1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco

59 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 374 KB

Nội dung

Luận Văn: Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦUQuản trị nhân lực là một chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị

kinh doanh tại các doanh nghiệp Vì nhân tố nhân lực quyết định sự tồn tại, phát triển,hưng thịnh hay thất bại của doanh nghiệp Nhất là trong cơ chế thị trường, môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mọi doanh nghiệp phải củng cố nguồn nhân lực,phải vận động, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu và quantrọng nhất là mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp Việc quản trịnhân lực tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra năng suất lao động cao, và nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của mình

Do đó, việc nghiên cứu hoạt động quản trị để từ đó có những giải pháp nhằm sửdụng hợp lý nguồn nhân lực được coi là xương sống của toàn bộ hệ thống giải pháptrong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết hợp sự lựa chọn của bản thân, dựa trên lĩnh vực chuyên môn đã được học tập

và qua đợt thực tập tại Công ty Hạ Long Simexco – Hải Phòng, tôi xin chọn đề tàinghiên cứu: ”Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty CP Hạ Long

Simexco ”- cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Với mong muốn thông qua việc nghiên cứu hoạt động quản trị của Công ty để từ

đó có những nhận xét, đề xuất các giải pháp thích hợp về việc sử dụng nguồn nhânlực một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công tyngày càng phát triển

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, chức năng, công tác quản trị nhân lực tạiCông ty, từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản trịnhân lực trong doanh nghiệp

Đề tài nghiên cứu chuyên sâu công tác quản trị nhân lực của Công ty từ khi thànhlập đến nay và đưa ra các biện pháp thúc đẩy công tác quản trị và phát triển nguồn

Trang 2

Đề tài này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát, điều tra và trực tiếpphỏng vấn, tiếp xúc, gặp gỡ với đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty nhằmnắm được tình trạng thực tế cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhất

có thể áp dụng vào thực tế

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh hệ thống các thôngtin thực tế, kết hợp các phương pháp nghiên cứu để làm tăng tính chính xác và tínhthuyết phục

Kết hợp với phương pháp phân tích, tra cứu qua tài liệu, tạp chí, sách báo chuyênnghành cùng các báo cáo phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, để

từ đó đưa ra hướng đề xuất sao cho có hiệu quả nhất

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về kết cấu luận vănđược chia làm 3 chương:

Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP dịch vụ và xuất nhập khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)

Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty CP dịch vụ và xuất nhập khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty CP dịch vụ và xuất nhập khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)

Trang 3

CHƯƠNG IQUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CP DỊCH VỤ VÀ

XUẤT NHẬP KHẨU HẠ LONG (HẠ LONG SIMEXCO).

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1 Vài nét về Công ty CP Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long

a Thông tin chung về công ty CP Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long

Tên công ty: CÔNG TY CP DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẠ LONG

Tên tiếng Anh: HALONG SERVICE AND IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: HALONG SIMEXCO

Mã số thuế:02.001.08.071

Số tài khoản:321.10.00.0006797

Ngân hàng: Đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Hải phòng

Địa chỉ : 409 Lê lai - Ngô Quyền - Hải phòng

Trang 4

sáp nhập: Trung tâm Xuất nhập khẩu Hạ Long, Cửa hàng Điện tử Hạ Long, Cửa hàngDịch vụ tổng hợp Hạ Long, Căng tin Hạ Long và Phòng Kinh doanh tổng hợp của Xínghiệp Liên hợp lúc bấy giờ Tổng số vốn bàn giao ban đầu (bao gồm cả vốn cố định

và lưu động) chỉ có trên 1 tỷ đồng, trong đó treo lơ lửng 250 triệu nợ khó đòi của cácđơn vị sáp nhập Công ty đi vào hoạt động với 70 người, trong đó đã có hơn 10 ngườithuộc diện nghỉ tự túc chờ việc do tồn đọng từ các đơn vị gặp khó khăn trong kinhdoanh trước khi sáp nhập

Nhiệm vụ chính của Công ty lúc bấy giờ là tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổnghợp.Vào thời điểm đó, chính sách về xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi và được ápdụng rộng rãi cho các đối tượng nên trong lĩnh vực này, Công ty mất dần lợi thế Dochưa quen với nhịp điệu cạnh tranh, hoạt động của Công ty gặp phải nhiều khó khăn.Song chính sự khắc nghiệt đó đã buộc Công ty phải nỗ lực vận động để tồn tại và tìmhướng thoát ra

Và ngay từ cái thuở ban đầu ấy, Công ty đã xác định vẫn phải duy trì hoạt động,

“lấy ngắn nuôi dài” để phát triển sản xuất kinh doanh Công ty bắt đầu xây dựng mốiquan hệ với các đối tác nước ngoài và bắt tay vào sản xuất thuỷ sản xuất khẩu Lĩnhvực sản xuất còn mới mẻ đối với cán bộ công nhân viên của Công ty, mặt khác lạichưa có cơ sở vật chất để tổ chức sản xuất, vì vậy Công ty phải thuê cơ sở của nhàmáy chế biến đông lạnh để gia công hàng xuất khẩu Và thành quả ban đầu của những

lỗ lực ấy là một vài lô hàng bạch tuộc nhỏ lẻ của Công ty được xuất sang thị trườngNhật Bản Từ những lô hàng đầu tiên ấy, Công ty đã dần tạo được uy tín, có mối quan

hệ tốt với với khách hàng, do vậy sản lượng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của công tyngày càng tăng Sau hơn một năm thành lập, Công ty bắt đầu làm ăn có lãi, doanh thunăm 1998 đạt gần 76 tỷ đồng trong đó lãi hơn 200 triệu đồng - một con số tuy còn ít

ỏi nhưng rất đáng ghi nhận tại thời điểm đó

Năm 2004, trước chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước củaChính phủ, ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy đây là cơ hội tốt cho sự phát triển của

Trang 5

doanh nghiệp Các hoạt động chuẩn bị cho cổ phần hoá được tiến hành khẩn trương,cuối năm 2005 cơ bản hoàn thành Ngày 1/6/2006 công ty CP Dịch vụ & Xuất nhậpkhẩu Hạ Long chính thức được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức sở hữu từdoanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần của công ty Dịch vụ & XNK Hạ long.

Sau khi cổ phần hoá, công ty tập trung vào xắp xếp và củng cố lại cơ cấu tổchức, tinh giảm đội ngũ gián tiếp, tập trung tối đa cho sản xuất, thắt chặt mối quan hệvới người lao động, củng cố mối quan hệ với các đối tác hiện có, tích cực tìm kiếmcác đối tác mới, chủ động mở rộng hợp tác kinh doanh Hiện nay, công ty đang có 02xưởng chế biến thuỷ sản và 02 xưởng sản xuất bánh nhân thuỷ sản xuất khẩu Công ty

có 850 cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, nhiệt tình, luôn luôn gắn bóvới sự ổn định và phát triển của công ty

Các sản phẩm chế biến của công ty bao gồm: Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc cắtmiếng, bạch tuộc sashimi, cá Hồi, tôm, mực, cá đông lạnh các loại , chủ yếu xuấtkhẩu sang thị trường Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, thị trường EU với kim ngạchxuất khẩu gần chục triệu USD mỗi năm, ngoài ra công ty còn sản xuất một số sảnphẩm thuỷ sản chế biến khác phục vụ cho thị trường trong nước

Công ty CP Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long là một doanh nghiệp có kinhnghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế Được quản lýtheo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, các xưởng chế biến đều được quản lý theo

hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, riêng xưởng chế biến 2 củacông ty là một trong số ít các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước được cấp CODE

EU, đủ tiêu chuẩn để cung cấp các sản phẩm chế biến sang thị trường EU

Trang 6

Nay chuyển thành công ty CP Dịch vụ & XNK Hạ long là doanh nghiệp nhà nước

cổ phần, vốn nhà nước chiếm 29%, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tổ chứchoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh số 0203002311 do Sở kế hoạch đầu tưthành phố Hải phòng cấp ngày 24/5/2006, bao gồm các nghành nghề kinh doanh:

1 Kinh doanh nội thương, ngoại thương

2 Sửa chữa và dịch vụ điện tử

3 Kinh doanh, thu mua, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản, công nghệ thựcphẩm và thực phẩm để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

4 Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sảnxuất, phương tiện vận tải, sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất độc mạnh, chấtphóng xạ) và cao su

5 Khai thác và dịch vụ thuỷ sản

6 Kinh doanh phá dỡ tàu cũ và sắt thép phế liệu

7 In ấn nhác mãn và bao bì cũ hàng hoá

8 Lắp ráp điện tử và đồ điện gia dụng

Các sản phẩm chế biến của công ty: Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc đông lạnh, tôm,

cá đông lạnh, được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,EU… với doanh số hàng chục triệu USD mỗi năm

Với mục tiêu “Vì sự ổn định và liên tục phát triển”, HALONG SIMEXCO đặc biệtchú trọng tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tìm kiếm đối tác trong lĩnh vựcđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, coi đây là định hướng mang tính chiến lược cho

sự phát triển lâu dài của Công ty, nhất là lĩnh vực chế biến xuất khẩu thuỷ sản và thựcphẩm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á

Trang 7

HALONG SIMEXCO là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế, cùng hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000,dây chuyền thiết bị hiện đại, quan hệ bạn hàng trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

2 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty CP Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long

2.1 Đại hội cổ đông

Cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọivấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

2.2 Hội đồng quản trị

Thay mặt cho đại hội cổ đông quyết định các vấn đề của doanh nghiệp

2.3 Ban Tổng Giám đốc Công ty:

- Ban Tổng Giám Đốc Công ty có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Doanh nghiệp , ban Tổng Giám Đốc làm việc theo chế độ 1 thủ trưởng - TổngGiám Đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huytoàn bộ bộ máy quản lý, uỷ quyền cho các Phó Giám đốc và chỉ đạo các bộ phậnnghiệp vụ như Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Kế toán, Phòng Kỹ thuật, PhòngKiểm tra Chất lượng Sản phẩm, Phòng Tổ chức Hành chính

2.3.1 Tổng Giám đốc Công ty:

Trang 8

- Phụ trách công tác công đoàn

- Giúp Tổng Giám đốc điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trongCông ty theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

- Trực tiếp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị theo kế hoạch đãđược Tổng Giám đốc phê duyệt

- Phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của công ty

- Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch thị trường, phòng Tổ chức hành chính, phòngquản lý chất lượng và công nghê

2.3.3 Phó Tổng Giám đốc thứ hai:

- Phụ trách công tác đoàn thanh niên

- Trực tiếp phụ trách phòng Vật tư nguyên liệu, phòng kỹ thuật cơ điện lạnh, Cửahàng Bán & Giới thiệu sản phẩm

- Phụ trách thị trường nội địa

Các phòng ban chức năng chịu sự quản lý trực tiếp từ ban Giám đốc, làm tham mưucho ban Giám đốc điều hành quản lý Công ty

Trang 9

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện Luật Kế toán và các quy định của Nhànước về hạch toán, kế toán, quản lý tài chính của Công ty.

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong Công ty về thực hiện thống kê, báo cáo, hạchtoán kế toán theo quy định của Công ty và Nhà nước

- Thực hiện mọi ghi chép, phản ánh , hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongquá trình hoạt động của công ty, đồng thời thong qua Giám đốc giám sát mọi hoạtđộng về kinh tế nhằm đảm bảo thường xuyên, đầy đủ , toàn bộ tài sản của công ty Chịu trách nhiệm về kinh tế tài chính và phân tích kết quả kinh doanh của công ty

2.4.4 Phòng kỹ thuật - cơ điện :

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực điện-lạnh trong Công ty

cơ Quản lý các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa cơ và điện, cung cấp năng lượng chotoàn công ty, theo dõi tiến độ sản xuất để đảm bảo điều kiện sản xuất và bảo quản sảnphẩm tốt

Trang 10

2.4.5 Phòng vật tư:

Kiểm tra vật liệu nhập kho, xuất kho, mua vật liệu chính và vật liệu phụ và các loạitạp phẩm cung cấp cho kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm và các đợt làm mẫutheo yêu cầu của khách hang

2.4.6 Phòng quản lý chất lượng:

Giám sát hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có đạt yêu cầu antoàn về chất lượng do chính yêu cầu khách hang đưa ra Phân tích các chỉ tiêu an toànsản phẩm và giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm từ phía khách hang đểnâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa

2.4.7 Cửa hàng Bán & Giới thiệu sản phẩm:

Tổ chức tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của công ty sản xuất, kinh doanh trênđịa bàn Hải phòng và các tỉnh phía Bắc

Trực tiếp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi ngành nghề kinh doanhđược quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

Thực hiện các hoạt động tìm hiểu đánh giá về thị trường để đề xuất cho banlãnh đạo công ty về phương án tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm tiêu thụ tại thịtrường nội địa

2.4.8 Hệ thống các xưởng sản xuất:

- Xưởng sản xuất Bánh Hạ Long I & II:

Sản xuất các sản phẩm Bánh nhân thủy sản cung cấp theo kế hoạch của Công ty.Các sản phẩm của xưởng Bánh phần lớn được xuất sang thị trường Nhật bản, mộtphần nhỏ cung cấp sang Hàn Quốc, Hồng Kông

- Xưởng Chế biến xuất khẩu Hạ Long I:

Trang 11

Sản xuất các sản phẩm từ Bạch tuộc, chủ yếu là Bạch tuộc cắt miếng Sản phẩm nàyđược dùng làm nguyên liệu chính cho hoạt động của hai xưởng bánh, một phần khácđược xuất cho thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra xưởng chế biến I cũng sản xuất các sản phẩm thuỷ sản khác theo kế hoạchcủa công ty

- Xưởng Chế biến xuất khẩu Hạ Long II:

Tổ chức sản xuất các sản phẩm Cá hồi, Bạch tuộc, Mực ăn liền cung cấp cho thịtrường EU

Đồng thời xưởng chế biến II cũng chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm thuỷ sản,xúc sản chế biến khác cung cấp cho thị trường nội địa

3 Môi trường kinh doanh của Công ty

a Các khách hàng của Công ty:

Khách hàng trong nước của Công ty chủ yếu là các đại lý và các siêu thị Thôngqua đó công ty phân phối các sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong nước.Còn khách hàng nước ngoài của Công ty chủ yếu là các nhà nhập khẩu tại cácnước Hầu hết họ đều là khách hàng lâu năm của Công ty Khách hang lớn và thườngxuyên của công ty là Công ty TNHH Peacock – hang năm công ty cung cấp Bánhnhân thuỷ sản và Bạch tuộc với khối lượng lớn

b Các nhà phân phối của Công ty:

Hiện nay Công ty chưa có hệ thống mạng lưới kênh phân phối riêng Công ty chủyếu phân phối các sản phẩm của mình thông qua mạng lưới kênh phân phối của đốitác nước ngoài (các nhà nhập khẩu)

Thị trường trong nước: hiện công ty chỉ có một Chi nhánh tại Hà Nội (địa chỉ

190 Thái Hà, TP Hà Nội)

Trang 12

Bánh nhân thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 920.000 USD tương

đương 319 tấn, còn lại là bạch tuộc đông lạnh

c Các đối thủ cạnh tranh của Công ty:

Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm ba mặt hàng chính là:Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc đông lạnh và cá đông lạnh các loại Hiện nay, tại miềnBắc riêng mặt hàng bánh nhân thuỷ sản chưa có đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên năm

2005, nhà nhập khẩu sản phẩm này đã tiến hành xây dựng và cho hoạt động một nhàmáy sản xuất ở Đà nẵng Vì vậy công ty đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sức épcủa khách hàng về giá, tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm trong sản xuất, tay nghề côngnhân cao và đặc biệt là việc chú trong đến chất lượng sản phẩm nên sản phẩm củacông ty đã tạo được uy tín tốt đối với các nhà phân phối, các nhà bán lẻ tại thị trườngNhật, do đó đã hạn chế đáng kể sức ép từ phía nhà nhập khẩu

Còn đối với hai mặt hàng còn lại Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều công ty (vìbạch tuộc và cá có mặt ở hầu hết các vùng biển của Việt Nam) như:

1 Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (SEAPRODEX)

2 Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang (KISIMEX)

3 Công ty TNHH Thuận Hưng (THUFICO)

4 Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản XK Minh Hải (MINH HAIJOSTOCO)

5 Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải (VIETNAM FISH-ONE)

6 Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến tre (Aqua

7 Công ty CP Xuất nhấp khẩu thuỷ sản An Giang ( An Giang fisco)

8…………

d Các nhà cung cấp của Công ty:

Hiện công ty tìm nguồn cung cấp nguyên liệu từ 2 nguồn:

Trang 13

- Trong nước: Về nguyên liệu sản xuất, ngoài các nguyên liệu thuỷ sản, Công ty đã

làm việc với các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp để lấy trứng gà và 1 số cơ sởcung cấp khác để lấy rau bắp cải và hành hoa…để ổn định nguồn cung cấp nguyênliệu trong nước

- Nước ngoài : Còn về bột mỳ, xì dầu, nước sốt, mayonnaise… thì Công ty chủ yếu

vẫn phải nhập khẩu từ Nhật Bản

Ngoài ra công ty còn nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị từ một số nướckhác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thái Lan, Hàn Quốc…để phục vụ sản xuất

e Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty:

Thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là thị trường nước ngoài, đặc biệt là thịtrường Nhật Bản Thị trường này có một số đặc điểm sau:

- Người tiêu dùng Nhật Bản có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như mẫu

mã, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm Họ nhạy cảm với giá tiêu dùnghàng ngày.Thị trường Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về sản phẩm giá rẻ, nhưng nhiềukhách hàng vẫn trả tiền cho những sản phẩm có tính sáng tạo và đạt chất lượng cao

- Người Nhật thích dùng các sản phẩm đông lạnh, ít chất bảo quản, yêu cầu cao vềchất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm

f Các yếu tố về cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ mới:

Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy chế biến Thuỷ sản và 2 nhà máy sản xuất bánh,đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001-2000

Máy móc trang thiết bị trong các nhà máy tương đối hiện đại, đặc biệt có hệ thốngcấp đông, hệ thống kho lạnh vào loại tốt nhất hiện nay

Tổng giá trị đầu tư công nghệ từ khi mới bắt đầu hoạt động tính đến nay công ty

đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng

Trang 14

II MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006

Kết quả kinh doanh 2004 – 2006

128,0857,3651,5389181.030.000

145,5628,3161.8778701.270.000(Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006 - Phòng KHTT)

Bảng 2.Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh:

2004

Năm 2006 so với năm 2005

Giá trị tuyệt đối

% tăng trưởng

Giá trị tuyệt đối % tăng trưởng

Thu nhập bình quân đ/người /tháng 70.000 107,29 240.000 123,30

(Đánh giá kết quả kinh doanh 2004-2006 - Phòng KHTT)Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là hoạt độngxuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chiếm từ 90 - 95% tổng doanh thu bán hàng Năm

2005, do khách hàng chính của công ty xây dựng một nhà máy sản xuất bánh nhân

Trang 15

thuỷ sản ở Đà nẵng nên đã gây ra không ít khó khăn cho công ty làm doanh thu vàkim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm này giảm đáng kể, nhưng bằng việc khẳng định uytín chất lượng , công ty đã tiếp duy trì được sự hợp tác với khách hàng, đồng thờicông ty cũng đã tích cực tìm kiếm những đối tác mới Năm 2005 cũng là thời điểmcông ty tiếp cận thị trường EU, cung cấp những sản phẩm thuỷ sản chế biền chấtlượng cao cho thị trường này Đây là những sản phẩm giá trị gia tăng vì vậy đã đemlại lợi nhuận cao hơn Năm 2006 ngoài việc duy trì các sản phẩm và khách hàngtruyền thồng, công ty đã đẩy mạnh hơn việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng,doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận đều tăng đáng kể so với những nămtrước.

Sáu tháng đầu năm 2007, sau nửa năm chuyển đổi sang mô hình công ty cổphần, mặc dù gặp một số khó khăn về vốn, lao động, nhưng kết quả sản xuất kinhdoanh đã có chuyển biến rõ rệt Mặc dù doanh thu và kim ngạch xuất khẩu giảm đáng

kể (đạt 61 tỷ đồng, 84% so với cùng kỳ năm trước) nhưng lợi nhuận tăng lên 176%

so với cùng kỳ các năm trước đó Nguyên nhân chủ yếu là do ban lãnh đạo công ty đãquyết định cắt giảm phần lớn các hoạt động kinh doanh rủi ro cao nhưng hiệu quảthấp, như hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, tăng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao,đồng thời công ty cũng đã đề ra nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, đặc biệt là việc cắtgiảm đáng kể đội ngũ lao động gián tiếp tại các phòng ban chức năng

Đồ thị 1 Diễn biến doanh thu giai đoạn 2000 - 2006

Trang 16

* Đánh giá kết quả kinh doanh:

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của công ty cótiến triển tốt đẹp Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 so với năm 2000 tăng gần gấpđôi , đem lại doanh thu và lợi nhuận cao Đây là biểu hiện sự cố gắng của công tytrong các năm nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, đảmbảo vốn kinh doanh và mang lại lợi nhuận, thu nhập cho công ty cũng như công –nhân viên

Doanh thu tăng có nghĩa là công nhân viên có thu nhập , có việc làm ổn định

2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

a Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng Thuỷ sản đông lạnh, sảnphẩm đã qua chế biến và bánh nhân Thuỷ sản Bao gồm các loại bánh nhân thuỷ sản,mực, bạch tuộc, cá…

Các mặt hàng chủ yếu:

Bánh nhân thuỷ sản Sản phẩm đồng lạnh Sản phẩm đã qua chế biến

Trang 17

Bạch tuộc nguyên liệuBạch tuộc nguyên con xếp hoa

Cá tẩm gia vịChả cá

Chả cá cao cấp (dài)Chả cá cao cấp (tròn)Bạch tuộc hấp chín cắt miếng

CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Cá và các sản phẩm khác

Hàng năm Công ty sản xuất và xuất khẩu được:

- Trên 2.500 tấn bánh nhân thuỷ sản đông lạnh

- Trên 3.000 tấn thuỷ sản chế biến các loại

Trang 18

Đánh giá đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay của Công

ty Cổ phần Dịch vụ và XNK Hạ Long (Hạ Long Simexco) đạt 807.419 USD, trong

đó bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản đạt giá trị 71.187 USD

Trong tháng 3 công ty đã xuất khẩu sang Nhật Bản trên 63 tấn bánh nhân thủy sản, trịgiá 227.052 USD, 3 tháng công ty xuất khẩu được gần 264 tấn bánh nhân thủy sản, trịgiá 726.105 USD

b Các thị trường chính của công ty:

Hàng năm các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và các thị trường khác… với kim ngạch xuất khẩu hàngchục triệu USD Trong đó tập trung vào thị trường Nhật

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

15%

6%

Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Mỹ và thị trường khác

Qua biểu đồ trên ta thấy sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, chiếm70% số lượng hang xuất khẩu Tiếp theo là Trung Quốc , còn thị trường Hàn Quốc và

Mỹ , các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ

Trang 19

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP

H Ạ LONG SIMEXCO

I ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty CP HALONG SIMEXCO

Tính đến năm 2007, toàn Công ty có 850 CBCNV và có cơ cấu như sau:

Số CBCNV lao động trực tiếp: 760 người

Lao động gián tiếp và kinh doanh : 90 người

BẢNG THEO DÕI NHÂN LỰC CÔNG TY CP HẠ LONG SIMEXCO

(Báo cáo lao động - Phòng tổ chức hành chính 2007 )

* Mục tiêu phát triển nguồn lực:

Công ty có một nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng động, nhiệt tình trongcông việc Trên 85% đội ngũ lao động gián tiếp và kinh doanh có trình độ kỹ sư, cửnhân, 90% lao động trong 2 xưởng chế biến đã tốt nghiệp trung cấp và sơ cấp chếbiến thuỷ sản Phần lớn lao động trong 2 xưởng bánh có trình độ phổ thông trung học

và dạy nghề

Trang 20

Công ty xác định rằng trong quá trình hoạt động và phát triển, vấn đề con người

là quan trọng và chịu nhiều ảnh hưởng của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy mục tiêuphát triển nguồn lực luôn được đặt ra, bao gồm:

- Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn về nhân sự, nguồn lực nhân sự của Công ty

- Mục tiêu của các cá nhân trong Công ty

Trên cơ sở đó, Công ty sẽ xác định rõ:

- Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo của Công ty: nhu cầu về lực lượng lao động có trình

độ, hiểu biết, được đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm, bên cạnh đó tạo ra khả năngluân chuyển linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực

- Nhu cầu đào tạo để nâng cao năng lực cá nhân: Việc Công ty tập trung vào pháttriển sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường đã đặt ra nhucầu cần phải có nguồn lực dồi dào có đầy đủ kiến thức, điều kiện để đảm bảo thựchiện hiệu quả các công việc, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càngtăng

Sự cần thiết phải tuyển dụng xảy ra khi số lượng lao động trong Công ty không đủ

để đáp ứng hết các công việc

Sự cần thiết phải đào tạo xuất hiện khi khả năng hiện tại của cá nhân không đápứng được yêu cầu của công việc mà họ đang đảm nhận

Do xác định được tầm quan trọng nên thời gian gần đây Công ty HALONG SIMEXCO

đã và đang có những chính sách rõ ràng về công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên

Đó là khi tuyển dụng đều ưu tiên những người đã được đào tạo chuyên ngành, lựachọn và bố trí phù hợp với khả năng, trình độ đã được đào tạo của từng người vàotừng vị trí của công việc Từng bước nâng cao chất lựng đào tạo tại các trường trựcthuộc Tổng Công ty Lãnh đạo Công ty đã quyết định dành sự đầu tư cần thiết nângcấp trang thiết bị dạy nghề để học viên không chỉ tiếp thu tốt phần lý thuyết mà cònthuần thục cả tay nghề, thao tác với những thiết bị hiện đại Ngoài ra, để giải quyết

Trang 21

khó khăn do lao động dư thừa gây ra, Công ty khuyến khích những người có nhu cầunghỉ hưu trước tuổi Công ty còn tổ chức những buổi bỏ phiếu tín nhiệm tới các cán

bộ cấp trưởng, phó phòng, ban, đội, xưởng để qua đó sử dụng những người có uy tín,năng lực thực sự cũng như gửi đi đào tạo hoặc bố trí chuyển họ sang lĩnh vực, nơi làmviệc khác phù hợp hơn Mặt khác, Công ty quan tâm bồi dưỡng những cán bộ trẻ cónăng lực phát triển, có chế độ hỗ trợ kinh phí, mở lớp nâng cao hiểu biết và tay nghềcho họ

Ngoài việc chú ý đến bồi dưỡng tay nghề cho họ, HALONG SIMEXCO cũng rất chú

ý đến công tác ngoại khoá của cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần làm việc

và giúp cán bộ công nhân viên thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng

2 Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty CP HALONG SIMEXCO

2.1 Nội dung tuyển chọn nhân lực của Công ty

Khi Công ty thực sự phát sinh nhu cầu về lao động thì mới tuyển dụng lao động,phòng tổ chức lao động và ban lãnh đạo của Công ty có trách nhiệm:

- Căn cứ nhu cầu lao động mà lập kế hoạch ở năm trước và dựa bản kế hoạch đó raquyết định tuyển dụng

- Căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh mà ra quyết định tuyển dụng Tránh tìnhtrạng đưa ra nhu cầu giả tạo, tuyển dụng nhân viên thêm làm kồng kềnh bộ máy vàlàm việc không có hiêụ quả Do đó, Ban lãnh đạo và phòng Tổ chức lao động phốihợp chặt chẽ với các bộ phận khác để xác định nhu cầu lao động một cách chính xác

để công tác tuyển dụng thực sự có hiệu quả

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác, nắm được chính xác nhu cầu về lao động

- Thay mặt Công ty thông báo đầy đủ yêu cầu tuyển dụng

- Yêu cầu tuyển dụng gồm có:

Trang 22

+ Trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi đời.

+ Hồ sơ xin việc làm

- Nhận và kiểm tra hồ sơ xin việc, trình giám đốc kiểm tra Khi nhận hồ sơ ưu tiêncon cán bộ công nhân viên trong Công ty, con thương binh, liệt sĩ cũng trình giám đốckiểm tra, xem xét

- Khi tuyển lao động nếu thấy cần thiết, giám đốc Công ty có quyền quy định thửviệc hoặc tuyển vào làm việc thì lao động sẽ làm thử việc đó theo thời gian quy định

- Thời gian thử việc thường là 60 ngày đối với công việc có chức danh, cần cóchuyên môn, kỹ thuật cao bậc đại học hoặc trên đại học Thời gian thử việc là 30 ngàyđối với công việc có chuyên môn như trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viênnghiệp vụ

- Nhân viên sau khi thử việc, những trường hợp tuyển dụng vào làm việc tại cácvăn phòng bắt buộc phải qua thi tuyển, hội đồng xét tuyển lao động gồm có:

+ Đại diện Ban giám đốc Công ty

+ Phòng Tổ chức lao động

+ Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu tuyển dụng

+ Các chuyên viên được hội đồng mời tham gia xét tuyển

- Người xin tuyển dụng nếu đạt yêu cầu sẽ được giám đốc ký hợp đồng lao độngtheo quy định

2.2 Ký hợp đồng lao động:

Giám đốc Công ty được quyền tuyển dụng và ký hợp đồng lao động bằng văn bảntheo luật hợp đồng lao động do bộ lao động và thương binh xã hội ấn hành và thốngnhất quản lý Hợp đồng lao động được lập thành hai bản:

+ Một bản do Công ty lưu giữ

Trang 23

+ Một bản do người được tuyển dụng giữ.

Tuỳ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc và người tuyểndụng có thể ký kết một trong những loại hợp đồng sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (dài hạn): Là hợp đồng ký chotrường hợp người lao động sẽ làm được tại Công ty đến tuổi nghỉ hưu (theo quy địnhcủa Nhà nước) nếu không có sai phạm gì xảy ra.+ Hợp đồng ngắn hạn: Là hợp đồng có thời hạn trong thời gian 6 tháng, 1 năm, 3năm Hết hạn lao động người lao động muốn làm việc tiếp tại Công ty thì phải ký tiếp

để ra hạn hợp đồng

Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày ký kết Việc thay đổi nội dung của hợpđồng có thể tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung và giao kết bằng hợp đồng khác có

sự chứng kiến các bên

2.3 Kế hoạch tuyển chọn hàng năm:

1 Đối với công nhân: công ty liên tục có đợt tuyển công nhân 2 tháng một lần Phòng tổ chức sẽ lựa chọn hồ sơ đã nhận được trong tháng trước, tập hợp dữliệu và lên danh sách phỏng vấn

2 Đối với cán bộ hay nhân viên: tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc Công ty

sẽ tuyển thêm người

3 Hình thức tuyển dụng: đăng tuyển trên báo và dán Thông báo tuyển dụng tạicông ty

2.4 Kinh phí tuyển dụng:

Công ty trích kinh phí tuyển dụng cho việc đăng tuyển trên báo và các công tác liênquan đến công việc tuyển dụng (tổ chức phỏng vấn, thi tuyển…) mỗi đợt là 3.00.000VNĐ

2.5 Các phương pháp tuyển chọn nhân lực tại Công ty HALONG SIMEXCO

Trang 24

Có rất nhiều phương pháp tuyển chọn nhưng Công ty áp dụng một số phươngpháp có hiệu quả sau:

Phương pháp 1: Phương pháp phỏng vấn

+ Phỏng vấn sơ bộ:

Nhân viên phòng Tổ chức hành chính sẽ hướng dẫn người xin việc làm hoàn tấtmột cách chính xác, hoàn chỉnh các dữ liệu trong hồ xin việc của họ Đồng thời, trongcuộc tiếp xúc sơ bộ này người phỏng vấn cũng có thể nắm bắt được phần nào khảnăng nhận thức, trình độ chuyên môn, cá tính, năng khiếu của người xin việc

+ Lựa chọn hồ sơ, các tiêu chí đáp ứng được tính chất công việc

+ Phỏng vấn chính thức:

Sau khi phỏng vấn sơ bộ và lựa chọn hồ sơ một cách kỹ càng, nhân viên phòng

Tổ chức tổ chức buổi phỏng vấn chính thức đối với những ứng cử viên có khả năngđáp ứng được yêu cầu của công việc, vị trí cần tuyển Thông qua cách ăn mặc, hìnhdáng, khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn, kỹ năng trong buổi phỏng vấn chínhthức có thể đánh giá, có thể kết luận về mức độ thích nghi với công việc của các ứng

cử viên một cách chính xác hơn và lựa chọn ứng cử viên phù hợp nhất

Khi phỏng vấn công ty áp dụng nhiều hình thứu phỏng vấn khác nhau:

- Phỏng vấn cá nhân: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ lần lượt phỏng vấn từng cá nhân

- Phỏng vấn theo nhóm: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ tiếp xúc trực tiếp với mộtnhóm các ứng cử viên, xung quanh một bàn làm việc và lần lượt đặt những câu hỏicho từng ứng cử viên trả lời Thông qua câu trả lời và thái độ trong buổi phỏng vấn

có thể lựa chọn người phù hợp nhất

- Phỏng vấn căng thẳng: Cả hội đồng sẽ đặt câu hỏi dồn dập để đánh giá khả năngphản ứng của các ứng cử viên Thường thì công ty CP Hạ Long Simexco ít dung

Trang 25

phương pháp này, chỉ đối với nhân viên tuyển ở vị trí quan trọng như Giám đốcnhà máy, Trưởng Ca, Nhân viên văn phòng

- Phỏng vấn tình huống: Hội đồng đưa ra các tình huống và yêu cầu các ứng cửviên giải quyết tình huống khó khăn đó Đôi khi Hội đồng đưa ra những tìnhhuống thực tế để biết được cách giải quyết công việc của từng người

Phương pháp 2: Phương pháp thi tuyển

Công ty CP Hạ Long Simexco thực hiện phương pháp này nhằm đặt người xinviệc vào những tình huống như công việc thực sự mà họ sẽ phải làm.Và ứng cử viênnào mà hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất sẽ được tuyển dụng.Phương pháp này có thể đánh giá tương đối chính xác năng lực có thể đảm nhiệmđược công việc Và kết quả này sẽ là công bằng

Sơ đồ các bước tuyển chọn như sau:

2.6 Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề:

Những ứng cử viên đã được chính thức ký hợp đồng với Công ty tuỳ theo mức độphức tạp của công việc mà được hướng dẫn việc thực hiện theo thời hạn qui định từ 4tuần đến 6 tuần Việc hướng dẫn này do các cán bộ công nhân viên đã từng làm việc ởcác bộ phận đó hướng dẫn lại hoặc do những cán bộ công nhân am hiểu công việc đó

Lựa chọn hồ sơ – Sơ tuyển

Thi tuyển/ Phỏng vấn chính

thức

Đánh giá kết quả tuyển dụng

Thông báo kết quả tuyển dụng

Trang 26

Trong Công ty cũng có lịch đào tạo riêng và phổ biến cụ thể đến các thành viên.Các phòng ban theo định kỳ 3 tháng 1 lần đưa danh sách cán bộ công nhân viên củamình đi đào tạo lại để bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nghiệp vụ của mình.

Kinh phí đào tạo sẽ do công ty chi trả, chi phí không cố định tuỳ theo đợt đào tạo

và nội dung đào tạo Thông thường các chứng từ có liên quan đến chi phí đào tạo sẽđược tập hợp và gửi lên phòng kế toán thống kê để quyết toán cho mỗi đợt đào tạo

2.7 Qui chế công tác quản trị nhân lực tại Công ty CP Hạ Long Simexco :

Cán bộ công nhân viên của Công ty có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ lao độngcủa mình tại bất kỳ vị trí công tác nào Phải đảm bảo thời gian đúng 8h/ngày, cấm tìnhtrạng đi sai giờ và trốn về sớm

Thủ trưởng đơn vị thực hiện đúng việc chấm công hàng ngày, bảng chấm côngphải công khai để cả đơn vị tiện theo dõi

Mỗi đơn vị của Công ty phải có sổ công tác Khi cán bộ công nhân viên có việc đicông tác ra khỏi đơn vị phải báo cáo Nếu làm thêm giờ phải có sự đồng ý của thủtrưởng đơn vị

Đối với nhân viên thu ngân phải đảm bảo qui định của Công ty trong việc tiếp xúckhách hàng Phải giải thích căn kẽ những thắc mắc của khách hàng Thực hiện đúngngày nộp sổ hoặc nộp tiền của đơn vị

Thủ trưởng các đơn vị trong Công ty căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị vàcông việc thực tế được quyền bố trí sắp xếp nhân lực của mình vào các vị trí phù hợp.Trong giờ làm việc nghiêm cấm mọi hành động tụ tập, cờ bạc, dùng ma tuý, uốngrượu trong giờ làm

Nghỉ ốm, nghỉ phép, về hưu tuân theo qui định của pháp lệnh hiện hành

* Chấm dứt hợp đồng lao động gồm những trường hợp sau:

Trang 27

Cán bộ công nhân viên nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có dư thời gian công táctrên 30 năm

* Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có những trường hợp sau;

Công nhân nam đủ 55 tuổi, công nhân nữ đủ 50 tuổi và có dư thời gian công tác ítnhất 30 năm, sức khoẻ và năng lực yếu không thể đảm đương được công việc giaocho

Công nhân viên bị xử lý kỷ luật, sa thải

Công nhân viên thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ

2.8 Tạo động lực cho người lao động:

Nhân tố thúc đẩy tạo ra động lực cho người lao động chính là lợi ích Lợi ích cóhai loại đó là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người lao động Trong hai loạilợi ích đó thì lợi ích vật chất gắn liền cuộc sống hàng ngày của ngưòi lao động và giađình họ Còn lợi ích về mặt tinh thần nhằm tạo ra động lực lâu dài cho người laođộng

Lợi ích vật chất thể hiện ở các chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng đối vớingười lao động Đây là những điều kiện thiết yếu tạo ra quá trình tái sản xuất sức laođộng cho Công ty và cho toàn xã hội Nắm được tính quan trọng của nhân tố này, cácnhà quản trị của Công ty không ngừng cố gắng, sửa đổi trong quá trình phân phối lợinhuận Để sao cho cuộc sống của người lao động được cải thiện để họ hăng say, cốgắng phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao

2.8.1 Hình thức trả lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty:

Phần lương cứng phụ thuộc vào cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân để tính ralương cấp bậc cho công nhân viên đó

Phần lương mềm là phần biến đổi thu nhập theo từng tháng, khoản thu nhập nàyphụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của con người

Trang 28

Lương cấp bậc bản thân được giữ nguyên để làm căn cứ tính lương theo thời gian,tính lương lễ, phép, công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội và công phát sinh trong quátrình làm việc do cấp trên giao cho Ngoài ra, còn làm căn cứ trích Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế cho người lao động.

Trong cùng một cấp bậc công việc, nếu là kỹ sư hoặc tương đương thì có hệ sốlương cao hơn các cán bộ công nhân khác

Công ty lấy lương cơ bản là 450.000đ theo yêu cầu vềmức lương cơ bản của Nhà nướcCông ty tính lương theo 2 cách::

Cách tính lương cho công nhân viên chức theo thời gian ở các phòng ban trên công ty:

Lương theo = 450.000đ x Hệ số lương x Số ngày làm việc thực tế trongtháng

thời gian của CBCNV 25 ngày

BẢNG XẾP LƯƠNG CHỨC DANH CÔNG TY CP HẠ LONG SIMEXCO

Trang 29

Hệ số lương căn cứ theo bảng trờn để tớnh lương

- Còn các cán bộ công nhân viên làm việc tại các xưởng, Công ty trả theo mức độhoàn thành công việc:

Lương theo = 450.000đ x Hệ số l ơng x Kết quả công việc CBCNV

kết quả cụng việc Tổng công việc cần thực hiện

Ngày đăng: 13/12/2012, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006 - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
Bảng 1 Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006 (Trang 14)
Bảng 2.Đỏnh giỏ kết quả sản xuất kinh doanh: - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
Bảng 2. Đỏnh giỏ kết quả sản xuất kinh doanh: (Trang 14)
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006 - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
Bảng 1 Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006 (Trang 14)
Bảng 2.Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
Bảng 2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: (Trang 14)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của cụng ty cú tiến triển tốt đẹp - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
ua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của cụng ty cú tiến triển tốt đẹp (Trang 16)
BẢNG THEO DếI NHÂN LỰC CễNG TY CP HẠ LONGSIMEXCO - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
BẢNG THEO DếI NHÂN LỰC CễNG TY CP HẠ LONGSIMEXCO (Trang 19)
BẢNG THEO DÕI NHÂN LỰC CÔNG TY CP HẠ LONG SIMEXCO - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
BẢNG THEO DÕI NHÂN LỰC CÔNG TY CP HẠ LONG SIMEXCO (Trang 19)
Sơ đồ các bước tuyển chọn như sau: - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
Sơ đồ c ác bước tuyển chọn như sau: (Trang 25)
Hệ số lương căn cứ theo bảng trờn để tớnh lương - Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco
s ố lương căn cứ theo bảng trờn để tớnh lương (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w