Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 67 - 69)

QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 232 3.1 Định hướng phát triển của công ty

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Kiến nghị về thuế: các luật thuế hiện tại của Nhà nước đang áp dụng trên phạm vi rộng rất có hiệu quả như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… tuy nhiên vẫn mang những hạn chế nhất định.

Với thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là loại thuế đánh vào giá trị phần tăng thêm của hàng hoá dịch vụ. Nhưng với mặt hàng nhựa đường của công ty khi vừa nhập về, hàng hoá chưa phát sinh giá trị tăng thêm nhưng vẫn phải chịu thuế, đây chính là một điểm bất cập của luật thuế này.

Nhà nước nên ban hành những hệ thống chỉ tiêu của ngành một cách chi tiết hơn, để công ty có thể lấy đó làm thước đo đánh giá hoạt động của công ty mình. Vì mỗi ngành hoạt động khác nhau, và những chỉ tiêu đánh giá cũng khác nhau, hơn nữa các chỉ tiêu này cũng thay đổi theo thời gian, vì vậy rất cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các cơ quan Nhà nước. Những chỉ tiêu này sẽ mang ý nghĩa là chuẩn mực so sánh, để xem xét những gì công ty đã đạt được và cần cố gắng sau một chu kỳ hoạt động.

Đất nước càng phát triển, nền kinh tế càng mở rộng thì vai trò của những công trình giao thông ngày càng lớn, các công trình giao thông là huyết mạch nối giữa các khu vực kinh tế với nhau. Do đó, xây dựng các công trình giao thông vẫn là những nhu cầu bức thiết của đất nước ta, đặc biệt là ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang. Việc mở mang giao thông, giúp Tuyên Quang kết nối với nhiều tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển. Do đó, với các dự án xây dựng công trình giao thông, tỉnh nên tổ chức đấu thầu. Các công ty Nhà nước cạnh tranh công bằng với các công ty tư nhân, thường ở thế yếu hơn, sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, giúp nâng cao chất lượng công trình.

Vốn lúc nào cũng là một vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Công ty 232 có số tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn khá cao nhưng tốc độ tăng chậm, hơn nữa tổng vốn của công ty cũng chưa lớn so với lĩnh vực mà công ty hoạt động, chính điều này cũng làm giảm khả năng hoạt động của công ty, cũng như uy tín trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có những chính sách mang tính chiến lược, bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp đều cần vốn dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ. Nhà nước có thể cấp thêm vốn cho công ty, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, ngân sách hạn hẹp, các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng nhiều hoặc tìm cách chiếm dụng vốn từ các tổ chức và cá nhân khác, nhưng việc này cũng không phải dễ dàng gì. Các doanh nghiệp Nhà nước luôn có hệ số nợ khá cao nên các ngân hàng cũng không dám cho vay, để giúp doanh nghiệp thì Nhà nước có thể bằng cách can thiệp vào ngân hàng làm giảm bớt các điều kiện cho vay và thực hiện các khoản vay ưu đãi hơn, chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Nhưng cũng cần tính toán kỹ lưỡng tránh sảy ra những phản ứng dây chuyền, gây đổ vỡ hàng loạt.

Nhà nước cũng nên xem xét cho doanh nghiệp cổ phần hóa, một xu thế đang diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi cổ phần hoá, doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, lợi nhuận cũng cao hơn. Doanh nghiệp có thể huy động những nguồn vốn dài hạn mà không phải chờ đợi nguồn ngân sách cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 67 - 69)