Bài học kinh nghiệm về khủng hoảng kinh tế châu Á đối với Việt Nam

MỤC LỤC

Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của các công ty

Sau khi những hạn chế về vay nước ngoài được nới lỏng, các công ty trong nước nhận ra các khoản cho vay chi phí thấp của các nhà đầu tư nước ngoài nên đã tăng cường đi vay để đầu tư cho mình( vì cả người đi vay và người cho vay đều tin vào tính ổn định của nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối đoái được duy trì). Chính vì xa rời lĩnh vực kinh doanh, lại dùng tiền vay được chạy theo thị trường đầu tư vào những lĩnh vực hứa hẹn lợi nhuận cao, có thời gian thu hồi vốn lâu và đầy bất trắc (như các dự án bất động sản, đầu tư tài chính) đã khiến hiệu quả kinh doanh thực chất của các công ty ngày một giảm sút trong khi tỉ lệ nợ ngày càng tăng lên.

Nợ nước ngoài ngắn hạn

Ở nhiều nước Đông Á, có một áp lực chính trị nhằm cung cấp khoản vay cho các hãng được ưu đãi, cũng như những mối quan hệ tốt với các ông chủ ngân hàng hay chính phủ bảo đảm cho công ty các khoản vay một cách dễ dãi mà ít quan tâm tới việc rủi ro hay tỉ suất sinh lời thấp của dự án đầu tư. Lạm phát giá tài sản tăng cao và những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ do xuất khẩu khó khăn cũng như nhu cầu đầu tư tăng lên một cách nhanh chóng đã thúc đẩy việc vay tiền từ nước ngoài với các khoản nợ chủ yếu là tư nhân, ngắn hạn và lãi suất thấp.

Ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng

Khi cơn hoảng loạn tài chính bắt đầu thì các nhà đầu tư phải xem xét nghiêm túc hơn tới những yếu kém mà trước đây họ đã bỏ qua và họ chợt nhận ra những vấn đề hết sức lo ngại về sức mạnh của hệ thống tài chính và tầm quan trọng của các khoản nợ ngắn hạn. Mối nghi ngại , và tác động của thông tin bất đối xứng tạo ra bởi sự thiếu minh bạch của khu vực tài chính, doanh nghiệp cùng tâm lý bầy đàn đã khiến các nhà đầu tư hoàn toàn mất niềm tin tương lai và rằng nguồn dự trữ có thể thanh toán đủ cho các khoản nợ ngắn hạn. Các nước này dự định tăng lãi suất để tăng giá tài sản trong nước khiến cho các tài sản trở nên hấp dẫn hơn với những người sở hữu các quỹ ngoại tệ nhưng chính điều này lại dẫn đến những điều kiện buộc phải đánh đổi rất khó khăn.

Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực (%/năm)
Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực (%/năm)

Đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam và nguy cơ khung hoảng

Một số bất ổn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

    Các nhà đầu tư cá nhân nhìn chung chưa có tính chuyên nghiệp; hành vi đầu tư thường mang tính ngắn hạn, “bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường còn rất kém gây ra khả năng khủng hoảng lòng tin của giới đầu tư khi có tình trạng thông tin bất đối xứng và những biến động xảy ra. Những con số này không chỉ khiêm tốn khi so với các ngân hàng nước ngoài mà còn làm hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam bởi vì mức quy định trần 15% của Luật các Tổ chức Tín dụng (các tổ chức tín dụng không được phép cho vay quá 15% vốn điều lệ cho một khách hàng). Chưa kể đến việc, các tập đoàn này chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính thì việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng và công ty tài chính này cho các công ty trong cùng ngành và tập đoàn do các mối quan hệ và "vị nể" mà không xét đến hiệu quả đầu tư và cơ cấu tài chính của công ty đó có thể làm tăng khả năng rủi ro và đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng.

    Việc hơn 90 quỹ tín dụng mất khả năng chi trả vào cuối 1989 - đầu 1990 buộc Nhà nước phải ban hành Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng và công ty tài chính vào tháng 5/1990, gây làn sóng hoảng loạn rút tiền ồ ạt vào đầu tháng 6/1990 làm sụp đổ dây chuyền hàng ngàn quỹ tín dụng, chôn vùi gần 2.000 tỷ đồng tiền tiết kiệm của hàng triệu hộ gia đình, gây hậu quả suy giảm kinh tế. Nếu như trước đây, các ngân hàng không ngừng cho vay vào lĩnh vực chứng khoán khi thị trường bùng nổ vào năm 2006-2007 thì sau khi Chỉ thị 03 và Quyết định 03 của Ngân hàng Nhà nước ra đời hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán thì các ngân hàng này lại lao vào một lĩnh vực rủi ro không kém là bất động sản.

    Giả định về các cách thức xảy ra khủng hoảng ở Việt Nam

    - Hoạt động của thị trường OTC còn rộng, chưa có khuôn khổ pháp lý để kiểm soát - Hệ thống pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, giữa các quy định pháp luật về TTCK và với các văn bản liên quan, các chính sách khuyến khích về thuế, phí và lệ phí cũng như quản lý ngoại hối chưa thực sự khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường. Trên cơ sở những nét phát triển cơ bản của thị trường chứng khoán Việt nam trong thời gian qua và các giả định đưa ra cho kịch bản dự báo này chúng ta có thể nhận thấy rằng khi TTCK phát triển quá nóng vượt khỏi tầm kiểm soát thì những yếu tố bất ổn là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Châu A vào năm 1997 sẽ có nguy cơ xuất hiện ở Việt Nam. Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao; Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế (trong đó có hệ thống tín dụng) đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung-cầu tín dụng đều tăng. Xét theo lĩnh vực cụ thể, tín dụng tăng là do những nguyên nhân sau:. 1) Các NHTM giải ngân vốn cho vay các dự án lớn trong các ngành vận tải biển, dầu khí, khai thác chế biến lâm sản;. 2) Dư nơ cho vay bằng ngọai tệ tăng do mức vay vốn nhập khẩu một số mặt hàng xây dựng;. 3)Thị trường bất động sản đã ấm lên thời gian qua do đó vay bất động sản tăng;. 4) Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính mở rộng tín dụng tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, cho vay giả góp.. các công ty cho thuê tài chính cung mở rộng cấp tín dụng. Việc tăng trưởng tín dụng ở mức quá nóng đã ảnh hưởng đến các chỉ số của kinh tế vĩ mô, góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán và gây sức ép lên mức giá chung. Đồng thời việc tăng trưởng quá nóng tín dụng trong khi chưa có một hệ thống thanh kiểm tra chặt chẽ và khoa học của toàn bộ hệ thống cũng như của từng ngân hàng là một trong những nguyên nhân có thể xẩy ra khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Rủi ro của các NHTM có thể xẩy ra trên nhiều lĩnh vực như:. 1) Rủi ro về tỷ giá do tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn huy động ngoại tệ có xu hướng tăng làm cho tỷ lệ dự trữ thanh toán có xu hướng giảm và ở mức thấp. 2) Rủi ro tín dụng do mất cân đối về kỳ hạn: các NHTM có xu hướng dùng vốn vay ngắn hạn cho vay dài hạn: tín dụng bất động sản tăng cao là một yếu tố rủi ro do thị trường bất động sản còn nhiều yếu tố không ổn định với nhiều tính chất đầu cơ; dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã vượt xa giới hạn 3% nhưng tốc độ giảm dư nợ để đảm bảo tỷ lệ quy định rất chậm; tại một số NHTM,.

    Những giải pháp để ổn định kinh tế và ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng ở Việt Nam

      - Cải cách hệ thống tài chính đặc biệt là hệ thống ngân hàng, việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước theo kế hoạch và củng cố hoạt động của các ngân hàng đó theo định hướng thương mại là những bước đi quan trọng trong tiến trình này, cần đưa ra những khuôn khổ pháp lý và giám sát lành mạnh được hỗ trợ bởi một hệ thống số liệu tốt. + Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại (đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ) nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập tương đối, không can thiệp sâu, tránh tình trạng “tín dụng chỉ định” khiến hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Yêu cầu đó đặt ra đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế xem xét một cách kỹ lưỡng, nghiêm túc và đúng đắn vấn đề này, khắc phục và biến những khó khăn thành cơ hội, giữ gìn ổn định nền kinh tế vĩ mô để những thành tựu phát triển của chúng ta trong suốt nhiều năm qua không trở nên vô nghĩa.