Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot (Trang 52 - 57)

Sau khi đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục được đánh giá bằng hệ số tin vậy Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được phát

53

hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nhất quán nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

(1 2 ) 1 2 1 r k i i k k    

Với: k là số biến quan sát trong thang đo; i là phương sai của biến quan sát thứ i, r

2

là phương sai của tổng thang đo.

Để bảo đảm cho nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cần bảo đảm 03 tiêu chí sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);

- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) > hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005) [2, 17]

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng 2005) [2, 17].

Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin vậy Cronbach’s Alpha, cho ta kết quả sau:

54

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

****** Method 1 (space saver) will be used for this analysis ****** _ R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) 1. C1 câu số 1 2. C2 câu số 2 3. C3 câu số 3 4. C4 câu số 4 5. C5 câu số 5 6. C6 câu số 6 7. C7 câu số 7 8. C8 câu số 8 9. C9 câu số 9 10. C10 câu số 10 11. C11 câu số 11 12. C12 câu số 12 13. C13 câu số 13

Mean Std Dev Cases 1. C1 3.3505 .5801 4670.0 2. C2 3.2916 .6134 4670.0 3. C3 3.1460 .7137 4670.0 4. C4 3.0218 .7685 4670.0 5. C5 3.0891 .6950 4670.0 6. C6 3.1929 .6117 4670.0 7. C7 3.1942 .6221 4670.0 8. C8 3.0146 .7307 4670.0 9. C9 3.1418 .6808 4670.0 10. C10 3.1394 .6868 4670.0 11. C11 3.1507 .7025 4670.0 12. C12 3.2816 .6303 4670.0 13. C13 3.2608 .6130 4670.0

Statistics for Mean Variance Std. Dev N of Variables SCALE 41.2752 48.4072 6.9575 13

55

R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) Item-total Statistics

Scale Scale Corrected

Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted C1 37.9246 42.9834 .6688 .9524 C2 37.9835 41.8470 .7792 .9497 C3 38.1291 40.6334 .7984 .9491 C4 38.2533 40.1793 .7839 .9497 C5 38.1861 41.4396 .7248 .9511 C6 38.0822 41.7546 .7942 .9493 C7 38.0809 41.5398 .8082 .9489 C8 38.2606 40.5127 .7913 .9493 C9 38.1334 41.1364 .7795 .9496 C10 38.1358 41.4898 .7285 .9510 C11 38.1244 41.6725 .6882 .9522 C12 37.9936 41.5168 .7995 .9491 C13 38.0143 41.5669 .8179 .9487 Reliability Coefficients N of Cases = 4670.0 N of Items = 13 Alpha = .9537

Bảng 3.4 cho chúng ta các kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,9537 không những thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,7, mà hệ số này thậm chí còn gần bằng 1.

Tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) tương đối lớn (giá trị nhỏ nhất bằng 0.66). Điều này thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3;

Tất cả các câu hỏi đều có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha, thỏa mãn điều kiện đặt ra.

56

Với các kết quả nêu trên, chúng ta có thể đi đến khẳng định: thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo lường tốt.

3.4. Tiểu kết

Như vậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá cho ta kết quả: kết quả phân tích nhân tố có mức ý nghĩa thực tiễn và phương pháp phân tích nhân tố khám phá chỉ rút ra được 1 nhân tố.

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin vậy Cronbach’s Alpha đối với 1 nhân tố rút ra được, chúng ta thấy rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đo lường tốt.

57

CHƯƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

4.1. Giới thiệu

Trong phần tổng quan tài liệu được trình bày ở trên, các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân người học được tìm hiểu trong nghiên cứu này: giới tính, năm học, điểm môn học, hệ đào tạo, điểm trung bình chung tác động đến kết quả đánh giá giảng viên cho các kết quả khác nhau. Có những nghiên cứu cho thấy các đặc điểm trên có tác động, bên cạnh đó lại có những nghiên cứu không chứng minh được tác động của các đặc điểm trên đến kết quả đánh giá giảng viên. Để góp phần vào các lý thuyết về tác động của các yếu tố đặc điểm sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên nên phần tiếp theo sẽ đi kiểm tra xem các yếu tố đặc điểm cá nhân của sinh viên: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm kết thúc môn học và điểm trung bình chung có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên không.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên pot (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)