1 84 LỜI NÓI ĐẦU Thương mại quốc tế đã và đang trở thành động lực phát triển của mỗi quốc gia cũng như của nền kinh tế thế giới Tự do hóa thương mại đã làm cho lưu lượng hàng hóa qua biên giới giữa cá[.]
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại quốc tế đã và đang trở thành động lực phát triển của mỗiquốc gia cũng như của nền kinh tế thế giới Tự do hóa thương mại đã làm cholưu lượng hàng hóa qua biên giới giữa các nước ngày càng gia tăng, quan hệgiao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếucủa mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Trong những nămqua, các nước đã tham gia sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện côngcuộc đổi mới, thương mại giữa các nước được cải thiện, thương mại quốc tếngày càng giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu(XNK), người và phương tiện xuất nhập cảnh (XNC), hoạt động của Hải quanluôn gắn liền với hoạt động ngoại thương, với giao lưu kinh tế quốc tế, anninh quốc gia, đầu tư du lịch
Xuất phát từ nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóaquốc tế phát triển, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) ngày nay, đã chủ trì xâydựng và tạo lập cơ sở pháp lý quốc tế cho các quốc gia tham gia các hoạtđộng liên quan đến Hải quan thông qua việc tuân thủ và áp dụng đúng cácnguyên tắc chung quy định của WCO, các khung tiêu chuẩn về tạo thuận lợicho thương mại
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Nhà nước phải có những chínhsách bảo hộ thị trường trong nước trong bối cảnh vẫn phải đảm bảo thực hiệnđầy đủ các cam kết quốc tế song phương và đa phuơng Bên cạnh việc thihành các chính sách thuế với hàng hóa XNK phải đảm bảo duy trì sức cạnhtranh cho hàng XK, thu thuế với hàng nhập khẩu thì việc chống thất thu thuếđóng vai trò quan trọng Thuế XNK là một nguồn thu lớn với các nước đangphát triển trong bối cảnh các nguồn chi ngân sách dành cho phát triển chủ yếu
Trang 2trong chờ vào việc thu thuế nội địa và thuế với hàng hóa XNK Việc chốngthất thu thuế còn góp phần bảo hộ với hàng hóa sản xuất trong nước, tạo công
ăn việc làm và duy trì sức cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước trongbối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng sâu sắc Việc chống thất thu thuếbằng các biện pháp tự vệ chính đáng tuân thủ các chuẩn mực của WCO vàWTO là cơ sở pháp lý quan trọng mà các quốc gia thành viên cần phảinghiên cứu
Bên cạnh đó, với một nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế như Việt Nam, việc chống thất thu thuế đóng vai trò quan trọng trong việcduy trì các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Với kim ngạch XNK khôngngừng tăng qua các năm, các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và trốnthuế, chuyển giá trong thương mại quốc tế không ngừng phát triển, việcnghiên cứu các giải pháp chống thất thu thuế vẫn cần phải tiếp tục khôngngừng đầu tư nghiên cứu thì mới bắt kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.Đặc biệt, việc nghiên cứu các giải pháp theo đúng chuẩn mực quốc tế đóng
vai trò rất quan trọng Vì vậy, NCS đã quyết định chọn chuyên đề“Hội nhập
kinh tế quốc tế và sự cần thiết chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm chuyên đề nghiên cứu đề tài “Giái
pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” khi thực hiện luận án.
Trang 3Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
1 Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.1 Khái niệm
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy thuế ra đời, tồn tại và pháttriển là đòi hỏi khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhànước Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sửdụng ba hình thức động viên là: quyên góp của dân, vay dân và dùng quyền lựcbắt dân phải đóng góp Trong đó, quyên góp và vay của dân là những hình thứckhông mang tính ổn định lâu dài, thường chỉ được sử dụng giới hạn trongnhững trường hợp đặc biệt Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhànước dùng quyền lực chính trị buộc dân phải đóng thuế Có rất nhiều địnhnghĩa về thuế như:
“Thuế là một khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chứckinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp choNhà nước theo mức quy định”[54,tr 343]; hoặc “Thuế là một hình thức phânphối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựavào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hộimột cách cưỡng chế bắt buộc không hoàn lại” [55,tr 431], hoặc “Thuế là mộtkhoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theomức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đíchcông cộng” [23,tr15], hoặc “Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các pháp nhân vàthể nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước trên cơ sở các văn bản pháp luật doQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, không mang tính chất đối giá vàhoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp” [22,tr 24]
Như vậy, tổng quát lại, thuế có thể được hiểu ”là một khoản tiền hoặchiện vật mà các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góptheo luật định cho Nhà nước theo mức độ, thời hạn cụ thể nhằm đáp ứng nhu
Trang 4cầu chi tiêucủa Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phân phối lại một phầnthu nhập và của cải của xã hội, kiểm soát quá trình phân phối và mức chi tiêutrong nền kinh tế, thay đổi tập quán tiêu dùng của xã hội và không mang tínhhoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế” Một phần thuế được trả về với ngườidân một cách gián tiếp dưới các hình thức như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội
và các quỹ tiêu dùng khác
Thuế quan là loại thuế mà các nước đánh vào hàng hóa XNK nhằmhuy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệpvào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa cácquốc gia
Theo từ điển Luật học: “Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loạithuế gián thu đánh vào các loại hàng hóa XK, NK qua biên giới”
Theo từ điển Kinh tế học (Anh- Việt giải thích): “Thuế nhập khẩu
(Import duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệcác ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài”
Từ các định nghĩa khác nhau về thuế nêu trên, ta có thể hiểu về thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu
hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế Thuế quan là cách gọichung của hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là thuế xuất khẩu vàthuế nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hoáđược chuyên chở qua biên giới hoặc lãnh thổ hải quan Thông thường, cácnước đều không đánh thuế xuất khẩu để khuyến khích hoạt động xuất khẩungoại trừ một số ít mặt hàng là nguyên liệu thô, tài nguyên, khoáng sản Ngượclại, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều bị đánh thuế nhập khẩu ngoại trừ một
số mặt hàng khuyến khích nhập khẩu
Trang 51.2 Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có những đặc điểm sau:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu Nhà nước sử dụngthuế xuất khẩu, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việctác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu Vì vậy, thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hànghoá; người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng Việc tăng, giảm thuế suấtthuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất, nhậpkhẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hoá của người tiêudùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoạithương Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sựquản lý chặt chẽ của nhà nước Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụquan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông quaviệc khai báo, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tốquốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế, cácthỏa thuận song phương, đa phương, chính sách kinh tế quốc gia và nhiều yếu tốkhác… Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩuhàng hoá của một quốc gia Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thươngmại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa xuất, nhập khẩucủa các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhậpkinh tế như hiện nay Để đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi chính sách thuếxuất khẩu, nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tuỳ theo
Trang 6sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, ngoài ra chính sáchthuế xuất khẩu, nhập khẩu còn phải đảm bảo phù hợp với các hiệp định, thỏathuận, cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia ký kết, tham gia.
1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Nền kinh tế thế giới có những vận động mạnh mẽ theo xu hướngchuyển dịch từ Tây sang Đông, đã và đang ảnh hưởng đến chiến lược pháttriển kinh tế của hầu hết quốc gia trên thế giới Khu vực Châu Á- Thái BìnhDương từ chỗ chỉ chiếm 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990 đếnnay đã chiếm tới trên 30% thị phần XK toàn cầu Trong nền kinh tế toàn cầuhóa, các yếu tố của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chuyển dịch
tự do hơn từ nước này sang nước khác thông qua các cam kết mở cửa thịtrường Các cam kết này có thể giữa hai nước theo các thỏa thuận mậu dịch tự
do song phương (FTA) hoặc có thể giữa các nhóm nước theo hiệp định mậudịch tự do khu vực (RTA) hoặc rộng hơn, trên quy mô toàn cầu trong khuônkhổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Đến năm 2005, trên thế giới đã có 312 hiệp định mậu dịch song phương
và khu vực được ký kết và được thông báo đến tổ chức thương mại thế giới(WTO), trong đó có 170 hiệp định còn hiệu lực Đến nay, WTO có 159 thànhviên, chiếm khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và 95% giá trị thươngmại toàn cầu Không dừng lại ở hiện trạng, nhiều nước đang đàm phán về cácFTA và RTA mới nhằm đạt được mức độ tự do hóa cao hơn mức WTO Tổchức Thương mại Thế giới cũng đang tìm cách phát triển theo cả chiều rộng(kết nạp thêm thành viên mới), cả chiều sâu (đàm phán để mở rộng khả năngtiếp cận thị trường hơn nữa), mặc dù điều này không dễ dàng Bởi đây là quátrình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có sự xung đột lợi ích giữa các nước, cácnhóm nước và là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm thiết lập mộtnền thương mại thế giới hợp lý hơn, công bằng hơn Vì lẽ đó, toàn cầu hóavẫn là một quá trình chưa định hình nhưng vẫn sẽ tiến về phía trước như mộttất yếu khách quan, bởi động lực bên trong của nó là sự phát triển của lực
Trang 7lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất thì không ngừng phát triển và càng vềsau thì càng phát triển nhanh, mạnh hơn
Thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã pháttriển mạnh quan hệ toàn diện với hầu hết các đối tác thương mại lớn như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), là sáng lậpviên diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và trở thành thành viên tổ chức Thươngmại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006 Cùng với các nước ASEAN ký hiệpđịnh thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn
Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Úc và New Zealand, ký hiệp định thươngmại song phương với Hoa kỳ (BTA) Thực hiện các cam kết theo hiệp địnhmậu dịch tự do ASEAN, Việt Nam từng bước đã loại bỏ hàng rào phi thuếquan, giảm thuế NK Đến năm 2012 có 10.283 dòng thuế chiếm 99,43% biểuthuế NK ASEAN có thuế suất chỉ ở mức 0-5%, nhưng các ngành sản xuất của
ta vẫn phát triển với tốc độ cao Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệptăng trung bình 15-16%/năm, kim ngạch XK tăng trung bình trên 20%/năm lànhân tố quan trọng đảm bảo tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo nhiềucông ăn việc làm Các loại nông, lâm thủy sản có lợi thế cơ bản về điều kiện
tự nhiên có khả năng nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc đổi mới giốngcây trồng, vật nuôi và thông qua hoạt động đầu tư vào các công nghệ chếbiến, các công nghệ sau thu hoạch Các sản phẩm công nghiệp có nhiều khảnăng để tăng tốc phát triển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trìnhthu hút vốn đầu tư Giai đoạn 20052010, các dự án đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam đã có tổng số vốn thực hiện đạt trên 27 tỷ USD, tăng 15% so vớigiai đoạn 5 năm trước, trong đó trên 81% đầu tư vào khu vực công nghiệp vàxây dựng Thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng dân chủhóa đời sống kinh tế, trong khi môi trường chính trị, xã hội vẫn duy trì ổn
Trang 8định Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn là năng lực cạnh tranhquốc gia chưa được cải thiện rõ rệt (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thếgiới WEF) về chỉ số cạnh tranh quốc gia được xây dựng trên 8 nhóm yếu tốgồm: độ mở kinh tế, thể chế, tài chính, lao động, công nghệ, kết cấu hạ tầng,quản trị và chính phủ thì năm 2005 Việt Nam được đánh giá xếp hạng 81/117quốc gia được xếp hạng (Chỉ số này năm 2004 là 77/104 và 2003 là 60/102).Đến nay, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của WEF (WEF GlobalCompetitiveness Report 2013-14), đánh giá trên 12 chỉ số cơ bản: thể chế, hạtầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ sở, giáo dục và đào tạobậc cao, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, phát triểnthị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, mức
độ tinh vi của hoạt động kinh doanh, chỉ số đổi mới thì các chỉ số tương ứngcủa Việt Nam là: 70/148, 98/148, 82/148, 87/148, 67/148, 95/148, 74/148,56/148, 93/148, 102/148, 36/148, 98/148 và 76/148
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiềuhạn chế, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa XK chưa được như mong đợi.Trong thời kỳ tới, không chỉ riêng XK nói chung gặp nhiều cơ hội và tháchthức mà mặt hàng XK mới cũng có nhiều khó khăn và thách thức
2 Thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.1 Khái niệm thất thu thuế
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về thất thu thuếvới hàng hóa XNK Đây là một khái niệm không chỉ tồn tại ở hải quan ViệtNam mà còn xuất hiện trong thực tế công tác của hải quan nhiều nước trên thếgiới Việc định nghĩa chính xác khái niệm thất thu thuế còn phải dựa trên các
cơ sở khoa học và thực tiễn của ngành hải quan và các khuyến nghị của hảiquan thế giới Do khái niệm thất thu thuế có nhiều cách hiểu khác nhau nênđôi khi có thể giữa thất thu và thất thoát không có sự phân biệt rõ ràng Theo
Trang 9từ điển Hán Việt, Thất thu thuế: là việc nhập tiền vào quỹ không đủ, cụ thể
hơn là thu không đạt định mức, dưới mức trung bình trong nộp thuế, sản xuất,
kinh doanh[45.tr453] và Thất thoát là: việc không bảo toàn được cái đã có,
hoặc hao hụt, rơi rụng một số lượng lớn làm thiệt hại đáng kể, hay theo cáchhiểu khác thì thất thoát là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ
sở vật chất tăng thêm năng lực cho xã hội [45tr 452] Giữa thất thu và thấtthoát đều có chung một yếu tố là “thất” nghĩa là mất, có lúc là thua Ngoài ra,còn có một cách hiểu khác như: Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong
đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sảnxuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khảnăng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từphía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộpvào NSNN Bên cạnh đó, do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế nên nhiều dòng thuế phải cắt giảm, gây thất thu cho ngân sách nhànước Tuy nhiên, những khoản thất thu này của NSNN lại có tính tích cực vànếu xét về lợi ích lâu dài, việc cắt giảm này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩucho hàng hóa Việt Nam, giúp hàng hóa Việt Nam có cơ hội thâm nhập thịtrường quốc tế và sẽ mang lại những nguồn thu mới cho ngân sách nhà nướctrong tương lai Thất thu thuế thể hiện dưới hai hình thức khác là:
- Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào
NSNN đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không đượcnộp vào NSNN
- Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả
năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vàoNSNN nhưng không được quy định trong các luật thuế
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: Để cung cấp nguồn tài chính chohoạt động của Nhà nước, nhà nước đã đặt ra các loại thuế khác nhau Chi
Trang 10ngân sách càng nhiều thì nhu cầu thu thuế, lệ phí càng cao để bù đắp vào chiphí đó Và trên cơ sở đó nhà nước càng muốn thu đủ thuế Trong khi đó, cácdoanh nghiệp kinh doanh với mục đính chính là lợi nhuận thì thuế nộp càngnhiều lợi nhuận của họ càng ít Chính vì vậy mà họ luôn tìm cách giảm sốthuế phải nộp Như vậy trong nền kinh tế luôn tồn tại hai bên lợi ích mâuthuẫn nhau giữa một bên là Nhà nước và một bên là các doanh nghiệp, nênhiện tượng thất thu thuế là không tránh khỏi
Để hiểu rõ hơn về khái niệm thất thu thuế ta có các giả thiết sau:
Giả sử:
Gọi T là tổng số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp cho nhà nước
Qi là tổng số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Pi là giá hàng hóa xuất nhập khẩu
Và ti thuế suất xuất nhập khẩu ứng với mỗi đơn vị hàng hóa
Việc không tính đến các khoản thu tiềm năng của nền kinh tế luôn tồntại ở mỗi quốc gia Bởi nền kinh tế luôn luôn vận động và biến đổi nhưng điều
đó cũng thể hiện những hạn chế trong khả năng hoạch định chính sách thuế
Trang 11Nếu khi hoạch định tính tới yếu tố này và dự trù được chính xác thì số thất thu
sẽ thấp hơn, các nguồn lực được huy động đầy đủ hơn cho Ngân sách Nhànước Do vậy để hạn chế tình trạng thất thu, cần có quá trình hoạch địnhchính sách thuế khoa học, chính xác hơn
Theo quan điểm vĩ mô:
Thất thu thuế là những khoản tiền thuế không thu được vào ngân sáchNhà nước từ đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và nhữngkhoản thu đáng lẽ được thu vào NSNN lại không thu được bởi pháp luật vềthuế chưa báo quát hết các nguồn thu Có thể phân tích nội dung thất thu thuếnhư sau:
Thuế chính là quá trình Nhà nước thực hiện giải quyết mối quan hệ vềlợi ích trong việc phân phối giữa những người tham gia quá trình sản xuất xãhội (cá nhân người lao động, các tập thể lao động, Nhà nước) Mức động viêncác nguồn lực xã hội thông qua thuế được thể hiện trong chính sách, pháp luật
về thuế của mỗi nước, mức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Sựtăng trưởng kinh tế (tạo khả năng cho sự động viên), bình quân thu nhập đầungười, chi tiêu của Nhà nước, khả năng động viên vào NSNN từ các nguồn tàichính khác… Để đảm bảo số thu vào NSNN, Nhà nước sử dụng một hệ thốngcác sắc thuế khác nhau, mỗi một sắc thuế có mục đích khác nhau, điều tiếttừng phần khác nhau trong thu nhập của các tổ chức, các doanh nghiệp và các
cá nhân, giữa các sắc thuế có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ chonhau Mỗi một sắc thuế có các yếu tố cơ bản gồm cơ sở tính thuế, thuế suất,các điều kiện ưu đãi, miễn trừ… trong mối quan hệ với các sắc thuế khác đểsao cho tổng số thuế thu được từ các sắc thuế ở trong một phạm vi nhất định,
đó là ranh giới để đảm bảo thỏa đáng lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các tậpthể và các cá nhân Có thể diễn đạt số thuế phải nộp trong từng sắc thuế theocông thức sau:
Trang 12Số thuế phải nộp =cơ sở tính thuế x thuế suất
Nếu kí hiệu: y là số thuế phải nộp
Do đó, việc xây dựng thuế suất có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi vàtính hiệu quả của chính sách thuế Thuế suất được sử dụng có hai loại: mức cốđịnh (số tuyệt đối) và thuế suất tỉ lệ Tùy từng loại sản phẩm và từng hoạtđộng kinh doanh khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau mà Nhà nước có thểquy định thuế suất tỷ lệ hay cố định; nhưng trên thực tế do những ưu điểmvốn có của nó, thuế suất tỷ lệ áp dụng được phổ biến hơn Thuế suất đượcNhà nước quy định, một mặt phải ổn định trong một thời kỳ nhất định để ổnđịnh nguồn thu, ổn định công tác quản lý, ổn định sản xuất và đầu tư, mặtkhác cũng cần phải có một cơ chế thuế suất linh hoạt phù hợp với những biếnđộng của thực tế về thu nhập, sản xuất và giá cả
Trang 13Cơ sở tính thuế là một trong hai yếu tố cấu thành căn cứ tính thuế củatừng sắc thuế Mỗi một sắc thuế có cơ sở tính thuế riêng Cơ sở tính thuế củathuế doanh thu là doanh thu bán hàng, dịch vụ hoặc cơ sở tính thuế lợi tức làlợi tức chịu thuế, … Việc tính toán, xác định cơ sở tính thuế của từng sắc thuếcũng được quy định bằng pháp luật.
Trên thực tế vì những lý do khác nhau, thường xảy ra tình trạng số thuếthu được thấp hơn số thuế phải thu theo luật, nếu gọi số thuế phải thu là y, sốthuế thực thu được là y’ ta có:
y - y’= m
m: là số thuế phải thu nhưng không thu được theo luật, m này có thểđược tính ở từng sắc thuế, cũng có thể được tính đối với tất cả các sắc thuếtrong từng thời gian nhất định, thường là một năm, vậy m là thất thu thuếtheo luật
Như vậy, về mặt pháp lý thì thất thu thuế được coi là khoản tiền khôngthu được vào NSNN từ những tổ chức hoặc các cá nhân có hoạt động kinhdoanh hoặc có những điều kiện vật chất nhất định (sau đây gọi là đối tượngnộp thuế) theo quy định của luật thuế Số thất thu này gọi là số thất thu thực
Trên thực tế, trong trường hợp luật thuế không bao quát hết các nguồnthu (bỏ sót nguồn thu), do đó có một số khoản thu nào đó có thể được huyđộng vào NSNN lại không thu được, số thất thu này không thể gọi là thất thuthực, mà có thể gọi là thất thu tiềm năng (bởi luật chưa quy định)
Do đó, thất thu thuế được hiểu là cả thất thu thực và thất thutiềm năng
Thất thu thuế có thể do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan,
có thể do những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, nhưng để đạt đượcnhững mục tiêu của chính sách thuế thì mọi Nhà nước đều tìm cách hạn chếthất thu thuế Để đưa ra được những biện pháp thiết thực chống thất thu thuế
Trang 14cần nghiên cứu các dạng thất thu thuế và nguyên nhân gây ra thất thu thuế.Như vậy có thể định nghĩa thất thu thuế với hàng hóa XNK như sau:
Thất thu thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là hiện tượngtrong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải nộp vàoNSNN nhưng không được thực hiện đầy đủ do buôn lậu và gian lậnthương mại, do vi phạm pháp luật và lợi dụng các kẽ hở của các quy địnhcủa pháp luật về các sắc thuế
2.2 Nguyên nhân của thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thất thu thuế với hàng hóa XNK có thể do nhiều nguyên nhân khácnhau gây ra, có thể do các nguyên nhân mang tính chủ quan, cũng có thể docác nguyên nhân mang tính khách quan, việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây
ra thất thu thuế là một trong những yêu cầu quan trọng để có thể đề ra đượcbiện pháp chống thất thu thuế Có thể kể đến một số nhóm nguyên nhân gâythất thu sau đây:
2.2.1 Thất thu thuế do nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do thay đổi chính sách thuế của các quốc gia
Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi một quốc gia thành viên lạiphải thay đổi và tuân thủ các nguyên tắc đã cam kết trong quá trình hội nhập,một số chính sách phải thay đổi theo như Luật thuế XNK, Biểu thuế suất thuếxuất nhập khẩu; để cho phù hợp với tình hình phát triển của từng nước, đểphù hợp và thống nhất với một số luật khác Đồng thời cũng phải ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn thống nhất đảm bảo mang lại nguồn thu cho ngânsách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng Việc banhành các văn bản quy phạm pháp luật cũng đồng thời tạo nên những sơ hở màcác đối tượng buôn lậu, trốn thuế lợi dụng lách luật với mục đích là đưa hànghóa nhập khẩu có mức thuế suất cao về mức thuế suất thấp, giảm tiền thuế
Trang 15phải nộp Hay một số nước khi áp dụng giá tính thuế theo Hiệp định trị giáGATT, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng thực tế nhiềudoanh nghiệp đã lợi dụng trốn lậu thuế, qua một số hình thức như: Khai giáthấp so với giá thực tế, khai sai tên hàng của mặt hàng thực nhập, gian lậntrong hàng khuyến mại Bên cạnh đó doanh nghiệp còn lợi dụng việc ân hạnchậm nộp thuế, hay mặt hàng có thuế suất cao mà nộp thuế ngay khai giá trịthấp, nhập ồ ạt về rồi thay đổi số đăng ký kinh doanh rồi bỏ trốn, mất tích;Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa; Ghi sai xuất xứ của hàng hóavới mục đích là để giảm mức thuế nhập khẩu
Thứ hai, do buôn lậu và gian lận thương mại: Thất thu thuế nhập
khẩu có nhiều nguyên nhân, song trong những nguyên nhân đó thì buôn lậu
và gian lận thương mại được đánh giá là nguyên nhân nổi cộm đang là vấn đềnhức nhối nhất hiện nay của các nước
Thứ ba, Hệ thống biểu thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu còn nhiều phức
tạp, các nước phải rà soát, sửa đổi, bổ sung để sao cho phù hợp với danh mục HS(của WCO) và AHTN (của ASEAN) với mục tiêu cắt giảm không vi phạm cáccam kết của WTO Danh mục biểu thuế của các năm phải rà soát để thay đổi thuếsuất như Biểu thuế ưu đãi 2012 để cắt giảm theo lộ trình của WTO 2012 Ngoàibiểu thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho các nước có thỏa thuận ưu đãi tối huệquốc MFN thì còn một số biểu thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thươngmại ưu đãi trong các nước ASEAN-AFTA giữa các nước ASEAN, ASEAN-HànQuốc, Trung quốc, Nhật Bản, Úc-Newzeland, Ấn Độ, các nước phải rà soátgộp các dòng thuế, tránh trường hợp để tồn tại các biểu thuế nhỏ lẻ
Thứ tư; xét về chức năng bảo hộ của thuế xuất nhập khẩu Để bảo vệ thị
trường trong nước, thuế nhập khẩu thường đánh cao đối với những mặt hànghiện nay trong nước đã sản xuất được, và đánh thấp đối với hàng hóa lànguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Nhưng điều này lại tạo sự lệch lạc
Trang 16trong chính sách đầu tư Điều này làm tăng khả năng đầu tư nước ngoài vàophát triển hàng thay thế nhập khẩu chứ không đầu tư vào hàng xuất khẩu Dovậy cán cân thương mại bị chênh lệch.
Thứ năm; tính thống nhất của luật thuế với các luật khác: Về các
trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế nội hàm của các quy định ở một số nướchoàn toàn chưa đầy đủ dẫn đến việc xét miễn thuế trong các luật về thuế, đầu
tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước mâu thuẫn nhau cả về phạm vi
và điều kiện để được miễn thuế
Từ những khái quát trên đây về các nguyên nhân cơ bản gây ra thất thu thuếmang tính phổ biến, ở đâu có thuế thì ở đó có người cố tình trốn thuế, lậu thuế, dovậy còn thất thu thuế Người nộp thuế khi thấy lợi ích của mình bị chia sẻ, họ luônluôn tìm cách làm giảm số thuế phải nộp; lúc đầu các hình thức trốn thuế còn đơngiản, mang tính cơ học, càng về sau cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế,Nhà nước và người nộp thuế đều kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình, thì các hìnhthức trốn thuế được che đậy dưới những hình dạng khác nhau, ngày càng tinh vihơn, có hệ thống hơn, từ đơn phương tới sự thỏa thuận Khi một dạng trốn thuế này
bị phát hiện, thì người ta lại nghĩ ra một cách khác để trốn thuế Tuy nhiên, trongđiều kiện từng Nhà nước khác nhau, với mục đích khác nhau trong việc sử dụngcông cụ thuế, với sự giác ngộ, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế khác nhau của cáctầng lớp dân cư thì thất thu thuế diễn ra trên những mức độ, phạm vi, quy mô khácnhau và việc đưa ra các biện pháp để chống thất thu thuế là cũng tùy thuộc vào điềukiện cụ thể của mỗi một nước trong từng thời kỳ nhất định, đó cũng là nghệ thuậttrong quản lý, điều hành của Nhà nước
Thứ sáu, do sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
Hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các nước có cơ hội tiếp nhận khoa học kỹthuật và nền công nghệ cao của các nước phát triển làm cho sự phát triển kinh
tế của các nước đang phát triển có nhiều thuận lợi hơn, các nước không chỉ
Trang 17đón nhận thời cơ, mà còn có cơ hội lựa chọn và ứng dụng các thành tựu khoahọc kỹ thuật và dây chuyền công nghệ tiên tiến để phát triển nhanh lực lượngsản xuất, nâng cao năng lực của nền kinh tế nhờ phương thức đi tắt đón đầucủa các thành tựu khoa học – công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất Tuy nhiên,
nó luôn có tính hai mặt, bởi khi tiếp nhận khoa học tiên tiến nhưng các nướckhông chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực để vận hành, tiếp nhận nó mộtcách nhanh nhất thì sẽ gây nên hậu quả khó lường cho nền kinh tế Máy mócthay thế con người, khi hiện đại hóa đã thay thế thì chỉ cần sự không tập trungcủa con người sẽ dẫn đến thất thu thuế rất nghiêm trọng, các nước đều cảicách hiện đại hóa hải quan, đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, rút ngắnthời gian thông quan, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuậnlợi Mặt khác, trên toàn cầu, các cơ quan chức năng thuộc cơ quan thu thuếphải thường xuyên đối phó với các thông tin được lưu giữ trong máy tínhhoặc các thiết bị điện tử phụ trợ đó khi họ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra,kiểm toán các chứng từ hồ sơ, sổ sách kế toán Đa số trong các vụ việc gianlận về thuế nói riêng và gian lận thương mại nói chung, các thông tin đượclưu giữ trong máy tính và các thiết bị điện tử luôn là một bằng chứng quantrọng và sống còn của vụ việc nghi vấn hoặc liên quan đến việc vi phạm phápluật Các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật, chống hành vi vi phạm phápluật về thuế phải xây dựng đầy đủ cơ chế chính sách phù hợp để có quyềntruy cập, kiểm tra, thu giữ và xử lý thông tin lưu giữ trên máy tính cũng nhưcác thiết bị điện tử khác, đồng thời phải đào tạo nhân lực có đủ năng lực và sựchuyên nghiệp để có thể bóc gỡ được màng che phủ thông tin liên quan đếncác hành vi vi phạm pháp luật đang được lưu giữ trong các máy tính
Việc các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực thu thuế ngày càng ápdụng một cách rộng rãi và chuyên sâu các thủ tục hải quan điện tử và thủ tụcquản lý, thu thuế điện tử, do vậy không có lý do gì lại bỏ quên việc quản lýcác doanh nghiệp qua hệ thống trao đổi và xử lý dữ liệu điện tử của cả cơ
Trang 18quan hải quan và cơ quan thuế Nhưng đa số các nước khi áp dụng các hìnhthức quản lý điện tử thường không theo kịp về việc xây dựng chính sách vàcác quy định phù hợp hiệu quả nhất đối phó với tình trạng gian lận về thuếthông qua việc sử dụng phương thức điện tử tân tiến
2.2.2 Thất thu thuế do nguyên nhân chủ quan:
Do sự yếu kém của công chức Hải quan: Trong những năm qua,
bộ máy của Hải quan không ngừng kiện toàn, đội ngũ công chức hải quankhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, song vẫn tồn tại những côngchức bị thoái hóa biến chất, nhận hối lộ, móc ngoặc với các đối tượngbuôn lậu gian lận, thực hiện hành vi cố ý gây tổn hại đến nguồn thuế củanhà nước, chất lượng hàng hóa đối với người tiêu dùng Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ yếu kém dẫn đến tạo cơ hội cho hàng hóa sai quy cáchnguồn gốc, chất lượng xấu thâm nhập vào thị trường Việc nâng cao trình
độ chuyên môn của cán bộ thuế không tiến kịp với sự thay đổi và pháttriển kinh tế như: không hiểu rõ việc quy định ngành nghề kinh doanh,sản phẩm kinh doanh nên áp dụng sai thuế suất, không có đủ khả năng đểkiểm tra sổ sách kế toán của các cơ sở sản xuất kinh doanh Quy trình vàcác biện pháp quản lý thu thuế của cơ quan thuế thiếu chặt chẽ, kém hiệuquả, sự cồng kềnh, phức tạp của bộ máy quản lý thuế, thiếu thốn phươngtiện làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng trong ngành thuế chưa hợplý,… sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới số thuế thu được của ngânsách Nhà nước Đây chính là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạngthất thu thuế lớn nhất
Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa tốt: Hiện nay biện pháp duy
nhất mà cán bộ Hải quan áp dụng đối với hàng hóa của doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu có vi phạm về thuế là cưỡng chế không cho làm thủtục Tuy nhiên điều này chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp mà vẫn tiếp tục
Trang 19kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, còn đối với doanh nghiệp chuyển hìnhthức kinh doanh khác thì không có tác dụng Rất nhiều doanh nghiệp giải thể.Tình hình nợ đọng lan giải kéo dài trong đo doanh nghiệp tư nhân chiếm phầnđáng kể Do cán bộ Hải quan không kiểm tra về tình hình tài chính của doanhnghiệp có nợ đọng thuế nên không thể phân loại doanh nghiệp có khả năngthanh toán và doanh nghiệp không có khả năng thanh toán Đâu là doanhnghiệp cố ý nợ đọng đâu là doanh nghiệp khách quan nợ thuế.
Do đối tượng nộp thuế: Đó là những trường hợp đối tượng nộp thuế có
hành vi không chấp hành chính sách, chế độ và pháp luật về thuế Bao gồm:
- Ý thức tự giác của các đối tượng nộp thuế chưa thực sự coi nghĩa vụnộp thuế là nghĩa vụ của công dân và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là đảmbảo danh dự công dân Cho nên, họ luôn luôn có tư tưởng né tránh nghĩa vụthực hiện trong chừng mực có thể
- Từ nhận thức trên, đối tượng nộp thuế cho rằng việc Nhà nước quyđịnh nghĩa vụ nộp thuế đã làm giảm sút lợi ích vật chất mà lẽ ra họ phải đượchưởng nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mục đích đầu tư của họ là tìmkiếm lợi nhuận tối đa Cho nên, với tư tưởng bảo vệ quyền sở hữu về tài sảnhợp pháp của mình, họ luôn có tư tưởng chống đối Mặt khác, với trình độ cóhạn nên họ chưa hiểu được những lợi ích công cộng mà họ được hưởng do thựchiện nghĩa vụ nộp thuế mang lại Do các chủ thể này là chủ thể trực tiếp thựchiện nghĩa vụ nộp thuế, nên nếu họ không tự giác thì họ sẽ tìm mọi cách, mọithủ đoạn để trốn thuế, có thể cả việc áp dụng những thủ đoạn đen tối nhất như:mua chuộc, dụ dỗ cán bộ thuế, chống đối hành hung người thi hành công vụ
Do dân trí về thuế chưa cao: Dân trí về thuế chính là sự hiểu biết, ý
thức chấp hành nghiêm chỉnh của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là của đốitượng nộp thuế Nhưng để họ chấp hành đúng thì trước hết cần phải tuyêntruyền làm cho họ hiểu Nhưng sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống văn bản
Trang 20pháp luật làm cho họ không cảm thấy an tâm ổn định trong hoạt động kinhdoanh của mình.
Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn: Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc Một sốngười mong muốn giàu lên một cách nhanh chóng đã tham gia vào hoạt độngbuôn lậu gian lận để thoát khỏi cảnh nghèo đói Những vùng nông thôn vùngnúi đặc biệt khó khăn, nên gian thương đã lợi dụng người dân để vận chuyểncho họ
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu Điềuquan trọng là từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể tìm ra được nhữnggiải pháp thích hợp để hạn chế tình trạng này
2.3 Hậu quả của thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hiện tượng thất thu thuế gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đếnđời sống kinh tế xã hội của nước ta Cụ thể là:
- Về mặt kinh tế:
Thất thu thuế làm cho mục đích của thuế không đạt được, làm giảmnguồn thu từ thuế của ngân sách Nhà nước, do đó sẽ làm đảo lộn kế hoạch chingân sách của Nhà nước, ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển,làm cho việc điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế, xã hội giảm sút Cụthể là:
Trước hết, để có những cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước đã động viên mọi tổ chức và cá nhântrong xã hội đóng góp một phần thu nhập dưới hình thức thuế cho NSNN.Cho nên, tạo nguồn thu cho NSNN là vai trò cơ bản, đầu tiên, là chức năngvốn có của thuế Vai trò tạo nguồn thu của thuế thường gắn với việc sử dụngquyền lực chính trị của Nhà nước và xuất phát từ nhu cầu phải đảm bảo chocác khoản chi của Nhà nước đối với xã hội Ngày nay, trước sức ép mạnh mẽ
Trang 21của phong trào xã hội, trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường
đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà nước không chỉ đảm nhận các nhiệm
vụ hành chính như duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, trật
tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng bảo vệ lãnh thổ quốc gia…, mà còn cóchức năng, nhiệm vụ điều hành và quản lý kinh tế, chăm lo đến đời sống nhândân Do vậy, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước tăng lên rất nhiều so với thời kỳtrước đây Để tài trợ cho các khoản chi đó, Nhà nước cần phải có tiền-nguồnđảm bảo cho các khoản chi của Nhà nước chủ yếu là thuế Trong cơ cấunguồn thu vào NSNN, thu từ thuế luôn luôn chiếm vị trí chủ đạo Cho nên,thất thu thuế sẽ giảm nguồn thu NSNN, tức là làm cho quỹ tiền tệ tập trungcủa Nhà nước thiếu dồi dào, mất cân đối trong NSNN, dẫn đến tình trạng bộichi ngân sách, ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu của Chính phủ Và do đó gâyhậu quả làm cho việc điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế-xã hội bịgiảm sút, thiếu điều kiện vật chất để Nhà nước hoạt động
Vai trò tạo nguồn thu cho NSNN của thuế trong điều kiện hiện nay ởViệt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những đáp ứng kịp thời nhucầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước, mà còn tạo tiền đề vật chất cơ bản
để Nhà nước tăng cường vai trò quản lý và phát triển nền kinh tế, xã hội trongđiều kiện chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường Vì vậy, thất thu thuế đã gâytác hại lớn đến vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đếnvai trò quản lý, điều hành của Chính phủ các nước nói chung, đối với ViệtNam, tác hại của thất thu thuế đối với vai trò tạo nguồn thu cho NSNN và vaitrò quản lý, điều hành của Nhà nước càng trở nên nghiêm trọng, bời vì việcbảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước ở Việt Nam đang gặp phảinhững khó khăn nhất định đó là:
Do quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn lúng túng, không chuyển
Trang 22đổi kịp thời; đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương chậm sắp xếp lại sảnxuất, kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp chưa định hình được mô hình vàphương hướng hoạt động trong cơ chế thị trường, nên gặp rất nhiều khó khăn,sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn hoạt động phải chiếm dụng các khoảnthuế phải nộp NSNN Do đó, nguồn thu từ thuế của NSNN đã không đượcbảo đảm, mà còn bị thất thu.
Bước vào cơ chế thị trường, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,ngoài những ưu điểm của nó như thị trường đóng vai trò hợp lý hóa và báohiệu những mát cân đối của nền kinh tế, đồng thời thị trường tự điều chỉnhnhững mất cân đối đó hoặc trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệpđược tự do cạnh tranh để giành được những ưu thế trong việc cung cấp sảnphẩm hàng hóa cho người tiêu dùng Nhờ đó, chất lượng sản phẩm hàng hóađược nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú, số lượng hàng hóa dồi dào và
do đó, hiệu quả của nền kinh tế ngày càng cao,…, thì thị trường cũng còn cónhững mặt trái của nó như: Sự phân phối thông qua cơ chế thị trường nhiềukhi gây nên sự không công bằng xã hội; cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận
là trên hết, nên không tập trung sức lực, tiền vốn vào các mục đích xã hội,phúc lợi công cộng… Hơn nữa, với điều kiện hiện nay của Việt Nam, thịtrường chưa hoàn chỉnh, tình trạng kinh tế ngầm và kinh doanh phi phápthường xuyên diễn ra, kinh doanh nhỏ, phân tán lại chiếm tỉ trọng lớn Điều
đó làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn do không kiểm soátđược hoạt động sản xuất kinh doanh và đây cũng là một trong những nguyênnhân gây thất thu thuế ở Việt nam trong thời gian qua
Mặt khác, thu nhập của đa số tầng lớp dân cư của ta trong giai đoạnhiện nay còn rất thấp, phần lớn chỉ đủ để mua sắm các hàng hóa tiêu dùng,phục vụ nhu cầu thiết yếu Cho nên, việc động viên và khai thác nguồn thu từdân gặp nhiều khó khăn Do đó, chúng ta phải tăng cường tận thu ngân sách
Trang 23Nhà nước bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp tăng cường chống thấtthu thuế, trên cơ sở đó làm giảm hậu quả của tình trạng thất thu thuế đối vớinền kinh tế quốc dân và vai trò điều hành, quản lý kinh tế, xã hội của Nhànước Cũng như xu thế chung của các nước trên thế giới, những năm quanguồn thu từ thuế của Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách Nhànước Cho nên, thất thu thuế sẽ làm cho nguồn thu từ thuế của Ngân sách Nhànước Việt Nam thiếu dồi dào, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế đất nước.
Ở Việt Nam, nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm tuyệt đại đa sốtrong ngân sách Nhà nước là chủ yếu, nhất là thu từ thuế Sở dĩ có tình hình
đó là vì: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc cải cách hệ thốngchính sách thuế được triển khai và thực hiện thống nhất từ cuối năm 1990 đốivới các thành phần kinh tế, tạo ra sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữacác thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưuthông hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu và khuyến khích sự hợp tác đầu tư nướcngoài Đó chính là cơ sở để chúng ta động viên thuế một cách ổn định vàvững chắc Vì vậy, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế không được đảmbảo, bị thất thu sẽ làm ảnh hưởng đến sự chi tiêu của Nhà nước, nhất là nhữngkhoản chi cho đầu tư phát triển kinh tế Và do đó, vai trò của thuế là công cụ
để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúcđẩy đầu tư trong, ngoài nước cũng bị giảm sút Như vậy, thất thu thuế đã làmcho mục đích của thuế không đạt được
Như các phần trên đã phân tích, sự tăng trưởng kinh tế chính là cơ sởtồn tại và phát triển của thuế Nhưng ngược lại, thuế lại được Nhà nước sửdụng làm công cụ để kích thích sự tăng trưởng kinh tế Với công cụ thuế, Nhànước không chỉ tạo ra được nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước màcòn góp phần kích thích sản xuất phát triển, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tếtheo các định hướng phát triển các vùng lãnh thổ, các ngành kinh tế mũi nhọn
Trang 24của quốc gia Tức là, chính sách động viên qua thuế của mỗi Nhà nước khôngnhững đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn phải cho phépkhai thác và tích cực bồi dưỡng các nguồn thu Nhà nước sử dụng hệ thốngthuế suất hay những ưu đãi về thuế hoặc đặt ra các thứ thuế mới để khuyếnkhích hay kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế, những vùng kinh tếtheo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, tạo ra một cơ cấukinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân Không những thế, Nhà nước còn sửdụng đúng đắn các nguồn thu ngân sách Nhà nước (trong đó nguồn thu thuế làchủ yếu) để chi cho mục đích kinh tế Muốn tăng trưởng nhanh, Nhà nướckhông thể không tạo dựng những tiền đề cần thiết như xây dựng hệ thống kếtcấu hạ tầng, đầu tư cho những công trình trọng điểm, ngành nghề then chốtcủa nền kinh tế quốc dân,… làm cơ sở để thu hút đầu tư trong nước và đầu tưnước ngoài Điều này càng có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam,tạo điều kiện cho Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với thị trường thế giới,thúc đẩy các nhà kinh doanh trong nước tăng cường đầu tư, đổi mới côngnghệ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm để phát triển kinh tế trong nước Vì vậy, thất thuthuế sẽ gây ra hậu quả làm cho những định hướng phát triển kinh tế của Nhànước không thực hiện được, tạo ra mất cân đối của nền kinh tế quốc dân, đặcbiệt là tạo ra một cơ cấu kinh tế bất hợp lý, ảnh hưởng đến môi trường cạnhtranh giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế-điều này làm ảnhhưởng đến tốc độ phát triển của nền kinh tế Hơn nữa, thất thu thuế còn làmmất cân đối ngân sách, giá cả hàng hóa biến động ảnh hưởng tới sản xuất vàtiêu dùng trong nước, gây khó khăn cho đời sống nhân dân Nền tài chínhquốc gia thiếu lành mạnh, mất ổn định sẽ gây ra hậu quả ngăn cản sự đầu tư
từ bên ngoài, do đó, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế trong nước
Về xã hội
Trang 25Thất thu thuế sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện công bằng xã hội vàgây ra những tiêu cực xã hội khác.
Góp phần thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quantrọng của thuế trong nền kinh tế xã hội Đồng thời đây cũng là một trong bamục tiêu cơ bản của hệ thống thuế Bằng các chính sách thuế và cơ chế quản
lý, điều hành công cụ thuế, một mặt Nhà nước điều tiết thu nhập của nhữngngười giàu có, phân phối lại cho những người nghèo thông qua chính sách chiNSNN, mặt khác bao quát hết nguồn thu, giám sát mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, đảm bảo cho mọi đối tượng cóhoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều được quản lý và đều phải nộpthuế Sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề, mặt hàng thuộc mọi thành phầnkinh tế trên toàn lãnh thổ quốc gia…thì phải được thực hiện nghĩa vụ thuếnhư nhau Có như vậy mới có sự bình đẳng, công bằng xã hội Xảy ra tìnhtrạng thất thu thuế thì sự công bằng không thể thực hiện được, trước hết làcông bằng trong nghĩa vụ đóng thuế giữa những đối tượng sản xuất, kinhdoanh trong xã hội, sau nữa là giữa những đối tượng sản xuất, kinh doanhtrong xã hội, sau nữa là giữa những người sản xuất kinh doanh với nhữngngười hưởng chính sách xã hội… chẳng hạn, các chủ sản xuất kinh doanhtrong cùng một ngành nghề, mặt hàng (giả sử có những điều kiện sản xuất,kinh doanh như nhau và loại trừ sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như chấtlượng hàng hóa, tín nhiệm khách hàng…) thì đối với các chủ thể trốn lậuđược thuế thì họ sẽ giảm giá bán, đẩy nhanh việc tiêu thụ, thu hồi vốn và quayvòng vốn nhanh, ngược lại, người không trốn được thuế (tức là chấp hànhnghiêm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước) thì giá bán sản phẩm cao, số lượngsản phẩm tiêu thụ chậm, vòng quay vốn chậm dẫn đến sản xuất không pháttriển và có thể dẫn đến tình trạng phá sản Trường hợp khác, trong kinh tế thịtrường hiện nay, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần
Trang 26kinh tế phát sinh, nếu chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế không giám sátbao quát được các hoạt động đó để thất thu, tình trạng trốn lậu thuế tràn lanthì làm sao có sự công bằng xã hội Hơn nữa, bên cạnh những ưu điểm củakinh tế thị trường, còn có những mặt trái của nó như đã nêu ở các phần trên.
Do đó, đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào thị trường,nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả, tạo nên cơ cấu sản xuấthợp lý đưa nền kinh tế vào thế phát triển ổn định Sự phân phối thông qua cơchế thị trường nhiều khi gây nên sự không công bằng trong xã hội Điều nàyđược hạn chế dần khi Nhà nước tham gia vào quá trình tái phân phối của cải
xã hội bằng “chính sách phân phối lại” Thông qua việc áp dụng chính sáchthuế lũy tiến đối với tầng lớp có thu nhập cao, đánh thuế nhẹ hoặc không đánhthuế đối với tầng lớp có thu nhập thấp, đánh thuế nặng đối với hàng hóa tiêudùng xa xỉ hoặc đánh thuế nhẹ và miễn thuế đối với hàng hóa tiêu dùng thiếtyếu đối với đa số dân cư…Khi nền kinh tế càng phát triển thì những khoảnchi ngân sách đảm bảo cho nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, vai trò điều tiếtthu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội của thuế càng được biểu hiện
rõ nét hơn Do đó, xảy ra tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho nhữnghoạt động sản xuất kinh doanh trái Pháp luật, những hoạt động thu lợi bấtchính phát triển, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mọi thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho sự phân hóanhanh chóng kẻ giàu, người nghèo trong xã hội, gây ra tình trạng bất hợp lýtrong phân phối thu nhập, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa cáctầng lớp dân cư Không những thế, thất thu thuế còn làm ảnh hưởng đến trật
tự xã hội, làm cho pháp luật bị vi phạm, kỷ cương của Nhà nước khôngnghiêm… Điều đó được thể hiện ở chỗ: những tổ chức, cá nhân chấp hànhnghiêm chỉnh pháp luật thuế, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN thìlòng tin của họ đối với Luật pháp không cao, ngược lại những kẻ trốn thuế,
Trang 27lậu thuế thì xem thường pháp luật, kỷ cương phép nước bị buông lỏng kéotheo vai trò lãnh đạo, điều hành của Nhà nước bị giảm sút và suy cho cùng là
xã hội kém phát triển
Về mặt đạo đức:
Thất thu thuế không chỉ gây hậu quản nghiêm trọng về kinh tế và xã hội,
mà nó còn ảnh hưởng xấu đến ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân của các
cá nhân đối với Nhà nước, đối với xã hội, làm cho mục tiêu của chính sáchthuế không đạt được ý tưởng đề ra
3 Chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1 Các nguyên tắc chủ yếu khi hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnhvực thuế XNK
Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cùng với những xu hướngliên kết kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, đã tạo ra những nguyên tắcnhất định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế Những nguyên tắc nàyđược áp dụng một cách phổ biến trong Tổ chức Thương mại Thế giớiGATT/WTO, cũng như các khối mậu dịch khu vực mà mỗi nước thành viêncủa các thể chế này đều phải tôn trọng Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu,xin chỉ tập trung chủ yếu vào những nguyên tắc cơ bản nhất mà từ đó có thểphát sinh các nghĩa vụ, cam kết hay quy định liên quan đến chính sách thuếxuất nhập khẩu
Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử Nguyên
tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệquốc và đối xử quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): nguyên tắc này đòi hỏi sự đối
xử mọi người bình đẳng như nhau Theo qui định của các hiệp định WTO,nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành
Trang 28viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất Nếu nhưmột nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất"
đó phải được dành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nướckhác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc Nguyên tắc MFN đảm bảorằng mỗi thành viên WTO đối xử với trên 150 thành viên khác như nhau
Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiêncủa Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT Nguyên tắc MFNcũng được đề cao trong Hiệp định chung về Dịch vụ GATS, Hiệp định vềQuyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs
Đối xử quốc gia (NT): Nguyên tắc này đòi hỏi đối xử với người nướcngoài và người trong nước như nhau, hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trongnước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đivào đến thì trường nội địa Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chếtrong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải tạo các điều kiệntương tự như đối với sản phẩm trong nước Vì thế các thành viên của WTOkhông được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và khôngđược phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTOkhác bằng các quy định hay tiêu chuẩn có tính phân biệt đối xử
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bảnquyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xửquốc gia chỉ áp dụng được khi hàng hoá dịch vụ và đối tượng của quyền sởhữu trí tuệ đã vào đến thị trường Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoákhông vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự
Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua
đàm phán WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơnthông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buônbán Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp phi thuế quan
Trang 29khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc,các hàng rào kỹ thuật… đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sáchngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.
Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòngđàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thịtrường Để thực hiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chứcnăng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tụcthảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại
Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình
đẳng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do,công bằng và không bị bóp méo Các quy định về phân biệt đối xử được xâydựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại Các đềukhoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự Tất cả cáchiệp định của WTO như Nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quanđến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranhngày càng bình đẳng hơn giữa các nước
Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế Các
cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kếtnhư vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hộitrong tương lai
Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hànghoá và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế Đốivới thương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thứcthuế trần
Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ
có thể thực hiện được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và
có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất Qua vòngđàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về
Trang 30ràng buộc thuế Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản, 100% sản phẩm đãđược ràng buộc thuế Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn chocác doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực WTO thừa
nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoáthương mại Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tốihuệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuậnnày tạo thuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tănghàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết
Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang
phát triển WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên
là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế mộttrong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dànhnhững điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêuđảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên
Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển
và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất địnhtrong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuậtcho các nước này
Như vậy, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế ở mức độ khu vựchay toàn cầu, đều đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những điều chỉnh nhất địnhtrong chính sách thương mại nói chung và chính sách thuế XNK nói riêng đểphù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế Mặc dù, có những điều khoản ưuđãi và nới lỏng cho những nước đang phát triển và đang trong quá trìnhchuyển đổi, việc tuân thủ các nguyên tắc này là vấn đề phức tạp và khó khănđối với các nước đang phát triển, do hệ thống chính sách đang trong quá trình
Trang 31xây dựng, hoàn thiện nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc chung trongthương mại quốc tế.
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý và chống thất thuthuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước đang phát triển
Tại các nước đang phát triển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là mộtphần của cải xã hội được huy động vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhucầu chi tiêu của Nhà nước Cơ sở kinh tế hay nền tảng của thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu là một bộ phận thu nhập được tạo ra từ hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá của tổ chức, cá nhân trong xã hội Do đó, việc động viênthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có giới hạn Giới hạn đó không thể vượtquá một mức nhất định trong tổng số thu nhập được tạo ra Mức thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách Nhà nước
và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại nếu thuế suất quy địnhquá cao so với thu nhập được tạo ra thì sẽ không khuyến khích các doanhnghiệp làm ăn chân chính, do đó Nhà nước sẽ bị thất thu, bên cạnh đó cònkhông khuyến khích được sản xuất trong nước tối ưu hóa sản xuất nhằm giảmgiá thành sản phẩm Thực tế cho thấy, nếu qui định thuế suất quá cao, đốitượng nộp thuế sẽ tìm cách để trốn lậu thuế, trong khi chi phí để chống trốnlậu thuế thường cao nên công tác chống gian lận thuế không mang lại kết quảnhư mong muốn Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với một sốvấn đề sau nếu muốn chống thất thu thuế một cách có hiệu quả:
Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu thương
mại quốc tế phát triển không ngừng, lưu lượng hàng hóa qua lại cửa khẩungày càng tăng mạnh, đa dạng cả về phương thức và chủng loại hàng hóa
Để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển cũng như đáp ứng yêucầu cải cách thủ tục hành chính nên cơ quan Hải quan không thể thực hiệncác biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát hiện tượng gian lận thương mại về
Trang 32thuế nhập khẩu đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu Chính vì vậy, vấn đềthất thu thuế nhập khẩu ngày càng trở nên cấp bách và trở thành vấn nạnđối với nền kinh tế.
Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do thực hiện các cam
kết theo các Hiệp định song phương và đa phương đã ký kết nên hàng hóanhập khẩu từ các quốc gia khác nhau sẽ áp dụng theo các quy định đã thỏathuận trong các Hiệp định ký kết khác nhau Nói khác đi, xuất xứ của hàngnhập khẩu sẽ quyết định đến mức thuế suất thuế nhập khẩu được áp dụng Đốivới hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước, khối nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏathuận đối xử tối huệ quốc hoặc có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhậpkhẩu sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn Do vậy, ngườinộp thuế có thể lợi dụng quy định này để thực hiện hành vi gian lận thuế nhậpkhẩu, gây thất thu cho NSNN Vì vậy, kiểm soát xuất xứ hàng nhập khẩu làmột vấn đề cần thiết đặt ra đối với cơ quan Hải quan ở các nước
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, do sự phát triển của trình độ khoa học
và công nghệ nên người nộp thuế có thể lợi dụng các thành tựu của khoa họccông nghệ để thực hiện các hành vi gian lận thuế nhập khẩu Đây thực sự làmột vấn đề khó khăn đối với cơ quan Hải quan ở các nước đang phát triển cótrình độ khoa học công nghệ ở mức khiêm tốn
Thứ tư, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới rất
đa dạng và phong phú Do đặc điểm lý, hóa của sản phẩm hoặc việc thay đổicác chi tiết kỹ thuật nhỏ có thể làm thay đổi công dụng cũng như giá cả củasản phẩm Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và khoa học
kỹ thuật ở các nước phát triển thì việc kiểm soát chính xác mức giá hàng hóanhập khẩu đối với các nước đang phát triển thực sự là vấn đề không đơn giản
Thứ năm, việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và chuyển sang các
biện pháp thuế quan có tác động tích cực trong đẩy mạnh hoạt động giao lưu
Trang 33thương mại quốc tế Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong giaiđoạn đầu khi các biện pháp thuế khóa chưa hoàn thiện nhưng đã phải dỡ bỏhoàn toàn và ngay lập tức các hàng rào phi thuế thì có thể này sinh tình trạnggian lận thương mại, tình trạng thất thu thuế nhập khẩu gia tăng.
Ngoài ra, tác động của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:Tác động tới sự chu chuyển vốn, mở đường cho các nhà kinh doanh ở cácnước phát triển chuyển vốn đầu tư vào các nước đang phát triển hoặc từ nội
bộ các nước đang phát triển với nhau Các hoạt động này đã làm cho nguồnvốn có sự biến đổi cả về lượng và chất, mà hướng quan tâm chủ yếu vẫn làdòng vốn đổ về các nước đang phát triển từ việc XNK hàng hóa Sự tiếp nhậnkhoa học kỹ thuật và nền công nghệ cao của các nước phát triển làm cho sựphát triển kinh tế của các nước đang phát triển có nhiều thuận lợi hơn
Các nước đang phát triển không chỉ đón nhận thời cơ, mà còn có cơhội lựa chọn và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và dây chuyềncông nghệ tiên tiến để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao năng lựccủa nền kinh tế nhờ phương thức đi tắt đón đầu các thành tựu khoa học - côngnghệ mới nhất, tiên tiến nhất như các hệ thống thông quan điện tử nhằm giảmthiểu chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian cho cơ quan hải quan, hànghóa XNK được làm thủ tục nhanh gọn, hoặc tiếp nhận một số dự án CNTTgiúp cơ quan hải quan quản lý chặt chẽ hơn và chính xác hơn đối với hànghóa XNK, chuyển đổi từ việc quản lý thủ công sang quản lý bằng máy móchiện đại, sử dụng các máy soi để phát hiện việc vận chuyển và buôn lậu cáchàng hóa cấm, quản lý các hành khách XNC, hàng hóa XNK
Từ sự tác động tích cực này, toàn cầu hóa đã đem lại một nguồn lực vôgiá lực lượng sản xuất cho các nước đang phát triển Đó là sự lớn lên cả về sốlượng và chất lượng của hàng hóa XNK, khả năng đẩy nhanh sự phát triểnkinh tế của đất nước theo hướng tiên tiến, hiện đại và đóng vai trò quan trọng
Trang 34trong việc phát triển kinh tế Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các nước đangphát triển tiếp cận và đưa hàng hóa của mình xâm nhập vào thị trường thếgiới Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của cácnước đang phát triển đã dần dần trở thành lực lượng ngoại thương chủ yếu vàthị trường đã đóng vai trò kích thích phát triển kinh tế cho mỗi nước Thúcđẩy xu hướng liên kết, hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tạothế trong quan hệ kinh tế quốc tế và sự phát triển bền vững, góp phần làmchuyển biến cơ cấu kinh tế để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hướng vào việcxuất khẩu hàng hóa, khai thác những lợi thế mà họ có để phát triển, thoátnhanh ra khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhữngthách thức không nhỏ đối với vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ cácnước đang phát triển Cơ hội xuất khẩu lớn ngày càng mở rộng và cần sựchung sức, nỗ lực từ phía Nhà nước và doanh nghiệp Chính sách thương mạicần khắc phục được những bất cập hiện nay ở các nước đang phát triển, nhưcải thiện về công tác tham vấn, phổ biến, các biện pháp phòng vệ thương mại,thuận lợi hóa thương mại Các doanh nghiệp cũng cần tính đến xuất khẩucác mặt hàng truyền thống kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khảnăng cạnh tranh Các thị trường như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
EU vẫn còn không ít triển vọng tăng trưởng Qua đó mở rộng thị trường, xuấtkhẩu hàng hóa nhiều hơn, thúc đẩy giao thương, tạo tiền đề cho sự phát triểnkinh tế nhanh và rút ngắn thời gian đạt mục tiêu Hội nhập kinh tế sẽ mang lạilợi ích nhiều mặt cho doanh nghiệp như cơ hội tiếp nhận những thành tựu mới
về khoa học và công nghệ, về tổ chức quản lý, về sản xuất và kinh doanh, mởrộng thị trường tiếp cận vốn, công nghệ, ý tưởng
Trang 353.3 Các điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc chống thất thu thuế vớihàng hóa xuất nhập khẩu
Chống thất thu thuế với hàng hóa XNK luôn là một việc không hề dễdàng đối với cơ quan Hải quan Theo NCS, để đảm bảo cho việc chống thấtthu thuế với hàng hóa XNK tại Viêt Nam, cần phải có các điều kiện cơ bảnsau đây:
3.3.1 Điều kiện CẦN để đảm bảo cho việc chống thất thu thuế vớihàng hóa XNK
Một là: Phải có hệ thống pháp luật quốc gia đầy đủ, chi tiết, công khai,
minh bạch, với các quy định rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện những vấn
đề liên quan đến hoạt động thu thuế hàng hóa XNK
Hệ thống pháp luật quốc gia được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quyđịnh của quốc tế về thuế với hàng hóa XNK Quy định quốc tế về phân loạihàng hóa hiện nay đã nêu trong Công ước HS của WCO Các quy định trongCông ước HS phải được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhằmbảo đảm yêu cầu:
(i) Biểu thuế xây dựng phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại, áp
mã hàng hóa XNK trong Công ước HS Trong lĩnh vực phân loại, áp mã hànghóa XNK, trên quy mô toàn cầu, Công ước HS là Công ước quốc tế duy nhấtchuyên về lĩnh vực phân loại, áp mã hàng hóa, được các Nước thành viêntham gia Công ước, kể cả các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ chưa là thànhviên chính thức của Công ước, đã cam kết và thừa nhận và chấp nhận làchuẩn chung có tính quốc tế trong việc phân loại áp mã hàng hóa XNK chínhxác và thống nhất
(ii) Phải tuân thủ đầy đủ và thực hiện hiệu quả các khuyến nghị vềchống chuyển giá và gian lận thương mại của WCO và Uỷ ban kỹ thuật củaWTO liên quan đến hàng hóa XNK Trong thực tế thương mại quốc tế, nhiềumặt hàng mới không ngừng xuất hiện, trong nhiều trường hợp, các Nước
Trang 36thành viên gặp khó khăn trong việc phân loại, áp mã chính xác hàng hóa đó
để xác định mức thuế, nên đã gửi yêu cầu đến Uỷ ban HS của WCO để được
tư vấn, hướng dẫn về phân loại, áp mã số Một khi Uỷ ban HS của WCO biểuquyết thông qua việc phân loại, áp mã mặt hàng đó thì các nước thành viênchấp nhận thực hiện thống nhất Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống phápluật đầy đủ theo hướng đảm bảo tuân thủ các khuyến nghị và chuẩn mực củaWCO Việc tuân thủ chuẩn mực trong lĩnh vực phân loại, áp mã hàng hóaXNK giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc khai báo mã số hàng hóa,việc khai báo là thống nhất đối với cả nước xuất khẩu hàng hóa cũng như đốivới nước nhập khẩu chính mặt hàng đó
(ij) Sự thống nhất trong việc xác định chính xác tên hàng, mã số củahàng hóa XNK theo các chuẩn phân loại áp mã quốc tế, giữa các cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa XNK (cơ quan thương mại,vận tải, hải quan, ngân hàng…) sẽ tạo thuận lợi cho các bên liên quan trongviệc tuân thủ các hiệp định và công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đãhoặc đang đàm phán tham gia
Hai là: Phải có tổ chức bộ máy và nguồn lực (nguồn nhân lực và vật
lực) để thực hiện việc chống thất thu thuế với hàng hóa XNK
Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ chống thất thu thuế ở mỗi quốc giakhác nhau có yêu cầu quản lý đối với hàng hóa XNK là khác nhau Ở một sốnước, chức năng nhiệm vụ của cơ quan Hải quan chủ yếu là bảo đảm an ninhbiên giới quốc gia (như Hải quan Hoa Kỳ, Hải quan Singapore, Hải quanAnh…), công tác chống thất thu thuế với hàng hóa XNK vì thế cũng có yêu cầuriêng Với nhiều nước, công tác quản lý hải quan không chỉ nhằm mục đích bảođảm an ninh biên giới mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ thịtrường, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước như hải quan Trung Quốc,Hải quan Malaysia, Hải quan Việt Nam…Tại các nước này, cơ quan Hải quan
có nhiệm vụ quan trọng kiểm soát và thu thuế hàng hóa XNK Việt Nam là một
Trang 37quốc gia đang phát triển nên việc quản lý thuế với hàng hóa XNK đóng một vaitrò quan trọng trong việc thu thuế cho ngân sách nhà nước do tỷ trọng của số thu
từ Hải quan trong tổng thu ngân sách nhà nước còn rất lớn Do vậy, một đội ngũcán bộ, công chức hải quan được đào tạo, được trang bị những kiến thức sâu, cókinh nghiệm thực tế về thuế XNK là rất quan trọng để thực hiện mục tiêu chốngthất thu thuế với hàng hóa XNK
Để thực hiện việc chống thất thu thuế, yêu cầu đặt ra là các đối tượngtham gia thực hiện cần được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.Việc có được đội ngũ cán bộ, nhân viên của DN tham gia hoạt động XNK cókiến thức, hiểu biết về thuế XNK, có ý thức tuân thủ pháp luật cao chắc chắn
sẽ giúp cho công việc này được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quảnhất Về phía cơ quan hải quan, việc thường xuyên đào tạo, tập huấn cho cán
bộ, công chức hải quan thông thạo về kỹ năng nghiệp vụ thuế và các nghiệp
vụ liên quan khác vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ để thực hiện nhiệm vụđược giao trong công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK, nhằm thựchiện quản lý đúng chính sách XNK, thực hiện thu đúng, thu đủ thuế và cáckhoản thu khác theo quy định của pháp luật
Ba là tăng cường trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho các
Trung tâm PTPL và cơ sở giám định hàng hóa đủ khả năng phân tích, giámđịnh xác định chính xác bản chất, thành phần cấu tạo, công dụng của hànghóa XNK Phải có hệ thống trung tâm phân tích phân loại đủ năng lực để cơquan hải quan và doanh nghiệp dễ dàng trong việc kiểm chứng các kết quảphân loại áp mã hàng hóa XNK Các trung tâm này phải có sự liên kết trongquản lý để tránh đưa ra những kết quả phân loại áp mã quá trái ngược nhau,dẫn đến việc áp dụng các mức thuế khác nhau
Bốn là, phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong quản lý
giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác:
Trang 38Việc kiểm soát chống thất thu thuế XNK không chỉ giới hạn trong phạm vi cơquan hải quan, mà là một chu trình liên tục, liên quan đến nhiều tổ chức khácnhư cơ quan thuế nội địa, ngân hàng thương mại…Với sự phối hợp chặt chẽ,các cơ quan này có thể trao đổi, đối chiếu số liệu và các dữ kiện liên quankhác, qua đó phát hiện sự không nhất quán giữa số liệu khai báo khi nhậpkhẩu và số liệu khai báo với cơ quan thuế nội địa trong việc hạch toán kinhdoanh, các số liệu thanh toán qua ngân hàng…
3.3.2 Điều kiện ĐỦ để đảm bảo việc chống thất thu thuế với hàng hóaxuất nhập khẩu chính xác và có hiệu quả
Một là: Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật
và các quy định về thuế với hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp XNK hànghóa và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hóa XNK
Công tác tuyên truyền hướng dẫn phải được quan tâm đúng mức Cơquan Hải quan cần xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn áp dụngthống nhất sáu (6) các quy tắc phân loại áp mã và các văn bản pháp luật đểcán bộ hải quan cũng như doanh nghiệp dễ tiếp cận và sử dụng, qua đó tự xácđịnh mức thuế phải nộp Việc công bố những tài liệu này phải được đăng tảicông khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan và các phương tiện thông tinđại chúng khác Sự dễ dàng tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật vàcác tài liệu trong việc hướng dẫn về thuế hàng hóa XNK với tất cả các chủ thểtham gia hoạt động ngoại thương
Hai là đưa ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực quản lý thuế Hải quan phải xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ vớihàng hóa XNK để có thể dễ dàng tra cứu và có thể áp dụng các phương phápquản lý hải quan hiện đại để có thể phát hiện kịp thời nhữn bất cập trong việcxác định mức thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu không đảm bảo chính xác vàthống nhất
Trang 39Ba là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải quan trong
đó có quy trình thực hiện việc phân loại, áp mã hàng hóa XNK Cơ quan Hảiquan chủ động và tăng cường áp dụng những phương pháp quản lý hải quanhiện đại như quản lý rủi ro, thông quan điện tử, khai báo từ xa… để dễ dàngphát hiện những kết quả phân loại áp mã hàng hóa XNK chưa chính xác vàthống nhất, qua đó xác định mức thuế phu hợp Hình thành một cơ quan đóngvai trò trọng tài trong việc xác định chính xác và thống nhất việc phân loại áp
mã hàng hóa
Bốn là thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin về kết quả phân
loại, áp mã hàng hóa XNK giữa cơ quan Hải quan các nước Trong hoạt độngthương mại quốc tế, hàng hóa nhập khẩu của nước này, đồng thời là hàng hóaxuất khẩu của nước khác Do đó, việc trao đổi thông tin về kết quả phân loại,
áp mã hàng hóa giữa cơ quan Hải quan các nước là rất cần thiết giúp cho việcxác định chính xác và thống nhất hàng hóa XNK, qua đó giúp chóng thất thuthuế cho ngân sách nhà nước
Năm là, có hệ thống chế tài đủ mạnh, đảm bảo được nguyên tắc: lợi ích
có được từ hành vi gian lận, trốn thuế luôn nhỏ hơn thiệt hại do các biện phápchế tài nếu có hành vi gian lận trốn thuế
4 Một số phương pháp quản lý hải quan hiện đại chống thất thu thuế với hàng hóa XNK
4.1 Áp dụng kỹ thuật QLRR trong lĩnh vực thuế
Thời gian gần đây do lượng hàng hoá qua các cửa khẩu tăng, các quốcgia đều có xu hướng mở cửa thị trường và tiến trình này đã mang tính toàncầu hoá Việc một sản phẩm được chế tạo ở nhiều nước đã trở nên phổ biếnhơn Các tiến bộ khoa học không ngừng được áp dụng trong các ngành sảnxuất, dịch vụ làm cho các sản phẩm xuất khẩu có sự thay đổi nhanh chóng vềkiểu dáng, công năng, tính chất sử dụng đa mục đích đòi hỏi ngành Hải
Trang 40quan phải không ngừng đổi mới thì mới theo kịp các bước tiến của thế giới.
Do đó, Hải quan nhiều nước đã áp dụng cách tiếp cận hệ thống và nguyên tắcQLRR Điều này, cho phép Hải quan tăng hiệu quả trong hoạt động và hợp lýhoá quy trình thủ tục theo hướng cho phép áp dụng các nguyên tắc kiểm tratối thiểu tránh can thiệp vào giao dịch thương mại bình thường của doanhnghiệp Áp dụng QLRR đối với hoạt động thương mại, vấn đề đầu tiên là lựachọn và lập mục tiêu các lần kiểm tra, kiểm toán thông qua phân tích thôngtin dựa trên các cơ sở dữ liệu Hải quan và các nguồn thông tin khác, đối chiếuquan hệ giữa số liệu Hải quan và các nguồn ngoài ngành Hải quan Một sốcông cụ để phân tích dữ liệu bao gồm:
Phân tích tỷ số: Phân tích tỷ số là nghiên cứu và so sánh về quan hệ giữa
dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu tại thời điểm được lựa chọn Các thống kê vềcác số liệu lịch sử hoặc các phép toán được thực hiện theo chu kỳ thời gian,việc tính toán dựa trên các số liệu thống kê thu thập cũ và mới trong mối tươngquan với tổng thể chung của các loại hàng hoá XNK tương tự trong thời điểmkiểm tra, qua đó phát hiện những dấu hiệu doanh nghiệp có gian lận thuế
Phân tích chuỗi thời gian: Kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian là để lập
chỉ số được sử dụng rộng rãi trong thông tin công, chẳng hạn như chỉ số giátiêu dùng và chỉ số chứng khoán để tất cả các dữ liệu được so sánh theo cùngmột cơ sở chung và số liệu đó có thể được kết hợp lại trong so sánh Hải quanmột cách dễ dàng Các cách làm thay thế là phân tích thay đổi tăng dần đểtính toán và phân tích các thay đổi theo từng thời kỳ Ví dụ như thay vì xemxét lại tổng mức thuế đã thu theo thời gian, một phân tích có thể được thựchiện về thay đổi trong tổng mức thuế đã nộp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.Việc sử dụng các biểu đồ là đặc biệt hữu ích khi khối lượng số liệu lớn và độdốc của các đường tuyến tính chỉ ra dấu hiệu về tỷ lệ thay đổi
Phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy được sử dụng để dự báo về các