CHƯƠNG 15: QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN

41 439 6
CHƯƠNG 15: QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 15: QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN

CHƯƠNG 15: QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN Như chúng ta đã được thấy trong chương 9 và chương 11, tất cả các công ty đều cần vốn hoạt động để hỗ trợ cho khâu bán hàng. Để kiếm được nguồn vốn hoạt động đó, nguồn ngân quỹ phải tăng lên, thường là sự kết hợp của vốn cổ phần và nợ. Sự hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần của công ty thì được gọi là cấu trúc vốn của nó. Mặc dù, mức độ thực sự của nợ và vốn cổ phần có thể thay đổi đôi chút qua thời gian, hầu hết các công ty đều cố gắng giữ sự hỗn hợp trong tài trợ của chúng gần với cấu trúc vốn mục tiêu. Những quyết định cấu trúc vốn bao gồm sự chọn lựa của công ty về cấu trúc mục tiêu, kỳ hạn trung bình của các khoản nợ của nó, và những nguồn tài trợ rõ ràng mà nó chọn trong từng thời điểm cụ thể. Cũng như những quyết định hoạt động, những nhà quản lý nên thực hiện những quyết định về cấu trúc vốn được thiết kế để tối đa hóa giá trị của công ty. Khi bạn đọc chương này, hãy xem xét làm thế nào bạn sẽ trả lời các câu hỏi sau. Bạn không nhất thiết phải có khả năng trả lời câu hỏi trước khi bạn đọc chương. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những câu hỏi này để có được một nhận thức về các vấn đề bao quát trong chương này. Sau khi đọc chương này, bạn sẽ có thể trả lời một phần các câu hỏi, và bạn sẽ có thể đưa ra câu trả lời tốt hơn sau khi thảo luận trong lớp về chương này. Lưu ý, nó thường hữu ích, khi trả lời câu hỏi khái niệm, sử dụng dữ liệu giả định để minh họa cho câu trả lời của bạn. Chúng tôi minh họa cho câu trả lời với một mô hình Excel đó là có sẵn trên trang web Thomson NOW. Truy cập vào và làm việc thông qua nó là một bài tập hữu ích, và nó cung cấp hiểu biết sâu sắc khi trả lời các câu hỏi. 1. Rủi ro kinh doanh là gì? Liệt kê sau đó thảo luận một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh. 2. Rủi ro tài chính là gì? Nó liên quan như thế nào đến rủi ro kinh doanh? 3. Modigliani và Miller (MM) là ai, và họ kết luận được những gì về sự liên quan giữa ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị của một công ty và chi phí vốn theo giả định không có thuế? Kết luận đó thay đổi như thế nào khi họ giới thiệu về các loại thuế trong doanh nghiệp ? Nếu các nhà quản lý của một công ty nghĩ rằng MM chính xác, và họ muốn tối đa hóa giá trị của công ty, họ sẽ chọn cấu trúc vốn nào? 4. Lý thuyết MM dựa trên nghiên cứu thực nghiệm hay quan sát hành vi thực tế của doanh nghiệp ? Những giả định ảnh hưởng như thế nào? 5. Lý thuyết cân bằng cấu trúc vốn là gì? Nó khác với lý thuyết MM như thế nào? 6. Thông thường, thị trường có cho rằng việc công bố phát hành cổ phiếu mới là một tín hiệu tốt? Những tín hiệu đó có dẫn đến kết luận liên quan đến việc tối ưu hóa cấu trúc vốn như là lý thuyết cân bằng và / hoặc các lý thuyết MM không? 7. Tối đa hoác cấu trúc vốn có ý nghĩa gì? Tối ưu hóa là gì? Cái gì được tối đa và những gì được giảm thiểu? 8. Các công ty nên tập trung cấu trúc vốn trên giá trị sổ sách hay giá thị trường ? Sự tình toán WACC bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng giá ghi sổ hay giá thị trường như thế nào? 9. Bạn kỳ vọng điều gì xảy ra với giá cổ phiếu của doanh nghiệp (to an all-equity firm’s stock price) nếu quản lý công ty thông báo sẽ tái vốn hóa, theo đó nợ sẽ được phát hành và sử dụng để mua lại cổ phiếu thường? XEM XÉT CÁC YẾU TỔ CỦA CẤU TRÚC VỐN Nhớ lại Chương 11, giá trị của công ty là giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ tự do được kỳ vọng trong tương lai (FCFs), chiết khấu tại mức chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC): 1 1 Để đơn giản, chúng ta giả định rằng doanh nghiệp không có tài sản phi hoạt động (nonoperating assets) GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ CHI PHÍ VỐN Những lựa chọn tài trợ của công ty rõ ràng là có một ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC). Các lựa chọn tài trợ cũng có ảnh hưởng gián tiếp bởi vì chúng làm thay đổi rủi ro và thu nhập yêu cầu từ nợ và vốn chủ sở hữu. Chương này tập trung vào các lựa chọn nợ-vốn chủ và ảnh hưởng của nó lên giá trị công ty. Doanh thu bán hàng Lãi suất Rủi ro doanh nghiệp Rủi ro thị trường Chi phí hoạt động và thuế Đầu tư mới bắt buộc trong kinh doanh Quyết định về tài chính Dòng -ền mặt tự do (FCF) Chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC) Giá trị của doanh nghiệp WACC phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của nợ và vốn chủ (w d và w e ), chi phí nợ (r d ), chi phí cố phần thường (r s ), và tỷ suất thuế doanh nghiệp (T): Như phương trình này cho thấy, bất kỳ một quyết định nào có thể làm thay đổi giá trị của một công ty bằng việc ảnh hưởng đến dòng ngân quỹ tự do hoặc chi phí vốn. Chúng ta thảo luận một trong những cách mà tỷ lệ nợ cao hơn có thể ảnh hưởng đến WACC và/hoặc FCF. Nợ làm tăng chi phí vốn chủ r s Chủ nợ có quyền ưu tiên đối với dòng ngân quỹ của công ty hơn là cổ đông- những người chỉ có quyền đối với dòng ngân quỹ còn lại sau khi chủ nợ đã được trả tiền. Như chúng ta thấy ví dụ bằng số sau đây, quyền lợi “cố định” của chủ nợ là nguyên nhân khiến cho quyền lợi còn lại của các cổ đông trở nên ít chắc chắn hơn, điều này làm tăng chi phí vốn cổ phần thường, r s. Nợ làm giảm thuế doanh nghiệp phải trả Hãy tưởng tượng dòng ngân quỹ của doanh nghiệp như một chiếc bánh với ba phần. Phần thứ nhất chia cho chính phủ dưới hình thức các khoản thuế, phần thứ hai cho các chủ nợ, và phần thứ ba cho các cổ đông. Công ty có thể khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thu nhập chịu thuế, làm giảm phần của chính phủ, để lại nhiều hơn cho các chủ nợ và cổ đông. Sự khấu trừ trong thuế làm giảm chi phí nợ sau thuế, như được thể hiện ở phương trình 15-2 Rủi ro phá sản làm tăng chi phí nợ, r d Cùng với việc tăng nợ, khả năng của khủng hoảng tài chính, hoặc thậm chí là phá sản cũng tăng lên. Với nguy cơ rủi ro phá sản cao hơn, chủ nợ sẽ đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, điều đó làm tăng chi phí sau thuế của nợ, rd. Hiệu ứng ròng (the net effect) lên chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC) Như trong phương trình 15-2 cho thấy, WACC là chi phí vốn bình quân có trọng số của nợ với mức chi phí thấp (relative low-cost debt) (w d ) và vốn chủ với chi phí cao (high-cost equity). Nếu chúng ta tăng tỷ lệ nợ, thì trọng số của nợ với chi phí thấp tăng lên và trọng số của vốn chủ với chi phí cao giảm xuống. Nếu tất cả điều giữ nguyên, thì WACC sẽ giảm và giá trị của công ty trong phương trình 15-1 sẽ tăng. Tuy nhiên trước đó đã cho rằng mọi thứ không giữ nguyên được: cả r d và r s tăng. Trong khi sự thay đổi cơ vấu vốn ảnh hưởng đến tất cả các biến trong phương trình WACC, không dễ để nói rằng những thay đổi này làm tăng WACC, giảm hoặc bù trừ WACC và cho WACC không thay đổi. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau khi chúng ta thảo luận lý thuyết về cơ cấu vốn. Nguy cơ phá sản làm giảm dòng ngân quỹ tự do Nguy cơ phá sản tăng lên, một số khách hàng có thể chọn mua từ một công ty khác, ảnh hưởng đến doanh số. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT), do đó làm giảm FCF. Tình trạng không ổn về tài chính cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công nhân và nhà quản lý, khi họ dành nhiều thời gian lo lắng cho công việc trong tương lai chứ không chú tâm vào công việc hiện tại. Một lần nữa, điều này làm giảm NOPAT và FCF. Cuối cùng, các nhà cung cấp thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng của họ, làm giảm khoản phải trả, và làm tăng vốn hoạt động ròng, do đó làm giảm FCF. Vì vậy, nguy cơ phá sản có thể làm giảm FCF và làm giảm giá trị của công ty. Nguy cơ phá sản ảnh hưởng đến chi phí đại diện Mức nợ càng cao có thể ảnh hưởng đến hành vi của các nhà quản lý theo hai cách đối lập. Thứ nhất, khi thời điểm tốt, các nhà quản lý có thể lãng phí dòng ngân quỹ vào bổng lộc và các chi phí không cần thiết khác. Đây là chi phí đại diện, như mô tả trong Chương 11. Chiều hướng tốt là mối đe dọa phá sản sẽ làm giảm chi tiêu lãng phí, làm tăng FCF. Nhưng chiều hướng xấu là nhà quản lý có thể trở nên nhút nhát và từ chối những dự án có NPV dương nếu nó là rủi ro. Từ quan điểm của các cổ đông sẽ là không may nếu một dự án rủi ro là nguyên nhân để công ty đi vào tình trạng phá sản, nhưng lưu ý các công ty khác trong danh mục đầu tư của cổ đông có thể tham gia vào các dự án rủi ro và thành công. Kể từ khi hầu hết các cổ đông đa dạng tốt, họ có thể làm một nhà quản lý rủi ro ngoại trừ các dự án NPV dương. Nhưng một người quản lý danh tiếng và giàu có thường gắn liền với một công ty duy nhất, vì vậy nhà quản lý khó chấp nhận rủi ro. Như vậy, nợ cao có thể là nguyên nhân khiến nhà quản lý từ bỏ các dự án NPV dương trừ khi chúng cực kỳ an toàn. Đây là gọi là vấn đề đầu tư giới hạn và nó là một dạng khác của chi phí đại diện. Chú ý rằng nợ có thể làm giảm một phần chi phí đại diện (chi tiêu lãng phí) nhưng có thể làm tăng chi phí khác (đầu tư không đủ), do đó ảnh hưởng ròng lên giá trị là không rõ ràng. Phát hành vốn cổ phần truyền tải một tín hiệu đến thị trường Các nhà quản lý ở vị trí cao hơn có thể dự báo về dòng ngân quỹ tự do tốt hơn nhà đầu tư, và các học giả gọi này sự bất đối xứng thông tin . Giả sử giá cổ phiếu của một công ty là $50 mỗi cổ phiếu. Nếu các nhà quản lý sẵn sàng phát hành cổ phiếu mới với giá $50 cho mỗi cổ phiếu, khi đó nhà đầu tư sẽ không bán thấp hơn giá trị thực của nó. Do đó, giá trị thực của các cổ phiếu dưới con mắt của nhà quản lý với những thông tin cấp cao của họ phải ít hơn hoặc bằng $50. Vì vậy, các nhà đầu tư nhận thấy việc phát hành vốn cổ phần như là một tín hiệu tiêu cực, điều này thường làm cho giá cổ phiếu giảm.  Câu hỏi tự kiểm tra Mô tả ngắn gọn một số cách thức mà trong đó các quyết định cấu trúc vốn có thể ảnh hưởng đến WACC và FCF. RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Trong Chương 2, khi chúng ta xem xét rủi ro từ quan điểm của một nhà đầu tư chứng khoán, chúng ta phân biệt giữa rủi ro thị trường, được đo bằng hệ số beta của công ty, và rủi ro độc lập, trong đó bao gồm cả rủi ro thị trường và một phần của rủi ro có thể được loại bỏ bởi đa dạng hoá. Bây giờ chúng tôi giới thiệu hai khía cạnh của rủi ro: (1) rủi ro kinh doanh, hoặc rủi ro cho cổ phiếu của công ty nếu nó không sử dụng nợ, và (2) rủi ro tài chính , đó là rủi ro tăng thêm cho các cổ đông thông thường như là kết quả của quyết định sử dụng nợ của công ty. 3 Một cách khái quát, mỗi công ty có một lượng rủi ro nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu nó sử dụng một khoản nợ nào đó, thì trên thực tế nó sẽ chia các nhà đầu tư thành hai nhóm và tập trung rủi ro kinh doanh vào một nhóm - nhóm các cổ đông thường. Rủi ro tăng thêm mà các cổ đông của một công ty dùng đòn bẩy phải đối mặt, cao hơn rủi ro mà họ đối mặt khi công ty không sử dụng nợ, gọi là rủi ro tài chính của công ty. Ví dụ, nếu một nửa số vốn của một công ty được tăng lên là nợ và một nửa là vốn cổ phần thường, thì mỗi cổ đông thường sẽ chịu rủi ro gấp hai lần nếu chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Đương nhiên, các cổ đông của một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy sẽ yêu cầu sự thu hồi nhiều hơn cho rủi ro tài chính tăng thêm đó, nên tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu yêu cầu sẽ tăng lên cùng với việc sử dụng nợ. Nói cách khác, sử dụng nợ nhiều hơn, thì rủi ro cho cổ đông cao hơn, và chi phí của vốn sở hữu sẽ cao hơn. Để cân bằng cho phần này, chúng tôi kiểm tra rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh trong khuôn khổ rủi ro độc lập, bỏ qua các ảnh hưởng của sự đa dạng hóa. Sau đó, chúng tôi phân tích những tác động của sự đa dạng hóa. 2 Một ngoại lệ cho quy tắc này là bất kỳ tình huống nào với sự bất đối xứng thông tin ít, chẳng hạn như một tiêu chuẩn đã quy định. Ngoài ra, một số các công ty, chẳng hạn mới khởi động việc kinh doanh hoặc đầu cơ công nghệ cao, không thể để phát hành nợ và vì vậy phải chỉ đơn giản là vốn chủ sở hữu, chúng tôi thảo luận trong chương này. 3 Cổ phiếu ưu đãi cũng làm tăng rủi ro tài chính. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng tôi tập trung vào khoản nợ và vốn cổ phần thường trong chương này. Rủi ro kinh doanh Như đã nói ở trên, rủi ro kinh doanh là rủi ro mà các cổ đông thường của một công ty sẽ phải đối mặt nếu công ty không có nợ. Rủi ro kinh doanh phát sinh từ sự không chắc chắn trong việc dự đoán về dòng ngân quỹ của công ty, có nghĩa là sự không chắc chắn về lợi nhuận hoạt động và nhu cầu vốn (đầu tư) của nó. Nói cách khác, chúng ta không biết chắc chắn lợi nhuận hoạt động lớn như thế nào, hoặc chúng tôi cũng không biết cần phải đầu tư bao nhiêu cho việc phát triển sản phẩm mới, xây dựng các nhà máy mới vv… Thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) kết hợp hai nguồn của sự không chắc chắn, và sự biến thiên của nó có thể được sử dụng để đo lường rủi ro kinh doanh trên cơ sở độc lập: Ở đây, NOPAT là lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế, và vốn : là số tiền được yêu cầu để hoạt động, tương đương với tổng số nợ của công ty và vốn chủ sở hữu chung. Rủi ro kinh doanh sau đó có thể được đo bằng độ lệch chuẩn ROIC, σ ROIC . Nếu nhu cầu về vốn của công ty ổn định, thì chúng ta có thể sử dụng độ lệch chuẩn của EBIT, σ EBIT , như là một biện pháp thay thế rủi ro kinh doanh độc lập. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào một số yếu tố, được mô tả dưới đây: 1. Nhu cầu thay đổi. Nhu cầu về các sản phẩm của một công ty càng ổn định, những yếu tố khác không đổi, rủi ro kinh doanh của công ty càng thấp. 2. Sự biến đổi giá bán. Các công ty có sản phẩm được bán trên các thị trường biến động nhiều thì chịu mức rủi ro kinh doanh cao hơn các công ty tương tự nhưng giá bán đầu ra ổn định hơn. 3. Sự biến đổi chi phí đầu vào. Các công ty có chi phí đầu vào có tính không chắc chắn cao thì chịu một mức độ rủi ro kinh doanh cao. 4. Khả năng điều chỉnh giá bán đầu ra cho những thay đổi chi phí đầu vào. Một số công ty có khả năng tốt hơn những công ty khác ở chỗ tăng giá bán đầu ra khi các chi phí đầu vào tăng. Khả năng điều chỉnh giá bán đầu ra tương ứng với các điều kiện chi phí tốt hơn, thì rủi ro kinh doanh thấp hơn. 5. Khả năng phát triển sản phẩm mới một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí. Các công ty trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như thuốc và máy tính phụ thuộc vào dòng các sản phẩm mới liên tục. Các sản phẩm của họ trở nên lỗi thời nhanh hơn, rủi ro kinh doanh của họ càng lớn. 6. Mức độ rủi ro từ nước ngoài. Các công ty tạo ra tỷ lệ phần trăm thu nhập ở nước ngoài cao thì dễ phải chịu sự giảm thu nhập do các biến động về tỷ giá. Ngoài ra, nếu một công ty hoạt động trong một khu vực không ổn định về chính trị, nó có thể phải chịu các rủi ro chính trị. Xem Chương 27 để thảo luận thêm. 7. Sự gia tăng chi phí cố định: đòn bẩy hoạt động. Nếu tỷ lệ phần trăm các chi phí cố định cao, và không giảm khi nhu cầu giảm xuống, thì công ty chịu mức rủi ro kinh doanh tương đối cao. Yếu tố này được gọi là đòn bẩy kinh doanh, và nó được thảo luận tại trong phần tiếp theo. Mỗi yếu tố này được xác định là một phần đặc điểm ngành của công ty, và mỗi yếu tố cũng được kiểm soát trong phạm vi của ban quản lý. Ví dụ, hầu hết các công ty đều có thể, thông qua các chính sách marketing, có những hành động để ổn định cả giá bán và doanh số bán. Tuy nhiên, sự ổn định này có thể đòi hỏi quảng cáo lớn hoặc sự giảm giá để có được những cam kết của khách hàng rằng sẽ mua số lượng hàng cố định trong tương lai. Tương tự như vậy, các công ty có thể giảm sự biến động của chi phí đầu vào trong tương lai bằng cách đàm phán các hợp đồng nhân công và cung cấp nguyên vật liệu dài hạn, nhưng họ có thể phải trả cao hơn giá hiện tại để có được các hợp đồng này. Nhiều công ty cũng sử dụng kỹ bảo hiểm để giảm rủi ro kinh doanh. ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG Về mặt vật lí, đòn bẩy ám chỉ việc sử dụng một cái đòn bẩy để nâng một vật nặng với một lực nhỏ. Về chính trị, nếu một người có đòn bẩy, lời nói hoặc hành động nhỏ nhất của họ có thể hoàn hảo rất nhiều. Trong thuật ngữ kinh doanh, mức đòn bẩy hoạt động cao, những yếu tố khác được giữ không đổi, ngụ ý rằng một sự thay đổi tương đối nhỏ về doanh số cho kết quả là một sự thay đổi lớn về EBIT. Khi những yếu tố khác được giữ không đổi, chi phí cố định của một công ty càng cao thì đòn bẩy hoạt động của nó càng lớn. Chi phí cố định càng cao thường liên quan đến những công ty và ngành công nghiệp có mức tập trung vốn, tự động càng cao. Tuy nhiên, những doanh nghiệp mà sử dụng những công nhân tay nghề cao tức những người phải được thuê vè trả lương thậm chí trong suốt thời kì suy thoái cũng có những chi phí cố định tương đối cao, như những công ty có chi phí phát triển sản phẩm cao, bởi vì khấu hao của chi phí phát triển là một yếu tố của chi phí cố định. Xem xét công ty Strasburg Electronics, một công ty không dùng vốn vay. Hình 15-1 minh họa các khái niệm về đòn bẩy hoạt động bằng cách so sánh các kết quả mà Straburg có thể mong muốn nếu nó sử dụng mức đòn bẩy hoạt động khác nhau. Kế hoạch A yêu cầu một khoản chi phí cố định tương đối nhỏ, $20000. Ở đây, công ty sẽ không có nhiều trang thiết bị tự động, vậy nên khấu hao, bảo trì và thuế tài sản của nó sẽ thấp. Tuy nhiên,đường tổng chi phí hoạt động có một độ dốc tương đối dốc, chỉ ra rằng chi phí biến đổi trên một đơn vị cao hơn so với so với nếu công ty sử dụng nhiều đòn bẩy hoạt động. Kế hoạch B yêu cầu mức chi phí cố định cao hơn, $60000. Ở đây, công ty sử dụng trang thiết bị tự động(với chúng, một người thợ máy có thể sản xuất ra một hoặc một vài đơn vị với cùng một chi phí lao động) cho một quy mô lớn hơn nhiều. Điểm hòa vốn là cao hơn theo kế hoạch B-hòa vốn xảy ra tại 60000 đơn vị theo kế hoạch B so với chỉ 40000 đơn vị theo kế hoạch A. Chúng ta có thể tính toán sản lượng hòa vốn bằng việc nhận thấy rằng sự hòa vốn hoạt động xảy ra khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = 0. 4 EBIT = PQ – VQ – F = 0 15-3 Ở đây P là giá bán trung bình trên mỗi đơn vị hàng bán. Q là số đơn vị hàng bán. V là chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hàng bán. F là chi phí hoạt động cố định. Nếu chúng ta tìm mức sản lượng hòa vốn, Q BE , chúng ta có công thức : F Q BE = 15-3a P-V 4 Định nghĩa về sự hòa vốn này không bao gồm bất kỳ khoản chi phí tài chính cố định nào vì Strasburg là công ty không dùng vốn vay. Nếu có chi phí tài chính cố định, công ty sẽ chịu một khoản lỗ kế toán tại điểm hòa vốn hoạt động. Chúng tôi giới thiệu chi phí tài chính một cách ngắn gọn. Do đó,ở kế hoạch A: Và ở kế hoạch B: Đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh như thế nào? Khi những yếu tố khác được giữ không đổi, đòn bẩy hoạt động của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh của nó càng lớn. Dữ liệu trong hình 15-1 xác nhận điều này. Đòn bẩy hoạt động thấp hơn của kế hoạch A làm tăng giới hạn có thể xảy ra của EBIT thấp hơn nhiều, từ -20.000$ nếu nhu cầu là quá tệ lên đến 80.000$ nếu nhu cầu là tuyệt vời, với độ lệch chuẩn là 24.698 $. Giới hạn EBIT của kế hoạch B lớn hơn nhiều, từ -60.000$ đến 140.000$, và nó có độ lệch chuẩn là 49.396$. Giới hạn ROIC của kế hoạch A cũng thấp hơn, từ -6.0% đến 24%, với độ lệch chuẩn là 7.4%, so với giới hạn của kế hoạch B là từ 18% đến 42%, với độ lệch chuẩn là 14.8%, cao gấp hai lần so với kế hoạch A. Cho dù kế hoạch B rủi ro hơn, cũng lưu ý rằng nó có EBIT và ROIC dự kiến cao hơn: 40.000$ và 12% so với kế hoạch A là 9%. Do đó, Strasburg phải thực hiện một lựa chọn giữa một dự án có thu nhập dự kiến cao hơn nhưng nhiều rủi ro và một dự án với ít rủi ro nhưng thu nhập thấp hơn. Trong phần còn lại của bài phân tích, chúng ta thừa nhận rằng Strasburg đã quyết định đi cùng với kế hoạch B bởi vì ban quản trị tin rằng thu nhập dự kiến cao hơn đủ để bồi thường cho mức rủi ro cao hơn. Đối với phạm vi lớn hơn, đòn bẩy hoạt động được xác định bằng công nghệ. Các công ty điện, điện thoại, hàng không, nhà máy thép, và những công ty hóa chất đơn giản phải có vốn đầu tư lớn vào tài sản cố định; điều này dẫn đến chi phí cố định và đòn bẩy hoạt động cao. Một cách đơn giản, các công ty thuốc, ô tô, máy tính, và những công ty khác phải chi tiêu nhiều để phát triển những sản phẩm mới, và chi phí phát triển sản phẩm làm tăng đòn bẩy hoạt động. Mặt khác, những cửa hàng tạp hóa, nhìn chung có chi phí cố định thấp hơn đáng kể, do đó đòn bẩy hoạt động thấp hơn. Mặc dù những yếu tố về ngành gây ra ảnh hưởng chủ yếu, tất cả các công ty có một số sự kiểm soát đến đòn bẩy hoạt động của nó. Ví dụ, một công ty điện có thể mở rộng công suất tạo ra của nó bằng cách xây dựng một nhà máy lò đốt bằng khí hoặc lò đốt bằng than. Nhà máy than sẽ yêu cầu khoản đầu tư lớn hơn và sẽ có chi phí cố định thấp hơn, nhưng chi phí biến đổi (cho khí) sẽ cao. Do đó, bằng những quyết định ngân sách vốn của nó, một công ty công (hoặc bất kỳ công ty nào) có thể ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động của nó, từ đó ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh. RỦI RO TÀI CHÍNH Rủi ro tài chính là rủi ro tăng thêm cho các cổ đông thường như là một kết quả của các quyết định tài trợ bằng nợ . Theo khái niệm, các cổ đông phải đối mặt với một lượng rủi ro chắc chắn trong các hoạt động của một công ty. Đó là rủi ro kinh doanh, được định nghĩa là sự không chắc chắn vốn có trong các dự báo về ROIC tương lai. Nếu một công ty sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính), điều này làm tập trung rủi ro kinh doanh vào các cổ đông thường của nó. Để minh họa, giả sử mười cổ đông quyết định thành lập một tập đoàn sản xuất các ổ đĩa. Có một lượng nhất định rủi ro kinh doanh trong hoạt động. Nếu công ty chỉ có vốn cổ phần thường và nếu mỗi cổ đông mua 10% của cổ phiếu, thì mỗi nhà đầu tư chịu mức rủi ro kinh doanh như nhau. [...]... xét khi ra quyết định về cấu trúc vốn? ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU Các nhà quản trị nên lựa chọn cấu trúc vốn nào có thể tối đa hóa giá trị cho cổ đông Phương phát tiếp cận cơ bản là xem xét cấu trúc vốn thử nghiệm, dựa vào giá trị thị trường của nợ và vốn chủ, và sau đó đánh giá giá trị của cổ đông với cấu trúc vốn này Các tiếp cận này được lặp lại cho đến khi lựa chọn được cấu trúc vốn lý tưởng Có... trị của Strasburg ở các cấu trúc vốn khác nhau Lưu ý rằng giá trị tối đa là $222,222 xảy ra khi cấu trúc vốn có 40% nợ, đây cũng là cấu trúc vốn tối thiểu hóa WACC 5 Ước tính giá trị của cổ đông và giá của cổ phiếu Strasburg nên tái cấu trúc vốn bây giờ, có nghĩa là công ty nên phát hành nợ và sử dụng khoản tiền thu được để mua lại cổ phiếu Giá trị của cổ đông sau sự tái cấu trúc vốn sẽ bằng với khoản... T=40% EPS = NI/n Trước khi thông báo tái cấu trúc vốn, Strasburg có giá trị thị trường của vốn chủ là $200,000 và 10,000 cố phiếu phát hành (n 0) Vì vậy, giá cổ phiếu của nó trước khi tái cấu trúc là $20/cổ phiếu ($200,000/10,000 = $20) Để tìm giá mỗi cổ phiếu sau khi tái cấu trúc vốn, hãy xem xét trình tự của các sự kiện (1) công ty thông báo tái cấu trúc vốn và phát hành nợ mới (2) công ty sử dụng... còn lại của vốn chủ sở hữu Để tim được giá trị còn lại của vốn chủ, chúng ta cần xác định phát hành bao nhiêu nợ trong cấu trúc vốn mới Khi chúng ta biết phần trăm nợ trong cơ cấu vốn và giá trị kết quá của công ty, chúng ta có thể tìm thấy giá trị nợ theo đô la như sau: D = wdV Ví dụ, ở cơ cấu vốn tối ưu với tỷ lệ nợ 40%, giá trị của nợ là $88,889 = 0.4 ($222,222) Giá trị thị trường của vốn chủ còn... tin bất đối xứng và ảnh hưởng của các tín hiệu lên quyết định về cấu trúc vốn như thế nào Năng lực vay mượn dự trữ nghĩa là gì, và tại sao nó lại quan trọng với các công ty? Sử dụng nợ phục vụ cho việc huấn luyện các nhà quản trị như thế nào? Ý NGHĨA VÀ BẰNG CHỨNG CỦA CẤU TRÚC VỐN Có hàng trăm, có lẽ là hàng nghìn giấy kiểm tra lý thuyết cấu trúc vốn đã được miêu tả ở phần trước Chúng ta chỉ có thể... dù mô hình định giá doanh nghiệp sẽ luôn cung cấp giá trị đúng, có một cách nhanh hơn và trực quan hơn để xác định S P trong việc tái cấu trúc vốn S P phản ánh giá trị của cổ đông dưới cấu trúc vốn mới, và, như đã lưu ý trước đó, nó bằng với giá trị vốn chủ sau khi hoàn thành tái cấu trúc vốn cộng với tiền mặt họ nhận được từ việc mua lại cổ phiếu Nếu tất cả khoản nợ được huy động sử dụng cho việc... hưởng trong phương trình chi phí vốn chủ CAPM, rs = rRF + (RPM)b Tỷ lệ phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường được xác định bởi các lực lượng thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Tuy nhiên, b bị ảnh hưởng bởi (1) quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp như đã đề cập trước đó trong chương này, mà nó ảnh hưởng đến b U, và (2) bởi quyết định về cấu trúc vốn như đã phản ánh trong tỷ lệ... tố quyết định rủi ro kinh doanh? Đòn bẩy hoạt động có ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh như thế nào? Rủi ro tài chính là gì, và nó phát sinh như thế nào? Giải thích tuyên bố: Sử dụng đòn bẩy có cả tác động tốt và xấu LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN Trong phần trước, chúng ta đã thấy các lựa chọn cấu trúc vốn ảnh hưởng đến ROE và rủi ro của một công ty như thế nào Có một số nguyên nhân, chúng ta cho rằng các cấu. .. quân, WACC Cột 6 của bảng 15-3 thể hiện chi phí vốn trung bình có trọng số của Strasburg WACC, ở các cấu trúc vốn khác nhau Hiện tại, công ty không vay nợ, vì vậy cấu trúc vốn là 100% vốn chủ, và tại điểm này thì WACC = r S = 12% Khi Strasburg bắt đầu sử dụng nợ với chi phí thấp hơn, WACC giảm xuống Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ tăng lên, chi phí từ cả nợ và vốn chủ đều tăng, đầu tiên thì tăng chậm nhưng... Mehotra, Mikkelson và Partch đã kiểm tra cấu trúc vốn của các công ty được tách ra từ công ty mẹ của chúng Những lựa chọn tài trợ cho các công ty hiện tại có thể bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn tài trợ trong quá khứ của nó và với chi phí từ việc thay đổi cấu trúc vốn, nhưng bởi vì sự tách ra là những công ty được tạo mới, các nhà quản trị có thể lựa chọn một cấu trúc vốn không liên quan đến các vấn đề này . CHƯƠNG 15: QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN Như chúng ta đã được thấy trong chương 9 và chương 11, tất cả các công ty đều cần. bạn đọc chương này, hãy xem xét làm thế nào bạn sẽ trả lời các câu hỏi sau. Bạn không nhất thiết phải có khả năng trả lời câu hỏi trước khi bạn đọc chương.

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan