Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 32 - 34)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

- Chọn ruộng điều tra: Mỗi loại rau chọn 1- 3 ruộng (đại diện về mặt thời vụ, loại rau, địa hình,...).

Điều tra thành phần sâu hại rau họ Hoa thập tự, côn trùng ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi sâu hại chính của chúng

- Việc điều tra được tiến hành vào thời điểm nhất định trong ngày (Từ 15h30 đến 18h30).

- Tất cả thành phần thu được đều được ghi vào phiếu định lượng để xử lý, bảo quản và giám định.

- Điều tra thành phần sâu hại

+ Điều tra định kỳ 5 ngày/ lần (từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch) hoặc vào thời điểm trên ruộng rau bị sâu hại tương đối nặng và có nhiều sâu hại phát triển..

+ Điều tra theo phương pháp tự do, không cố định điểm (càng nhiều điểm càng tốt). Tiến hành thu tất cả các loài sâu hại bắt gặp trên rau. Có thể dùng vợt, bắt bằng tay hoặc dùng ống hút nhỏ. Đối với những sâu hại rau quen thuộc đã được nhiều tài liệu công bố, chỉ cần căn cứ vào sự có mặt của chúng trên địa điểm điều tra để đưa tên vào bảng danh lục sâu hại rau. Với

các đối tượng mới, phải dành thời gian quan sát theo dõi hoạt động ăn của chúng trong tự nhiên. Nếu phát hiện có ăn cây rau thì tên của chúng sẽ được đưa vào bảng danh lục sâu hại rau.

- Điều tra côn trùng ký sinh

Thu thập ngẫu nhiên tất cả các pha phát triển của sâu hại như trứng, sâu non, nhộng, kể cả kén ong ký sinh đem về phòng tiếp tục nuôi, theo dõi để thu thập ký sinh.

+ Trứng: Đặt trong ống tuýp nhỏ (0,8cm x 5cm), mỗi tuýp để vài trứng, miệng ống tuýp được nút bằng bông, hàng ngày kiển tra trứng nở và ong vũ hóa.

+ Sâu non: Thu được cho và đĩa petri, có bông thấm nước, hàng ngày thay lá rau tươi mới. Nuôi sâu cho đến khi hóa nhộng, vũ hóa hoặc khi côn trùng ký sinh làm kén. Dựa vào số cá thể sâu non bị chết → Đánh giá tỷ lệ bị ký sinh.

+ Nhộng và kén: Cho vào ống nghiệm nhỏ (0,8cm x 5cm), nuôi từng con riêng cho đến lúc vũ hóa để xác định tỷ lệ và loài ký sinh.

+ Đối với rệp, thu thập lá rau có rệp, đem về phòng thí nghiệm xử lí (cuốn bông có tẩm ure 5% quanh cuống lá). Nuôi rệp cho đến khi thu được ong ký sinh bay ra.

- Điều tra côn trùng và nhện bắt mồi

Dùng vợt, bẫy hố và bắt bằng tay để thu mẫu. Các đối tượng được quan sát hoạt động bắt mồi trước khi thu thập, sau đó được đem về phòng thí nghiệm để thử khả năng ăn bằng các vật mồi điển hình. Từ đó xác định được loài bắt mồi, vật mồi và mức độ phổ biến.

- Với những thiên địch sâu hại rau họ Hoa thập tự quen thuộc đã được các tài liệu trước công bố, chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa

điểm điều tra, hoặc từ mẫu vật sâu hại thu thập được ở đấy để đưa tên chúng vào bảng danh lục thiên địch sâu hại rau.

- Với các đối tượng mới phát hiện, chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công đẻ trứng ký sinh lên vật chủ là sâu hại hoặc trong quá trình nuôi sâu, thấy có ký sinh bay ra (với nhóm ký sinh). Còn đối với nhóm bắt mồi, chỉ ghi nhận là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công ăn thịt vật mồi là sâu hại.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w