Lược sử nghiên cứu vai trò của côn trùng kí sinh trong việc điều hoà sâu hại rau họ HTT

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 25 - 28)

ở vùng đồng bằng Sông Hồng (13 loài côn trùng và nhện bắt mồi, 3 loài ong ký sinh và 4 tác nhân gây bệnh). Hồ Thu Giang (2002) [4] cũng đã công bố có 60 loài bắt mồi ăn thịt, 14 loài ong ký sinh sâu non, trứng và nhộng của sâu và 3 loài ký sinh rệp hại rau họ hoa thập tự vùng ngoại thành Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần thiên địch sâu hại rau họ hoa thập tự rất phong phú. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu như tập trung ở miền Bắc, còn ở miền Trung, đặc biệt là Nghệ An thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về sâu hại rau thập tự, côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi ăn thịt của chúng.

1.2.3. Lược sử nghiên cứu vai trò của côn trùng kí sinh trong việc điều hoàsâu hại rau họ HTT sâu hại rau họ HTT

Lim (1996) [52] cho rằng không phải hầu hết các loài thiên địch đều có hiệu quả hạn chế sâu hại mà chỉ có 1 số ít loài chiếm ưu thế ở từng nước, từng vùng và chuyên hoá theo từng giai đoạn phát dục của sâu. Tuy vậy, quần thể các loài thiên địch cũng đã góp phần hạn chế số lượng sâu trên đồng ruộng.

Trên rau họ HTT, nhóm ăn thịt hầu như không có ý nghĩa trong vai trò điều hoà quần thể sâu tơ trên ruộng. Song ở Nhật Bản có một nghiên cứu cho rằng nhóm nhện bắt mồi có vai trò quan trọng ở trên ruộng (Nemoto,1993), đặc biệt nhóm ong ký sinh có mối quan hệ chặt chẽ với sâu tơ (Robert et al., 1996).

Vallisnieri là người Italia đầu tiên đề nghị sử dụng ong ký sinh

Apanteles glomeratus Linneaus phòng chống sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linneaus (Doutt 1964). Tiếp theo đó vào những năm đầu của thế kỷ 18, nhiều báo cáo đã đề cập đến tập tính kí sinh của 1 số loài côn trùng, các tác giả cho rằng nhiều loài thiên địch có thể sử dụng như tác nhân phòng chống sâu hại cây trồng.

Hartig (1827) đã đề nghị thu thập sâu non sâu xanh bướm trắng đã bị ong cự ký sinh để thu trưởng thành ong rồi thả trở lại đồng ruộng cải bắp ở Đức (Sweetman 1936). E. Darwin (1988) đã ghi nhận sự tấn công sâu non sâu xanh bướm trắng hại cải Pieris rapae L. của 1 loài ong cự họ Ichneumonidae bằng cách ong đẻ trứng vào mặt lưng của sâu non (Doutt, 1964).

Ngay từ năm 1883, ở các bang Colombia, Mitsuri... của Mỹ đã sử dụng thành công ong kén nhỏ Apanteles glomeratus nhập nội từ Anh để phòng chống sâu xanh bướm trắng hại cải và đã trở thành một tác nhân sinh vật có ích tồn tại trong hệ sinh thái hiện nay ở các bang đó. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, ở Mỹ đã nhân nuôi và sử dụng có hiệu quả ong mắt đỏ Trichogramma sp. và ong vàng Habrobracon sp. để phòng chống sâu xanh hại ngô, rau, đậu.

Kết quả nghiên cứu của Yaseen (1978) cho thấy ở Zambia kết hợp giữa thiên địch nhập nội C. plutellaeD.collaris cùng với O. sokolowskii làm giảm 80% thiệt hại do sâu tơ (dẫn theo Lim, 1986). Theo Ali (1995), ở Bangladesh, D. collarisC. plutellae là quan trọng, phổ biến. Sâu non sâu tơ bị ong C. plutellae ký sinh với tỉ lệ ký sinh là 30,24% vào cuối tháng 1. Nhộng sâu tơ bị ong D.collaris ký sinh với tỉ lệ 22,33% vào giữa tháng 2. Không thấy có ký sinh hoạt động vào vụ sớm (tháng 9- 12).

Hirashima (1990) cho rằng ở Nhật Bản ngay từ 1986 đã sử dụng ong

Cotesia phlutellae, Tetrastichus sokolowski Diadromus subtilicornis phòng chống sâu tơ hại cải bắp trên diện rộng đạt kết quả tốt.

Ở Hàng Châu (Trung Quốc), ong ký sinh sâu non và nhộng có 2 cao điểm trong năm là tháng 6- 7 và tháng 9- 11. Ong C. plutellae hoạt động quanh năm, ong D.collaris xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 10, tỉ lệ ký sinh đạt từ 0- 48,5% (Shu- sheng Liu et al., 2000).

Trong các loài ong ký sinh sâu xanh bướm trắng, loài Pteromalus puparium có cao điểm ký sinh trong tháng 5 và 6, tỷ lệ nhộng bị ký sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, 35- 60% ở Quý Châu và lên đến 70% ở An Huy. Ong A.glomeratus là kí sinh quan trọng ở thung lũng sông Trường Giang gây tỉ lệ ký sinh lên tới 70% (Dẫn theo Lê Văn Trịnh, 1999) [37]. Ở Canada, Goddin (1998) cho rằng loài sâu hại Pieris rapae thường xuất hiện ở vụ muộn có tỉ lệ ký sinh 43%.

Những nghiên cứu 1980- 1983 tại vùng Valdivia của Chi Lê đã xác định không phát hiện ký sinh trứng của sâu xanh Pieris brasicae, sâu non bị ký sinh bởi Cotesia glomerataApantels sp là 82,24%. Ký sinh nhộng

Pteromalus puparium 6,75%, Coccygominus fuscipes 23,37% và nấm

Beauveria brongnigartii 5,82% (Niera et al., 1989). C. plutella có thể điều khiển cùng với B. thuringiensis trong chương trình phòng trừ sâu tơ (Belen Morallo- Rejesus et al., 1992).

Ở Việt Nam, một số ít các tài liệu đã công bố đều chỉ rõ loài C. plutellae (Apanteles plutellae) là loài ong phổ biến nhất, xuất hiện thường xuyên ở các vùng trồng rau họ Hoa thập tự trong cả nước thường gây chết cho sâu non sâu tơ. Theo Nguyễn Quý Hùng và cs (1994) [5], ong C.plutellae xuất hiện phổ biến từ tháng 12 trở đi, số kén ong đạt tới 6,2- 8,4 kén/ cây vào cuối vụ cải bắp muộn trong tháng 2 đầu tháng 3. Lê Văn Trịnh (1999) [37] nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Hồng đã cho biết 2 cao điểm có tỉ lệ ký sinh cao trên sâu tơ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 với tỉ lệ ký sinh 17,3- 23,9%. Vũ Thị Chỉ và cs (2002) [18] nhận xét sâu tơ bị ong C.plutellae kí sinh với tỉ lệ từ

7,17- 57,01%, những tháng có tỉ lệ nhiễm ký sinh cao là tháng 4, tháng 11 và tháng 12.

Kết quả nghiên cứu của Bùi Tuấn Việt (1993) cho thấy sự xuất hiện của ong Phageones sp. Ký sinh nhộng sâu tơ khá muộn, song chúng vẫn thể hiện hoạt động khá tích cực, trên đồng ruộng tỉ lệ nhộng sâu tơ có thể bị ký sinh từ 17,8- 31%.

Theo Khuất Đăng Long (1996) [26], trên su hào và cải bắp vụ đông xuân ở ngoại thành Hà Nội, loài rệp xám B.brassicae bị ong D. rapae ký sinh trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với tỉ lệ ký sinh từ 5- 19%.

Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Hương và cs. (2008) cho biết tỉ lệ ký sinh của ong D. rapae là từ 25- 58,8%.

Những nghiên cứu cơ bản về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái của thiên địch chính, sử dụng các tác nhân sinh học (đáng kể là ong ký sinh) được coi là biện pháp quan trọng trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau họ Hoa thập tự nói chung ở nước ngoài đã được nghiên cứu tương đối nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam, rất ít các nghiên cứu đánh giá về vai trò của thiên địch trong hạn chế sâu hại rau họ Hoa thập tự. Theo thống kê của Khuất Đăng Long (2002) [27], số công trình nghiên cứu về ong kí sinh cánh màng giai đoạn 1970- 2000 về phân loại 2, thành phần 7, sinh học sinh thái 6 và sử dụng 1. Do vậy, bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào ở Việt Nam liên quan đến biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại trên rau, cũng như đi sâu nghiên cứu sinh học, sinh thái thiên địch (đặc biệt là ong ký sinh) đều rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp thiết đối với bảo vệ cây rau họ Hoa thập tự.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w