1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại
Từ trớc đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại lạc, kết quả cho thấy thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng lạc rất phong phú.
Theo kết quả điều tra cơ bản của côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm 1967 - 1968 đã thống kê đợc trên cây lạc có tất cả 149 loài sâu thuộc 43 họ của 7 bộ bao gồm 57 loài có hại, 4 loài có ích, 88 loài cha rõ có ích hay có hại (Viện BVTV, 1976) [62]. Trong số 57 loài có hại có 5 loài quan
trọng là dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus Licht) rệp muội lạc, bọ xít
(Creontrades gosipii Hsiao), sâu cuốn lá (cacoecia sp), sâu đục quả (Maruca testulatis Geyer) và 9 loài quan trọng vừa, 11 loài ít quan trọng (Đặng Trần Phú và nnk, 1977) [ 9] .
Kết quả nghiên cứu của Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn (1979) [21] cho biết ở nớc ta có 17 loài sâu hại chính trên sinh quần ruộng lạc bao gồm:
nhóm sâu phá hại lá (10 loài). Ngoài công trình còn nghiên cứu tập tính vòng đời, giới hạn nhiệt độ và biện pháp phòng trừ 4 loại sâu hại chính là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu xanh (Helicoverpa armigera).
Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002) [30] cho biết, trong 36 loài sâu hại thu đợc trên lạc thì chỉ có 4 loài gây hại chính là sâu đục quả đậu đỗ (Maruca testulatis), sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera).
Điều tra trong 2 năm 1991 - 1992, Lê Văn Thuyết và nnk (1993) [24] đã tìm thấy 15 loài sâu thờng xuyên gây hại tại Hà Bắc và Nghệ Tĩnh. Nhóm sâu chích hút (nh rệp, bọ trĩ, rầy xanh ..) phát triển mạnh, còn sâu ăn lá không nhiều (riêng Nghệ Tĩnh sâu Maruca testulatis Geyer phát triển mạnh).
Các tác giả Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ (2003) [2] cho biết ở nớc ta có hơn 40 loài côn trùng hại lạc, trong đó các loài gây hại phổ biến thuộc bộ
cánh vảy gồm sâu cuốn lá đậu (Hedylepta indicata), sâu đục quả đậu (Maruca
testulasis), sâu khoang (Spodoptera litura), riêng nhóm sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả thờng có mật độ cao và gây hại nặng từ khi cây lạc ra hoa và quả chắc.
Kết quả nghiên cứu trên đồng lạc vùng Hà Nội cho thấy có 21 loài sâu hại thờng xuyên xuất hiện, trong đó có 10 loài gây hại đáng kể, nhiều hơn cả là bọ trĩ Thrip sp., rệp, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu róm,...Sâu khoang có mật độ cao ở giai đoạn lạc đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh thờng gây hại nặng ngay đầu vụ lạc hè thu. Đáng lu ý là vào trung tuần tháng 4, trung tuần tháng 5 mật độ các loài sâu hại đạt đỉnh cao và nông dân chỉ tiến hành phòng trừ bằng thuốc hoá học (Lơng Minh Khôi và ctv, 1991) [25].
Kếtquả điều tra sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội của Phạm Thị
Vợng (1998) đã xác định đợc 46 loài sâu hại lạc thuộc 26 họ của 8 bộ trong đó sâu hại lạc bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 14 loài (6 họ) chiếm tỷ lệ cao nhất
(30,43%). Bộ Thysanoptera có 4 loài trong đó Scirtothrips dorsalis và
Megalurothrops usitatus là 2 loài quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ tơng ứng là 75,43% và 16,17% trong quần thể. Chúng gây hại trên lạc ngay từng giai đoạn cây con 10 – 15 ngày sau gieo ở cả vụ xuân và vụ hè thu. Bọ trĩ không chỉ gây hại mạnh mà còn là véc tơ truyền bệnh vi rút chết chồi (Bud nerceis virus) - bệnh vi rút nguy hiểm trên lạc ở các nớc châu á. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ trĩ mạnh nhất ở nhiệt độ trên dới 250C.
Nghiên cứu về rầy xanh hại lạc cho thấy chúng có vòng đời ngắn khoảng 18 - 37 ngày/lứa, khả năng sinh sản của rầy cao nhất ở nhiệt độ khoảng 300C. Tác hại của rầy xanh chủ yếu đợc ghi nhận ở phía Bắc, chúng chủ yếu gây hại từ khi lạc đâm tia trở đi trong vụ xuân. Rệp hại nặng trong điều kiện lạc trồng dày, thiếu ánh sáng, mật độ cao trong thời gian không có ma. Ma nhiều hạn chế mật độ rệp và tạo điều kiện cho các loài nấm có ích phát triển tiêu diệt đáng kể quần thể rệp hại (Ngô Thế Dân, 2000) [28].
Tại Nghệ An, tác giả Nguyễn Thị Thanh (2002) [33] khi nghiên cứu trên lạc tại Nghi lộc, Diễn Châu đã ghi nhận đợc 16 loài sâu bộ cánh vảy thuộc 6 họ Noctuidae có số loài gây hại nhiều nhất 8 loài, có 3 loài gây hại chính là sâu khoang, sâu xanh, sâu đo xanh (Anomis flava).
Tại Thanh Hoá, tác giả Lê Văn Ninh (2002) [22] đã ghi nhận 24 loài sâu hại lạc, trong đó sâu xám gây hại chính ở thời kỳ cây con, ở các giai đoạn
sau thì sâu cuốn lá, sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa
armigera) là những loài gây nặng hơn cả.
Theo thống kê của Ranga Rao (1996) [88] đã xác định đợc 51 loài sâu hại lạc thuộc 27 họ của 9 bộ ở miền Bắc Việt Nam. Trong đó có 47 loài gây hại trên đồng ruộng, 4 loài gây hại trong kho. Bộ cánh vảy và bộ cánh cứng có số loài gây hại nhiều nhất là 14 loài (chiếm 27,5% tổng số loài), bộ cánh thẳng 9 loài, các bộ còn lại chỉ mới xác định đợc 1 - 4 loài. Trong số đó có 8 loài gây hại đáng kể là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục quả (Maruca testulasis),
sâu xanh (Helicoverpa armigera), rầy xanh (Empoasca motti), bọ trĩ (Scirtohrits dorsalas), rệp (Aphis cracivora) và sâu đục lá (Aproaeremamodicela).
ở miền Nam xác định đợc 30 loài sâu hại thuộc 19 họ 8 bộ trong đó có 28 loài gây hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho. Bộ cánh vảy có số loài nhiều nhất 11 loài (chiếm 36,67% tổng số loài gây hại), các bộ còn lại từ 1 - 4 loài.
Nguyễn Thị Chắt và ctv (1996) cho biết, tại vùng chuyên canh lạc nh Trảng Bàng, Gò Dầu - Tây Ninh, Đức Hoà - Long An, Củ Chi - TP Hồ Chí Minh, trong vụ đông xuân 1995 - 1996 diện tích lá lạc bị hại tới 81% và năng
suất bị giảm 18 - 30% do sâu khoang (Spodoptera litura) gây nên. Nông dân ở
các vùng này thờng phun thuốc hoá học từ 10 - 15 lần/vụ.
Các loài gây hại quan trong nhất ở tỉnh phía Nam là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu róm (Plusia sp.), sâu keo da láng (Spodoptera exiuga), sâu đục quả (Maruca testulasis). (Ngô Thế Dân, 2000) [28].
Tại Diễn Châu - Nghệ An, Nguyễn Thị Hiếu (2004) [33] đã thu thập đ- ợc 17 loài sâu cánh vảy thuộc 6 họ Noctuidae có số loài gây hại nhiều nhất là 8 loài, có 3 loài gây hại ở mức độ mạnh nhất là sâu khoang, sâu xanh, sâu đo xanh.
Tại Nghi Lộc - Nghệ An, Trịnh Thạch Lam (2006) [61] đã thu thập 10 loài sâu bộ cánh vảy, trong đó sâu khoang, sâu xanh, sâu đục quả, sâu cuốn lá đầu đen là những loài sâu gây hại mạnh nhất.
Cho đến nay thành phần sâu hại lạc ở Việt Nam đã biết đợc gồm 99 loài thuộc 35 họ của 12 bộ , trong đó bộ cánh vảy có 24 loài (chiếm 24/24% tổng số loài gây hại), bộ cánh cứng 21 loài (chiếm 21/21%), bộ cánh thẳng 17 loài (chiếm 17/17%), bộ cánh đều 5 loài (5%), các bộ còn lại mới xác định đợc
1 - 2 loài (viện BVTV, 1967; Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979; Lê Văn Thuyết và nnk, 1993; Ngô Thế Dân, 2000) [62,21,24,28].
Qua đó cho chúng ta thấy thành phần sâu hại lạc ở nớc ta phong phú, đa số các loài sâu hại thì sâu hại lạc ở Việt Nam là loài sâu đa thực. Ngoài lạc thì sâu hại còn ở nhiều trên cây bông, ngô, đậu, rau,...Chúng là nguyên nhân chính làm giảm năng suất cây trồng và chiếm phần lớn trong tổng kinh phí đầu t cho việc sản xuất lạc. Kết quả điều tra cũng cho thấy rõ vai trò của các loài côn trùng có ích trong việc hạn chế sâu hại lạc. Nông dân trồng lạc vẫn đang và chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc trừ sâu định kỳ là chính và đa số trờng hợp là phun quá nhiều so với mức cần thiết (Ranga Rao, 1996) [88].