1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot

91 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 6,58 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phạm Thị Bích 2 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học "Đo lường và Đánh giá trong giáo dục” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu. Xin cám ơn các Quý thầy, cô công tác tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học. Cuối cùng, tôi xin cám ơn cô Hồ Đắc Hải Miên – Trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám hiệu trường đã hỗ trợ trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn. Học viên Phạm Thị Bích 3 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 7 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 8 1.1. Lý do chọn đề tài 8 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 11 1.2.1. Ý nghĩa lý luận 11 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 11 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 12 1.4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 12 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 12 1.4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 13 1.5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 16 1.6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 16 1.6.1. Câu hỏi nghiên cứu 16 1.6.2. Giả thuyết nghiên cứu 17 1.7. Các biến số 18 1.7.1. Biến độc lập 18 1.7.2. Biến phụ thuộc 18 1.8. Khung lý thuyết 19 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 23 2.1. Giới thiệu chung 23 2.2. Khái niệm về đánh giá (evaluation) 23 2.3. Đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên 24 2.4. Sơ lược lịch sử hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên trên thế giới và tại Việt Nam 29 2.5. Hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. 36 2.6. Các yếu tố đặc điểm người học tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 38 2.7. Tiểu kết 47 CHƯƠNG 3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 49 3.1. Giới thiệu 49 3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 49 3.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 52 3.4. Tiểu kết 56 4 CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CỦA NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN 57 4.1. Giới thiệu 57 4.2. Tác động của yếu tố giới tính sinh viên 57 4.3. Tác động của yếu tố hệ đào tạo 59 4.4. Tác động của yếu tố điểm kết thúc môn học 61 4.5. Tác động của yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát 64 4.6. Tác động của yếu tố năm học của sinh viên 67 4.7. Tiểu kết 69 CHƯƠNG 5. SỰ BIẾN THIÊN CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN THEO CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CỦA NGƯỜI HỌC 71 5.1. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 71 5.2. Kết quả phân tích hồi qui 71 5.3. Tiểu kết 74 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 6.1. Kết luận 76 6.2. Hạn chế trong nghiên cứu 77 6.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 77 6.4. Khuyến nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 86 5 DANH MỤC BẢNG STT Tên Trang Bảng 1.1. Kết quả kiểm nghiệm Levene trước khi thực hiện phân tích phương sai nhiều yếu tố 15 Bảng 1.2. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố đặc điểm người học tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 21 Bảng 2.1. Mô tả các nguồn sử dụng để đánh giá giảng viên 26 Bảng 2.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm nhân sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên 44 Bảng 3.1. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's 50 Bảng 3.2. Tổng phương sai trích tích lũy của phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 51 Bảng 3.3. Ma trận nhân tố 52 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 54 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định giả định phương sai của các nhóm đồng đều đối với yếu tố giới tính sinh viên 58 Bảng 4.2. So sánh điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viên theo yếu tố giới tính 59 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Levene - kiểm tra giả định đồng đều của phương sai các nhóm so sánh của hệ đào tạo của sinh viên 60 Bảng 4.4. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo hệ đào tạo của sinh viên 60 Bảng 4.5. Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố hệ đào tạo 61 Bảng 4.6. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo điểm môn học của sinh viên 62 Bảng 4.7. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai của các nhóm so sánh điểm môn học của sinh viên 63 Bảng 4.8. Kết quả phân tích ANOVA đối với điểm môn học của sinh viên 63 6 STT Tên Trang Bảng 4.9. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung học kỳ của sinh viên 65 Bảng 4.10. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai các nhóm so sánh đối với yếu tố trung bình chung học kỳ của sinh viên 65 Bảng 4.11. Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố trung bình chung học kỳ của sinh viên 66 Bảng 4.12. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo năm học của sinh viên 67 Bảng 4.13. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai của các nhóm so sánh năm học của sinh viên 68 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phi tham số (kiểm định Tamhane) đối với yếu tố năm học của sinh viên 68 Bảng 5.1. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Coefficients) 72 Bảng 5.2. Kết quả phân tích ANOVA cho hồi quy bội 72 Bảng 5.3. Model Summary 74 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên Trang Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu 22 Hình 2.1. Mô hình đánh giá và đưa ý kiến phản hồi mang tính xây dựng 31 8 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đánh giá giảng viên là công tác đã và đang được đẩy mạnh ở các trường đại học trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam và Centra (1993) đã liệt kê ra nhiều nguồn thông tin có thể thu thập để đánh giá hoạt động giảng viên như: giảng viên (đồng nghiệp, cán bộ quản lý), sinh viên, giảng viên tự đánh giá, các nguồn đánh giá khác: kết quả thi của sinh viên, nhật kí hàng ngày [22]. Tuy nhiên, trong các nguồn trên thì nguồn thông tin từ sinh viên là một trong những nguồn rất quan trọng và có giá trị và sinh viên được trang bị tốt để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên vì sinh viên là đối tượng hưởng thụ chính từ hoạt động giảng dạy của giảng viên, là sản phẩm của hoạt động giảng dạy và được coi là khách hàng của các trường đại học [28, 36]. Trên thế giới, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên là một hoạt động đã xuất hiện từ khá sớm tại các nước có nền giáo dục phát triển với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Từ cuối những năm 1920, Đại học Purdue đi tiên phong trong hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đến những năm 1960, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đã được rất nhiều trường thực hiện, nhưng việc sử dụng kết quả là hoàn toàn tự nguyện. Những năm 1970 được coi là thời kỳ vàng của các nghiên cứu về hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên [22, 37]. Tới nay, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đã trở thành hoạt động thường xuyên và không thể thiếu của các trường đại học trên thế giới và các nghiên cứu về vấn đề này vẫn thu hút rất nhiều người tham gia. Tại Việt Nam, hoạt động lấy ý kiến sinh viên tuy mới chỉ xuất hiện từ những năm 2000 nhưng hiện đã trở thành hoạt động bắt buộc và đang được thực hiện thường xuyên tại các trường đại học. Ngoài việc yêu cầu các trường 9 thường xuyên thu thập ý kiến sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn yêu cầu các trường phải sử dụng kết quả này cho các mục đích cải thiện chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần trong 2 mục đích cơ bản của hoạt động đánh giá của sinh viên do Rifkin đưa ra vào năm 1995, hai mục đích như sau: + Để tìm hiểu tình hình, hỗ trợ sự phát triển của giảng viên; + Dùng kết quả đánh giá của sinh viên cho mục đích đánh giá chung, góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, khen thưởng,… [34] Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và thực tế cho thấy hoạt động lấy ý kiến sinh viêntác động tích cực đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên, nhưng việc sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục đích như tuyển dụng, khen thưởng thì đang còn gây tranh cãi. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nhà quản lý trường đại học cần thận trọng khi sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục đích quan trọng vì kết quả đánh giá giảng viên không chỉ phản ánh năng lực giảng dạy của thầy mà kết quả này còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố không mong muốn. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra các yếu tố không liên quan đến sự phát triển của sinh viên hay năng lực giảng viên nhưng tác động đến kết quả đánh giá của sinh viên như các yếu tố đặc điểm sinh viên, đặc điểm giảng viên, đặc điểm môn học [10, 14, 22, 23, 31]. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần tổng quan tài liệu. Bên cạnh đó, lại có những kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ sinh viên là hợp lệ, đáng tin cậy và thường được sử dụng trong các trường đại học [24, 28, 36]. Tuy còn nhiều tranh cãi trong việc sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cho các mục đích như khen thưởng, nâng lương… nhưng nhiều nhà quản lý tại các trường đại học vẫn tin dùng kết quả đánh giá giảng viên và họ còn sử dụng hoặc có dự 10 định sử dụng kết quả này để đưa ra những chính sách liên quan đến lương, thưởng cũng như sự thăng tiến của giảng viên trong nghề nghiệp. Tại trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đánh giá của sinh viên đã được sử dụng để khen thưởng giảng viên. Từ năm học 2009-2010, cuối mỗi năm học, những giảng viên nhận được kết quả đánh giá cao từ sinh viên sẽ nhận được giải thưởng “giảng viên của năm”. Những giảng viên đạt được giải thưởng này ngoài phần thưởng nhận được còn được tăng lương trong năm học tới. Trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh - trường đại học cung cấp dữ liệu khảo sát sinh viên trong nghiên cứu này, Ban Giám hiệu có dự định đưa ra chính sách sử dụng kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ sinh viên trong việc xét lương, thưởng cho giảng viên. Tuy nhiên, chính sách này đang gặp phải sự phản đối của nhiều giảng viên trong trường vì trong thực tế có thể xảy ra trường hợp cùng một giảng viên, nhưng khi dạy ở hai lớp khác nhau thì có thể nhận những kết quả đánh giá khác nhau. Những giảng viên may mắn được phân công vào đối tượng sinh viên phù hợp thì được đánh giá cao, trong khi những giảng viên kém may mắn hơn thì bị đánh giá thấp. Nếu giảng viên và nhà quản lý không hiểu được tại sao giảng viên bị đánh giá thấp (hoặc được đánh giá cao) thì sẽ không đưa ra được các quyết định tối ưu khi phân công giảng viên vào những lớp sinh viên phù hợp nhất với giảng viên đó. Để giúp nhà trường giải quyết vấn đề đang gây tranh cãi nêu trên và góp tiếng nói vào các hoạt động nghiên cứu có liên quan đến kết quả đánh giá giảng viên nên tôi đã chọn đề tài: “Tác động của các yếu tố đặc điểm nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên” để tìm hiểu xem những yếu tố đặc điểm nhân của người học có ảnh hưởng đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên hay không. [...]... tạo; Điểm kết thúc môn học; Điểm trung bình chung của học kỳ thực hiện khảo sát; Năm học tác động như thế nào đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên? Câu hỏi 2: Kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên biến thiên như thế nào theo các yếu tố đặc điểm nhân của người học? 1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu  Giả thuyết nghiên cứu 1 (H1): Các yếu tố đặc điểm nhân của người học tác. .. niệm về đánh giá, đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên, sơ lược lịch sử hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên trên thế giới và tại Việt Nam, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố đặc điểm sinh viên tác động đến kết quả đánh giá giảng viên 2.2 Khái niệm về đánh giá (evaluation)... giảng viên = Với b0: hệ số cắt; bi: các hệ số dốc tương ứng (với i=1, n); Xi: các yếu tố đặc điểm nhân người họctác động đến kết quả đánh giá giảng viên (với i=1, n) 1.7 Các biến số 1.7.1 Biến độc lập Biến độc lập trong nghiên cứu này là các yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên, gồm các yếu tố sau: - Yếu tố giới tính: sinh viên nam hay nữ; - Yếu tố hệ đào tạo: hệ đại học hay hệ cao đẳng; - Yếu tố. .. Minh chỉ đào tạo sinh viên hệ cao đẳng và đại học nên đề tài chỉ nghiên cứu về các yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên hệ cao đẳng, đại học Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng có nhiều yếu tố tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: đặc điểm nhân của sinh viên, đặc điểm nhân của giảng viên, đặc điểm môn học, môi trường học, phương pháp giảng dạy của giảng viên Tuy nhiên do hạn... những đặc điểm sinh viêntác động đến kết quả đánh giá giảng viên mà đề tài sẽ kế thừa: 20 Bảng 1.2 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố đặc điểm người họctác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên Nghiên cứu Yếu tố tác Kết quả động Giới tính Sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng sinh viên Tatro (1995) viên cao hơn sinh viên nam Hancock, Shannon Sinh viên. .. quả đánh giá giảng viên cho các mục đích quan trọng vì kết quả đánh giá giảng viên có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố không mong muốn [10, 14, 22, 23, 31] Những kết quả của luận văn này có thể sẽ góp phần vào các lý thuyết về tác động của các yếu tố đặc điểm sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên 1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả của luận văn cung cấp những thông tin về tác động của đặc điểm. .. về tác động của sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên do đó nghiên cứu này sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đây làm khung lý thuyết, luận văn sẽ tìm hiểu xem những yếu tố đặc điểm sinh viên đã được chứng minh là có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên thì trong nghiên cứu này có tác động hay không Trong các nghiên cứu về đặc điểm nhân của sinh viên tác động đến kết quả đánh giá giảng. .. viên - giảng viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên, tư vấn hướng dẫn của giảng viên cũng như sự công bằng trong thi cử Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ chỉ tìm hiểu về sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 2.4 Sơ lược lịch sử hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên trên thế giới và tại Việt Nam Hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã ra... triển của hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thành 4 giai đoạn như sau [37]: - Cuối những năm 1920 đến năm 1950: Đại học Purdue đã tiên phong trong hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên Quy mô của hoạt động đánh giá giảng viên tại trường đại học Purdue được công bố vào năm 1927 - Những năm 1960: chứng kiến việc các giảng viên. .. quả đánh giá giảng viên với thủ tục phân tích phương sai một yếu tố Tiếp đó để tìm hiểu các yếu tố đặc điểm nhân người học tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như thế nào và tương tác của các yếu tố này tác động đến kết quả đánh giá giảng viên thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội Tuy nhiên, nếu kết quả của kiểm nghiệm Levene cho thấy thủ tục phân tích phương sai một yếu . có liên quan đến kết quả đánh giá giảng viên nên tôi đã chọn đề tài: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên để tìm. một yếu tố. Tiếp đó để tìm hiểu các yếu tố đặc điểm cá nhân người học tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như thế nào và tương tác của các yếu tố này tác động đến kết quả đánh giá giảng viên. CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN 57 4.1. Giới thiệu 57 4.2. Tác động của yếu tố giới tính sinh viên 57 4.3. Tác động của yếu tố hệ

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.9.  Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung  học kỳ của sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 4.9. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung học kỳ của sinh viên (Trang 6)
Hình 1.1.  Mô hình nghiên cứu  22 - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu 22 (Trang 7)
Bảng 1.2. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố  đặc điểm người học có tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy  của giảng viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 1.2. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố đặc điểm người học có tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên (Trang 21)
Bảng 2.1. Mô tả các nguồn sử dụng để đánh giá giảng viên  Nguồn - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 2.1. Mô tả các nguồn sử dụng để đánh giá giảng viên Nguồn (Trang 26)
Hình 2.1. Mô hình đánh giá và đưa ý kiến phản hồi mang tính xây  dựng (Nguồn: Juwah C., Macfarlane-Dick và các tác giả, 2004) - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Hình 2.1. Mô hình đánh giá và đưa ý kiến phản hồi mang tính xây dựng (Nguồn: Juwah C., Macfarlane-Dick và các tác giả, 2004) (Trang 31)
Bảng 2.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm cá nhân sinh viên đến kết quả đánh giá giảng  viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 2.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm cá nhân sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên (Trang 44)
Bảng 3.2. Tổng phương sai tích lũy của phương pháp phân tích nhân  tố khám phá EFA - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 3.2. Tổng phương sai tích lũy của phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Trang 51)
Bảng 3.3. Ma trận nhân tố - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 3.3. Ma trận nhân tố (Trang 52)
Bảng 3.4 cho chúng ta các kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng  hệ số Cronbach’s Alpha - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 3.4 cho chúng ta các kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Trang 55)
Bảng  4.2.  So  sánh  điểm  trung  bình  đánh  giá  giảng  viên  của  sinh  viên theo yếu tố giới tính - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
ng 4.2. So sánh điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viên theo yếu tố giới tính (Trang 59)
Bảng 4.5. Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố hệ đào tạo - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 4.5. Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố hệ đào tạo (Trang 61)
Bảng 4.6. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo điểm môn học của  sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 4.6. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo điểm môn học của sinh viên (Trang 62)
Bảng  4.7.  Kiểm  nghiệm  Levene  -  Kiểm  tra  giả  định  đồng  đều  của  phương sai của các nhóm so sánh điểm môn học của sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
ng 4.7. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai của các nhóm so sánh điểm môn học của sinh viên (Trang 63)
Bảng 4.12. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo năm học của sinh  viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 4.12. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo năm học của sinh viên (Trang 67)
Bảng 4.13. Kiểm nghiệm Levene  - Kiểm tra giả định đồng đều của  phương sai của các nhóm so sánh năm học của sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 4.13. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai của các nhóm so sánh năm học của sinh viên (Trang 68)
Bảng 5.1. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Coefficients)  Unstandardized - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 5.1. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Coefficients) Unstandardized (Trang 72)
Bảng 5.3. Model Summary - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 5.3. Model Summary (Trang 74)
Bảng 6.2. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo hệ đào tạo - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 6.2. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo hệ đào tạo (Trang 87)
Bảng 6.1. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo giới tính sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 6.1. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo giới tính sinh viên (Trang 87)
Bảng 6.4. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo điểm kết thúc môn học của  sinh viên - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 6.4. Tỷ lệ phiếu khảo sát chia theo điểm kết thúc môn học của sinh viên (Trang 88)
Bảng  7.1.  Kết  quả  kiểm  định  giả  thuyết  về  giá  trị  trung  bình  của  hai tổng thể cho yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
ng 7.1. Kết quả kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể cho yếu tố nơi cư trú trước khi vào đại học (Trang 89)
Bảng 7.4. Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố tuổi vào đại học - Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot
Bảng 7.4. Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố tuổi vào đại học (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w