Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu cuốn lá archips asiaticus walsingham hại lạc ở nghi lộc, nghệ an, vụ xuân 2008 (Trang 28 - 29)

Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, chúng luôn tồn tại trên đồng ruộng, có vai trò điều hoà mật độ và kìm hãm, hạn chế sự phát sinh thành dịch của sâu hại lạc. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nớc trên thế giới cho thấy thiên địch của sâu hại lạc khá phong phú bao gồm các loài ký sinh, BMAT và VSV gây bệnh. Nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc Ranga Rao và Winghtman (1994) [86] đã xác định đợc 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 loài tuyến sinh trùng và VSV gây bệnh.

Theo Zakhorenco (1979) [69] thì ở vùng châu thổ sông Missisipi, ngời ta dùng ong Apantales thả trên bông, đậu tơng và thuốc lá làm giảm thiệt hại đ- ợc chi phí 4 lần dùng thuốc hoá học.

ở trung tâm vùng ấn Độ, tác giả Nagarkahi (1982) [83] Cho biết: Sâu khoang bị loài ong ký sinh trứng Trichogramma spp, và một số loài vi rút khống chế số lợng rất tốt.

Theo Waterhouse (1987) [92], sâu khoang bị 46 loài ký sinh: 36 loài thuộc bộ cánh màng(78,26%) và 10 loài thuộc bộ 2 cánh (21,74%) phần lớn các loài ký sinh pha sâu non (29) loài, có 10 loài ký sinh pha trứng, 7 loài còn lại pha nhộng.

Điều tra nghiên cứu sâu khoang (Spodoptera litura) trong 17 vụ trồng lạc cho thấy, tỷ lệ sâu chết do ký sinh từ 10 - 36%, ký sinh chủ yếu là ruồi họ Tachinidae (gồm những loài phổ biến là Taribaea orbata, Exarista xanthopis) và một số loài ong ký sinh sâu non (Inchneumon sp.). Sự xuất hiện và hiệu quả ký sinh cũng khác nhau và vào những thời vụ khác nhau, hoạt động ký sinh sâu non trong mùa ma cao hơn (16%) so với sau mùa ma (12%).

Smith và Barfield (1982) nghiên cứu tác nhân gây chết của loài sâu xanh (Heliothis virescen) ở vùng Đông - Nam nớc Mỹ. Kết quả cho thấy có từ 3 -83% trứng của các loài sâu trên bị ong mắt đỏ (Trichogramma sp) ký sinh các loài sâu non (Microplitis croceipes, Eucelatoria armigera) và vi rút Nuclear

polyhedrosis đã làm giảm mật độ sâu xanh hại lạc xuống dới ngỡng gây hại kinh tế.

Bên cạnh có nhiêu loài ăn mồi không kém phần quan trọng đối với sâu hại lạc nhng ít đợc quan tâm nghiên cứu là bọ chân chạy thuộc họ Carabidae chẳng hạn (Chlaenius sp.) (Ranga Rao, 1988) [85].

Số liệu nghiên cứu 10 năm (ICRISAT, 1984 - 1993) về ký sinh sâu non sâu vẽ bùa và sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ chết bởi ký sinh khá cao, biến động từ 6 - 90%. Trung bình trong mùa ma 36%, và sau mùa ma là 40%, nhờ đó giảm đáng kể mật độ sâu khoang và sâu vẽ bùa trên sinh quần ruộng lạc.

Kết quả nghiên cứu của ICRISAT về thiên địch sâu non sâu vẽ bùa thấy có 38 loài ký sinh, quan trọng nhất là loài Symphirsis dolicogaster

(Ashmead), Stenomecius Japonicus (Ashmead), Chilonus spp. và Goniozus spp. Theo Smith và Johnson (1979) trên cây lạc không phun thuốc ở vùng Texas (Mỹ) tỷ lệ chết của sâu xanh trong một lứa sâu từ 87,1% - 96,5%. Tác giả xác định tác nhân gây chết là 13 loài ký sinh, 5 loài ăn thịt, một số loài nấm, virut gây bệnh.

Qua đó thấy thành phần sâu hại lạc và thiên địch của sâu hại lạc trên thế giới rất phong phú và có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của sâu hại dới ngỡng gây hại kinh tế. Các nghiên cứu đều chứng tỏ đây là thành tố không thể thiếu trong hệ thống quản lý tổng hợp sâu hại lạc nói riêng và sâu hại cây trồng nói chung.

Một phần của tài liệu Côn trùng kí sinh sâu cuốn lá archips asiaticus walsingham hại lạc ở nghi lộc, nghệ an, vụ xuân 2008 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w