1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần vật tư và xây dựng Hà Nội

70 817 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 633,5 KB

Nội dung

Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần vật tư và xây dựng Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn nền kinh tế đang bị khủng hoảng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một giải phát giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xây dựng tiền công lao động chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành Thì việc nâng cao hiệu quả lao động là yế tố đặt lên hàng đầu Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất Việc sử dụng lao động một cách hiệu quả, hợp lý luôn là vấn

đề đặt ra cho các nhà quản trị nhiều vấn đề cần giải quyết Làm tốt bài toán về lao động giúp doanh nghiệp ổn định chỗ đứng trên thị trường

Nâng cao năng xuất lao động giúp nâng cao tiền lương, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động Làm cho người lao động yên tâm sản xuất đóng ghóp vào sự phát triển của doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập tại công ty CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI em thấy vấn đề sử dụng lao động còn nhiều khía cạnh cần được giải quyết Để có thển đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền

kinh tế Em chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty CP vật tư và xây dựng Hà Nội”

Làm chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề gồm 3 phần

Phần I : Tổng quan về công CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội

Phần II : Phân tích hiệu quả xử dụng lao động tại công ty CP vật tư và xây dựng Hà Nội

Phần III Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty CP vật tư và xây dựng Hà Nội

Trang 2

PHẦN I TỔNG QUAN

VỀ CÔNG TY CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

1 Quá trình hình thành và phát triển.

1.1 Sự ra đời.

Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước ra đời từ rất sớm Nhưng đến thời kỳ 90-91 Sau khi Liên Xô tan dã tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động Cùng với đó là hàng loạt các chính sách kinh tế mới được ban hành Trong đó có mô hình tổng công ty 90,91 Trước tình hình đó vào năm 1993

Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng đã ra quyết định thành lập lại công ty và lấy tên là: CÔNG TY VẬT TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN DỤNG

Tên giao dịch quốc tế: COMAPRO

Đặt trụ sở chính tại: 39C – Hai Bà Trưng- Quận Hoàn Kiếm- Hà NộiVốn Kinh doanh(Ngân sách và tự bổ xung) 126.5 triệu đồng

Nghành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh vật tư, dịch vụ xây dựng cơ bản, Kinh doanh nhà hàng, sản xuất bia, nước ngọt, sản xuất nan chiếu trúc xuất khẩu

Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh công ty không ngừng phát triển, và đóng ghóp vào ngân sách nhà nước Đến năm 1997 đứng trước tình hình suy thoái kinh tế chung trong khu vực và toàn cầu

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện và vụ trưởng Vụ tổ chức – cán bộ

Quyết định đổi tên CÔNG TY VẬT TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN DỤNG thành CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG thuộc Tổng Công Ty Thiết bị kỹ thuật điện

Đến năm 2008 sau khi việt Nam gia nhập WTO Và tình hình kinh tế thế

Trang 3

giới bước vào cuộc đại suy thoái chưa từng có trong lịch sử Để có thể hội nhập và thích nghi với những khó khăn mới này công ty đã có một bước đi vô cùng quan trọng là “ cổ phần hóa” và lấy tên công ty là :

CÔNG TY CP VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Tên giao dịch quốc tế: hanoi materials and construction joint stock company

- Tên giao dịch quốc tế viết tắt: HMCC

- Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của việt nam

- Trụ sở đăng ký của công ty:

Địa chỉ : 39C Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Sau khi được thành lập lại vào ngày 2/3/1993 lấy tên là CÔNG TY VẬT

TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG DÂN DỤNG Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực như: kinh doanh vật tư, dịch vụ xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà hàng, sản xuất bia nước ngọt, sản xuất nan chiếu trúc xuất khẩu Với số vốn ban đầu chỉ có 126.5 triệu đồng Sau 4 năm hoạt động và phát triển doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể thi công nhiều công trình quan trọng Đem lại công ăn việc làm và tạo đời sống ấm lo cho cán bộ và công nhân viên trong công ty

Trang 4

Đến năm 1997 sau khi đổi tên thành CÔNG TY VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG thuộc TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ KỸ THUẬT ĐIỆN Tổng số vốn của doanh nghiệp đã tăng lên 1.163.117.977 đồng( một tỷ một trăm sáu ba triệu một trăm mười bảy nghìn chín trăm chín bảy đồng) Công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang nhiều ngành nghề mới như: Sửa chữa trang trí nội thất, khai thác đá xây dựng, xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp, xây dựng kinh doanh nhà…

Sau khi cổ phần hóa tổng số vốn ban đầu của công ty là 10.000.000.000 đồng ( mười tỷ đồng) trong đó số vốn nhà nước chiếm 45% tổng vốn, còn lại thuộc sở hữu các cổ đông So với mức tổng vốn năm 1997 tổng số vốn đã tăng lên 8.59 lần Mở rộng ngành nghề kinh doanh sang một số lĩnh vực mới là: Xây dựng giao thông, thủy lợi, viễn thông, bưu điện…

Trong nhiều năm phát triển trong nền kinh tế thị trường Công ty đã đứng vững và phát triển qua các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nhờ lấy chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu

Sản phẩm của công ty đa dạng trong các lĩnh vực san nền, xây dựng các công trình kiển trúc dân dụng, đường dây tải điện, cấp thoát nước…Các công trình được chủ đầu tư đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công và giải pháp kỹ thuật hợp lý

Giá trị sản lượng hàng năm của công ty ổn định và tăng trưởng Thiết bị được đổi mới, bổ xung năng lực phù hợp với yêu cầu của thị trường

Trang 5

Giấy phép hành nghề xây dựng số 148 BXD/CSXD ngày 06/07/1995Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 204 cấp ngày 06/05/1997

Về con người

Đơn vị có lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý lâu năm có kinh nghiệm, hàng ngũ công nhân lành nghề theo các nghành nghề được đào tạo cơ bản và được thi công nhiều công trình có kiến trúc phức tạp

Sau đây là một số cônng trình tiêu biểu sau mà công ty đã thực hiện:

Công trình dân dụng:

Nâng cấp khách sạn Giảng Võ, khách sạn Nàng Hương

Nhà ở của bộ công nghiệp nặng

Thi công nhà làm Xí Nghiệp vật liệu xây dựng điện

Xưởng sản xuất bia hơi Gia Lâm

Kho dự trữ quốc gia Hà Tây

Thi công hệ thống thủy lợi Tam Dương huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

San lấp mặt bằng hồ Thanh Trì

Nhà làm việc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện

Văn phòng làm việc chi cục dự trữ Hà Nội

Và nhiều công trình khác

Trang 6

BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

( Đơn vị tính: Việt Nam đồng)

Năm hoàn thành 1.Công trình đường dây viễn thông

Xóa công tơ tổng khu

GNVC Hải Phòng 420.000.000 Điện lực Hải Phòng 3/2003 5/2003Xây dựng đường dây và

các TBA cho bưu điện

công tơ tổng khu TBA

Thủy Nông Phù Yên

-Sơn La

1.096.000.000 Điện lực Sơn La 9/2003 12/2003

CQT xóa bán điện qua

công tơ tổng khu 12 thị

trấn Hát Lót - Mai Sơn

- Sơn La

789.000.000 Điện lực Sơn La 8/2003 10/2003

Trang 7

Bổ xung lưới điện TBA

Xóa công tơ tổng khu

du lịch Quán Sỏi -An

Hải - Hải Phòng

480.000.000 Điện lực Hải Phòng 6/2004 8/2004

CQT xã Nghi Tiến -

Nghi Lộc -Nghệ An 750.000.000 Điện lực Nghệ An 9/2004 12/2004 CQT xóa bán tổng khu

cải tạo QL13 đoạn Bờ

Đậu-Thủy Khẩu gói

thầu số 14

968.177.000 PMU5 11/2004 12/2004

Trang 8

thống tiếp địa, cầu cáp

thuộc Dự án xây dựng

hạ tầng viễn thông nông

thôn giai đoạn 4 Bắc

Kạn

824.605.707 Điện lực Bắc Kạn 3/2007

6/2007 Sửa chữa lớn ĐZ 10 Kv

lộ 971- TG Đông

Hưng , tỉnh Thái Bình

997.284.000 Điện lực Thái Bình 12/2007

1/2008 Cấp điện khu tái định

cư xã Chiềng Đen - tỉnh

Sơn La

2.299.834.000 Điện lực Sơn La 1/2008

Trang 9

Cung ứng vật tư thiết bị như:

- Máy ép nốp ô tô cho nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội

- Thiết bị máy sản xuất ô xy cho tỉnh Quảng Nam

- Cung cấp muối hàm lượng cao cho các nhà máy hóa chất Việt Trì, giấy in Bãi Bằng

1.3 Chức năng và nhiệm vụ

Từ sau khi cổ phẩn hóa công ty hạch toán độc lập Có đầy đủ tư cách pháp nhân Hoạt động độc lập với chức năng chính là thi công các công trình đường dây tải điện

Phát huy tinh thần đoàn kết tập thể cán bộ công nhân viên luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao Đem ánh sáng đến cho nhiều hộ gia đình nhất là vùng sâu vùng xa Thúc đầy phát triển kinh tế những vùng khó khăn trước đây chưa có điện Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân những vùng

mà công ty đã đi qua Trong nhiều năm qua cán bộ công nhân viên luôn lấy khẩu hiệu “ Tất cả vì hạnh phúc của mọi nhà” làm phương hướng, động lực hoạt động Hàng năm công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và tham gia nhiều hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với cộng đồng

Trang 10

- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh.

- Sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, kim loại màu, kết cấu đường dây trạm điện

- Thi công đường dây và trạm điện từ 220KV đến 0.4KV

- Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá và khai thuế hải quan

- Tư vấn thương mại, đấu thầu, mua thiết bị các công trình xây dựng

- Các nghành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

(Đường dây 500 KV playcu – Thường tín)

2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Công ty không ngừng đổi mới nâng cao trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ Dựa trên cơ sở của công nghệ trước đây Đặc biệt là đưa các ứng dụng mới nhất của các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất Đã rút ngắn được thời gian thi công Nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế cho công

Trang 11

ty Cán bộ công nhân viên thường xuyên đóng ghóp những giải pháp, sáng kiến thi công phù hợp với từng công trình và điều kiện cụ thể

Xác định rõ vai trò con người là yếu tố quyết định Sự phát triển của công ty phụ thuộc vào sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong công ty Công ty xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm Đồng thời có bộ máy tổ chức làm việc hiệu quả Có hệ thống dữ liệu thông tin phong phú đa dạng đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời Luôn luôn cải tiến đổi mới quy trình công nghệ đã tạo lên sự thành công cho doanh nghiệp

Trình tự thi công đường dây.

Bước 1 : Nhận tuyến

Bước 2.: Thi công đào móng

Bước 3 :Vận chuyển vật liệu vào vị trí

Bước 4 : Đúc bê tông cột móng

Bước 5 : Dựng cột

Bước 6 : Lắp đặt xà, thiết bị, phụ kiện mới

Bước 7 : Cắt điện, dải căng dây lấy độ võng dây mới

Bước 8 : Nghiệm thu, đấu nối

2.3 Đặc điểm máy móc thiết bị

Bảng 2 :

Danh mục máy móc thiết bị thụ vụ thi công

tính

Số lượng

Năm sản xuất

Số thiết bịThuộc sở hữu

Đi thuê

Trang 12

Ô tô Uoat Chiếc 04 9 Sở hữu

Bình khối lượng riêng Chiếc 06 3 Sở hữu

Máy kiểm tra mối hàn Chiếc 03 6 Sở hữu

Máy đo điện trở 1 chiều Chiếc 04 2 Sở hữu

Máy đo điện trở tiếp xúc Cái 04 2 Sở hữu

(Nguồn P KỸ THUẬT)

Trang 13

2.4 Đặc điểm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu thục vụ thi công các công trình do TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM cung cấp Gồm các loại dây điện, cột điện cho đường dây từ 220 kv đến 0.4 kv Ngoài ra còn một số các đồ dùng thiết bị chuyên dụng khác Những vật liệu khác thụ vụ thi công móng cột điện công ty mua tại địa phương như xi măng, sắt thép, cát sỏi…

Trong giai đoạn hội nhập công ty đang mở rộng tìm kiếm các nhà cung ứng khác trong nước và nước ngoài Nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng NVL thục vụ thi công các dự án Nhất là các công trình đương dây trên 50 KV

2.5 Đặc điểm về thị trường, khách hàng

Thị trường chuyền thống và lâu đời từ khi được thành lập đến nay là các tỉnh tây bắc bộ như Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn Các tỉnh đông bắc bộ như Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội…

Khách hàng chính của công ty là sở điện lực các tỉnh, huyện các tổng công ty xây dựng như PMU5, RPMU2…

2.6 Đặc điểm vốn kinh doanh

2.6.1 Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty là: 10.000.000.000 đồng ( Mười tỷ đồng)

Tổng số vốn điều lệ được chia thành : 1.000.000 ( Một triệu) cổ phần.Mệnh giá : 10.000 ( Mười nghìn đồng) một cổ phần

Trang 14

bất kỳ hinh thức nào ( Trừ trường hợp do Đại hội đồng cổ đông quyết định khác mà không trái với pháp luật)

2.6.2 Cổ phần:

Các cổ phần của công ty vào ngày thông qua điều lệ bao gồm

- 450.000 cổ phần vốn nhà nước, chiếm 45% vốn điều lệ

- 550.000 cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông khác, chiếm 55% vốn điều lệ

Ngoài ra công ty có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi khác khi có sự chấp thuận của Đại hội cổ đông và phù hợp với quy định của Pháp Luật

Theo quy định trong điều lệ của công ty Cổ phần phổ thông phải được

ưu tiên bán cho các cỏ đông hiện hữu theo tỉ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của họ trong công ty tại thời điểm phát hành trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông quy định khác Công ty phải thông báo việc chào bán

cổ phần, trong thông báo phải nêu rõ số cổ phần được chào bán và thời hạn đăng ký mua phù hợp( Tối thiểu 20 ngày làm việc) để cổ đông có thể đăng ký mua Số cổ phần cổ đông không đăng ký mua hết sẽ do Hội đồng quản trị côn

ty quyết định

Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho các đối tượng theo các điều kiện và cách thức mà Hội đồng quản trị thấy là phù hợp, nhưng không được bán số cổ phần đó theo các điều kiện thuận lợi hơn so với nhũng điều kiện đã chào bán cho các cổ đông hiện hữu, trừ trường hợp được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận khác hoặc trong trường hợp cổ phần được bán qua

Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán

Công ty có thể mua cổ phần do chính công ty đã phát hành theo nhũng cách thức được quy định trong Điều lệ và pháp luật hiện hành Cổ phần phổ thông do Công ty mua lại là cổ phiếu quỹ và Hội đồng quản trị có thể chào bán theo những cách thức phù hợp vớ quy định của Điều lệ công ty Luật

Trang 15

chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan

Công ty có thể phát hành các loại chứng khoán khác phù hợp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi được phê chuẩn bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông

Trang 16

2.6.4 Cơ cấu vốn Bảng 3 : BẢNG CƠ CẤU VỐN

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

Trang 17

2.7 Đặc điểm cơ cấu sản xuất

Là một công ty xây dựng đặc biệt là phải thi công những công trình có địa hình phức tạp đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức thi công hơp lý, gọn nhẹ và hiệu quả cao Để làm được như vậy từ khi thành lập đến nay trải qua mỗi giai đoạn phát triển công ty luôn tìm cho mình một cơ cấu phù hợp Hơn thế nữa là phải có một bộ phận chỉ huy công trường làm việc hiệu quả với sự chỉ đạo hợp lý của ban giám đốc và sự tham gia ý kiến của các phòng ban khác Với sơ đồ tổ chức như (bảng 5) đã giúp công ty hoàn thành được công việc gần đây một cách hiệu quả và chất lượng đem lại sự phát triển cho công ty Và chúng ta có thể thấy rằng trong thời gian tới sơ đồ bộ máy tổ chức thi công trên vẫn phù hợp

Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện trường

(Nguồn: P TC – HC)

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

P.KỸ THUẬT

BAN TÀI CHÍNH CÔNG TRƯỜNG

P.KH-KD

CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG

BỘ PHẬN

GSKT-KTAT

Trang 18

2.8 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.8.1 Hội đồng quản trị

Các thành viên của hội đồng quản trị do cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu

cổ phần của từng cổ đông Hoặc được các cổ đông khác ghộp quyển sở hữu

cổ phần với nhau để bỏ phiếu đề cử

Hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh

và các công việc khác của công ty Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty Trừ quyền thuộc đại hội đồng

cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua HĐQT có quyền bãi nhiệm

và bổ nhiệm các chức danh như: Giám đốc điều hành, phó giám đốc, kế toán trưởng…

Hội đồng quản trị còn có nhiệm vụ như phê chuẩn việc thành lập chi nhánh văn phòng đại diện Thành lập các công ty con của công ty

2.8.2 Chủ tịch hội đồng quản trị.

Hội đồng quản lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng ra một thành viên làm chủ tịch HĐQT và có thể kiêm chức danh giám đốc điều hành của công ty

Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm triệu tập và chủ tọa Đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của Hội đồng quản trị, đồng thời có những quyền theo quy định luật doanh nghiệp Chịu trách nhiệm đảm bảo hội đồng quản trị báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo hoạt động của công ty Báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra của hội đồng quản trị cho các cổ đông tại đại hội đồng cổ đông

Trang 19

CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG

BAN TÀI CHÍNH CÔNG TRƯỜNG

Đội xây lắp 3

Đội xây lắp 2

Trang 20

3 Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm từ 2005 – 2008

Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trang 21

PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP

VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

1 Thực trạng sử dụng lao động tại công ty CP Vật Tư và Xây Dựng

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy số lượng lao động biến động qua từng năm và không theo quy luật

Cụ thể:

Tổng số lao động của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 16 người tương ứng tốc độ giảm là 5.13% Sang đến năm 2007 giảm thêm 6 người tương ứng với tốc độ giảm là 2.02% Đến năm 2008 tổng số lao động tiếp tục giảm thêm 2 người tương ứng tốc độ giảm 0.68%

Trang 22

Nguyên nhân của sự giảm số lượng liên tục qua các năm là do ảnh hưởng của dấu hiệu suy thoái kinh tế Các dự án đã giảm so với các năm trước Công ty liên tục phải điều chỉnh số lượng lao động cho phù hợp Đồng thời trong thời gian qua công ty cũng đã đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại nâng cao năng suất Thay thế lao động chân tay bằng máy móc.

Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động trực tiếp liên tục giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động và giao động trong khoảng 84-85% Ta thấy năm 2005 tổng số lao động trực tiếp là 265 người chiếm 84.93% Sang năm 2006 lao động trực tiếp giảm 14 người và tỷ lệ lao động trực tiếp giảm xuống 84.8% giảm 0.13% Đến năm 2007 lao động trực tiếp giảm thêm 6 người làm cho tỉ lệ lao động trục tiếp trong tổng số lao động giảm xuống 84.48% và giảm 0.45% Đầu năm 2008 số lao động trực tiếp chỉ còn 242 người giảm thêm 3 người so với năm 2007 và tỉ lệ chiếm 84.02% giảm thêm 0.46% Nguyên nhân sự giảm số lượng lao động trên là do ảnh hưởng chung của sự biến động số lượng lao động trong công ty Nhưng ta thấy đã có dấu hiệu của sự bất ổn trong cơ cấu lao động khi tỉ lệ số lượng lao động trực tiếp trong tổng số lao động liên tục giảm qua các năm

- Xét theo đặc điểm về giới tính ta thấy.

Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Do đó tỷ trọng lao động trong tổng số lao động thường là rất cao từ 80 – 90 %

Năm 2006 tổng số lao động giảm là 16 người trong đó lao động nam giảm 15 người từ 287 xuống 272 người làm cho tỉ trọng lao động nam giảm

từ 91.98% xuống 91.89 % tương ứng với tốc độ giảm 5.266% Lao động nữ giảm 1 người từ 25 người xuống 24 người làm tỉ trọng lao động nữ tăng từ 8.01% lên mức 8.1% tương đương với tốc độ tăng là 4%

Năm 2007 tổng số lao động giảm 6 người trong đó toàn bộ là lao động nam Làm tỉ trọng lao động nam giảm xuống 91.72% tương ứng tốc độ giảm

Trang 23

2.2% Tuy số lượng lao động nữ không thay đổi nhưng do tổng số công nhân giảm làm cho tỉ trọng lao động nữ tăng lên 8.27%.

Năm 2008 tổng số lao động giảm 2 người trong đó lao động nam giảm 4 người làm tỉ trọng lao động nam giảm xuống 90.97% tương ứng với tốc độ giảm 1.5% Lao động nữ tăng thêm 2 người lên mức 26 người làm cho tỉ trọng lao động nữ tăng lên 9.02% tương đương tốc độ tăng là 8.3%

Số lượng lao động biến động qua từng năm làm cho tỉ trọng lao động nam và nữ cũng thay đổi theo Xu hướng gần đây là số lượng lao động giảm dần do ảnh hưởng của biến động kinh tế và nhiều yếu tố khác Nhưng tỉ trọng lao động nam luôn là rất cao là do đặc thù của ngành xây dựng đòi hỏi lao động phải có xức khỏe và thể lực Làm việc dưới điều kiện khó khăn và phức tạp

Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực lao động Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt được hiệu quả tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động

1.2 Phân tích về chất lượng lao động của công ty qua 4 năm (2005-2008) Bảng 2 CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: Người

Trang 24

Số người

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

2006/2005 2007/2006 2008/20007

CL TL% CL TL% CL TL% Tổng số công nhân 312 296 290 288 -16 -5.1 -6 -2.03 -2 -0.69

2 Theo trình độ

Đại học 40 12.821 42 14.189 42 14.483 46 15.972 2 5 0 0 4 9.524

Trung cấp 56 17.949 50 16.892 43 14.828 43 14.931 -6 -11 -7 -14 0 0 Phổ thông 216 69.231 204 68.919 205 70.69 199 69.097 -12 -5.5 1 0.49 -6 -2.93

Trang 25

1.2.1 Đánh giá chất lượng thông qua trình độ của công nhân

Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng giảm đi qua 3 năm Cụ thể như sau:

Năm 2005 tổng số lao động của công ty là 312 người trong đó những người có trình độ Đại học và trên Đại học là 40 người chiếm tỷ trọng 12.821%

Đến năm 2006, công ty có số lao động là 296 người giảm đi 16 người so với năm 2005, số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 42 người chiếm tỷ trọng 14.2% tăng lên 2 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5 %

Đây là một tín hiệu đáng mừng vì chúng ta có thể thấy trong khi số lượng công nhân giảm mà số lượng lao động trình độ Đại học lại tăng Cho thấy đây là chủ chương đúng đắn của công ty nâng cao trình độ công nhân giúp công ty nâng cao chất lượng lao động nâng cao năng suất Công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình độ cao sẽ tạo ra những lợi thế cho công ty

Năm 2007, tổng số lao động của công ty là 290 người, giảm đi 6 người

so với năm 2006 Trong đó số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 42 người không đổi so với năm 2002

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất số lượng lao động liên tục phải cắt giảm nhưng công ty luôn cố gắng giữ lại đội ngũ lao động có trình độ

và chất lượng ở lại công ty Đây là yếu tố quan trọng lao động có trình độ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh do đó tạo điều kiện cho đối tượng lao động này gắn bó với công ty giúp công ty ổ định sản xuất, thực hiện các mục tiêu đề ra đúng theo kế hoạch

Đầu năm 2008 tổng số lao động trong công ty là 288 người giảm 2 người

so với năm 2007 Nhưng số lao động trên đại học là 46 người tăng 4 người tương ứng với tốc độ tăng là 9.52% Đây là một quyết định đúng đắn của

Trang 26

công ty trước tình hình kinh tế khó khăn công ty quyết định nâng cao chất lượng đội ngũ lao động sẵn sàng đối phó với những biến động kinh tế có thể sảy ra Nâng cao chất lượng lao động đồng nghĩa với nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Đặc biệt là thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn do khủng hoảng kinh tế.

Ta thấy đối tượng lao động chưa được sử dụng trong công ty là một dấu hỏi lớn phải chăng do chính sách sử dụng lao động chưa phù hợp Hoặc có thể

là do công việc không đòi hòi cần phải sử dụng đối tượng này

Xét về trình độ trung cấp: năm 2005 số lao động có trình độ trung cấp là

Sử dụng đối tượng này trong giai đoạn khó khăn là hợp lý

Đây là đối tượng có nhiều biến động so với đối tượng có trình độ đại học Điều này sảy ra là do đối tượng này thường là đối tượng mang nhiều yếu

tố mùa vụ Do đó khi gặp khó khăn số lượng này thay đổi nhanh chóng Xử dụng đối tượng này giúp công ty có thể hoàn thành các hợp đồng, và tiết kiệm chi phí

Xét đối tượng có trình độ phổ thông: Trình độ lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động do đặc thù là công ty sản xuất nên những lao động khi được tuyển dụng đều đã qua những khóa đào tạo cơ bản

Trang 27

Năm 2005 số lao động có trình độ phổ thông là 216 người chiếm tỷ trọng 69.23% đến năm 2006 số lao động có trình độ phổ thông là 204 người chiếm

tỷ trọng 68.9% tức giảm đi thêm 12 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ

Năm 2008 số lao động phổ thông là 199 người chiếm tỉ lệ 69% Giảm 6 người tương ứng với tốc độ giảm 2.9%

Đây là chủ chương của công ty nhằm giảm chi phí nhân công trong sản xuất

1.2.2 Đánh giá chất lượng lao động qua độ tuổi

Độ tuổi của lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng lao động Các nhà quản lý cần xác định rõ độ tuổi của công nhân trong công ty Xem xét khả năng lao động và bố trí công việc sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao nhất Tùy từng độ tuổi khả năng làm việc của người lao động cũng thay đôi theo Nhưng theo các nhà quản lý có kinh nghiệm thì khả năng làm việc tốt nhất của người lao động trong khoảng độ tuổi từ 25- 40 tuổi Ở độ tuổi này người lao động đã có kinh nghiệm làm việc Sức sáng tạo lớn khả năng làm việc giới áp lực cao Ngoài ra đối tượng lao động trong độ tuổi này còn rất dễ kết hợp làm việc với các độ tuổi khác trong công ty

Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của độ tuổi lao động đến sản xuất kinh doanh của công ty Đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng lao động Trong những năm qua công ty không ngừng trẻ hóa đội ngũ lao động Số lao động dưới 40 tuổi luôn chiếm tỉ lệ cao trên 70% trong tổng

Trang 28

số lao động của công ty Và trong những năm vừa qua tỉ lệ này luôn được duy trì đảm bảo chất lượng lao động của công ty ổn định

Tỷ lệ lao động trên 40 tuổi chiếm từ 20-25% Đây là những lao động có kinh nghiệm lâu năm trong nghề có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động trong công ty Những bài học kinh nghiệm quý giá đã trải qua trong những năm làm việc sẽ giúp cho các thế hệ sau này không mắc phải sai làm như trước nữa Đặc biệt là đối với công CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải thi công những công trình phức tạp trong những điều kiện khó khăn Có những tình huống đòi hỏi phải

có kinh nghiệm mới có thể xử lý được

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình độ lao động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường Chất lượng đội ngũ lao động rất quan trọng, phải luôn nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thì công ty mới mong có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế đang tác động ngày càng sâu xắc đến đời sống của người dân Tác động đến các ngành sản xuất kinh doanh và công ty CP

VT và Xây Dựng Hà Nội cũng không nằm ngoài tác động này Bằng cách đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng lao động, công ty đã nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến phát triển chất lượng của đội ngũ lao động mà không phân bổ lao động một cách hợp lý thì việc sử dụng lao động vẫn chưa đạt hiệu quả cao

1.2.3 Phân tích tình hình phân bổ lao động

Bảng 9 TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ XỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Trang 29

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

Số người

tỉ trọng

%

2006/2005 2007/2006 2008/20007

CL TL% CL TL% CL TL% Tổng số công nhân 312 296 290 288 -16 -5.13 -6 -2.03 -2 -0.69

Trang 30

Phân bổ và xử dụng lao động hợp lý là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động Việc chúng ta có một đội ngũ lao động giỏi, máy móc trang thiết bị hiện đại không đồng nghĩa với việc chúng

ta có được năng suất lao động cao Đây chỉ là những yếu tố mang tính cần thiết phải có Còn yếu tố đủ là phải phân bổ và xử dụng lao động hợp lý Một cách phân bổ hợp lý sẽ giúp cho việc phối hợp thực hiện công việc trở lên hài hòa, nhịp nhàng hơn Lao động không vướng chân nhau mà hỗ trợ cho nhau hoàn thành tốt công việc Việc phân bổ lao động hợp lý giúp nâng cao chất lượng lao động Mỗi lao động trong tập thể có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình đồng thời hỗ trợ người khác Một tổ chức, công ty số lượng lao động càng lớn thì bài toán phân bổ càng phức tạp hơn

Ở công ty CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội là một ví dụ Chúng ta có thể thấy là một công ty xây dựng số lượng lao động bình quân gần 300 người lên việc phân bổ là hết sức khó khăn và phức tạp Việc xác định số lượng cho mỗi phòng ban, tổ đội là hết sức khó khăn sao cho phù hợp với cơ cấu của công ty Trong nhiều năm qua công ty đã tìm cho mình một cơ cấu tương đối hợp lý và hoạt động hiệu quả Như chúng ta thấy trong bảng phân tích trên Tuy số lượng công nhân có thể thay đổi nhưng nền tảng cơ cấu và phân bổ lao động không có gì thay đổi nhiều Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng phân tích bảng trên

Qua số liệu trên bảng cho ta thấy số lao động ở các phòng ban của công

ty có những biến động cụ thể qua các năm như sau:

Ban giám đốc có số người không thay đổi vẫn bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Vị trí giám đốc là một vị trí quan trọng của công ty Quyết định tất cả các hoạt động mang tính định hướng chiến lược của công ty Đã tạo lên thành công cho công ty trong nhiều năm qua Vị trí này do bác NGUYỄN HUY PHÙNG đảm nhận

Trang 31

Phòng TC- HC gồm 6 người phụ trách và không có gì thay đổi qua các năm gần đây Chiếm khoảng 2% trong tổng số lao động trong công ty.

Phòng kế toán có số lượng là 5 người trong các năm 2005,2006,2007 Đến năm 2008 tăng thêm 1 người tương đương với tốc độ tăng 20% Chiếm tỉ trọng 2.083% trong tổng số lao động của công ty

Phòng KH – KD có sự biến động nhiều qua các năm cụ thể năm 2005 có

7 người chiểm tỉ trọng 2.436% đến năm 2006 giảm 2 người tương đương với tốc độ giảm 28.6% Năm 2007 tăng thêm 1 người tương ứng với tốc độ tăng 20% Năm 2008 tăng thêm 1 người tương đương tốc độ tăng thêm là 16.67%.Phòng KỸ THUẬT có 11 người trong năm 2005 và 2006 tương ứng với

tỉ trọng là 3.52% và 3.71% Năm 2007 giảm một người tương đương tốc độ giảm 9.9% và dữ nguyên cho đến năm 2008

Bộ phận giám sát công trường không đổi có 5 người chiếm tỉ trọng 1.6%

Bộ phận GSKT – KTAT có 10 người chiếm tỉ trọng 3.2% đến năm 2008 giảm 1 người tương ứng với tốc độ giảm 10%

Tổ sản xuất số lượng công nhân thay đổi mạnh nhất qua các năm do sự thay đổi của quá trình sản xuất kinh doanh Năm 2005 có 265 người chiếm tỉ trọng 84.9 % Năm 2006 có 251 người chiếm tỉ trọng 84.7% giảm 14 người tương ứng với tốc độ giảm 5.28% Năm 2007 giảm 6 người tương ứng với tốc

độ giảm 2.39% Năm 2008 giảm 3 người tương ứng tốc độ giảm 1.22%

Qua phân tích sự thay đổi số lượng lao động ở các phòng ban của công

ty luôn có sự thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh Sự phân bổ lao động cũng hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động cao Sự phân bổ lao động này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty cần mở rộng quy mô kinh doanh, cải tạo nâng cấp trang thiết bị

Trang 32

sản xuất, mở rộng mạng lưới kinh doanh Ngoài ra, lượng lao động có thể bố trí cho làm ca kíp để tận dụng hết công suất máy móc trang thiết bị, khấu hao tài sản cố định tăng năng suất lao động.

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng lao động.

2.1 Các nhân tố bên trong công ty.

2.1.1 Định mức lao động

Định mức lao động là lượng lao động hao phí cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm Là lượng lao động tối đa cho phép trong điều kiện kỹ thuật giới hạn của công ty Khi xây dựng định mức chúng ta cần xác định chính xác mức hao phí Làm cơ sở để hoạch định công suất, tổ chức lao động, phân công lao động trong sản xuất Đối với người lao động định mức lao động tốt hợp lý tạo động lực cho người lao động phấn đấu làm việc Mặt khác định mức lao động quá cao hoặc quá thấp không giúp người lao động cố gắng làm việc mà còn tạo cảm giác chán nản không có lỗ lực phấn đấu Định mức lao động giúp tiết kiệm thời gian hao phí nâng cao hiệu quả làm việc Khi xây dựng định mức chúng ta cần phải xác định hai phần chính là lượng thời gian hao phí hữu ích và hao phí tổn thất do các yếu tố khác

Đối với công ty CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội khi xây dựng định mức

có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm thời gian hao phí vô ích như do công nghệ, máy móc thiết bị, điều kiện thi công, tổ chức lao động… Mặt khác cần xác định những yếu tố lãng phí do chủ quan và khách quan điều này giúp công ty

có thể cải thiện bộ máy sản xuất, cơ cấu tổ chức lao động từ đó từng bước nâng cao năng suất lao động Nghiên cứu định mức lao động đem lại rất nhiều

ý nghĩa đối với công ty Giúp công ty đánh giá được trình độ máy móc thiết

bị, trình độ công nghệ Khả năng tổ chức phân công lao động Giúp hạch toán

Trang 33

kinh tế.

Cơ cấu định mức lao động trong công ty

Tdm = Tck + Tc + Tp + Tpvtc + Tpvkt +Tn

Trong đó Tdm : Thời gian định mức

Tck : Thời gian chuẩn kết

Tc : Thời gian gia công chính

Tp : Thời gian gia công phụ

Tpvtc : Thời gian thục vụ có tính chất tổ chức

Tpvkt : Thời gian thục vụ có tính chất kỹ thuật

Tn : Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người

2.1.2 Kỷ luật lao động

Đối với những công ty có số lượng lao động lớng việc quản lý và xử dụng lao động gặp phải rất nhiều khó khăn Việc ban hành quy chế kỷ luật lao động giúp công ty có thể sử dụng và quản lý lao động được tốt hơn Việc tuân thủ kỷ luật giúp cho sản lượng sản xuất luôn ổn định và có thể kiểm soát dễ dàng hơn Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên ngay từ khi thành lập công ty đã ban hành quy chế quy định quyền hạn và nghĩa vụ của công nhân trong công ty Trong những năm phát triển công ty luôn có sự thay đổi cải tiến cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội Việc xây dựng một kỷ luật lao động rõ ràng tạo động lực cho người lao động làm việc Đối với công nhân trong công ty bắt buộc phải lắm rõ quy chế lao động Việc xử phạt được quy định rõ ràng trong cụ thể trong từng trường hợp

Công ty đã có nội qui lao động bằng văn bản và đăng ký với sở lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội ngày 31/3/1997

Trang 34

Theo qui định tại khoản 1 Điều 83, Bộ luật Lao động, Điều 4, Nghị định

số 41/-CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ, qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nội qui lao động có những nội dụng chủ yếu sau Và đã được áp dụng tại công ty

* Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;

* Trật tự trong doanh nghiệp;

* An toàn lao động, vệ sinh lao động;

* Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;

* Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Theo qui định tại điểm b, khoản 1 Điều 84, người phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ lỗi, bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức

2.1.3 Tổ chức ca làm việc

Tổ chức ca làm việc là một phần trong kế hoạch sản xuất tác nghiệp Nhằm cụ thể hóa kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm Tổ chức ca làm việc nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của tháng, quý, năm được thực hiện theo đúng kế hoạch Việc bố trí ca làm việc sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và tiết kiệm 3 yếu tố của quá trình sản xuất giảm bớt sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất và cuối cùng là đảm bảo hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch

sản xuất Tổ chức tốt ca làm việc sẽ giúp kế hoạch sản xuất tác nghiệp được

diễn ra thuận lợi Thực tiễn tại công ty CP Vật Tư và Xây Dựng Hà Nội cho thấy, ca làm việc và kế hoạch sản xuất tác nghiệp là công cụ sắc bén trong việc giúp các bộ phận sản xuất và công ty chỉ đạo sản xuất được tập trung,

Trang 35

thống nhất, linh hoạt và kịp thời Kiểm tra tình hình sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng lao động, khắc phục kịp thời tình trạng mất cân đối trong sản xuất Có thể nói ca làm việc là cơ sở là mệnh lệnh bắt buộc mọi công nhân phải thực hiện.

Căn cứ xác định ca làm việc tại công ty CP VT và Xây Dựng Hà Nội.

* Các chỉ tiêu hiện vật của kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm

* Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

* Định mức thời gian lao động và sử dụng máy móc thiết bị từng bước công việc của bộ phận sản xuất

* Thời gian hoàn thành hoặc bàn giao công trình

* Năng lực sản xuất ở từng bộ phận từng khâu

Trong quá trình xây dựng ca làm việc chúng ta cần xác định nhiệm vụ sản xuất cho từng khoảng thời gian, cho từng bộ phận, từng tổ và nơi làm việc Việc tính toán sẽ giúp đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn sản xuất Phân công nhiệm vụ rõ ràng giúp người lao động nắm bắt được nhiệm vụ được giao và tự mình có kế hoạch hoàn thành kế hoạch đó Tổ chức ca làm việc giúp nâng cao năng suất lao động của từng cá nhân, tổ, phân xưởng và

cả của công ty

2.1.4 Trình độ CMH trong quản lý lao động

Mỗi nhân viên được gắn với một vị trí làm việc dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá”- đó chính là công thức quản lý thành công của nhiều doanh nghiệp ngày nay Với sự ảnh hưởng sâu rộng, cũng như tác động tích cực đến toàn bộ quá trình quản lý, dường như nguyên tắc này đã đặt nền móng vững chắc cho những bước phát triển mới

Ra đời từ những năm giữa thế kỷ 20 và là thành quả của giáo sư Fredericl Winslow Taylor, nguyên tắc chuyên môn hoá quản lý lao động được hiểu là việc làm sao để cho quá trình vận động, thao tác của các công nhân,

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị nhân sự Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS-TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên 2. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp PGS.PTS. Phạm Hữu Huy chủ biên Khác
3. Giáo trình Kinh tế lao động PGS.PTS. NGƯT. Phạm Đức Thành PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên Khác
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Trường Đại học KTQD Khác
5. Điều lệ công ty CP Vật Tư và Xây Dựng HN 6. Kinh tế doanh nghiệpXavier Richet Khác
7. Quản lý nguồn nhân lực Paul Hersy, Ken Blanc Hard Khác
8. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 1 (Trang 6)
BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG  - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Trang 6)
BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG  TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
BẢNG KÊ THÀNH TÍCH KINH NGHIỆM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Trang 6)
Bảng 3: BẢNG CƠ CẤU VỐN - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 3 BẢNG CƠ CẤU VỐN (Trang 16)
Bảng 3 :                        BẢNG CƠ CẤU VỐN - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 3 BẢNG CƠ CẤU VỐN (Trang 16)
Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện trường - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Sơ đồ t ổ chức bộ máy hiện trường (Trang 17)
2.8.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
2.8.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức (Trang 19)
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Đơn vị : VNĐ) - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Đơn vị : VNĐ) (Trang 20)
Bảng 7               CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH                                    (Đơn vị : VNĐ) - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Đơn vị : VNĐ) (Trang 20)
Bảng 8. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 8. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG (Trang 21)
Bảng 8.  SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG - Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần  vật tư và xây dựng Hà Nội
Bảng 8. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w