Kết quả phân tích hồi qui

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot (Trang 71 - 91)

Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội sẽ sử dụng phương pháp đưa biến vào mô hình một lượt (phương pháp Enter). Sử dụng phần mềm SPSS, các kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội thu được các bảng dưới đây:

   n i i i o b X b , 1

72

Bảng 5.1. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Coefficients) Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta T Sig. Tolerance VIF (Constant) 3.264 .069 47.582 .000 Hệ đào tạo .196 .027 .114 7.375 .000 .872 1.147 Giới tính sinh viên .127 .016 .117 8.088 .000 .993 1.007 Năm học của sinh viên -.072 .010 -.112 -7.410 .000 .916 1.091 1 Điểm trung bình chung học kỳ -.028 .009 -.044 -2.970 .003 .927 1.079

a Dependent Variable: Trung bình 13 câu khảo sát

Với giá trị hệ số phóng đại của phương sai (Variance inflation factor – VIF) đều gần 1, như vậy mô hình hồi qui hoàn toàn không bị đa cộng tuyến (nếu hệ số VIF <10 thì mô hình không bị đa cộng tuyến).

Bảng 5.2. Kết quả phân tích ANOVA cho hồi quy bội

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 41.427 4 10.357 37.281 .000(a) Residual 1295.931 4665 .278 1 Total 1337.358 4669

a Predictors: (Constant), diem trung binh chung hoc ky, Gioi tinh sinh vien, nam hoc cua sinh vien, he dao tao

b Dependent Variable: Trung binh 13 cau KHAO SAT

Bảng Kết quả phân tích Anova (bảng 5.2.) cho kết quả của kiểm định thống kê F. Kiểm định thống kê F để xem mối quan hệ tuyến tính giữa các biến tác động và biến nghiên cứu trong mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể, xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể. Với mức ý nghĩa sig.

73

= 0,000 cho thấy kiểm định F có ý nghĩa thống kê, như vậy mô hình hồi qui là hoàn toàn phù hợp xét trong phạm vi tổng thể.

Trong bảng 5.1. cho ta kết quả của kiểm định T, kiểm định thống kê T được dùng để xem xét ý nghĩa của hệ số hồi qui. Trong nghiên cứu này, các mức ý nghĩa của kiểm định T đều nhỏ hơn 0,05. Điều này chứng tỏ cả 4 biến tác động đưa vào mô hình đều có mối quan hệ tuyến tính với biến kết quả đánh giá giảng viên. Đó là các biến: giới tính sinh viên với sig. = 0,000, biến hệ đào tạo với sig. = 0,000, biến điểm trung bình chung học kỳ với sig. = 0,003 và biến năm học của sinh viên với sig. = 0,000.

Mặt khác, bảng phân tích các hệ số hồi quy (bảng 5.1.) cũng cho chúng ta các giá trị của phương trình hồi quy bội: hệ số cắt, các hệ số dốc. Hệ số Beta của các biến tác động lần lượt là 0,196; 0,127; - 0,028; - 0,072. Như vậy nếu so sánh mức độ tác động của các biến nghiên cứu thì yếu tố hệ đào tạo của sinh viên tác động mạnh nhất đến kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên, sau đó đến biến giới tính sinh viên. Hai biến hệ đào tạo và giới tính sinh viên có tương quan thuận với kết quả đánh giá giảng viên, còn hai biến năm học và điểm trung bình chung học kỳ có tương quan nghịch với kết quả đánh giá giảng viên.

Từ đây có thể thiết lập được phương trình hồi qui tuyến tính như sau:

Kết quả đánh giá giảng viên = 3.264 + 0,196 * Hệ đào tạo + 0,127 *

Giới tính sinh viên - 0,028 * Điểm trung bình chung học kỳ - 0,072 * Năm học của sinh viên

Như vậy, khi các điều kiện khác không thay đổi thì khi các yếu tố về hệ đào tạo, giới tính sinh viên, điểm trung bình chung học kỳ, năm học của sinh viên tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm cho kết quả đánh giá giảng viên thay đổi tương ứng là tăng thêm 0,196 đơn vị, 0,127 đơn vị, giảm đi 0,028 đơn vị hay giảm đi 0,072 đơn vị.

74 Bảng 5.3. Model Summary Change Statistics Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .176(a) .031 .030 .52707 .031 37.281 4 4665 .000

a Predictors: (Constant), điểm trung bình chung học kỳ, Giới tính sinh viên, năm học của sinh viên, hệ đào tạo.

Bảng Model Summary (bảng 5.3.) cho ta kết quả hệ số xác định R2 đã hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,03 với mức ý nghĩa của kiểm nghiệm F = 0,000. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi qui giải thích được 3% sự biến thiên của biến kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm sinh viên.

Kết quả đánh giá hoạt động giảng viên phản ánh năng lực giảng dạy môn học của giảng viên cũng như sự hài lòng về mức phát triển kiến thức của sinh viên, do đó năng lực giảng dạy của giảng viên là nguyên nhân chính ảnh hưởng lên kết quả đánh giá giảng viên. Bên cạnh đó, trong phần tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu của Larry H. Ludlow (2005), ông đưa ra mô hình dự đoán kết quả đánh giá giảng viên dựa trên 2 yếu tố: phần trăm những người đồng ý rằng mình thực sự hiểu các nguyên tắc và khái niệm và phần trăm những người đồng ý rằng giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên ngoài giờ học với khả năng dự đoán là 73% [27]. Do vậy, trong nghiên cứu này các biến độc lập có thể không phải là những nguyên nhân chính tác động đến kết quả đánh giá giảng viên. Khả năng dự đoán của mô hình trong luận văn này là 3%, điều này chứng tỏ các yếu tố đặc điểm cá nhân người học có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên rất ít và gần như không có.

5.3. Tiểu kết

Trong chương này phương pháp hồi quy tuyến tính bội đã được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố đặc điểm sinh viên tác động đến kết quả đánh giá

75

giảng viên như thế nào. Kết quả thu được: nếu so sánh mức độ tác động của các biến nghiên cứu thì yếu tố hệ đào tạo của sinh viên tác động mạnh nhất đến kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên, sau đó đến biến giới tính sinh viên. Hai biến hệ đào tạo và giới tính có tương quan thuận với kết quả đánh giá giảng viên, còn hai biến năm học và điểm trung bình chung học kỳ có tương quan nghịch với kết quả đánh giá giảng viên.

Ngoài ra, ta thu được phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Kết quả đánh giá giảng viên = 3.264 + 0,196 * Hệ đào tạo + 0,127 *

Giới tính sinh viên - 0,028 * Điểm trung bình chung học kỳ - 0,072 * Năm học của sinh viên

Mô hình hồi qui trên giải thích được 3% sự biến thiên của biến kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm sinh viên. Tỷ lệ này tương đối thấp do các biến độc lập trong nghiên cứu này không phải là những biến chính, có tác động mạnh đến kết quả đánh giá giảng viên. Do vậy khả năng dự đoán của mô hình là 3%, điều này cho thấy các yếu tố đặc điểm cá nhân người học có tác động không đáng kể đến kết quả đánh giá giảng viên.

76

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Nghiên cứu này đã chứng minh được một số yếu tố đặc điểm cá nhân của người học có tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên:

+ Yếu tố giới tính của sinh viên có tác động có ý nghĩa thống kê đến

kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên;

+ Yếu tố hệ đào tạo của sinh viên có tác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên;

+ Yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát của sinh viên có tác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của

giảng viên;

+ Yếu tố năm học của sinh viên có tác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên;

Từ những kết quả nghiên cứu nói trên, với phương pháp hồi quy tuyến tính bội, phương trình hồi quy tuyến tính thu được như sau:

Kết quả đánh giá giảng viên = 3.264 + 0,196 * Hệ đào tạo + 0,127 *

Giới tính sinh viên - 0,028 * Điểm trung bình chung học kỳ - 0,072 * Năm học của sinh viên

Mô hình hồi qui giải thích được 3% sự biến thiên của biến kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm sinh viên.

Tóm lại, trong nghiên cứu này phát hiện thấy một số yếu tố đặc điểm cá nhân người học có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên có ý nghĩa thống kê: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm trung bình chung học kỳ.

77

6.2. Hạn chế trong nghiên cứu

Do hạn chế về thông tin và thời gian thực hiện nên nghiên cứu chỉ thực hiện tìm hiểu tác động của một số yếu tố đặc điểm cá nhân của người học. Mặc dù các phát hiện cũng chỉ ra được một số đặc điểm sinh viên có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên có ý nghĩa thống kê, nhưng những tác động này chưa thật sự mạnh.

Trong thực tế, và qua hoạt động tổng quan tài liệu, chúng tôi phát hiện ra còn những yếu tố khác có thể tương tác với các đặc điểm sinh viên được thực hiện trong nghiên cứu này tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: cơ sở vật chất, mức độ yêu thích môn học, đặc điểm giảng viên... Do vậy trong tương lai cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trên.

Đề tài mới chỉ thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo chứ chưa thực hiện tìm hiểu độ giá trị của dữ liệu.

Tên đề tài là tìm hiểu tác động của đặc điểm người học đến kết quả đánh giá giảng viên, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tìm hiểu đặc điểm sinh viên do trường đại học Kinh tế tài chính TP.HCM mới chỉ đào tạo bậc đại học và cao đẳng. Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của nghiên cứu.

6.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Các hạn chế trong nghiên cứu này cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố tác động đến kết quả đánh giá giảng viên. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy nhiều nghiên cứu trước đây cho kết quả ngoài các yếu tố đặc điểm sinh viên còn có các yếu tố đặc điểm giảng viên, đặc điểm môn học (theo cách phân loại của Pounder (2007)) tác động đến kết quả đánh giá giảng viên.

78

Tác động của đặc điểm giảng viên như giới tính giảng viên và các đặc điểm khác như tuổi tác, kinh nghiệm giảng dạy, và xếp hạng học thuật… đến kết quả đánh giá của sinh viên đã được nghiên cứu rộng rãi ở Hoa Kỳ và Canada và các nước phát triển từ nhiều năm trước. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố giới tính giảng viên, kinh nghiệm giảng dạy, chiến thuật giảng dạy và đặc điểm hành vi của giảng viên có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên (Basow 1987, Sandler 1991, Tatro 1995, Bachen 1999, Feldman 2007, Marsh 1992, Cardy 1986, Clayson 1999, Simpson 2000) [19, 22, 36].

Các yếu tố đặc điểm môn học cũng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nội dung môn học, thời gian tổ chức có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên (Pounder 2007, Wachtel 1998, Cashin 1990, Cisneros-Cohernour 2001, Husbands 1993) [19, 21, 22, 36].

Do vậy, trong thời gian tới, ngoài việc cần thực hiện thêm các nghiên cứu để tìm hiểu tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân người học đến kết quả đánh giá giảng viên còn cần thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu tác động của các yếu tố khác thuộc về đặc điểm giảng viên và đặc điểm môn học, cũng như tương tác giữa chúng tác động đến kết quả đánh giá giảng viên.

Ngoài ra, mô hình hồi quy được xây dựng trong nghiên cứu này mới chỉ dự đoán được 3% sự biến thiên của kết quả đánh giá giảng viên. Tỷ lệ này tương đối thấp do các biến độc lập trong nghiên cứu này không phải là những biến chính, có tác động mạnh đến kết quả đánh giá giảng viên. Kết quả nghiên cứu của Larry H. Ludlow (2005) đưa ra mô hình dự đoán sự thành công của kết quả đánh giá giảng viên với mức dự đoán là 73%, trong đó các yếu tố tác động đến kết quả đánh giá giảng viên là việc sinh viên hiểu các nguyên tắc, khái niệm và việc giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên ngoài giờ học. Do

79

vậy, trong thời gian tới, cần thêm những nghiên cứu về vấn đề này để có thể xây dựng mô hình hồi quy với mức dự đoán cao hơn, từ đó có thể xác định được những yếu tố thực sự tác động đến kết quả đánh giá giảng viên.

6.4. Khuyến nghị

Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là công tác rất quan trọng trong hoạt động đảm bảo chất lượng của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong các nguồn thông tin đánh giá thì nguồn thông tin từ sinh viên là một trong những nguồn rất quan trọng và có giá trị. Theo chủ trương và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động này đang dần trở thành hoạt động thường xuyên tại các trường đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương và quy định trên đang được mỗi trường làm theo một cách và còn không ít trường lúng túng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau đây:

Đối với các trường đại học:

Để nâng cao chất lượng của hoạt động lấy ý kiến sinh viên, các trường cần thực hiện một số việc như sau:

+ Nhà trường nên ban hành quy định và hướng dẫn cho hoạt động lấy ý kiến sinh viên để giúp định hướng cho hoạt động này và các văn bản trên cần phổ biến cho các đối tượng có liên quan.

+ Phiếu khảo sát nên được thử nghiệm, đánh giá trước khi đưa vào sử dụng chính thức, và cần đảm bảo tính khuyết danh. Đây là hoạt động rất quan trọng để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

+ Đối tượng đi lấy phiếu khảo sát không phải là giảng viên trực tiếp giảng dạy và phải chọn thời điểm thích hợp để thực hiện lấy ý kiến sinh viên (nếu dùng phiếu giấy). Các vấn đề này nên được nêu rõ trong quy định và hướng dẫn của trường.

80

+ Bên cạnh đó, việc lấy phiếu khảo sát qua mạng cũng đang được nhiều trường sử dụng và phương pháp này đang dần chứng minh được tính hiệu quả cũng như lợi ích của nó đem lại. Do đó, các trường cũng nên quan tâm, tìm hiểu hình thức lấy ý kiến sinh viên này và áp dụng thử (nếu có điều kiện).

+ Nên phổ biến và nâng cao nhận thức cho sinh viên về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác lấy ý kiến này để sinh viên tích cực tham gia nhiều hơn và đảm bảo độ tin cậy cho kết quả khảo sát,

+ Kết quả đánh giá của sinh viên sau khi thu thập được nên thông báo đến các đối tượng có liên quan và sử dụng chúng cho các mục đích: nâng cao chất lượng giảng dạy, các đánh giá chung góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, khen thưởng,… để tăng hiệu quả của hoạt động này [34].

+ Nên tạo điều kiện và cử đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng hay bộ phận thực hiện nhiệm vụ thu thập và xử lý dữ liệu khảo sát tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ được giao.

Đối với nhà lãnh đạo trường đại học:

- Ban Giám hiệu các trường nên xây dựng chính sách để sử dụng kết quả khảo sát sinh viên cho các mục đích quan trọng như khen thưởng, nâng lương...; việc này cần đi đôi với việc chuẩn hóa quy trình lấy ý kiến sinh viên và cần kết hợp thông tin thu được từ sinh viên với các nguồn đánh giá khác

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)