Báo cáo thực tập: Báo cáo chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang
Chương I : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Chi nhánh Quang và mỹ nghệ xuất khẩu I. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP Quang và nghệ xuất khẩu ( Nhà máy Gốm Quang) ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực. 1.1.Giới thiệu về Chi nhánh Công ty CP Quang và mỹ nghệ xuất khẩu. 1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty và Chi nhánh công ty cổ phần Quang và mỹ nghệ xuất khẩu-Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Quang và mỹ nghệ xuất khẩu- Tên tiếng anh : Quang’s Ceramic-Tên viết tắt :QUANG & ARTEX ,JSC.-Đại diện theo pháp luật của công ty :Ông Nguyễn Như Quang -Tổng giám đốc.-Địa chỉ : 95 Bà Triệu -Hai Bà Trưng - Hà Nội.-Tel : (84.4)9454235 – 9454236-Fax : ( 84.4)9454237-Website : www.quangceramic.com- Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần.- Lĩnh vực hoạt động: + Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ trang trí và gia dụng .Sản xuất, xuất khẩu sản phẩm sơn mài – mây tre nứa+Thiết kế tạo mẫu và đào tạo chuyển giao công nghệ các sản phẩm mỹ nghệ 1 mỹ thuật có chất lượng cao-Trụ sở chính đặt tại 95 Bà triệu– Hai Bà Trưng – Hà Nội. Chi nhánh Công ty Cổ Phần Quang và Mỹ Nghệ xuất khẩu đặt tại Mạo khê – Đông triều -Quảng Ninh ( Tên thường gọi là Nhà máy Gốm Quang) do Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan làm giám đốc. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp ngày 15/8/2001 :Vốn pháp định: 9600,000,000 ( Chín nghìn sáu trăm triệu đồng) với diện tích nhà xưởng, kho tàng, đất đai sử dụng tại khu vực Quảng Ninh là 30.000m2. Tổng vốn đầu tư : 32,000,000,000 ( ba mươi hai tỷ đồng ). Với sự giới thiệu trên có thể khẳng địn rằng quá trình tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Chi nhánh Quang và mỹ nghệ xuất khẩu phải được sự cho phép và thông qua của Công ty chính vì thế mà quá trình tuyển dụng và biên chế nhân lực của Chi nhánh có quan hệ phụ thuộc liên quan đến sự mở rộng quy mô và các chiến lược đầu tư phát triển của Công ty.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy gốm Quang-Chức năng :+Nhà máy có chức năng sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ trang trí và gia dụng, hang sơn mài có chất lượng cao để đáp ứng cho việc xuất khẩu của công ty.+Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và giao hàng đã xác nhận.+Trực tiếp quản lý và phát hành các quan hệ mua bán , ký kết hợp đồng. - Nhiệm vụ của nhà máy :+Nhận kế hoạch sản xuất và xuất khẩu từ Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư nguyên liệu, dự trù các trang thiết bi nếu có bổ sung .+Tổ chức triển khai sản xuất cho các đơn vị liên quan thực hiện đúng kế 2 hoạch sản xuất và giao hàng đã xác nhận và tự xử lý các vấn đề bầt thường trong quyền hạn.+Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng chức năng quyền hạn của Nhà máy,thực hiện báo cáo tình hình sản xuất- kinh doanh định kỳ theo quy định của công ty và chịu trách nhiệm về nội dung đã báo cáo.+Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động.+Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý vốn, tài sản, các quỹ của nhà máy, chế độ khiển trách do nhà nước quy định. +Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ môi trường chung.Thông qua chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy ta nhận thấy rằng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực cần phải được chú trọng thường xuyên với mục đích là tìm được những người lao động lành nghề, khéo léo phù hợp với công việc của người thợ làm gốm ,phải giúp họ làm quen với công việc và phải có một có cấu lao động phù hợp với những chính sách lao động cần thiết. Đó là nguyên nhân không thể thiếu để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả công việc nâng cao uy tín của Công ty đồng thời tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và Nhà máy.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Máy Gốm Quang Một thương hiệu nổi tiếng giữa các làng nghề gốm cổ truyền nổi tiếng Việt Nam đó là làng gốm Bát Tràng với 600 năm lịch sử truyền thống dân tộc nằm trong lòng huyện Gia Lâm – Hà Nội. Làng Gốm Bát Tràng có nhiều sản phẩm được làm rất tỉ mỉ khéo léo,đa dạng mẫu mã và chủng loại . Khách trong và ngoài nước tìm về làng Gốm Bát Tràng không chỉ bởi họ sẽ được chiêm ngưỡng tài hoa của các nghệ nhân ở đây mà còn tìm thấy nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam trong mỗi loại đồ gốm. Làng gốm Bát Tràng cũng là nơi sản sinh ra các nghệ nhân đồng thời cũng là nhà doanh nghiệp thành 3 đạt trong việc đưa các sản phẩm Bát Tràng ra thị trường thế giới. Một trong nhứng nhà doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này phải kể đến nghệ nhân Nguyễn Như Quang – Tổng Giám Đốc Công ty CP Quang và mỹ nghệ xuất khẩu, là một người am hiểu về nghệ thuật làm gốm Bát Tràng và luôn tìm tòi sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài.Ông đã nghiên cứu các điều kiện để xây dựng một nhà máy phải có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất gốm Bát Tràng truyền thống và vùng đất phù hợp cho xây dựng nhà máy đó chính là khu vực Mạo Khê –Đông Triều - Quảng Ninh . Nhà máy là Chi Nhánh của Công ty còn được gọi bởi cái tên thân thuộc là Nhà máy Gốm Quang được thành lập vào năm 2001 là một nhà máy còn non trẻ chỉ mới bước vào những chặng đường của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn năm 2001 – 2002 : Bước vào xây dựng và sản xuất Nhà máy đã gặp phải nhiều thuận lợi cũng gặp không ít các khó khăn. Năm 2001 nhà máy mới chỉ là cơ sỏ sản xuất nhỏ , khách hàng chưa nhiều và đơn hàng thì thưa thớt, lại đang trong quá trình xây dựng nên doanh thu năm đầu được bù vào chi phí cơ bản để xây dựng Nhà máy.Tuy nhiên ,Nhà máy được xây dựng gần nguồn nguyên liệu dồi dào , dân cư đông nên dễ dàng trong việc thu hút lao động, lại đúng thời điểm tỉnh Quảng Ninh tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế tất cả những điều đó đã tạo điều kiện cho Nhà máy hoàn thành xây dựng và tiến hành sản xuất nhanh chóng.Giai đoạn 2002 – 2003 : Nhà máy duy trì sản xuất ở mức độ trung bình tuy nhiên trong giai đoan này các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường nhiều và Nhà máy phải đối mặt với nguy cơ bị giành giật thị trường, trong khi đó số lượng công nhân đã tăng nhiều so với lúc đầu 10 % nhưng do doanh thu tiêu thụ vẫn không tăng nên số công nhân bỏ việc nhiều.Giai đoạn 2003-2005 : Tìm kiếm được nguyên nhân làm cho một số thị trường có dấu hiệu chững lại do sản phẩm mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu của các 4 thị trường khó tính nên việc mở rộng thị trường là rất khó khăn nên Công ty đã đưa ra chiến lược trọng tâm cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm . Do đó năm 2003 Nhà máy Gốm Quang bước vào sản xuất lớn và nhanh chóng đáp ứng được các thị trường khó tinh, tăng doanh thu cải thiện được cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đặc biệt là mở rộng được thị trường xuất khẩu đó là : Châu Úc, Châu Á, Châu Phi…Giai đoạn 2003-2007 :vẫn duy trì được khách hàng ở các thị trường nước ngoài, và không ngừng tìm tòi nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản xuất gốm mới, nghiên cứu khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ. Đến năm 2008 Nhà máy đã trưởng thành lên rất nhiều và hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt được những kết quả cao .1.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Nhà Máy Gốm Quang Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Nhà máy , cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy bao gồm :1.Giám đốc nhà máy2.Phó giám đốc3. Phòng tổ chức hành chính4. Ban điều hành5. Bộ phận kế toán6.Bộ phận kế hoạch7.Bộ phận kỹ thuật - chất lượng8.Phân xưởng gốm và phân xưởng sơn mài1.Giám đốc nhà máy : Là người lãnh đạo cao nhất , quản lý toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy , đồng thời là người đại diện theo páp luật của nhà máy.5 2.Phó Giám đốc : là người giúp việc cho Giám đốc,chịu trách nhiệm về tổ chức làm việc, tổ chức sản xuất và mảng đối ngoại của nhà máy từ việc hiệp tác sản xuất , liên doanh liên kết mua vật tư…đến việc giới thiệu sản phẩm.3.Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện chức năng về tổ chức nhân sự và hành chính như : tuyển dụng, đề bạt và đề nghị cho thôi việc, giải quyết các chế độ BHYT và BHXH, giải quyết các giấy tờ, công văn đến và đi. Giám sát việc thực hiện nội quy , quy chế hoạt động của nhà máy. Chịu trách nhiệm về các vấn đề tổ chức nội bộ và các quan hệ ban nghành.4.Ban điều hành : Nhận kế hoạch sản xuất và tổ chức triển khai , phát lệnh sản xuất cho các đơn vị liên quan thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và giao hàng đã xác nhận.5.Bộ phận kế toán : Có chức năng lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chình của Nhà máy . Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế đọ kế toán thống kê hiện hành và chế độ quản lý tài chính của nhà nước.6.Bộ phận kế hoạch : Lập kế hoạch sản xuất , theo dõi các mã hàng , các nguồn hàng, làm thủ tục xuất nhập vật tư nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, làm thủ túc nhập xuất hàng, vận chuyển hàng hoá , quản lý các kho tàng của nhà máy.7. Bộ phận kỹ thuật chất lượng : Có chức năng hoạch định chất lượng phát triển khao học công nghệ , ứng dụng khoa học công nghệ mới, chỉ đạo giám sát các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật chất lượng sản phẩm8. Phân xưởng gốm và phân xưởng sơn mài : Nhận kế hoạch sản xuất từ ban điều hành và có nhiệm vụ triển khai, tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạch. 6 Gi?m ??c Ph? Gi?m ??cPh?ng tc h?nh ch?nh Ban ?i?u h?nh C?c ph?n x??ng C?c b? ph?n Ph?n x??ng G?m B? ph?n k? to?nPh?n x??ng S?n m?i B? ph?n k? ho?chB? ph?n k? thu?t-ch?t l??ng Quan h? qu?n l? ch? ??o Quan h? h? tr? nghi?p v?Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Gốm Quang1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang 1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm.a. Đặc điểm về nguyên vật liệu. Hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 95-97% cho xuất khẩu mặt hang gốm sứ.Các nguyên liệu chính để sản xuất gốm gia dụng và mỹ nghệ gồm có : Đất sét trắng, cao lanh, đá trường thạch ngoài ra còn một số vật tư được dùng trong phân xưởng sơn mài chủ yếu là sơn và màu.Nhà máy lấy đất sét ở Hồ Lao- Trúc Thôn( thuộc Đông Triều), ở Yên Thọ( Quảng Ninh ) đất sét trắng ở những vùng này có độ dẻo cao, khó tan trong nước, độ chịu lửa 1650oC rất phù hợp với việc sản xuất sản phẩm gốm Bát Tràng làm cho sản phẩm bền đẹp không rạn nứt, tuy nhiên đất lại có hàm lượng oxit sắt cao có thể làm chất lượng sản phẩm không được bảo đảm nếu không được khử và lọc tạp chất.Vật 7 tư của sản phẩm sơn mài được mua chủ yếu tại Bát Tràng- Hà Nội rồi được đưa xuống nhà máy theo kế hoạch sản xuất.Nguyên liệu chính cho sản phẩm sơn mài là sơn và màu.Sau đây là bảng số lượng và giá cả nguyên liệu chính sản xut gốm Nhà máy :Nguyên liệu Gốm Đvị Giá (đồng) Slg cần muaĐất đỏ Tấn 50000 150 tấn/ nămĐất sét Trúc Thôn Tấn 285714 1500 tấn/nămĐất sét Yên Thọ m3205000 300 m3/ nămCao lanh vàng Tấn 85000 250 tấn/ năm Năng lượng mà nhà máy sử dụng trong sản xuất : điện,nước,gas …trong đó gas là loại nhiên liệu quan trọng được dùng trong quá trình nung đốt sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo như giá bán của 1 số loại sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cho 1 sản phẩm được tính bằng tiền khoảng 250.000 đồng. b. Đặc điểm về sản phẩm Nhà máy sản xuất gốm gia dụng và mỹ nghệ cao cấp theo kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của Công ty.Các sản phẩm chủ yếu được sản xuất theo từng đơn hàng chủ yếu như : lọ các loại, đĩa, bộ đồ trà,chén thuộc các dòng sản phẩm của Bát Tràng,trong đó sản phẩm lọ, đĩa đa dạng mẫu mã và chủng loại ,có nhiều đơn hàng nhất…Các loại sản phẩm thường dễ vỡ, nhẹ và mỏng đặc biệt được trang trí tinh tế và khéo léo.Việc sản xuất chủ yếu của Nhà máy phụ thuộc vào các đơn hàng, mỗi năm lại có sự biến động về các đơn dặt hàng do đó các sản phẩm chủ yếu sản xuất cũng có nhiều biến động. Sau đây là bảng thống kê các mặt hàng và sản lượng các mặt hàng chủ yếu được sản xuất tại nhà máy:Bảng 1 : Cơ cấu các mặt hàng sản xuất chủ yếu của Nhà máyMặt hàng Sản lượng8 2003 2004 2005 2006 2007Đĩa 700 500 850 860 600Bộ đồ trà 100 60 175 85 100Chén 100 85 90 350 150Lọ các loại 950 1555 1205 1200 1425Tổng 1850 2200 2320 2450 2300 Nguồn : Bộ phận kế toánCác sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng có giá như sau :- Đĩa gốm, đĩa dán bạc : có giá từ 150- 450 nghìn đồng/ sản phẩm- Bộ đồ trà : có giá từ 50 -350 nghìn đồng/sản phẩm- Chén : có giá từ 4-10 nghìn đồng/sản phẩm- Lọ các loại : có giá từ 50 – 950 nghìn đồng /sản phẩm Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra hàng năm tương đối cao trung bình mỗi năm 2300 sản phẩm trong đó sản xuất lọ gốm gia dụng và mỹ nghệ chiếm khoảng 52% tổng số sản phẩm sản xuất, tiếp theo là đĩa chiếm 35 % và còn lại là bộ đồ trà , chén.1.2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuấta. Sơ đồ dây chuyền sản xuất và thuyết minh Do đặc thù sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ gia dụng và mỹ nghệ dành cho xuất khẩu nên sản phẩm của Nhà máy được sản xuất trên một quy trình công nghệ liên tục đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ cao qua nhiều công đoạn.Quy trình công nghệ sản xuất bắt đầu từ khi nguyên liệu chính : đất sét trắng, đá trường thạch, cao lanh được phối chế theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp với nhiệt độ nung theo yêu cầu sản xuất sản phẩm sau đó được lọc tạp chất, ủ trở thành hồ bơm đi sản xuất. Bộ phận đổ rót sẽ đổ hồ vào các khuôn tạo hình sản phẩm. Sản phẩm để từ 3-4 ngày thì bóc ra được đưa qua các công đoạn : sửa, phơi sấy ( nhiệt độ khoảng 700oC) sản phẩm được đưa vào hệ thống buồng sấy .Sau khi sấy để 9 nguội người công nhân tiến hàn chuốt hàng( chuốt qua nước cho mịn sản phẩm bền đẹp), tráng men, nung sản phẩm bằng lò gas con thoi đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản phẩm ra lò sẽ được kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phân loại chất lượng và nhập kho gốm mộc. Tuỳ theo đơn hàng mà các sản phẩm gốm mộc được đem đi ghép trai trứng hoặc được phun sơn, dán bạc và phun phủ bạc, trước khi được ghép sản phẩm mộc phải đượ sơn thí và mài nước cho sản phẩm ghép được chắc bền đẹp. Công đoạn cuối cùng là đem sản phẩm đi phun phủ bóng và hoàn thiện chúng , kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm. Quy trình sản xuất sản phẩm có thể được mô tả như sau :10 [...]... chính của mình 1.2.5 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất – kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang đạt được kết quả cao do Công ty và Nhà máy đã mạnh dạn học 16 ?VT : tr? hỏi, ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại chuyên dùng sản xuất các sản phẩm gốm gia dụng và mỹ nghệ xuất khẩu, chú trọng khâu thiết kế mẫu cho nên sản phẩm của nhà máy. .. nàh máy tổ chức đi thăm quan… và được hưởng một số chính sách khác theo quy định của nhà nước 1.2.4 Đặc điểm về vốn Vốn là điều kiện kiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn như thế nào là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh đó Là chi nhánh của Công ty Cổ Phần Quang và mỹ nghệ xuất khẩu, vốn sản xuất- kinh doanh của Nhà máy Gốm. .. tập tổng quan về Chi nhánh Công ty CP Quang và mỹ nghệ xuất khẩu ( Nhà máy Gốm Quang ) đã giúp em vận dụng được những kiến thức đã học ở trường vào việc nghiên cứu và phân tích về Nhà máy cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Em nhận thấy rằng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều được tổ chức chặt chẽ có sự phân công, phối hợp nhịp nhành giữa... hộ lao động cần thiết nên rất ít xảy ra tai nạn lao động 1.2.3 Đặc điểm về lao động Trong bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố lao động là một trong những điều kiện tạo nên sự thắng lợi của doanh nghiệp đó Đối với nhà máy Gốm Quang là một nhà máy sản xuất Gốm và hàng sơn mài mỹ nghệ thì người lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu của công việc sản xuất đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa của công việc làm Gốm là... 2006 2007 2008 Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tăng lên nhanh chóng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đang diễn ra rất thuận lợi sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là các loại đồ gốm gia dụng va mỹ nghệ như :lọ, đĩa,bộ đồ trà, chén… được xuất khẩu theo như kế hoạch và thống kê của Công ty là :40% vào Châu Âu,46% Châu... nhà máy ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường a Kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu chủ yếu Sau đây là tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 5 năm kể từ năm 2003 đến 2007 Bảng 2 : Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong 5 năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 17.968 27.649 36.416 41.453 44.055 Tổng chi phí SXKD 15.263 26.507 33.668... 27.649 100 36.416 100 41.453 100 44.1 100 Doanh thu xuất khẩu chi m trên 80% tổng doanh thu trong khi đó doanh thu nội địa chi m tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu do Công ty và nhà máy chưa chú ý khai thác thị trường nội địa b Kết quả kinh doanh biểu hiện bằng tình hình tiêu thụ sản phẩm Trong những năm vừa qua sản phẩm sản xuất của nhà máy đều đạt mức doanh thu tiêu thụ cao, nhất là năm 2007 đạt... làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.Các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận nhưng lại chịu sự ràng buộc của rất nhiều yếu tố do đó doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp phải tranh thủ nắm bắt thời cơ, khắc phục các nguy cơ để đưa ra các chi n lược chinh phục thị trường Đối với một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các chi n lược... sản xuất- kinh doanh của Nhà máy Gốm 15 ?VT : Tr? Quang hoàn toàn phụ thuộc vào Công ty theo đó thì công ty sử dụng 65% tổng số vốn sản xuất- kinh doanh được dùng vào hoạt động sản xuất tại Nhà máy Sau đây là cơ cấu vốn của Nhà máy : Bảng : Cơ cấu vốn của Nhà máy trong 5 năm: Chỉ tiêu 2003 2004 % ST 2006 % ST 2007 ST Theo tính chất Vốn cố định Vốn lưu động Theo hình thức ST 2005 % % ST % 9.751 47,6 14.960... xưởng của Nhà máy được bố trí hợp lí phù hợp với các đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm giúp cho người lao động làm việc hiệu quả và tiện lợi Về môi trường :Các chất thải (tạp chất,giấy gói,giáp ), độ ồn, độ rung , thông gió, ánh sáng… được Nhà máy chú ý quan tâm và hàng năm đều được Sở môi trường kiểm tra đều đặn Về an toàn lao động : Với công việc sản xuất nhẹ nhàng,dây chuyền sản xuất . của mình.1.2.5. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất – kinh doanh của Nhà máy. tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Gốm Quang1 .2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gốm Quang 1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm.a. Đặc điểm về nguyên vật