QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 232 3.1 Định hướng phát triển của công ty
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty
Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý bảo dưỡng TSCĐ.
Các hạt, đội được giao máy móc riêng và phải tự quản lý cũng như cũng như có quyền hạn và tự chịu trách nhiệm đối với các tài sản mà mình nắm giữ. Song công ty cũng cần phải theo dõi giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng TSCĐ bằng cách lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế kể khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và xử lý kỷ luật nghiêm khắc những người gây thiệt hại TSCĐ của công ty. Các đơn vị thành viên cần chú ý xây dựng kế hoạch điều động máy móc thiết bị hợp lý, phù hợp để có thể khai thác tối đa công suất của máy móc, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
Giải pháp 2: Tăng cường việc thu hồi vốn cố định
Tăng cường bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại giá trị TSCĐ khi có biến động giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị TSCĐ nên tiến hành
định kỳ 6 tháng hoặc một năm hay lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào loại TSCĐ. Để đánh giá TSCĐ ta có thể đánh giá về hai mặt kỹ thuật và hiện vật:
+ Đánh giá TSCĐ về mặt giá trị : có thể đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu ở thời điểm mua sắm hoặc theo giá trị thời điểm đánh giá hoặc theo giá trị ban đầu trừ đi phần khấu hao đã tiến hành.
+ Đánh giá tình trạng hao mòn về mật kỹ thuật:
- Đánh giá tình trạng hao mòn về mặt kỹ thuật của từng chi tiết cuả TSCĐ: Trong trường hợp này người ta thường dùng phương pháp thí nghiệm hoặc quan sát dựa trên các chỉ tiêu như: Độ mài mòn hiện tại so với độ mài mòn cho phép, tình trạng vết nứt và biến dạng. . .
- Đánh giá tổng thể tình trạng hao mòn về mặt kỹ thuật của một TSCĐ: Tình trạng hao mòn về mặt kỹ thuật khi đánh giá tổng thể TSCĐ là tổng hợp tình trạng hao mòn của các chi tiết riêng lẻ. Tuy nhiên việc biểu diễn mức đọ hao mòn về mặt kỹ thuật của một TSCĐ bằng một trị số duy nhất còn gặp những khó khăn nhất định, ở đây dùng một số cách như sau:
Thứ nhất người ta thường dùng số bình quân gia quyền của các phần trăm hao mòn của các bộ phận cấu thành TSCĐ được xác định theo một tiêu chuẩn nào đó và ở đây quyền số là giá trị của mỗi bộ phận TSCĐ.
Thứ hai dùng chỉ tiêu tuổi thọ kỹ thuật của bộ phận quan trọng nhất của TSCĐ, mà nếu bộ phận này hỏng thì toàn bộ TSCĐ bị phá huỷ.
Giải pháp 3: Tăng cương đổi mới TSCĐ.
Cần phải có kế hoạch tăng cường đổi mới TSCĐ sau mỗi chu kỳ sản xuất dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng của chúng theo quy định và vào tốc độ phát triển của kỹ thuật. Tăng cường đổi mới TSCĐ là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa, tăng năng suất lao động. Do vậy, công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho TSCĐ mới.Trước khi quyết định đầu tư những công nghệ mới, thiết bị mới, công ty cần phải biết rõ nguồn gốc của máy, nhờ các chuyên gia kỹ thuật
có kinh nghiệm đánh giá xem các thông số kỹ thuật có phù hợp không, có thích ứng với điều kiện thời tiết, địa lý đất nước không. . . bên cạnh đó, công ty cần tiến hành lập dự án để tiến hành đầu tư loại TSCĐ cần mua, đa dạng hoá các nhà cung cấp, để từ đó tiết kiệm được tiền vốn, tránh lãng phí vô ích. Giải pháp 4: Lập kế hoạch về TSCĐ.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn cố định cần tiến hành lập kế hoạch về TSCĐ ở các mặt sau:
_Kế hoạch trang bị TSCĐ: Căn cứ để lập kế hoạch trang bị và nhu cầu về TSCĐ của công ty là : Nhu cầu của thị trường xây dựng, số hợp đồng xây dựng đã đạt được của Tổng công ty ở kỳ kế hoạch, dự báo dài hạn về các dự án đầu tư xây dựng ở của đất nước trong thời kỳ tới, yêu cầu về nâng cao uy tín để tranh thầu, tình trạng của các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, các tính toán hiệu quả kinh tế giữa tự mua sắm và đi thuê. Nếu trang bị TSCĐ quá nhiều nhưng không kiếm được hợp đồng xây dựng thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy khi mua sắm một TSCĐ phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và phải coi nó như một dự án đầu tư. Việc thực hiện thủ tực mua sắm TSCĐ phải theo đúng quy định của Nhà nước và nên tuân theo các bước sau:
Bước 1: Nêu rõ luận chứng kinh tế kỹ thuật vay vốn đầu tư và nêu rõ khả năng sử dụng thiết bị để thu hồi vốn, trả lãi ngân hàng theo quy định.
Bước 2: Sau khi có quyết định phê duyệt dự án của ban giám đốc phải tiến hành chào hàng để lựa chọn nhà cung cấp thiết bị có chất lượng và giá cả hợp lý. Phải có tối thiểu là 3 nhà cung cấp để lựa chọn
Bước 3: Sau khi lựa chọn được thiết bị và giao cho đơn vị quản lý sử dụng, yêu cầu các đơn vị thường xuyên báo cáo về chất lượng và hiệu quả sử dụng của thiết bị để kịp thời có những đánh giá về chất lượng sản phẩm cũng như khiếu nại về chất lượng sản phẩm với nhà cung cấp thiết bị khi cần thiết.
Do đó để việc đầu tư thiết bị đạt hiệu quả cao ngoài việc tuân theo các bước trên, về phía các hạt đội muốn đầu tư thêm tài sản cố định cần phải có định
hướng rõ về nhiệm vụ sản xuất, có dự kiến đầu tư hàng quý, hàng năm trình duyệt ban giám đốc công ty trước để công ty cân đối cụ thể chiến lược đầu tư của cả công ty, trên cơ sở đó thì mới có thể kiêm soát được toàn bộ hệ thống thiết bị của toàn công ty.
_Kế hoạch bảo dưỡng và sả chữa TSCĐ : Cần dựa vào chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng của mỗi loại TSCĐ, tuổi thọ của TSCĐ, lịch trình thi công kèm theo nhu cầu về máy xây dựng . . .Để lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa .
_kế hoạch sử dụng TSCĐ: kế hoạch sử dụng TSCĐ bao gồm các vấn đề như: * Kế hoạch sử dụng TSCĐ cho quá trình thi công xây lắp trong đó phải giải quyết các vấn đề về lựa chọn phương án cơ giới hoá xây dựng tối ưu, phân phối máy mốc hợp lý theo tiến độ thi công, phân phối mấy móc theo tiến độ thi công, điều phối máy mócgiữa các công trường.
* Kế hoạch cải tiến sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất, theo thời gian và theo đầu máy đưa vào hoạt động.
* Xác định các hình thức tổ chức sử dụng TSCĐ hợp lý như kết hợp tốt nhất giữa phương án đi thuê và tự mua sắm ,các hình thức khuyến khích người công nhân sử dụng may móc vừa có hiệu quả vừa bền.
* Kế hoạch liên kết với đơn vị bạn nhằm sử dụng năng lực sản xuất thừa của nhau thuộc lĩnh vực TSCĐ.
_Kế hoạch khấu hao TSCĐ: kế hoạch khấu hao không chỉ có nhiệm vụ tính ra số tiền khấu hao cần thiết mà còn cần phải tìm phương pháp khấu hao sao cho vừa có thể bảo tồn vốn vừa có thể đảm bảo tinh cạnh tranh của giá thành sản phẩm, cũng như tạo điều kiện tái sản xuất TSCĐ. Thời gian qua công ty đã dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cùng với tỷ lệ khấu hao là 4% với nhà xưởng,10% với máy móc thiết bị thi công và máy móc thiết bị văn phòng đã không đủ bù đắp nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty nên áp dụng một số chính sách khấu hao thích hợp để tự trang trải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại mới.
_ Kế hoạch dự trữ TSCĐ: kế hoạch này có nhiệm vụ xác định lượng TSCĐ sự trữ sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục lại vừa hợp lý về mặt kinh tế . Có nhiều phương pháp xác định số lượng TSCĐ dự trữ , trong đó có phương pháp dự trữ tối ưu hoá TSCĐ. Phương pháp này cho biết: khi số lượng TSCĐ tăng lên thì độ an toàn cho sản xuất tăng lên, từ đó mà thiệt hại do ngừng sản xuất sẽ giảm đi, nhưng mặt khác chi phí bảo dưỡng TSCĐ dự trữ tăng lên và thiệt hại do ứ đọng vốn tăng lên.Tổng cộng các khuynh hướng biến đổi chi phí trái ngược trên sẽ cho ta một cực tiểu hoá chi phi tương ứng với số TSCĐ dự trữ tối ưu.
Trong đó:
1: Đường thiệt hại do ngừng sản xuất phụ thuộc vào số lượng TSCĐ dự trữ 2: Chi phí bảo quản và dự trữ
3: Đường chi phí về thiệt hại tổng cộng OX: Số tài sản dự trữ
OY: Chi phí và thiệt hại OK: Số TSCĐ dự trữ tối ưu
Hình biểu diễn mức dự trữ TSCĐ tối ưu Y
3 2
1
Giải pháp 5: Tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ
Để tăng cường hơn nữa khối lượng tài sản cố định cho công ty, nên có sự tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài.