Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 34 - 36)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

* Bố trí thí nghiệm

- Nuôi sâu vật chủ: thành phần, số lượng sâu non thu được đều để riêng. Tiến hành nuôi trong lọ nhựa được bịt bằng vải phin thông khí. Thức ăn của chúng là lá rau sạch (cải, cải bắp, su hào...) được thu hái ngoài ruộng và bảo quản tươi. Hàng ngày thay lá rau tươi mới. Bố trí 5- 10 sâu non / một ống nghiệm (kích thước ống nhựa d = 8-10 cm, l = 10- 12 cm).

- Ong trưởng thành được nuôi trong các ống nghiệm, nút bằng bông thấm nước hoặc bịt bằng vải phin. Đảm bảo độ ẩm và cho ăn thức ăn bổ sung là mật ong nguyên chất.

- Mỗi lọ, mỗi ống thí nghiệm đều có etyket riêng. Nhiệt độ, độ ẩm được theo dõi hàng ngày. Các thí nghiệm khi tiến hành được đặt trong tủ định ôn tùy thuộc vào yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm của môi trường thí nghiệm.

* Phương pháp thí nghiệm

- Thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu non vật chủ và hoạt động của ong ký sinh

+ Sử dụng sâu non các tuổi từ (tuổi 1 đến tuổi 5). Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh và vật chủ là 24h.

+ Công thức: Bố trí 5 công thức: 1, 2, 5, 10, 15 cặp ong/ 20 sâu. Hoặc 1, 2, 5, 10 ong/ 10 sâu.

- Thí nghiệm theo dõi tỉ lệ vũ hóa của kén ong (giai đoạn nhộng):

Cho kén vào ống nghiệm thủy tinh có nút bông rồi đưa vào tủ định ôn có nhiệt độ 100C, giữ lạnh trong 15 ngày. Sau đó, các ống được đưa ra theo dõi tỉ lệ vũ hóa của ong ở phòng thí nghiệm nhiệt độ 250C.

- Thí nghiệm theo dõi khả năng ký sinh của ong trưởng thành vũ hóa từ các kén:

Ong trưởng thành giữ lạnh ở nhiệt độ 70 C, thời gian giữ lạnh là 5, 10, 15, 20, 25 ngày. Cho ong tiếp xúc với sâu non vật chủ (20 vật chủ/ một cặp ong) trong 24h. Thí nghiệm thực hiện trong 5 ngày, số lần nhắc lại là 5 lần.

* Quan sát đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh

Quan sát đo, đếm kích thước, tìm hiểu đặc điểm hình thái, thời gian phát dục các pha của ong Cotesia plutellae (Kurdjumov), Diaeretiella rapae

M. Cho ong tiếp xúc với sâu vật chủ có độ tuổi thích hợp (sâu non sâu tơ tuổi 2). Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh và vật chủ là 6 giờ. Thí nghiệm được nhắc lại nhiều lần để có số lượng vật chủ đã bị ký sinh đủ lớn để theo dõi. Toàn bộ số lượng vật chủ đã bị ký sinh hàng ngày được lấy ra, mổ để quan sát, đo đếm kích thước và tính thời gian phát dục của từng pha.

+ Hồ Thu Giang (2002) [6] đã nghiên cứu đặc điểm các tuổi, các pha phát dục của loài Cotesia plutellae K. ở ngoại thành Hà Nội. Do vậy, đề tài này chỉ chú trọng nghiên cứu đặc điểm biến dị của loài này ở TP Vinh so với loài ở vùng ngoại thành Hà Nội.

+ Đối với loài Diaeretiella rapae M., Wright, R. (1995) [62] đã nghiên cứu trên đối tượng này ở vùng Bắc Mỹ và cho rằng vòng đời của loài này biến thái qua 3 giai đoạn (giai đoạn 1: trưởng thành (pha trưởng thành), giai đoạn 2: trứng → ấu trùng ( pha sâu non), giai đoạn 3: ấu trùng → trưởng thành (pha nhộng)), tác giả mới chỉ nghiên cứu đặc điểm của pha trưởng thành và sự phát triển của ong ở pha sâu non, còn pha nhộng thì chưa thấy có tài liệu nào

công bố. Do vậy, hướng của đề tài là tiếp tục nghiên cứu sự phát triển của ong ở giai đoạn nhộng, đồng thời chỉ ra sự sai khác về hình thái của nó ở từng thời điểm khác nhau trong năm.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 34 - 36)