Biện pháp phòng trừ sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu cuốn lá archips asiaticus walsingham hại lạc ở nghi lộc, nghệ an, vụ xuân 2008 (Trang 29 - 31)

Sâu hại đã làm giảm năng suất và phẩm chất cây lạc của ngời dân, để bảo vệ sự phát triển của cây lạc và giữ cho năng suất ổn định thì đã có nhiều đề xuất về biện pháp phòng trừ sâu hại nhng biện pháp hoá học vẫn đợc coi là dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh nhất. Ngời dân đã dùng hàng loạt các loại hợp chất kể cả vô cơ và hữu cơ để trừ sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu róm,... (Amin, 1988) [72].

Amin (1998) cũng đã nhấn mạnh rằng, tới giữa năm 1960 trên cây lạc ở ấn Độ có ít loài sâu gây hại hơn so với hiện nay, điều thay đổi chắc chắn là do tăng cờng sử dụng thuốc hoá học.

Ranga Rao và Shanower (1988) [85] cho rằng ngời nông dân trồng lạc

Andhra (ấn Độ) phun thuốc rất nhiều lần để trừ sâu vẽ bùa và đó là nguyên

nhân làm cho mật độ sâu hại lá nh sâu khoang, sâu xanh,... sẽ tăng ở vụ sau. Chế độ xen canh đợc nhiều tác giả đề cập tới, Risch và ctc (1983) đã đa ra mối tơng quan giữa tính đa dạng hoá cây trồng với mức độ mật độ hại. Kỹ thuật trồng xen giữa các hàng ngô, kê, lúa thờng đợc thực hiện ở vùng trồng lạc Châu Phi. Bằng việc trồng xen nh vậy mật độ bọ trĩ, rầy xanh, sâu vẽ bùa và một số loài sâu hại khác giảm đi rõ rệt (Wightman và Amin, 1998) [93].

Tác động biện pháp kỹ thuật làm đất đến sâu hại lạc cũng đã đợc nghiên cứu. Yadao (1981) chỉ ra rằng cày đất sâu có thể giảm tác hại sùng đất, đặc biệt vào giai đoạn nhộng.

Mack và ctv (1990) cho biết ở những nơi không làm đất thì số lợng sâu hại và thiên địch bị ảnh hởng rõ rệt.

Thuốc hoá học đã gây nhiều hậu quả tiêu cực, nh đã làm giảm đáng kể về số lợng và thành phần loài thiên địch trên đồng ruộng, làm mất đi cân bằng sinh thái và suy giảm tính đa dạng sinh học trong tự nhiên. Mặt khác còn gây ô nhiễm môi trờng sống đặc biệt làm ảnh hởng tới sức khoẻ con ngời (Agnes và cs, 1993) [70].

Theo số liệu điều tra của George, Angel, Tejeda (1991) cho thấy đến năm 1989 trên thế giới đã có 504 loài côn trùng chống thuốc, trong đó có 481 loài có hại và 23 loài có ích. Trong 481 loài có hại thì có 283 loài là côn trùng gây hại quan trọng trong nông nghiệp, còn 198 loài gây hại vật nuôi, phần lớn các loài chống thuốc bộ 2 cánh (117 loài), sau đó là bộ cánh vảy và bộ cánh cứng. Các bộ khác có tỷ lệ các loài chống thuốc thấp hơn. Một số loài tạo đợc

chống thuốc đồng thời cả 2 - 3 loại chống thuốc nh sâu xanh, sâu khoang... (Asakawa, 1975) [73].

Các kẻ thù tự nhiên của sâu hại không những có khả năng điều hoà đợc số lợng chủng quần sâu hại, mà còn bảo vệ đợc sự cân bằng sinh học tự nhiên. Theo Greathead và Girling (1982) (dẫn theo Waterhouse, 1987) “Kẻ thù tự nhiên địa phơng thờng có vai trò rõ nét hơn các loài ngoại lai”.

Wight man và Ranga Rao (1994) [86] cho biết tại ấn Độ ngời nông

dân đã biết áp dụng biện pháp canh tác phòng trừ sâu hại. Họ đã hiểu biết chức năng của một số cây dẫn dụ sâu hại, chẳng hạn trồng cây thầu dầu để thu hút sâu khoang trởng thành đến đẻ trứng và ngời ta có thể gom, trừ diệt trứng trớc khi nở. Thêm nữa, những nghiên cứu cũng phát hiện thấy cây hoa hớng dơng trên đồng lạc không chỉ làm cây dẫn dụ sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng mà còn là nơi đậu của những loài chim đến bắt sâu hại trên lạc.

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu cuốn lá archips asiaticus walsingham hại lạc ở nghi lộc, nghệ an, vụ xuân 2008 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w