vớitốc độ cao (7-8%) khi mà phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn chứ không dựa trên việc tănghiệu quả sản xuất là một sự tăng trưởng nóng và kém bền vững Vốn đầu tư vào một nền kinh

tế cũng như lực lượng lao động tham gia nền sản xuất đó không thể tăng vô hạn; đầu tư vàogiáo dục là biện pháp tốt giúp thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng có giới hạn Sự tăng trưởngcủa Đông Á có được phần lớn là nhờ tăng các yếu tố đầu vào chứ không phải là tăng hiệu suất

sử dụng các yếu tố đầu vào được khai thác Đặc biệt là tỉ trọng đóng góp của vốn vào tăngtrưởng GPD là rất lớn ở các nước này so với mức đóng góp khiêm tốn của TFP Điều này sẽdẫn đến tỉ lệ tăng trưởng sẽ suy thoái khi bắt đầu quá trình giảm tỉ suất hoàn vốn và dễ dẫn đếnnhững khó khăn đáng kể cho nền kinh tế khi có những ảnh hưởng bất lợi đến việc "bơm" vốncho nền kinh tế, giả dụ như một sự thay đổi trong kỳ vọng của các nhà đầu tư Nhưng vấn đềnằm ở chỗ tác động của điều này sẽ không thể diễn ra ở ngay trong thời điểm những năm 90 vìtác động của nó là ở dài hạn, cũng không thể gây nên một cú sốc giáng vào nền kinh tế cácnước Đông Á mạnh mẽ và nhanh chóng đến vậy Rõ ràng đây chỉ là một trong những nguyênnhân gián tiếp tác động, nguồn gốc chính của cuộc khủng hoảng còn nằm ở đâu đó

Trang 6

So sánh đóng góp nhân tố vào tăng trưởng GDP ở các nước Đông Á và các nước công nghiệp phát triển :

Tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của các nhân tố Các nước Đông Á giai đoạn (1960

41,349,3503455,148,251,833,7

3626,736,751,855,428,230,127,2

22,72413,3814,210,523,618,139,1Nguồn: Crafts (1999)

Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng các nước công nghiệp phát triển (OECD) (1960 – 1990) : Đơn vị: %

Quốc gia

Tăng trưởngGDP(%)

414948425233Nguồn: Christensen, Jorgenson & Dougherty (1991)

Trang 7

2.2 Sự thâm hụt tài khoản vãng lai :

Các hoạt động của quá trình tự do hóa thương mại hầu hết được phản ánh trong các hạng mụccủa cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại Một khi hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ,khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng cán cânthương mại, đặt biệt đối với các nước đang phát triển Cán cân thương mại một quốc gia sẽthâm hụt hay thặng dư phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhậpkhẩu hay là giá quốc tế của hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lãisuất, chính sách thương mại của chính phủ Khi cán cân thương mại gây ra thâm hụt cán cânvãng lai một cách trầm trọng, triền miên thì hậu quả làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài, dễbùng phát khủng hoảng cán cân vãng lai Như vậy tự do hóa thương mại có tác động đáng kểlên cán cân thương mại và cán cân vãng lai, có thể gây nên thâm hụt hay thặng dư qua đó gây

ra sự lên giá của đồng bản tệ và tăng gánh nợ nước ngoài gây ra thiệt hại khác nhau cho ngânsách Mức thâm hụt lâu dài với mức độ lớn dễ gây ra khủng hoảng cán cân vãng lai, nguy hạitới an ninh tài chính quốc gia

Sự thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước Đông Á ngày càng trầm trọng Như ở TháiLan, trong suốt những năm 1991-1996, cán cân thương mại của nước này luôn bị thâm hụt,tổng cộng là trên 35 tỉ USD và có xu hướng tồi tệ hơn Thâm hụt tài khoản vãng lai của riêngnăm 1996 đã lên đến 14,7 tỉ USD Điều này xảy ra với các nước Đông Á khi xuất khẩu bị kìmhãm Có thể giải thích sự đi xuống của xuất khẩu các nước Đông Á bởi 4 nguyên nhân:

Thứ nhất, phần lớn các quốc gia ở Đông Á áp dụng chính sách neo danh nghĩa bằng cáchneo lỏng đồng tiền của mình vào đồng Đôla Mỹ một thời gian dài trước cuộc khủng hoảng đãdẫn đến sự thay đổi tỉ giá hối đoái thực của thời kì trước Nhiều nước Đông Á bắt đầu có tìnhtrạng tỉ giá thực tế lên giá từ giữa năm 1995 Đó là kết quả của việc gắn chặt và duy trì tỉ giá

cố định trong một thời gian dài so với USD Việc duy trì tỉ giá cố định quá lâu làm cho đồngnội tệ của các nước này lên giá một cách giả tạo so với đồng USD và lãi suất của đồng bản tệcao hơn USD Việc lên giá của đồng nội tệ đã khiến giá hàng xuất khẩu trở nên mắc mỏ, vìvậy đã khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu

Thứ hai, tăng trưởng thương mại thế giới suy giảm mạnh Từ mức cao kỉ lục trong năm

1995, tăng trưởng xuất khẩu thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 15 năm, từ khoảng 20%xuống còn 4% tính theo giá trị đồng USD trong vòng chỉ một năm, trong đó khu vực Đông Á

bị tác động nặng nhất Đây là một tác động tiêu cực có thể có nguyên nhân từ tính chu kì trongtăng trưởng thương mại toàn cầu sau một thời gian dài liên tục tăng

Trang 9

Như vậy, tất cả bốn yếu tố trên đã làm xuất khẩu của Đông Á ngày càng suy giảm, và dẫn đếntình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng trầm trọng hơn Điều này tất sẽ đẩy quốc giatiến dần đến bờ vực của sự mất khả năng thanh toán.

Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%)

Trang 10

Trong suốt nhiều năm, các nước châu Á đã không ngừng tiến hành tự do hóa hệ thống tàichính của họ và nỗ lực xây dựng một mạng lưới thể chế hỗ trợ cho các hoạt động Khu vực tàichính phát triển sâu rộng và tự do hơn ngày càng thúc đẩy các nguồn lực tiết kiệm trong dân vàcác nguồn tín dụng từ nước ngoài với lãi suất thấp Tuy nhiên, tự do hóa tài chính đã diễn ratrong bối cảnh hệ thống tài chính ở các nước Đông Á đã đạt được nhiều tiến bộ nhất song vẫnhoạt động theo phương thức không có thị trường trái phiếu và thiếu sự giám sát an toàn, cũngnhư vai trò can thiệp "ngầm" của chính phủ quá sâu đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọngtrong việc phân bổ các nguồn lực, khu vực tài chính ngập sâu vào các lĩnh vực hoạt động nhiềurủi ro, cơ cấu tài sản nợ cũng mang nhiều rủi ro và sự phát triển thể chế kém được che đậy bởitốc độ tăng trưởng cao, tỉ lệ tiết kiệm lớn và ngân sách dồi dào. Hơn thế nữa, hệ thống tàichính phát triển khập khiễng, manh mún đã hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các loại hìnhdịch vụ tài chính (ví dụ giữa ngân hàng thương mại với các công ty tài chính) khiến cho nguồntín dụng chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng nội địa vốn còn nhiều yếu kém như : tỉ

lệ đủ vốn của các ngân hàng thấp, hạn mức cho vay đối với các đối tượng đi vay là các cá nhânhay nhóm người chưa được quy định hợp lý và thực hiện cũng chưa nghiêm túc; các quy trìnhphân loại tài sản và các quy định trích lập các quỹ phòng ngừa các tổn thất trong quá trình hoạtđộng, không đạt tiêu chuẩn quốc tế về tính công khai minh bạch, và thiếu sự giám sát rủi rocũng như bảo hiểm rủi ro Việc cho vay tiền chủ yếu dựa trên phương thức thế chấp chứ khôngdựa trên ngân lưu đã làm cho việc phân tích khả năng hoặc rủi ro của dự án thêm rắc rối, khóxác định tính khả thi Hơn thế nữa, sự ra đời nhanh chóng của các tổ chức tài chính phi ngânhàng, thường thiếu kỉ luật nội bộ, thiếu giám sát và kỉ luật thị trường đã de dọa vị thế tuyệt đối

và giá trị đặc quyền của các ngân hàng, buộc các ngân hàng này phải theo đuổi các chiến lượcđầu tư có tính rủi ro hơn để cạnh tranh Sự phát triển về số lượng và nguồn vốn hoạt động củacác tổ chức phi ngân hàng và việc theo đuổi các khoản cho vay và đầu tư rủi ro hơn của cácngân hàng đã trực tiếp góp phần làm tăng khả năng đổ vỡ của cả hệ thống tài chính

Mặt khác, cùng với sự yếu kém trong quản lý và thể chế của các ngân hàng, vai trò của chínhphủ cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích và làm trầm trọng thêm sự yếu kém đó, dẫnđến sự hoạt động không hiệu quả Nguồn tín dụng thường có xu hướng đến với các cá nhânhoặc tổ chức có quan hệ với chính phủ hoặc với các ngân hàng tư nhân, chủ yếu rót vào cácngành được ưu đãi chứ ít dựa trên các kết quả phân tích tính thực tiễn, khả năng thu hồi vốn vàgiá trị các tài sản thế chấp Cùng với đó, tác động kéo dài của các chính sách trước đây trongviệc đối phó với nền tài chính suy yếu đã làm gia tăng ánh hưởng của các yếu tố bất lợi Việckhắc phục các cuộc khủng hoảng trước đây (như ở Thái Lan những năm 1983-1987) bằng mộtphần hay toàn bộ từ công quỹ đã càng củng cố thêm quan điểm ngầm định về sự bảo đảm

"ngầm" của chính phủ với tiền gửi, thậm chí cả tài sản nợ khác của ngân hàng, đã phá vỡnguyên lý thị trường, làm chậm quá trình cải thiện quản lý ở các tổ chức tài chính đã được cơ

Trang 11

cấu và giảm động cơ khuyến khích hoạt động thận trọng trong tương lai Chính sự bảo lãnhngầm của chính phủ và việc thành lập các trung tâm tài chính nước ngoài đã thúc đẩy các ngânhàng, và các tổ chức tài chính tìm đến những nguồn vốn vay ngắn hạn và lãi suất thấp (vàkhông được bảo hiểm) của nước ngoài để cho các công ty trong nước vay đầu tư vào các dự ándài hạn, nhiều rủi ro biến động (chủ yếu là các dự án đầu tư vào thị trường bất động sản vàchứng khoán ) Khi chính phủ không thể đánh giá đúng được sự tăng trưởng tiền tệ và tín dụngcủa các nước này, cũng như các luồng vốn đầu tư quá mức, thì khả năng thanh toán bị đẩy lên

và sự tiền tệ hóa các nền kinh tế này đã dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động cho vay của cácngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Nguy cơ đổ vỡ ngày càng tăng của khu vựctài chính đã không được phát hiện trong thời gian bùng nổ cho vay vì mức tăng trưởng trongcác danh mục cho vay của các ngân hàng đã đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ và ngàycàng tăng

2.4 Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của các công ty:

Tỉ lệ nợ cao khiến khu vực công ty dễ bị tổn thương trước nhưng cơn sốt là kết quả tất yếu củachiến lược tăng trưởng và hệ thống tài chính của Đông Á Nhiếu thập kỉ qua, các nước này đãhướng vào mục tiêu tăng cường xuất khẩu Họ khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng các hìnhthức như cấp tín dụng trực tiếp, rót các khoản cho vay và miễn thuế Các công ty này đòi hỏiphải có những nguồn lực to lớn để liên tục nâng cấp công nghệ và duy trì tính cạnh tranh trênthị trường quốc tế Khoản lợi nhuận tạo ra sau thuế là không đủ để duy trì một chiến lược đầytham vọng như vậy trong khi thị trường vốn lại chưa phát triển đầy đủ, kết quả là các công typhải vay quá nhiều để trang trải và phát triển Nhờ những khoản vay này đã tạo nên nguồn lựccho các công ty tạo ra tốc độ tăng trưởng cao nhờ những bước tiến lớn về mặt công nghệ, năngsuất và mức sống được cải thiện rõ rệt so với trước Chiến lược này đòi hỏi có sự hợp tác giữachính phủ, ngân hàng và công ty Nhưng từ những năm 90, các chính phủ châu Á đã thực hiệntháo bỏ một cách căn bản việc điều tiết về mặt tài chính, dỡ bỏ và nới lỏng sự kiểm soát về vaynước ngoài của các công ty, từ bỏ sự điều tiết và quản lý trong việc đầu tư và đi vay và thất bạitrong việc tăng cường giám sát các ngân hàng Sau khi những hạn chế về vay nước ngoài đượcnới lỏng, các công ty trong nước nhận ra các khoản cho vay chi phí thấp của các nhà đầu tưnước ngoài nên đã tăng cường đi vay để đầu tư cho mình( vì cả người đi vay và người cho vayđều tin vào tính ổn định của nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối đoái được duy trì) Tỉ lệ nợ,

ở các công ty này, do vậy đã tăng lên hết sức nhanh chóng, chủ yếu là nợ nước ngoài của tưnhân và ngắn hạn

Trang 12

Trong khi đó mô hình đầu tư đã qua nhiều thay đổi Vào những năm 1980, sự tăng vọt vềđầu tư chủ yếu hướng vào các hàng hóa có thể xuất khẩu được, mang lại lợi ích thiết thực choquốc gia nhưng vào những năm 1990, hầu hết vốn đầu tư được chuyển sang các hàng hóakhông thể xuất khẩu được, đặc biệt là bất động sản và kết cấu hạ tầng Các tập đoàn cũngkhông ngừng dùng những khoản tiền sẵn có và vay được để đầu tư chéo nhau, làm cho khoảnđầu tư tài chính ngày càng lớn hơn Do vậy, một phần lớn nguồn tín dụng được các công tycho vay chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán, kích thích bong bóng bất động sản

và chứng khoán ngày một to ra Chính vì xa rời lĩnh vực kinh doanh, lại dùng tiền vay đượcchạy theo thị trường đầu tư vào những lĩnh vực hứa hẹn lợi nhuận cao, có thời gian thu hồi vốnlâu và đầy bất trắc (như các dự án bất động sản, đầu tư tài chính) đã khiến hiệu quả kinh doanhthực chất của các công ty ngày một giảm sút trong khi tỉ lệ nợ ngày càng tăng lên

Hơn thế, sự yếu kém trong khâu quản lý, cũng như mối quan hệ thoải mái giữa các chủ ngânhàng và các khách hàng là các công ty cũng là một nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ cao và khả năngsinh lời thấp Việc thiếu kỉ luật thị trường được tạo ra một phần bởi những sai lầm về mặtchính sách và chủ nghĩa lạc quan đã khiến những mối quan hệ không lành mạnh giữa chínhphủ và ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng thể hiện rõ Đã có nhiều điểmyếu về cơ cấu trong các nền kinh tế Á châu Hầu hết các doanh nghiệp được gia đình sở hữu,

và phù hợp với truyền thống Khổng giáo, các gia đình đã muốn điều hành kinh doanh cho lợiích riêng của họ Nếu họ phát hành cổ phần cho công chúng, họ có thiên hướng coi nhẹ quyềncủa các cổ đông thiểu số Đến mức khi họ không thể tài trợ tăng trưởng bằng thu nhập, họ ưadựa vào tín dụng hơn là rủi ro mất kiểm soát Đồng thời, các quan chức chính phủ đã dùng tíndụng ngân hàng như công cụ của chính sách công nghiệp; họ cũng dùng chúng để thưởng giađình và bạn bè mình Ở nhiều nước Đông Á, có một áp lực chính trị nhằm cung cấp khoản vaycho các hãng được ưu đãi, cũng như những mối quan hệ tốt với các ông chủ ngân hàng haychính phủ bảo đảm cho công ty các khoản vay một cách dễ dãi mà ít quan tâm tới việc rủi rohay tỉ suất sinh lời thấp của dự án đầu tư

Tỉ lệ nợ không lành mạnh và khả năng sinh lời giảm dần là hai yếu tố khi kết hợp với nhau sẽrất nguy hiểm Tỉ lệ nợ cao dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hơn, và vì kinh doanh kém hơn,các công ty dựa vào mối quan hệ với các ngân hàng lại tiếp tục vay thêm tiền để trang trải chiphí Các ngân hàng vì tin tưởng vào chính sách bảo lãnh ngầm của chính phủ và viễn cảnh tăngtrưởng kinh tế nên tiếp tục duy trì các khoản nợ xấu và cấp thêm tín dụng cho các công ty này,đẩy tỉ lệ nợ ngày một cao hơn Không phải tất cả các công ty có tỉ lệ nợ cao đều làm ăn khônghiệu quả, nhiều công ty tăng trưởng nhanh và có lợi nhuận cao hơn Nhưng việc các công ty đivay quá nhiều tiền so với tiền thu được cũng có nghĩa là một phần lớn lợi nhuận sẽ được dùng

để chi trả tiền lãi

Trang 13

2.5 Nợ nước ngoài ngắn hạn :

Vào những năm đầu thập niên 90, dòng vốn nước ngoài chảy vào các nước đang phát triểntăng mạnh, chỉ riêng từ năm 1990 đến 1997 đã tăng từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD (tăng 5 lần),riêng Đông Á chiếm 60% tổng lượng vốn thu hút

Vốn nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á

(Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines)

Vốn nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á

Nguồn: Tính toán từ NHTG – World Development Indicators 2002

Trang 14

Tốc độ tăng dòng vốn nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á (đvt: Tỷ USD)

Vốn tư nhân ròng Viện trợ chính thức ròng

Tỉ suất sinh lợi thấp ở các nền kinh tế phát triển và sự thần kỳ trong tăng trưởng của Đông Á

là những động lực thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển từ Nhật Bản, Mỹ và EU tới các nền kinh tếĐông Á với mức tăng trưởng và một tỉ suất sinh lời cao hơn Trong khi nước Mỹ vẫn duy trìlãi suất thấp thì chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế Đông Á và các trung tâm tiền tệ quốc

tế luôn ở mức dương Lạm phát giá tài sản tăng cao và những khoản thâm hụt thương mạikhổng lồ do xuất khẩu khó khăn cũng như nhu cầu đầu tư tăng lên một cách nhanh chóng đãthúc đẩy việc vay tiền từ nước ngoài với các khoản nợ chủ yếu là tư nhân, ngắn hạn và lãi suấtthấp Thêm vào đó, một số chính phủ Đông Á (ví dụ như Hàn Quốc) đã tự do hóa tài khoảnvốn theo hướng khuyến khích dòng vốn nước ngoài ngắn hạn Cụ thể, chính sách của HànQuốc là hạn chế đầu tư nước ngoài dài hạn dưới dạng FDI hay đầu tư chứng khoán, trong khichỉ cho phép các ngân hàng được vay ngắn hạn nước ngoài Tỷ giá hối đoái cố định mà nhiềuchính phủ Đông Á duy trì cũng là yếu tố khuyến khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giáđược loại bỏ Lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất nội địa trong khi tỷ giá được cố định rõràng là một khuyến khích cho các tổ chức kinh doanh và tài chính nội địa đi vay vốn nướcngoài Quan niệm về rủi ro tỉ giá thấp đã hạn chế các động cơ phòng ngừa đối với các khoảnvay nước ngoài như thực hiện các biện pháp bảo hiểm rủi ro ngoại hối và hơn nữa, lại tạo ramột xu hướng tìm đến với các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

Tâm lý ỷ lại cũng xuất hiện đối với dòng vốn nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài khi chocác tổ chức tài chính trong nước vay cũng ngầm giả định rằng khoản cho vay của mình sẽđược chính phủ nước sở tại bảo lãnh khi nhìn thấy quan hệ gần gũi giữa chính phủ với cácngân hàng nội địa Khi kinh tế tăng trưởng khá, lượng vốn nước ngoài chảy vào nhiều thìkhông ai nghĩ rằng lại có thể không đảo được nợ hay vay mới khi các khoản vay trước đây đến

kỳ đáo hạn

Trang 15

Dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực Trong thập niên 1990, tíndụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng Tới cuối năm 1996, tổng giátrị nợ tài chính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan.

Nợ tài chính của khu vực tư nhân so với GDP (%)

Nguồn: Radelet và Sachs (1998).

Một điểm đáng lưu ý nữa là hàng loạt các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dàihạn Thái Lan vay nước ngoài chủ yếu thông qua các ngân hàng và công ty tài chính Ngânhàng Hàn Quốc cũng vay nước ngoài Trong trường hợp của Indonesia, các doanh nghiệp vaynước ngoài trực tiếp trên thị trường vốn hải ngoại Một tỉ trọng vốn lớn cho vay của ngân hàng

và các tổ chức tài chính phi ngân hàng được tập trung vào khu vực bất động sản Ở Indonesia,các khoản cho vay khu vực bất động sản tăng 37%/năm trong giai đoạn 1992-95 (trong khitổng tín dụng ngân hàng chỉ tăng 22%/năm) Ở Thái Lan, các khoản cho vay bất động sản củanhững công ty tài chính tăng 41%/năm trong giai đoạn 1990-95 (trong khi tổng tín dụng chỉtăng 33%/năm) Vào giữa những năm 1990, một nhà đầu tư có thể vay đồng yên Nhật với lãisuất gần như bằng không để đầu tư vào các tòa nhà chọc trời ở Bangkok mà họ hy vọng sẽ cho

tỷ suất hoàn vốn hàng năm là 20% Ở Hàn Quốc, các khoản cho vay của ngân hàng được tập

trung chủ yếu vào các tập đoàn lớn (Chaebol) Như vậy phần lớn nguồn vốn vay nước ngoài

ngắn hạn xuất phát từ khu vực tư nhân được các ngân hàng và công ty ở Đông Á vay rất nhiều

để đầu tư dài hạn vào các dự án và lĩnh vực nhiều rủi ro

Biểu hiện rõ nét nhất của khả năng bị tổn thương là tỷ lệ giữa nợ nước ngoài ngắn hạn vànguồn dự trữ ngoại tệ trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra Bảng sau trình bày tình hình nợngắn hạn nước ngoài so với dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á vào thời điểm trước khi xảy

ra khủng hoảng Chỉ có Malaysia và Philippines là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn Nợngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽkhông có khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán

Trang 16

Bảng 3: Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997

Nguồn: ADB, “Asian Development Outlook”, 1999.

2.6 Bong bóng giá tài sản :

Khác với các chu kỳ kinh doanh và các dao động lên xuống thường xuyên trong nềnkinh tế, bong bóng là hiện tượng đặc biệt khi có sự tập trung vốn một cách bất thườngnhằm tìm kiếm mức lãi phi thực tế Hiện tượng bong bóng xảy ra khi có cơn sốt đầu cơ vàomột thứ tài sản hay lĩnh vực có lợi tức được kỳ vọng vượt xa chi phí cơ hội bỏ ra Bongbóng không còn là một khái niệm xa lạ với toàn thế giới Tuy nhiên, không phải ở đâu vàlúc nào cũng có thể chủ động đề phòng Với Đông Á, hệ quả của tâm lý ỷ lại vào chínhsách bảo lãnh ngầm của chính phủ và đầu tư rủi ro là tăng giá tài sản Do sự bùng nổ tíndụng được rót vào một số tài sản có nguồn cung cố định, ví dụ bất động sản đã đẩy giá củaloại tài sản này tăng lên một cách chóng mặt Sự đầu cơ với kỳ vọng theo kiểu xoay vọngphát sinh Càng ngày càng có nhiều người đầu cơ vào bất động sản vì kỳ vọng giá bất độngsản sẽ tăng lên Khi lượng cầu tăng lên thì giá bất động sản đúng là đi lên như kỳ vọng vànhững người đầu cơ sau lại tiếp tục làm như vậy, đẩy bong bóng tài sản ngày một phình tohơn Các tổ chức tài chính khi cho vay để đẩu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tụccho vay vì thấy "an toàn" khi giá của tài sản thế chấp là đất vẫn không ngừng tăng lên.Bong bóng giá cả phình ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị vỡ; tức là đến khi các nhà đầu tư bắtđầu nhận thấy có lẽ tình hình thực tế xả ra không đúng với kỳ vọng Một quá trình ngượclại với quá trình trên diễn ra Mọi người bán tài sản vì kỳ vọng giá tài sản sẽ giảm Tài sảnđược bán ra ồ ạt nên giá tài sản đúng là giảm xuống Các ngân hàng nhận thấy giá trị tàisản thế chấp giảm xuống nên không cho vay nữa và đòi những khoản cho vay cũ về Cácnhà đầu tư, do phải hoàn trả nợ vay, nên càng phải đẩy mạnh việc bán tài sản Giá tài sản vìvậy sụp đổ, và thường giảm xuống dưới cả mức cân bằng đầu tiên

Chỉ số giá cao ốc văn phòng tại Thái Lan và Indonesia

Trang 17

Nguồn: Marcus Miller và Pongsak Luangaram (1998)

3 Ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng :

Sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và sự yếu kém trong khu vực tài chính cũng như tỉ lệ nợngắn hạn quá cao khiến nhiều nhà đầu tư không còn tin vào khả năng duy trì kinh tế vĩ mô củachính phủ Các nhà đầu tư có vốn góp là những người đầu tiên rút tiền của mình Chỉ số trênthị trường chứng khoán đạt đỉnh điểm trong năm vào tháng Hai và giảm hơn 30% vào cuốinăm Đầu năm 1997, tổng lượng vốn trong khu vực tư nhân đã bắt đầu thu hẹp lại Cuộc khủnghoảng niềm tin bắt đầu lan truyền Lượng vốn được các nhà đầu tư và người dân rút khỏi cácngân hàng và công ty tài chính dưới dạng tiền mặt một cách ào ạt đã làm phá sản hàng loạtngân hàng và các công ty tài chính Ngày 25\6\1997, chính phủ Thái Lan đã ra lệnh đóng của

16 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính lên 58/91 (64%) toàn quốc Từ Thái Lancuộc khủng hoảng nhanh chóng lan sang rộng sang các nước khác Ngay khi đồng Bath phágiá, các đồng nội tệ của Đông Á cũng lần lượt bị thả nổi và mất giá nghiêm trọng Đồng pesocủa Philippine được thả nổi vào ngày 11/7/1997 và mất giá nhanh chóng, từ 26 peso ăn mộtdollar năm 1997 xuống còn 38 vào năm 2000 Đồng Won được tuyên bố thả nổi vào ngày14/12/1997 cũng mất giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD cách

đó vài tháng Ringgit của Malaysia đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20Ringgit/Dollar Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000/1thì số nhà đầu cơ đã sớm nhận ra tỉ giá hối đoái là không phù hợp so với thực tế nên đã bắt đầutấn công tiền tệ Vào tháng Hai năm 1997, đồng Bath Thái đã bắt đầu bị tấn công mạnh mẽ.Chính phủ Thái Lan tìm mọi cách để giữ tỉ giá hối đoái cố định Ngân hàng trung ương pháthành 23 tỷ USD theo các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn trong khi dự trữ của họ chỉ còn khoảng 25

Trang 18

tỉ USD Sự hốt hoảng lo lắng của các nhà đầu tư lại đặt các công ty tài chính vào một áp lựcmới buộc chính phủ phải bơm vào một số lượng tiền lớn để hỗ trợ các khoản đầu tư này Thậmchí với điều kiện chi nhiều đồng Bath hơn để đổi lấy số USD ít hơn Những người vay ngoại

tệ trước đây tin rằng tỉ giá hối đoái được cố định thì nay bắt đầu lo ngại và cũng mua USD đểđảm bảo có đủ USD trả nợ Người dân cũng lo ngại sự mất giá của đồng Bath, đổ xô đi muaUSD để tích trữ Trước những sức ép trên, Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ

để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng duy trì được lâu Đồng Baht được thả nổi vàongày 02/07/1997 và ngay lập tức mất giá từ khoảng 25 Bath/USD xuống còn 63 Bath/USDvào tháng 1/1998 (tức là mất giá hơn 112% trong vòng chưa đầy 6 tháng) Từ Thái Lan, khủnghoảng lan sang Malaysiatrong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 /1

Khi cơn hoảng loạn tài chính bắt đầu thì các nhà đầu tư phải xem xét nghiêm túc hơn tớinhững yếu kém mà trước đây họ đã bỏ qua và họ chợt nhận ra những vấn đề hết sức lo ngại vềsức mạnh của hệ thống tài chính và tầm quan trọng của các khoản nợ ngắn hạn Mối nghingại , và tác động của thông tin bất đối xứng tạo ra bởi sự thiếu minh bạch của khu vực tàichính, doanh nghiệp cùng tâm lý bầy đàn đã khiến các nhà đầu tư hoàn toàn mất niềm tintương lai và rằng nguồn dự trữ có thể thanh toán đủ cho các khoản nợ ngắn hạn Các nhà đầu

tư trong nước cũng như nước ngoài đều hối hả rút vốn ra khỏi khu vực Sự hoảng loạn và cơnkhủng hoảng bắt đầu lan sang các nước Đông Á khác Sự lây lan đó dẫn đến sự giảm giá cáctài sản đồng thời với gia tăng luồng vốn đổ ra nước ngoài Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷUSD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫncòn nhận được gần 66 tỷ USD

Vốn tư nhân nước ngoài ở 5 nước Đông Á

(Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines), 1991-96 - Đơn vị:Tỷ USD

Năm 1996 1997 1998 1999

Vốn tư nhân ròng 65,8 -20,4 -25,6 -24,6

Đầu tư trực tiếp ròng 8,4 10,3 8,6 10,2

Đầu tư chứng khoán ròng 20,3 12,9 -6,0 6,3

Vay thương mại và đầu tư khác 37,1 -43,6 -28,2 -41,1

Viện trợ chính thức ròng -0,4 17,9 19,7 -4,7

Nguồn: NHTG, World Economic Outlook., 3/2000.

Trang 19

Đồng nội tệ sụt giảm mạnh làm gánh nặng trả nợ của các nước Đông Á thêm chồng chất và tạo

ra các khoản lỗ quá lớn Nợ nước ngoài của các công ty phần lớn không được bảo hiểm vì cáchãng tin rằng tỷ giá hối đoái sẽ vẫn được ổn định như đã từng có trong suốt thập kỉ qua Cùngvới đó, các chính sách tài chính thắt chặt được ban hành để ngăn chặn sự sụt giá liên tục vàtránh siêu lạm phát đã tạo nên sự tăng lãi suất đột ngột Các nước này dự định tăng lãi suất đểtăng giá tài sản trong nước khiến cho các tài sản trở nên hấp dẫn hơn với những người sở hữucác quỹ ngoại tệ nhưng chính điều này lại dẫn đến những điều kiện buộc phải đánh đổi rất khókhăn Lãi suất tăng cao làm tăng thêm khó khăn cho khu vực doanh nghiệp vốn đã nợ nầnchồng chất Lãi suất tăng vào đúng thời điểm lợi nhuận của họ giảm mạnh trong thời kỳ suythoái tiếp diễn và rất nhiều doanh nghiêp không thể trả được lãi Hệ thống ngân hàng và cáccông ty tài chính bị phá sản hàng loạt, các ngân hàng còn lại rất hạn chế và thận trọng trongviệc cho vay Các khoản nợ xấu ngày một nhiều lên Hệ quả của những cơn sốt về lãi suất và tỉgiá hối đoái là việc các công ty phải chịu một tỉ lệ nợ (bao gồm các nợ nước ngoài) cao hơn rấtnhiều Trung bình tỉ lệ nợ cao hơn 50% và phần nợ nước ngoài lớn hơn 30% với cơ cấu tàichính của các công ty kng thay đổi Hầu hết các công ty bị mất khoảng một nửa số vốn cổphần của mình, khoảng 1/3 số hãng có số lỗ vượt quá số vốn cổ phần Lợi nhuận của các công

ty dù kinh doanh tốt tạo ra không đủ để trả số nợ ngày càng tăng Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

đã giảm từ 3% xuống -4% và 2/3 trong số các công ty đó có tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản âm.Tiếp theo sự phá sản hàng loạt của ngân hàng và các công ty tài chính ở khu vực tài chính, đếnlượt các hãng trong khu vực doanh nghiệp phá sản hàng loạt Phạm vi của thiệt hại đã lên tớimức hệ thống tại hầu hết các nước chịu khủng hoảng Indonesia phải chịu đựng nhiều nhất vớikhoảng gần 2/3 các công ty tuyên bố phá sản Hàn Quốc đứng thứ nhì về thiệt hại bởi trướckhủng hoảng các công ty Hàn Quốc đã đứng trước những rủi ro do tỷ lệ nợ cao và khả năngsinh lời thấp Malaysia ít thiệt hại hơn vì những điều kiện ban đầu tương đối tốt hơn Thái Lan

và Philippin nằm ở khoảng giữa

Trang 20

Theo: Ngân hàng thế giới

Từ khủng hoảng tài chính đã chuyển thành khủng hoảng kinh tế và chính trị Sự phá sảnhàng loạt của các ngân hàng, doanh nghiệp đã dẫn đến hậu quả trực tiếp là số người thấtnghiệp tăng mạnh và tăng trưởng kinh tế sụt giảm Nếu tính theo GDP thực, Thái Lan tăngtrưởng âm 1,45% vào năm 1997 và tiếp tục âm 10,77% vào năm 98, ở Indonesia cũng tăngtrưởng âm 13,1% vào năm 1998 Tổng thu nhập quốc gia của Hàn Quốc cũng giảm từ 528 tỷUSD năm 1996 xuông 317 tỷ USD năm 1996 (giảm 39%), thu nhập bình quân đầu người giảm

từ 11380 USD xuống còn 6823 USD

Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực (%/năm)

Nguồn: NHTG, “World Development Indicators”, 2002.

Do sự mất giá của đồng bản tệ, đầu tư nước ngoài giảm, thị trường vốn ngừng hoạt động, cáccông ty phá sản đẩy thất nghiệp tăng kéo theo tỉ lệ thất nghiệp tăng và những bất ổn xã hộixuất hiện Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc từ 2-3 % trước cuộc khủng hoảng tăng lên 6,3% năm

1998, trong khi đó tại Thái Lan là 6,11% lực lượng lao động không có việc làm Cùng thờiđiểm đó, chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh phải tuyên bố từ chức vào19/11/1997, những cuộc xung đột và xô xát tại Indonesia buộc tổng thống nước này, ôngSuharto phải từ chức vào giữa năm 1998

Trang 21

Phần II Đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam và nguy cơ khung

hoảng

I Một số bất ổn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay :

1 Tăng trưởng thiếu chất lượng :

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được nhiều thành tựuđáng khích lệ Nếu trong thời kỳ 1977- 1985, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,61%, mức sốngngười dân rất thấp thì từ năm 1986 tới nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt mức cao, cụthể trong thời kỳ 1991-1995 trung bình 8,18%, thời kì 1996-2000 đạt 6,95% (do tác động củacuộc khủng hoảng khu vực) Đặc biệt 3 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 8%,năm sau cao hơn năm trước, mức sống người dân được cải thiện, bộ mặt đất nước ngày mộtđẹp hơn và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng ngày càng được củng cố hơn đặc biệt

là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Tuynhiên trong quá trình gia nhập vào đại gia đình thế giới, Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu

cố hữu Chất lượng tăng trưởng là điều đáng phải bàn vì nếu tăng trưởng không có chất lượngthì tăng trưởng về số lượng (tốc độ tăng trưởng cao) sẽ không còn tiếp tục cao lên được nữa

mà ngay cả tăng trưởng với tốc độ như cũ cũng không duy trì được Tăng trưởng do các yếu tốđầu vào đóng góp, chủ yếu ở 3 yếu tố Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, đónggóp của số lượng lao động và đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) Từ tỉtrọng đóng góp của các yếu tố này, tăng trưởng kinh tế chia thành 2 loại: tăng trưởng theochiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu Tăng trưởng theo chiều rộng tức là tăng trưởng chủyếu dựa vào tăng số lượng vốn, bao gồm cả tăng cường khả năng khai thác tài nguyên, tăng sốlượng lao động (2 yếu tố đầu vào đầu tiên) Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng do tăng

tỉ trọng đóng góp của yếu tố thứ 3 Tăng trưởng theo chiều rộng bị giới hạn bởi số lượng vốnvốn và lao động không thể tăng lên mãi trong khi tăng trưởng theo chiều sâu không bị giới hạn(vì dựa vào năng suất các nhân tố tổng hợp) nên bền vững hơn Trong thời kỳ 1998-2007, tỷtrọng đóng góp của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng kinh tế lần lượt là: yếu tố số lượng vốnđầu tư đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFPđóng góp 23% Điều này đã thể hiện những bất cập ở chất lượng tăng trưởng của Việt Nam

Một là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượngvốn đầu tư Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm

2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch

Trang 22

năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42% Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trêndưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt caonhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăngtrưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng vàđẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%,cao nhất trong 12 năm qua

Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố sốlượng lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt Một mặt, do nguồn lao động hàngnăm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm Mặt khác, do tỷ lệ thất nghiệp

ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao

Ba là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố sốlượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởngkinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu

tố này của các nước trong khu vực hiện nay

Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng,chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưachuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: TFP là tổng hợpcủa các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động Hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu Có thể sử dụng chỉ số ICOR làm thước đo cho hiệu quả sửdụng vốn thay thế cho TFP Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơngiản được đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP Hệ số ICORcàng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDPthì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là4,86 (để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng cần 4,86 đơn vị đầu tư) lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lầncủa Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006),4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia(trong thời kỳ 1981-1995) Nếu tính hiệu quả đầu tư theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tưhàng năm (đều tính theo giá thực tế thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo rađược bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-

1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đông Á- Con đường dẫn đến phục hồi (Ngân hàng thế giới năm 1998) Khác
2. Khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu Á năm 1997-1999, nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam (GS Nguyễn Thiện Nhân) Khác
3. Khủng hoảng kinh tế châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam (Th.sỹ Trần Thanh Hải) Khác
4. Khủng hoảng tài chính Đông Á (Fullbright Economics Teaching Program 2002-2003) Khác
6. Báo cáo của các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, ADB Khác
7. Bản tin thị trường tài chính (SCIC - 15/11/2007) Khác
8. Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Hà Nội Mới, Nhân dân Khác
9. Các báo điện tử Việt Nam như Vnexpress.net, VietNamnet.vn Khác
10. Các phương tiện thông tin truyền thông khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997 - Khủng hoảng kinh tế Châu á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bảng 3 Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997 (Trang 16)
Bảng 3: Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997 - Khủng hoảng kinh tế Châu á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bảng 3 Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997 (Trang 16)
Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực (%/năm) - Khủng hoảng kinh tế Châu á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bảng 4 Tăng trưởng GDP thực (%/năm) (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w