giới
1.2.1.1.Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại lạc.
Smith và Barfield (1982) đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài ở các vùng trồng lạc khác nhau trên thế giới. Trong đó bộ cánh vảy
(Lepidoptera) có 60 loài. Nhóm sâu chích hút có 100 loài, trong đó có 19 loài bọ trĩ gây hại chính trên lạc.
Tại Đài Loan, theo thống kê Chen (1987) có 156 loài bọ trĩ đợc phát hiện trên cây trồng khác nhau, 70 loài gây hại trên cây lạc, đặc biệt có 11 loài thờng xuyên xuất hiện và phá hoại đáng kể.
Tại ấn Độ có tới 2500 loài rầy xanh phá hoại hầu hết trên cây trồng trong đó có nhiều loài hại lạc. Tại ấn Độ, loài (Empoasca kerri Pruthi) là loài sâu hại lạc quan trọng, còn ở Mỹ thì loài rầy xanh (E. fabae Harris) là loài gây
hại có vai trò kinh tế cho các vùng trồng lạc ở phía Nam. ở Châu Phi loài
(E.dolichi Paoli), còn các vùng trồng lạc Đông - Nam Châu á thì rầy xanh (Orosius argentatus) là loài có vai trò quan trọng bởi vì chính nó là véc tơ truyền các bệnh virut trên lạc.
Kết quả nghiên cứu Hill và Waller (1985) [81] chỉ ra rằng trên cây lạc của vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm nh sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu xanh (Helicoverpa armigera).
Tác giả Ching Tieng Tseng (1991) [76] nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết, các loài sâu cánh vảy ảnh hởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm sâu khoang (Spodoptera litura), sâu keo da láng (Spodoptera exiuga), sâu xanh (Helicoverpa armigera). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ớc tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
Ranga Rao và Wightman (1993) [87] khi điều tra thành phần loài bọ trĩ gây hại chủ yếu cho lạc (Scirtothrips dosalip; Thrips Palni và Frankliniell Schultrei).
Nhiều nghiên cứu đã xác định đặc tính sinh học, sinh thái học của một số loài sâu hại bộ cánh vảy, bọ trĩ, rầy xanh. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng định hớng cho chiến lợc trên cây lạc.