1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến TĂNG TRƯỞNG tín DỤNG các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM GIAI đoạn 2008 2019

107 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2019
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS. TS Mai Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sỹ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Câu hỏi nghiên cứu (12)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (12)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (15)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (15)
      • 2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài (15)
      • 2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (19)
      • 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (22)
    • 2.2. Cơ sở lý luận (22)
      • 2.2.1. dụng Tín ngân hàng (0)
      • 2.2.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các NHTM (26)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Thiết kế và xây dựng quy trình nghiên cứu (35)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.2.1. Phương pháp định tính (37)
      • 3.2.2. Phương pháp định lượng (38)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 4.1. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng của các NHTM (47)
      • 4.1.1. cảnh nền Bối kinh tế (0)
      • 4.1.2. Tổng quan về Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 49 4.1.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2008-2019 (51)
      • 4.2.1. Thống kê mô tả các biến (74)
      • 4.2.2. Kiểm định tính dừng của biến nghiên cứu (74)
      • 4.2.3. Xác định độ trễ tối ưu (76)
      • 4.2.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình (76)
      • 4.2.5. quả Kết hàm phản ứng của các biến trong mô hình VAR (0)
      • 4.2.6. báo Dự phân rã phương sai (0)
    • 4.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu (81)
  • CHƯƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG (86)
    • 5.1. Định hướng phát triển tín dụng của các NHTM (86)
    • 5.2. Khuyến nghị chính sách (89)
      • 5.2.1. Góc độ NHTM (89)
      • 5.2.2. Góc độ từ phía Chính phủ và NHNN (91)
      • 5.2.3. Góc độ từ phía Doanh nghiệp đi vay (94)
    • 5.3. Giới hạn nghiên cứu (94)
  • KẾT LUẬN (14)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong quá trình ấy nền kinh tế Việt Nam phải trải qua bao khó khăn, thử thách nhưng với ý chí không chịu khuất phục, đất nước vẫn chèo lái con thuyền kinh tế vững vàng vượt qua mọi sóng gió Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, theo đó nhu cầu về vốn của nền kinh tế cũng gia tăng Để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư, và tín dụng ngân hàng là một kênh cung cấp vốn tối ưu cho các doanh nghiệp khai thác Như vậy Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành kinh tế thị trường Trong những năm 2015-2017, tín dụng có xu hướng tăng mạnh trở lại trên 18% Theo đó, Moody‟s đã đưa ra cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế đất nước khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng Tuy nhiên đến năm 2018 và năm 2019 tín dụng tăng trưởng chậm lại, chỉ hơn 13% Mức tăng trưởng phù hợp, được kiểm soát theo mục tiêu nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, cho thấy các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát Tính đến ngày ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng cung cấp cho nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 mặc dù 6 tháng đầu năm 2020 có thời điểm tín dụng đã bị “tắc nghẽn”. Đứng trước bối cảnh thế giới, đất nước đang chiến đấu với dịch bệnh Covid-

19 nhưng vẫn phải đảm bảo phục hồi tăng trưởng nền kinh tế, các ngành sản xuất cần vốn hơn bao giờ hết để phục hồi và tăng trưởng, thì hệ thống ngân hàng đã nỗ lực rất lớn để vừa kiên định không hạ chuẩn tín dụng vừa đẩy mạnh cho vay tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp Với triển vọng trong tương lai năm 2021 khi điều kiện, dịch Covid được khống chế trên toàn cầu, nền kinh tế cần nhiều vốn hơn cho phục hồi và tăng trưởng, ngành ngân hàng đặt ra mức tăng trưởng tín dụng khoảng

12% và có thể mở rộng hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, bản thân các ngân hàng Để nghiên cứu chuyên sâu hơn về tăng trưởng tín dụng cũng như làm thế nào để phát triển hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, lượng hóa sự ảnh hưởng của từng các nhân tố, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách và định hướng phát triển tín dụng tại các ngân hàng Nhận thức được điều đó và có mong muốn nghiên cứu về lĩnh vực này nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019” cho luận văn thạc sỹ lần này.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019, tìm hiểu và đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:

- Các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019?

- Các nhân tố đó tác động như thế nào đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019?

Các câu hỏi đó đã thôi thúc tác giả đào sâu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để trả lời.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung: Phân tích tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị, chính sách đối với tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Mục đích cụ thể bao gồm:

- Phân tích thực trạng của tín dụng ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam (như khối lượng tiền gửi, lãi suất, chính sách tiền tệ, tổng sản phẩm quốc nội,…).

- Đưa ra các đề xuất khuyến nghị dựa trên 3 góc độ từ phía Chính Phủ vàNHNN, các NHTM và các Doanh nghiệp đi vay.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, chọn lựa các nhân tố đặc trưng cho thị trường Việt Nam và đặc biệt là khả năng thu thập dữ liệu của tác giả, Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của 02 nhân tố đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2008 đến năm 2019: (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng (rủi ro và lợi nhuận) bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời) của hệ thống NHTM và dữ liệu theo Quý trong giai đoạn 2008-2019 dựa trên các báo cáo thường niên của NHNN, dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS), BCTC của các ngân hàng; và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng bao gồm môi trường kinh tế - tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát; chính sách tiền tệ - lãi suất tái chiết khấu, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB; chính sách tài khóa - thâm hụt ngân sách dựa trên các dữ liệu từ nguồn báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV), Bộ tài chính (MOF),

Bộ Kế hoạch và đầu tư (MPI), dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS).

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp sử dụng trong bài luận văn bao gồm:

- Phương pháp định tính: Phương pháp lịch sử, phương pháp thu thập dữ liệu,phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh.

- Phương pháp định lượng: căn cứ các giả thuyết nghiên cứu, Luận văn có sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng và ước lượng bằng phương pháp tự hồi quy véc-tơVAR (Vector Autoregression) nhằm lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời); và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB tác động đếnTTTD của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019 Từ đó, sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá kết quả của mô hình.

Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương với các nội dung sau:

Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận: Tình hình nghiên cứu cùng lĩnh vực và Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Các bước nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thực hiện trong bài.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Thực trạng tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM tại Việt Nam và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng giai đoạn 2008-2019 và kết quả Mô hình ước lượng ảnh hưởng các nhân tố tới tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019.

Chương 5: Các khuyến nghị chính sách đối với tăng trưởng tín dụng.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tăng trưởng tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM luôn nhận được những quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước do vai trò đặc biệt của nó đối với nền kinh tế của các quốc gia Các nhân tố tác động đến TTTD được các nhà nghiên cứu xem xét dưới hai giác độ: từ phía cung và từ phía cầu tín dụng

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài

Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó được nghiên cứu ở cả các quốc gia phát triển, mới nổi, đang phát triển Các nghiên cứu đáng chú ý nhất gần đây trên thế giới về đề tài này có thể kể đến là các nghiên cứu của Hoffman

(2001), Calza et al (2001), Leonardo G và Paolo E.M (2003), Burcu A và Deniz

I (2010), Ivo A.et al (2011), Felicia O.O (2011), Guo và Stepanyan (2010), Ivanovic (2015), Những nghiên cứu này đa phần sử dụng các tiếp cận VAR với các dữ liệu sử dụng như sản lượng thực tế, lãi suất, vốn của các ngân hàng, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thanh khoản, khi đánh giá các nhân tố ảnh hường đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

Theo nghiên cứu của Hoffman (2001) khi sử dụng mô hình VAR cho 16 quốc gia phát triển đã thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa TTTD, tăng trưởng GDP và lạm phát; và mối quan hệ nghịch giữa TTTD và lãi suất thực Cũng ra kết quả tương tự, Calza et al (2001) khi nghiên cứu về các quốc gia châu Âu với việc sử dụng mô hình VECM cho thấy mối quan hệ thuận trong dài hạn giữa TTTD và GDP thực tế và mối quan hệ ngược chiều trong ngắn hạn và dài hạn giữa TTTD và lãi suất.

Nghiên cứu của Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli năm 2003

“Bank capital and lending behavior: empirical evidence for Italy” đã thể hiện những thay đổi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trước sự thay đổi của CSTT và sản lượng của nền kinh tế, có xem xét đến sự khác biệt về vốn giữa các ngân hàng.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu Quý 3 năm 1992 đến quý 3 năm 2001 của hệ thống ngân hàng Italia và nền kinh tế nước này để kiểm định Mô hình thực nghiệm được xây dựng dựa trên mô hình của Kashyap và Stein (1995), để đo lường xem liệu các ngân hàng có mức độ vốn khác nhau thì khối lượng tín dụng có biến đổi khác nhau hay không trước cú sốc tiền tệ hoặc sản lượng.

Mô hình đã chỉ ra TTTD của các ngân hàng tại Italia chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chính như: mức vốn dư thừa, chỉ số chính sách tiền tệ, chi phí tài sản, lạm phát, GDP thực tế Trong đó, mức vốn dư thừa, lạm phát và GDP thực tế có mối quan hệ thuận chiều với TTTD ở các ngân hàng Kết quả của nghiên cứu cho rằng: các ngân hàng có lượng vốn dư thừa càng nhiều thì khi có sự thay đổi về yêu cầu vốn khả năng bị xáo trộn càng ít và mở rộng tín dụng càng cao Kết quả tương tự với GDP thực tế và làm phát: GDP thực tế tăng thêm 1% thì sẽ thúc đẩy tín dụng tăng thêm 0.7% Bên cạnh đó, chỉ số CSTT và chi phí tài sản là những nhân tố được chỉ ra sẽ làm giảm TTTD ở các ngân hàng Khi thắt chặt CSTT có tác động làm thu hẹp tín dụng ngân hàng: 1% tăng thêm của các chỉ số CSTT sẽ dẫn đến tín dụng của các ngân hàng giảm trung bình 1,2% Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ đối phó tốt hơn với các cú sốc của CSTT nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Nghiên cứu của hai tác giả Burcu Aydın và Deniz Igan (2010) đã phân tích tác động của CSTT và tài khóa đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ cho khu vực tư nhân trong giai đoạn hậu khủng hoảng (2000-2001). Thông qua kết quả định lượng, nghiên cứu đã cho thấy CSTT của NHTW có nhiều tác động trực tiếp đến tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trong nước đối với khu vực tư nhân trong khí đó tác động rất ít tới tín dụng bằng ngoại tệ Khi sử dụng CSTT thắt chặt, tín dụng ngắn hạn sẽ tăng lên do các khoản cho vay ngắn hạn ít có sai lệch về kỳ hạn, kết quả tương tự với tín dụng trung hạn Nghiên cứu cũng chỉ ra khi CSTT thắt chặt, các ngân hàng có khả năng thanh khoản yếu hơn sẽ thu hẹp TTTD nhiều hơn so với các ngân hàng có tính thanh khoản tốt.

Nhóm tác giả Ivo Arnold, Clemens Kool và Katharina Raabe (2011) công bố nghiên cứu “Industry effect of banking lending in Germany” về các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng đối với 8 lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế và vai trò của các ngân hàng khi là kênh truyền tải CSTT ở Đức Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý giai đoạn 1992-2002 của các ngân hàng tại Đức khi định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng Đức với các lĩnh vực: Năng lượng, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông (bao gồm cả viễn thông) và tài chính Kết quả của mô hình đã chỉ ra các kết quả trái ngược giữa TTTD với tăng trưởng sản lượng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Đối với lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ, khi tăng trưởng sản lượng thì sẽ làm tăng nhu cầu đi vay cũng như khối lượng tín dụng đối với nhóm ngành nghề này Trong khi đó, chế tạo và tài chính là những lĩnh vực mà tăng trưởng sản lượng ở nhóm này không làm gia tăng tín dụng đáng kể trong những ngành này Thông qua nghiên cứu, có thể thấy TTTD của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào thành phần của các lĩnh vực có trong danh mục cho vay của ngân hàng cũng như những biến động mang tính chu kỳ cơ bản của nhu cầu tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này Ngoài ra, trước những thay đổi của CSTT, sự thay đổi trong hoạt động cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào tài sản, tính thanh khoản mà không phụ thuộc vào vốn của các ngân hàng cũng như các khoản tiền gửi liên ngân hàng.

Cũng trong năm 2011, tác giả Felicia Omowunmi Olokoyo đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Nigeria thông qua sản phẩm “Determinants of Commercial Banks‟ Lending Behavior in Nigeria” Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu đến từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980-2005 với mô hình VAR để định lượng tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tới hoạt động tín dụng của các NHTM tại Nigeria Các biến số vi mô được đưa ra gồm khối lượng tiền gửi, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản Các biến số vĩ mô trong nghiên cứu là GDP và tỷ giá.Các yếu tố khác là công cụ chính sách điều tiết hoạt động ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng được đưa vào phần sai số của mô hình Kết quả của nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng tại Nigeria là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư Khi tăng 1% khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mục cho vay sẽ dẫn đến 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đối với các khoản ứng trước Hai biến số vĩ mô là GDP và tỷ giá cũng có mối quan hệ thuận chiều với khối lượng tín dụng nghĩa là khi GDP và tỷ giá tăng lên sẽ làm cho các ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế.

Mặc dù về lý thuyết các nhân tố lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng sẽ làm giảm khối lượng tín dụng nhưng mô hình lại cho ra kết quả ngược lại: mỗi 1% tăng của lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụng tăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng Hiện tượng này được lý giải là do các ngân hàng chiếm thị phần áp đảo tại thị trường tín dụng của Nigeria, và thêm vào đó với mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và các khách hàng làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng.

Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2001-2010 (từ Quý 1 năm 2001 đến Quý 2 năm 2010) Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về các yếu tố bên cung tín dụng Kết quả của nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP trong quá khứ, tốc độ gia tăng nợ có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng Hơn thế nữa, nhóm tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đó là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng,nhất là khả năng cung ứng tín dụng và các quyết định cho vay của các ngân hàng.Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn với hoạt động cho vay của mình, vì nếu quản lý không tốt thì sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng.Nghiên cứu của Ivanovic (2015) đã cho thấy tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đếnTTTD: nợ xấu tăng lên 1% thì TTTD giảm 0,48%.

Các nghiên cứu về Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD ở các quốc gia trên thế giới đã đề cập đến nhiều yếu tố bao gồm cả vi mô và vĩ mô tác động đến TTTD của hệ thống ngân hàng từng quốc gia Ta có thể thấy các yếu tố cơ bản được chỉ ra tác động đến TTTD của các ngân hàng như tiền gửi, dự trữ của các ngân hàng, thanh khoản, GDP, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, Đó cũng chính là những yếu tố gợi ý để xem xét khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2019.

2.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.

Cơ sở lý luận

2.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng

Tín dụng được hiểu là “quan hệ chuyển nhượng một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” (Tô Ngọc Hưng, 2016).

Trên cơ sở tiếp cận thuật ngữ tín dụng theo chức năng hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng ngân hàng được hiểu là: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho

22 thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Điều 4 Luật các TCTD, 2017).

Tăng trưởng tín dụng (Credit Growth) là “sự gia tăng về khối lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định” (Nguyễn Thùy Dương, 2016) Chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng tín dụng là tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và được tính bằng tỷ lệ giữa mức độ tăng dư nợ tín dụng tại kỳ được so sánh với dư nợ tín dụng tại kỳ gốc Tùy theo mục đích sử dụng mà tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể được tính so với cùng kỳ năm trước, so với cuối tháng 12 năm trước, hoặc tăng trưởng hàng kỳ.

2.2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia có cấu trúc tài chính dựa vào ngân hàng.

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần hình thành và hỗ trợ các dòng vốn luân chuyển.

Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp trong khi đó xuất hiện các chủ thể ở trong trạng thái thặng dư vốn tạm thời Các NHTM trở thành trung gian tài chính, cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Bằng các hình thức như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, các NHTM huy động được nguồn vốn từ những người thừa vốn có nhu cầu bảo quản nguồn vốn đồng thời kinh doanh kiếm lời Sau đó, NHTM tích tụ vốn và cho vay lại nền kinh tế, giúp cho người cần vốn có thể tìm được nguồn vốn nhanh chóng, hiệu quả hơn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, nhờ hệ thống NHTM, các dòng vốn được hình thành và luân chuyển một các dễ dàng, thông suốt hơn trong nền kinh tế.

Thứ hai, tín dụng giúp phân phối vốn hữu hiệu giữa các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế đồng thời cũng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, và các ngành kinh tế trọng điểm.

Dù NHTM là cầu nối giữa các chủ thể dư thừa vốn và các chủ thể thiếu hụt vốn trong nền kinh tế, nhưng suy cho cùng NHTM vẫn là một doanh nghiệp, kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu nên các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp hay dự án có khả năng trả nợ, có hiệu quả khi cho vay Vì vậy, các NHTM bắt buộc phải sàng lọc tín dụng; nhờ đó, vốn trong nền kinh tế được phân bổ tập trung cho những khu vực có khả năng sinh lời cao, mang lại nhiều lợi ích Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.

Thêm vào đó, ở các nước đang phát triển, với công cụ tín dụng ngân hàng, Chính phủ có thể tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển thông qua việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vốn tín dụng vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, để tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo được thể hiện rõ qua các chính sách, chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao môi trường kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Khi nhận tài trợ tín dụng từ các ngân hàng, các doanh nghiệp phải thực hiện một chế độ hạch toán kinh tế và các định chế tài chính khác một cách minh bạch và hiệu quả Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng phải tôn trọng các quy định ràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng như vấn đề tài chính, tư cách pháp nhân,…và phải thực hiện thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn Vì vậy việc sử dụng vốn vay của ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ đúng hạn.

NHTM là các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, với hệ thống công nghệ hiện đại, mạng lưới thông tin rộng khắp nên việc các NHTM tham gia sâu vào các hoạt động của nền kinh tế như góp vốn, tư vấn,… sẽ tạo ra các hiệu ứng tích cực cho sự đổi mới phong cách làm việc của các chủ thể đó Chính sự năng động, chuyên nghiệp, minh bạch của Ngành ngân hàng giúp các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế hình thành tác phong công nghiệp và văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng hỗ trợ đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bằng cách tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, chủ yếu là đầu tư vào công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, NHTM đóng vai trò hỗ trợ đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thứ năm, tín dụng ngân hàng góp phần giảm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro.

Trong nền kinh tế, việc dịch chuyển vốn trực tiếp giữa các chủ thể thặng dư và thiếu hụt tốn rất nhiều chi phí và thời gian của hai bên; gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế, làm lãng phí, tổn thất nguồn lực Các NHTM với tư cách là trung gian tài chính, giúp giảm thiểu những chi phí này thông qua việc thu thập và nắm giữ thông tin về một lượng lớn những người có nhu cầu về vốn cũng như những người sẵn sàng cung ứng vốn Cũng nhờ chuyên môn hóa, NHTM có các nghiệp vụ kỹ thuật phân tích thông tin, sàng lọc khách hàng để tránh được rủi ro, lựa chọn đối nghịch Việc giám sát các khoản tín dụng giúp NHTM giảm các nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro đạo đức Ngoài ra, nhờ việc thu thập được các nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ thành nguồn vốn lớn giúp các NHTM có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

Thứ sáu, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng mối quan hệ kinh doanh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ở phạm vi khu vực và thế giới Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong công tác xuất nhập khẩu, trong công cuộc quảng bá thương hiệu đến các đối tác năm châu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Tín dụng ngân hàng trở thành kênh hỗ trợ hữu hiệu giúp trang bị cho các doanh nghiệp đủ năng lực để tham gia vào thị trường thế giới thông qua nghiệp vụ tài trợ thương mại,bảo lãnh, nhờ thu, thanh toán quốc tế,….

2.2.2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các NHTM

Hoạt động tín dụng ngân hàng liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế, chính vì tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó mà các chủ thể, các công cụ và toàn bộ hệ sinh thái nền kinh tế có nhiều tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng khối lượng tín dụng của các NHTM là việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng mà các NHTM có thể cung ứng và nhu cầu vốn vay ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế Vì vậy, ta có thể phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng theo 4 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố từ phía chính sách tiền tệ (CSTT), nhóm nhân tố thuộc về bản thân các NHTM, nhóm các nhân tố thuộc về các khách hàng của ngân hàng (đặc biệt là các doanh nghiệp) và nhóm các nhân tố khác. a Nhóm nhân tố vĩ mô

Nhóm nhân tố từ phía chính sách tiền tệ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế và xây dựng quy trình nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu theo 7 bước như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tham khảo và tổng hợp Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành tài chính ngân hàng để làm đề tài cho luận văn nghiên cứu, tác giả thấy rằng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế tập trung vốn tại hệ thống các ngân hàng như Việt Nam hiện nay Khi xác định nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng, để đi sâu nghiên cứu về chủ đề này và đưa ra được những đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động tín dụng tại các NHTM, tác giả lựa chọn nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2019.

Bước 2: Tìm hiểu khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Sau khi xác định được vấn đề cần được nghiên cứu, tác giả đã tìm kiếm, thu thập các tài liệu có liên quan Trước hết là cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu như tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế; tiếp theo đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng và các nhân tố về mặt lý thuyết có tác động như thế nào đối với tăng trưởng tín dụng (chi tiết đã thực hiện tại phần 2.2 của Chương II). Ngoài cơ sở lý thuyết về TTTD và các nhân tố ảnh hưởng, ta cũng đi tìm hiểu các bài nghiên cứu về TTTD trước đây ở Việt nam và các quốc gia trên thế giới, các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề như thế nào, sử dụng phương pháp nghiên cứu gì và kết quả các mô hình nghiên cứu ra sao Theo các nghiên cứu trước đó thì có những nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, điều này có ý nghĩa rất lớn và làm tiền đề cho việc lựa chọn biến đưa vào mô hình nghiên cứu của luận văn.

Bước 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước đây cùng với các nhận định về tình hình tăng trưởng thực của nền kinh tế trong nước, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ kỳ vọng giữa các nhân tố ảnh hưởng dự kiến đưa vào mô hình với tăng trưởng tín dụng Các mối quan hệ này có thể thuận hay nghịch chiều; làm tăng hoặc giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trước khi kiểm định bằng mô hình lượng.

Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu

Từ các bước tiền đề nêu trên, tác giả đã xây dựng đề cương chi tiết nghiên cứu bao gồm:

- Những khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan

- Các giả thuyết nghiên cứu

- Khung phân tích: từ các khái niệm, lý thuyết liên quan, tìm ra các biến số thực tế tương ứng để kiểm định giả thuyết;

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định tính và phương pháp định lượng;

- Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu;

- Cấu trúc dự kiến của luận văn, bao gồm các chương, mục

- Lịch trình dự kiến: trình bày các bước tiếp theo cần phải thực hiện để hoàn thành nghiên cứu và thời gian cần thiết để thực hiện;

- Các phụ lục (nếu có).

Bước 5: Thu thập dữ liệu

- Dữ liệu sơ cấp: số liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp: số liệu tổng hợp từ số liệu sơ cấp; tìm kiếm các nguồn cung cấp dữ liệu thích hợp như niên giám thống kê, số liệu tổng hợp của ngành, các báo cáo số liệu vĩ mô đến từ Tổng Cục thống kê, Ngân hàng nhà nước

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Tùy thuộc vào dữ liệu thu thập được và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả lựa chọn các kỹ thuật phân tích thích hợp như phân tích định tính, phân tích mô tả, phân tích định lượng (cụ thể phân tích tại phần 3.2).

Bước 7: Trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra các đề xuất khuyến nghị

Sau khi phân tích dữ liệu, tác giả sẽ giải thích ý nghĩa của các dữ liệu và đưa ra kết quả phân tích mô hình về mặt kinh tế Từ đó, luận văn sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại theo các góc độ từ phía NHTM, Chính phủ và các Doanh nghiệp có tham gia vay vốn.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính được sử dụng trong luận văn thông qua các kỹ thuật như:

- Phương pháp lịch sử: với mục đích kế thừa các thành quả nghiên cứu và các tư liệu thống kê của các tác giả đã thực hiện trước đây thông qua các giáo trình, đề tài, luận văn, các công trình nghiên cứu, đã được công bố, các văn bản quy định và các tài liệu/ báo cáo chuyên đề khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học của ngành.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, niên giám thống kê, số liệu tổng hợp của ngành, các báo cáo số liệu vĩ mô đến từ Tổng Cục thống kê, Ngân hàng nhà nước của các

NHTM Việt Nam để phục vụ công tác phân tích, đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả: xử lý các nguồn dữ liệu thứ cấp đã được thu thập được nhằm làm rõ hơn tổng quan về hoạt động tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

- Phương pháp phân tích so sánh: dựa vào dữ liệu về nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Giả thuyết nghiên cứu của luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước Theo đó, tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam bởi 2 nhóm nhân tố: (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời); và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB.

Do đó, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1 (H1): Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 3 (H3): Chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời) ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 4 (H4): Tăng trưởng kinh tế GDP ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 5 (H5): Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng cácNHTM Việt Nam.

Giả thuyết 6 (H6): Lãi suất tái chiết khấu ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 7 (H7): Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 8 (H8): Tăng trưởng cung tiền (M2) ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 9 (H9): Tăng trưởng tiền cơ sở (MB) ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam.

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, để có thể ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng của các NHTM với các biến số nội tại bên trong ngân hàng và các biến số vĩ mô bên ngoài, nghiên cứu sử dụng mô hình Vector tự hồi quy (Vector Auto Regression – VAR) Việc sử dụng mô hình VAR có hai ưu điểm chính:

- Thứ nhất, đây là mô hình kinh tế lượng rất hữu ích, cho phép đánh giá tác dộng qua lại giữa các biến số, vì vậy, mô hình này phù hợp để phân tích ảnh hưởng lẫn nhau của các biến số kinh tế vĩ mô trên thực tế.

- Thứ hai, việc sử dụng mô hình VAR sẽ bảo đảm được độ tự do của mô hình và khắc phục được nhược điểm số quan sát không lớn.

Trong mô hình VAR, vai trò của các biến là như nhau và có mối quan hệ tác động qua lại: lần lượt mỗi biến sẽ đóng vai trò là biến nội sinh và chịu tác động của các biến còn lại với tư cách là biến ngoại sinh.

Mô hình VAR có dạng như sau:

- là tập hợp K véc-tơ các biến nội sinh quan sát được;

- là tập hợp M véc-tơ các biến ngoại sinh quan sát được;

- là tập hợp các biến tất định như hằng số, xu thế tuyến tính, các biến giả mùa vụ cũng như các biến giả khác;

- là tập hợp các nhiều với kỳ vọng bằng 0.

3.2.2.3 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc – Tăng trưởng tín dụng của các NHTM hàng năm Tốc độ tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng tín dụng và được tính bằng tỷ lệ giữa mức độ tăng dư nợ tín dụng tại kỳ được so sánh với dư nợ tín dụng tại kỳ gốc Tùy theo mục đích sử dụng mà tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể được tính so với cùng kỳ năm trước, so với cuối tháng 12 năm trước, hoặc tăng trưởng hàng kỳ.

Biến độc lập: Luận văn xem xét tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019 Tại các nội dung nghiên cứu phía trên, tác giả đã làm rõ luận văn tập trung vào 02 nhóm nhân tố: (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời); và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB Việc lựa chọn các biến đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD các NHTM tại Việt Nam hoàn toàn dựa vào cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước đây ở phần trên, và đặc biệt dựa vào khả năng thu thập dữ liệu trên thị trường Việt Nam, tác giả đã lựa chọn các biến đặc trưng cho Việt Nam, đáng chú ý như biến Thâm hụt ngân sách Cụ thể như sau:

- Đối với các biến số nội tại của hệ thống NHTM, tác giả thu thập số liệu dựa trên báo cáo thường niên của NHNN, dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS), BCTC của các ngân hàng.

- Đối với các biến số vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM, tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV),

Bộ tài chính (MOF), Bộ Kế hoạch và đầu tư (MPI), dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS) Cách thức đo lường và kỳ vọng dấu của tác giả đối với các biến số như sau:

Bảng 3.1: Mô tả các biến và kỳ vọng tác động của các biến

Giải thích biến và cách đo lường

Kỳ vọng Nguồn dữ liệu

Tỷ lệ nợ xấu, được tính bằng Dư nợ tín dụng xấu/ Tổng dư nợ cuối kỳ

Báo cáo thường niên, công bố thông tin NHNN

Tỷ lệ thanh khoản, được tính bằng Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng

+ Thống kê tài chính quốc tế (IFS)

Chênh lệch lãi suất, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động

Báo cáo thường niên, công bố thông tin NHNN

4 GDP Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội + Tổng cục thống kê

Tỷ lệ lạm phát, được tính bằng tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng CPI

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, được tính bằng Chênh lệch thu chi ngân sách/GDP

+/- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư

7 LSTCK Lãi suất tái chiết khấu - NHNN

8 GM2 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán +

Báo cáo thường niên NHNN, Thống kê tài chính quốc tế (IFS)

9 GMB Tăng trưởng tiền cơ sở + Báo cáo thường niên

Giải thích biến và cách đo lường

Kỳ vọng Nguồn dữ liệu chính quốc tế (IFS)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Biến NPL: Tỷ lệ nợ xấu, được tính bằng Dư nợ tín dụng xấu/Tổng dư nợ cuối kỳ đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng Khi nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh khiến cho lượng vốn để tiếp tục quay vòng cho vay giảm xuống, chất lượng tài sản của ngân hàng thấp, NHTM sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, khi đó ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến lượng cung tín dụng và tình hình TTTD của ngân hàng Điều này được làm rõ trong nghiên cứu của Ivo Arnold, Clemens Kool và Katharina Raabe (2011), Burcu Aydın và Deniz Igan (2010).

- Biến LIQ: Tỷ lệ thanh khoản, được tính bằng Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Tỷ lệ thanh khoản tăng đương nhiên các ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay hơn khi áp lực phải chịu giảm đi Điều này có thể thấy được trong các nghiên cứu của Felicia Omowunmi Olokoyo (2011) hay của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về tăng trưởng tín dụng của các NHTM

4.1.1 Bối cảnh nền kinh tế

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm.

Sau khi gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO năm 2007, nền kinh tế Việt Nam bước sang trang mới, đón nhận nhiều cơ hội đầu tư từ hội nhập kinh tế quốc tế Song hành cùng với cơ hội, nền kinh tế cũng đón nhận nhiều thử thách từ các tác động tiêu cực, không lành mạnh Chính phủ phải sử dụng rất nhiều biện pháp, công cụ can thiệp để ổn định và phát triển kinh tế Tuy nhiên không thể phủ nhận kể từ giai đoạn đó đến giờ, nền kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng đang dần chuyển hóa để bắt kịp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Đến cuối năm 2007 và năm 2008, khủng hoảng trên toàn bộ nền kinh tế thế giới bùng nổ, và Việt Nam cũng không đứng ngoài Nền kinh tế và xã hội trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường Lạm phát ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu chính thức khiến nhiều nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tiếp; do vậy nền kinh tế trong nước đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách: FDI giảm mạnh (từ 11,5 tỷ USD xuống 10 tỷ USD), sức sản xuất của nền kinh tế cũng tuột dốc không phanh.

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng và Chính Phủ cũng như mọi cố gắng nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn của các thành phần tham gia nền kinh tế, năm 2009 và 2010 nền kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu khởi sắc với những kết quả tích cực Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng nhẹ Xuất khẩu hàng hóa đạt kim ngạch cao hơn, cán cân thanh toán được cải thiện, hoạt động du lịch phát triển, đầu tư nước ngoài được nâng cao.

Tuy nhiên đến cuối năm 2010, nền kinh tế lại có dấu hiệu suy giảm khi lạm phát lại gia tăng lên đến 11,75% Năm 2011 lại chứng kiến sự quay trở lại của những khó khăn, thử thách: nền kinh tế đối mặt với bất ổn; lạm phát vẫn leo thang lên tới 18,68%; tỷ giá hối đoái biến động bất thường, sức sản xuất ngày càng eo hẹp.

Biểu đồ 4.1: Diễn biến GDP, lạm phát và thất nghiệp 2008-2019

Trong 4 năm 2008 – 2011, nền kinh tế Việt Nam hứng chịu không ít những tổn thất nặng nề GDP năm 2008 giảm xuống còn 6,31%, thấp nhất vào năm 2009 là 5,23%, đến năm 2011 chỉ đạt 5,89% Từ năm 2009 lạm phát tăng cao liên tục qua các năm, đến năm 2011 lạm phát đã tăng lên 18,82%, Việt Nam là một trong những nước có mức lạm phát cao nhất thế giới trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam cũng ở mức cao, sức sản xuất eo hẹp Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn có nhiều triển vọng phát triển vào giai đoạn sau.

Giai đoạn 2012-2019 nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng với nhiều chuyển biến tích cực.

Nếu năm 2011 nền kinh tế đối diện với thách thức tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm thì năm 2012 nền kinh tế lại rơi vào tình trạng trì trệ chưa từng có Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% - tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000 Trong khi nhiều nền kinh tế phát triển, mới nổi đang dần lấy đà tăng trưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-

2009 thì Việt Nam giai đoạn này vẫn đang bị trì kéo bởi những khó khăn nội tại khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn cả 2009 – năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính CPI tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước, và tăng 6,81% so với tháng 12/2011.

Năm 2013 tuy tăng trưởng vẫn dương và không rơi vào suy thoái nhưng nền kinh tế có sự trì trệ, không dễ dàng phục hồi Tăng trưởng đạt mức 5,42% trong năm 2013, lạm phát khá thấp 6,04%, lãi suất thị trường giảm nhẹ và ổn định, cán cân thương mại được cải thiện, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa đạt được nhiều thành tựu tích cực Đây là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế, báo hiệu triển vọng phục hồi sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Khép lại năm 2014 với sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét đạt 5,98% so với năm 2013 Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 4,09% sức mua của dân chúng tăng khá ổn định, đặc biệt tỷ lệ lạm phát được kiểm soát chặt chẽ giảm xuống chỉ còn 1,84% Có thể nói, kinh tế Việt Nam năm

2014 được ghi nhận như một năm bản lề chuyển sáng rõ rệt và tích cực hơn từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới.

Năm 2015 Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực về tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp toàn cầu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2015 ước tính lần lượt đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014 và 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm

2014 Đáng chú ý là mức lạm phát ở Việt Nam trong năm 2015 đã xuống thấp đến mức kỷ lục 0,63% Như vậy, với các thành tựu nêu trên, có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam được phục hồi và phát triển đáng kể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã được hoàn thiện, tạo đà phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Nối tiếp năm 2015, năm 2016 nền kinh tế Việt Nam cũng đón nhận nhiều thành tựu tích cực Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 ước tính khoảng

6,21% so với năm 2015; mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm

2015 và không đạt mục tiêu đề ra 6,7% nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công Chỉ tiêu lạm phát tăng nhẹ 1,83% so với bình quân năm trước Cán cân thương mại quốc tế có sự cải thiện đáng kể; kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015.

Năm 2017 cùng với xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định về mặt vĩ mô Trong đó, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016 Đặc biệt mức tăng trưởng trong 2 Quý cuối năm lên tới hơn 7% CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016 Hơn thế nữa, các cơ hội đầu tư vào Việt Nam có dấu hiệu tích cực khi “xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ

82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (từ 60 lên 55/137 nền kinh tế).”- Theo Tổ chức xếp hạng Moody.

Tiếp nối năm 2017, năm 2018 cũng là một năm khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam khi tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tăng 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây với chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cải thiện Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,54%, sức mua hàng hóa ngày càng mạnh CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, dưới mục tiêu Quốc Hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017 (Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê GSO) Có thể thấy tình hình kinh tế Việt Nam năm

2018 tương đối khả quan và đang trên đà phát triển.

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật GDP đạt con số ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu củaQuốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế ViệtNam đạt trên 7% kể từ năm 2011 Cũng theo Tổng cục thống kê, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại Mỹ -Trung và các vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu thì mức tăng trưởng trên là một thành tựu nhờ sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Đảng và Nhà nước và nỗ lực không nhỏ của đại bộ phận công chúng Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua Năm 2019 còn đánh dấu một năm của du lịch Việt Nam khi Việt Nam vẫn giữ vững danh hiệu

“Điểm đến hàng đầu Châu Á” do Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) 2019 bình chọn Như vậy, có thể thấy năm 2019 là năm bứt phá để phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Thông qua việc phân tích đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam bằng phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng và qua mô hình ước lượng, chúng ta đều thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến từ chính sách tiền tệ của NHNN và Chính Phủ như mức cung tiền cơ sở, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, lạm phát; phía bên trong các NHTM như tỷ lệ nợ xấu, chênh lệch lãi suất cho vay – lãi suất tiền gửi hay tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán.

Trong đó, đối với các nhân tố vĩ mô,

- Lạm phát có ảnh hưởng lớn nhất và ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng Tại Việt Nam, lạm phát được giữ ổn định khoảng 4% những năm gần đây, và tăng nhẹ so với năm 2015 và 2014 Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ số CPI lại không tăng quá cao mà được kìm ở mức ổn định Tại Việt Nam, lạm phát chủ yếu do tăng trưởng cung tiền gây ra Mức gia tăng cung tiền 2016 – 2018 vượt mức 15% nhưng NHNN đã có các động thái chủ động giảm tăng trưởng cung tiền để kiềm chế lạm phát, giữ ổn định giá trị của đồng tiền Bên cạnh đó, NHNN còn dùng cả cách giới hạn “room” tín dụng cho các ngân hàng Hai giải pháp này, cùng với những yếu tố khách quan khác mà TTTD tại Việt Nam lại đi chậm, và năm 2018 con số này đã xuống thấp nhất trong vòng 4 năm Tác động ngược chiều của lạm phát và TTTD cũng thấy được trong nghiên cứu của Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (2015) Cũng theo nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng trong dài hạn, nghiên cứu cũng chỉ ra khi người dân, doanh nghiệp và ngân hàng gần như đã thích nghi với lạm phát, cung cầu tín dụng sẽ trở về trạng thái cân bằng.

- Lãi suất tái chiết khấu phản ứng ngược chiều với TTTD và có độ trễ nhưng lại có mức ảnh hưởng khoảng 8% Lãi suất chiết khấu (một trong những lãi suất chủ đạo của NHNN mang tính định hướng điều hành) tăng phản ứng xu hướng thắt chặt tiền tệ của NHNN dẫn tới tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp Trong những năm gần đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý Đứng trước tình hình kinh tế, tài chính thế giới và hoàn cảnh của Việt Nam, năm 2019, NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất khi lãi suất điều hành thấp hơn tác động đến lãi suất huy động, cho vay, có thể thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, gia tăng lượng nhập khẩu ròng, đẩy giá trị một số tài sản lên cao, đặc biệt là tài sản tài chính, tạo đà tăng trưởng, song lại kích thích lạm phát và cầu tín dụng, trong đó có cả tín dụng trong một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản Tuy nhiên, ở Việt Nam, NHNN đã có định hướng siết chặt ngay từ đầu năm thông qua áp trần tăng trưởng 14% NHNN đang quản lý tín dụng thông qua khối lượng vốn cung ứng chứ không thông qua công cụ lãi suất Như vậy, nếu lãi suất hạ xuống mức thấp hơn, cũng không thể đẩy tăng trưởng tín dụng quá cao do đã có kiểm soát giới hạn Vì vậy, khi NHNN điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở kiểm soát khối lượng tiền hơn là lãi suất, thì ảnh hưởng của lãi suất tái chiết khấu lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng tương đối yếu và có độ trễ.

- Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng cùng chiều với TTTD, có xu hướng phản ứng ngược chiều và có mức tác động 5% Năm 2019 TTTD thấp hơn tốc độ tăng của

2 năm trước trong khi đó tăng trưởng GDP vẫn cao Điều cho thấy tăng trưởng kinh tế đã không phụ thuộc vào TTTD như những năm trước Ba nhân tố giúp tăng trưởng là tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và đầu tư đều có những sự phát triển tích cực, đặc biệt là tiêu dùng dân cư vì sức mua của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đồng thời xuất khẩu tăng cũng là động lực tăng trưởng.

- Tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở có mức ảnh hưởng khiêm tốn 1,7%; 3% với tác động dương đến TTTD Trong những năm gần đây, cung tiền được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô, việc mở rộng chính sách tiền tệ bằng tăng lượng cung tiền hay tăng lượng vốn huy động của các NHTM đều tăng lượng cung cho hoạt động tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

- Thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều với TTTD nhưng với mức ảnh hưởng tương đối nhỏ 2% Kết quả này phù hợp với lý thuyết được nêu tại phần trên, tuy nhiên tại các nghiên cứu thực nghiệm hay thực tế cho thấy kết quả của mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và TTTD có kết quả không đồng nhất, và khác nhau theo từng thời kỳ và phụ thuộc nhiều vào các công cụ mà NHNN, Chính Phủ sử dụng để bù đắp khoản thâm hụt đó. Đối với các nhân tố vi mô thuộc về phía các NHTM,

- Nhân tố tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với mức ảnh hưởng lớn nhất. Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng giảm dần qua các năm, nhưng quy mô lại tăng dần đều dựa theo quy mô nợ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu các ngân hàng gia tăng của như việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý triệt để; một lượng lớn doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thành lập hoặc phát triển công ty nhưng lại gặp khó khăn khiến việc trả nợ gặp trở ngại… Có nhiều cách để các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu như thu hồi nợ, trích lập dự phòng, bán tài sản bảo đảm, bán nợ cho VAMC Bắt đầu từ năm 2014, toàn hệ thống tích cực và chủ động xử lý khối lượng nợ xấu theo các phương thức trên, trong đó không thể bỏ qua sự đóng góp từ VAMC Từ khi thành lập, VAMC đã làm khá tốt vai trò của mình trong việc làm giảm được khối lượng nợ xấu khổng lồ từ các TCTD, trở thành công cụ quan trọng của NHNN trong việc giảm thiểu nợ xấu.

Từ năm 2014 đến hết 2017, VAMC đã thu hồi được hơn 80.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ gốc là hơn 300.000 tỷ đồng và riêng trong năm 2018 là gần 40.000 tỷ đồng Sau khi Nghị quyết 42 được ban hành vào năm 2017 cùng các văn bản đốc thúc tiến trình, hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh và mạnh hơn Hàng loạt khoản nợ khổng lồ và các tài sản bảo đảm là bất động sản được đem rao bán hoặc đấu giá, các doanh nghiệp cũng được tư vấn tạo điều kiện tiếp cận các khoản vay với lãi suất hợp lý Từ khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng, ước tính đến hết năm 2018, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 150.000 tỷ đồng nợ xấu, tạo bước khởi sắc cho việc TTTD.

- Tỷ lệ thanh khoản phản ứng cùng chiều với TTTD sau 2 quý đầu tiên với mức đóng góp vào sự thay đổi của TTTD khoảng 4% Hệ số thanh khoản ở các NH tại Việt Nam luôn ở mức cao, khoảng 90-95% với các NHTM nhà nước và dao động ở 75-85% với các ngân hàng TMCP Hiện nay, các ngân hàng có nhiều phương thức để huy động vốn như từ dân cư, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước,… và lượng vốn huy động khá ổn định, vậy nên lượng tín dụng càng cao thì chỉ số thanh khoản sẽ càng cao, đảm bảo được tính thanh khoản. Tuy nhiên, vì GDP qua các năm tăng không mạnh, cầu tín dụng không dao động với mức lớn, nên tỷ lệ thanh khoản vẫn giữ ở một mức ổn định và khá hợp lí so với tình hình tại Việt Nam Kết quả cùng chiều cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Felicia Omowunmi Olokoyo (2011) hay của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011).

- Chênh lệch lãi suất phản ứng yếu nhưng không đóng góp vào sự thay đổi củaTTTD Điều này hàm ý rằng một mặt biên lãi suất ròng tăng khuyến khích cácNHTM cho vay ra; nhưng mặt khác, nền kinh tế ít co giãn với lãi suất bởi tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ít có khả năng thay thế của các chủ thể trong nền kinh tế.

Trong Chương IV, nghiên cứu đã phân tích tổng quan TTTD tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 và phân tích mô hình định lượng, đánh giá về các kết quả ước lượng mô hình hồi quy về các nhân tố tác động đến TTTD Thông qua đó, kết quả sẽ là nền tảng giúp nghiên cứu có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp đối với NHTM, Chính Phủ, người đi vay hiệu quả hơn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam

CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

Định hướng phát triển tín dụng của các NHTM

Năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của kinh tế-xã hội toàn cầu và ngành ngân hàng với vai trò huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Để hỗ trợ các thành phần trong nền kinh tế, NHNN đã ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt;…Theo đó, từ đầu năm

2020, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, là một trong các NHTW có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực.Theo đó, trần lãi suất tiền gửi giảm 0,6- 1,0%/năm, trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm Tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/nắm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm Mặc dù có dấu hiệu phục hồi vào 2 quý cuối năm

2020 nhưng do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước Cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp, theo đó tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên,…: tín dụng cho xuất khẩu tăng 10,4%, tín dụng cho nông nghiệp tăng 9,8%, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11% Thêm vào đó, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát và giảm dần.

Không chỉ ảnh hưởng về cầu tín dụng, tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng tín dụng Dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lên đến khoảng 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 26% tổng dư nợ hệ thống Bên cạnh đó, có khoảng 45.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình mưa bão, lũ lụt ở miền Trung, tiềm ẩn rủi ro tăng nợ xấu tại các ngân hàng.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tác động tiêu cực đến mọi thành phần trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng ghi nhận một số con số tích cực Tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng Đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước) Hoạt động thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công được đẩy mạnh Đến nay, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 98,6% trên tổng số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan được thực hiện qua phương thức điện tử; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%

Hoạt động tín dụng năm 2020 tuy có tăng trưởng chậm lại ở 2 Quý đầu năm nhưng TTTD đến hết năm 2020 đạt tới 12,13%, một con số thể hiện sự nỗ lực của Chính Phủ, NHNN và các Tổ chức tín dụng trong nước Điều này giúp chúng ta đặt nhiều kỳ vọng về TTTD trong tương lai khi một số dấu hiệu phục hồi tích cực xuất hiện từ việc điều chế thành công vaccine chống Covid-19 và đang bắt đầu triển khai tiêm cho người dân theo lộ trình Nền kinh tế toàn cầu theo đó cũng dần dần phục hồi, tương quan với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Việt Nam hiện nay Theo đó, hoạt động thương mại, sản xuất, dịch vụ đặc biệt là du lịch có thể quay lại hoạt động bình thường sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu tín dụng.

Dù nền kinh tế có phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro đang chờ đợi các ngân hàng trong năm 2021 Tín dụng tuy khởi sắc, song chưa thể tăng cao trở lại.Bên cạnh đó, nợ xấu tiềm ẩn đang tăng lên rất nhanh, lợi nhuận của các ngân hàng cũng có nguy cơ giảm Hơn thế nữa, một nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng trong tương lai vẫn là triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu… và hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 Chính vì vậy, nếu muốn ổn định tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, ngành ngân hàng cần phải nỗ lực rất nhiều để vừa triển khai được các nhiệm vụ quan trọng vừa hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phục hồi sau đại dịch Covid-

19 Định hướng năm 2021, ngành ngân hàng đặt ra mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid được khống chế trên toàn cầu, nền kinh tế cần nhiều vốn hơn để phục hồi và tăng trưởng, khi đó NHNN sẽ mở rộng tín dụng cao hơn Thêm vào đó, NHNN cũng sẽ thực hiện điều chỉnh TTTD khi cần thiết phải kiểm soát tín dụng để đảm bảo tỷ lệ lạm phát hài hòa chung. NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (đặc biệt là lãi suất, tỷ giá) chủ động, linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt Ngoài ra, NHNN cũng tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng Đối với các tổ chức tín dụng, NHNN chỉ đạo tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đáng lưu ý, ngành ngân hàng sẽ xây dựng và trình Chính phủ Đề án tổng thể cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025 và chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại của tổ chức mình để sớm triển khai trong thời gian tới Ngoài ra, trong năm 2021, ngành ngân hàng sẽ coi trọng tập trung cho lĩnh vực công nghệ số, cung ứng dịch vụ thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, coi đây là 1 trong những lĩnh vực trọng tâm Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng các

Bộ, Ngành sớm tạo hành lang pháp lý, cơ sở pháp lý đầy đủ, đáp ứng kịp thời sự phát triển nhanh của một số lĩnh vực công nghệ, ngân hàng Các TCTD cần quyết liệt, khẩn trương, thích ứng với sự phát triển công nghệ 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán.

Các kết quả, thành tích đạt được của ngành ngân hàng các năm vừa qua đã tạo bước tiền đề vững chắc, góp phần hiện thực hóa Chiến lược phát triển của ngànhNgân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó, ngành ngân hàng phấn đấu đến cuối năm 2025: (i) từ 2-3 NHTM nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) khu vực Châu Á, 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; (ii) tất cả các NHTM áp dụng Basel II phương pháp tiêu chuẩn, thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao; (iii) tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập của các NHTM khoảng 16-17%; (iv) nợ xấu toàn hệ thống dưới 3%; (v) thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch…; (vi) nâng cao vị thế Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng Để đạt được những mục tiêu này,NHNN cũng đặt ra chiến lược xây dựng và triển khai 03 dự án luật: Luật các hệ thống thanh toán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng nhà nước và cụ thể hóa các nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu.

Khuyến nghị chính sách

• Thứ nhất, tích cực xử lý nợ xấu gắn liền với TTTD hiệu quả Các NHTM cần tăng cường giám sát nội bộ để ngăn chặn tích tụ nợ xấu trong tương lai, duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lượng khoản vay, tạo sự lan tỏa tích cực từ chính hoạt động tín dụng của mỗi TCTD Bên cạnh việc bán nợ cho VAMC, các NHTM cũng cần chủ động triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu như: thông qua công ty quản lý, khai thác tài sản; xử lý dự phòng; phân loại đánh giá nợ để cơ cấu lại nợ, xây dựng hệ thống phân loại nợ theo các chỉ tiêu định tính và định lượng… Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt nhưng đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… thì có thể tạo điều kiện chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển Cách thức này không những hỗ trợ được doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ giải thể, phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM Ngoài ra, để giảm thiểu nợ xấu, các NHTM cũng cần hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

• Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đương đầu Phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn, phức tạp bởi lẽ rủi ro tín dụng mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp, rủi ro tín dụng thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng Vì vậy, thời gian tới các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng thông qua các nội dung như sau:

Một là, các NHTM cần xác định rõ khẩu vị rủi ro trong hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng Khẩu vị rủi ro thể hiện thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định mà trong giới hạn đó ngân hàng có khả năng và sự sẵn sàng để chịu đựng, khắc phục và vượt qua các rủi ro Do vậy, việc xác định và tuyên bố về khẩu vị rủi ro sẽ giúp ngân hàng xây dựng được các quy định phù hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối phó với các rủi ro xuất hiện để đảm bảo hạn chế những biến cố ngoài dự kiến đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hai là, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phục vụ cho việc nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng Các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ để lượng hóa rủi ro tín dụng heo khuyến nghị của Ủy ban Basel theo khung giá trị Var.

Ba là, các NHTM cần tích cực hoàn thiện bộ máy quản trị để phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro theo Basel II nhằm tuân thủ chặt chẽ các quy định về giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động Không những thế, cần tăng cường giám sát từ xa để có thể giảm chi phí và các thủ tục hành chính thay vì kiểm tra trực tiếp Các phương pháp kiểm tra nên được đổi mới, từ khâu nhận diện, đánh giá và đo lường rủi ro đến khâu xây dựng và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến Xây dựng văn hóa tuân thủ toàn hệ thống.

• Thứ ba, các NHTM cần có những chính sách lãi suất hợp lý theo hướng dẫn dắt.

Hiện nay, lãi suất vẫn đang được xem là công cụ đắc lực giúp các NHTM thu hút vốn Lãi suất phải đảm bảo yếu tố hấp dẫn để vừa giữ chân khách hàng truyền thống, cũng như vừa thu hút khách hàng mới Tuy nhiên, lãi suất chỉ nên là biện pháp có tính tạm thời do gây nhiều rủi ro cho ngân hàng và có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong tương lai Lãi suất cho vay doanh nghiệp cần phải được tính toán đầy đủ và đúng mức các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro đạo đức,…Thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên cơ sở tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

• Thứ tư, các NHTM cần khai thác và sử dụng vốn hiệu quả sao cho phù hợp với năng lực, đúng bản chất kinh doanh ngân hàng, chú trọng nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả phân bổ nguồn lực Các ngân hàng cần tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích Bên cạnh đó, đa dạng hóa danh mục đầu tư như đầu tư trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN để đảm bảo sự ổn định hoạt động khi thị trường biến động Ngoài ra, việc tổ chức hợp lý mạng lưới kinh doanh và quan hệ với các đối tác sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng cũng như duy trì sự bền vững của nguồn vốn huy động.

• Thứ năm, đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, mở rộng phạm vi thị trường của ngân hàng cũng như cung cấp cho khách hàng nhiều hơn những dịch vụ tiện ích mới, dần dần tạo sự chuyển biến cho mảng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu tổng thu nhập ngân hàng Có thể thấy trong bối cảnh dịch bệnh Covid-29, năm 2020 ngành ngân hàng đón nhận tin vui khi tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng Điều này đã dự báo xu thế phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử mà các ngân hàng nên tập trung đầu tư.

5.2.2 Góc độ từ phía Chính phủ và NHNN

• NHNN Điều hành CSTT phải chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô,tiền tệ, tình hình dịch COVID-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Chỉ đạo các NHTM phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp, người dân góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

NHNN cần kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất nhất là trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 Thêm vào đó, để đảm bảo chính sách tiền tệ và chính sách giám sát vĩ mô đạt hiệu quả thì NHNN cần phải nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát đối với các NHTM Việt Nam thông qua việc triển khai mô hình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro và yêu cầu các NHTM công khai minh bạch về phương pháp, quy trình quản trị và khẩu vị rủi ro của ngân hàng cũng như các chính sách quản lý rủi ro nội bộ để giúp nhận biết sớm các dấu hiệu, lỗ hổng trong hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM để kiọ thời đưa ra các giải pháp khắc phục.

NHNN nên thận trọng hơn trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi nếu tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau, và ngược lại Vì vậy, việc theo sát tình hình nền kinh tế-xã hội để đưa ra các chính sách, chỉ đạo cụ thể là một nhiệm vụ quan trọng của NHNN để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phát triển kinh tế.

Trước hết, cần nâng cao tính chủ động trong điều hành CSTT của NHNNViệt Nam Khả năng kiểm soát tín dụng phụ thuộc phần nhiều vào những công cụNHNN đang sử dụng hơn là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô; vì vậy để giải quyết các vấn đề suy giảm tín dụng hiện nay, ngoài việc quan tâm tới các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và phối hợp chính sách, NHNN cần chủ động hơn trong điều hành Tuy nhiên, khi xét về tính độc lập của NHTW ở các khía cạnh, thì NHNN Việt Nam chưa độc lập với Chính Phủ và điều này ảnh hưởng đến tính linh hoạt và chủ động của NHNN trong việc điều hành CSTT trước những biến động của nền kinh tế Vì vậy, đề xuất Chính Phủ cân nhắc đến phương án xây dựng một thể chế hoạt động độc lập hơn nữa cho NHNN.

Ngoài ra, theo các phân tích ở trên thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách làm giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên Chính Phủ nên cân nhắc các biện pháp cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách một cách “quyết liệt” hơn và rà soát lại dự toán đã giao để cân đối đủ nguồn và bố trí vốn phù hợp cho các dự án để bảo đảm tính khả thi trước tác động của dịch bệnh.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thì việc tăng bội chi cũng mang lại tác dụng tích cực ở một mức độ nhất định nhưng mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực cho cân đối NSNN trong những năm tiếp theo và gây khó khăn trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ Nợ công cao đặc biệt nếu vượt ngưỡng trần cho phép của Quốc hội thì có thể tạo ra tâm lý lo ngại tới các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam; ngoài ra còn gây ra “hiệu ứng lấn át” tới khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân, cản trợ quá trình hồi phục kinh tế trong nước. Để giảm bội chi ngân sách và giảm nợ công, thì việc quản lý các hạng mục chi, đặc biệt chi cho đầu tư công là đặc biệt quan trọng Về cơ bản, các chính sáchChính phủ đưa ra đều đã góp phần bước đầu khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thoát lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng tính khả thi, minh bạch trong phân bổ, sử dụng nguồn vốn; kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như bội chi ngân sách, nợ công vẫn ở mức cao; tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ; Do vậy, việc đưa ra một kế hoạch tổng thể về tái cơ cấu đầu tư công trong thời gian tới là vô cùng cần thiết.

5.2.3 Góc độ từ phía Doanh nghiệp đi vay

Như kết quả nghiên cứu ở trên, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng Trong các năm vừa qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư vốn, về lâu dài nếu tiếp tục duy trì tăng trưởng nóng thì việc lạm dụng mô hình này sẽ dẫn tới hiện tương suy giảm tín dụng Vì vậy việc chuyển đổi mô hình kinh tế rất quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam trong thời gian tới Đây là một yêu cầu thay đổi nội tại nền kinh tế đồng thời cũng là yêu cầu thay đổi để bắt kịp xu thế chung của thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế Để làm hoàn thành các nhiệm vụ trên, các doanh nghiệp đi vay cần tập trung vào các lợi thế khác ngoài vốn thông qua:

Ngày đăng: 15/12/2022, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thùy Dương, Trần Hải Yến (2011), “Các nhân tố tác động đến TTTD ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng”, Tạp chí Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đếnTTTD ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương, Trần Hải Yến
Năm: 2011
2. Chu Khánh Lân (2012), “Bàn về tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tác động của chính sách tiền tệ tới tăngtrưởng tín dụng tại Việt Nam
Tác giả: Chu Khánh Lân
Năm: 2012
5. Nguyễn Minh Kiều (2012), “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2012
1. Bean, Charles, Larsen, Jens, Nikolop, Kalin. (2003), “Financial Frictions and the Monetary Transmission Mechanism: Theory, Evidence and Policy Implications.In: Monetary Policy Transmission in the Euro Area”, Working Paper Series 0052, European Central Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Frictionsand the Monetary Transmission Mechanism: Theory, Evidence and PolicyImplications.In: Monetary Policy Transmission in the Euro Area
Tác giả: Bean, Charles, Larsen, Jens, Nikolop, Kalin
Năm: 2003
2. Beck, T., Kunt, A., Laeven, L. and Levine, R. (2008), “Finance, firm size, and growth”, Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 40, pp. 1379-1405 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finance, firm size,and growth”
Tác giả: Beck, T., Kunt, A., Laeven, L. and Levine, R
Năm: 2008
3. Bernaken, Ben S., Gertler, Mark (1999), “Inside the Black Box: The Credit Channel of Monetary Policy Transmission”, Journal of Economic Perspectives, vol.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inside the Black Box: The CreditChannel of Monetary Policy Transmission"”, Journal of EconomicPerspectives
Tác giả: Bernaken, Ben S., Gertler, Mark
Năm: 1999
4. Bernanke Ben S. (1983), „Non monetary effects of the financial crisis in the propogation of the Great Depression‟, American Economic Review, Vol 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Economic Review
Tác giả: Bernanke Ben S
Năm: 1983
5. Bernanke, B. and Blinder, A. (1988), “Credit, Money, and Aggregate Demand”, American Economic Review. Vol. 78, pp. 435-439 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Credit, Money, and AggregateDemand"”, American Economic Review
Tác giả: Bernanke, B. and Blinder, A
Năm: 1988
7. Blinder, A.S.and Maccini, L. J. (1991), “Taking stock: A critical assessment of recent research on inventories”, Journal of Economic Perspectives, Vol.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Taking stock: A critical assessmentof recent research on inventories"”, Journal of Economic Perspectives
Tác giả: Blinder, A.S.and Maccini, L. J
Năm: 1991
8. Burcu Aydin, Deniz Igan, (2010), “Bank Lending in Turky: Effects of Monetary and Fiscal Policies”, IMF Working Paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Lending in Turky: Effects ofMonetary and Fiscal Policies
Tác giả: Burcu Aydin, Deniz Igan
Năm: 2010
9. Chirinko, R. (1993), “Business fixed investment spending: A critical survey of modeling strategies, empirical results, and policy implications”, Journal of Economic Literature. Vol. 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Business fixed investment spending: A critical surveyof modeling strategies, empirical results, and policy implications”, "Journalof Economic Literature
Tác giả: Chirinko, R
Năm: 1993
10. Ehrmann M. et al., (2003), “Financial System and the role of Banks in Monetary Policy Transmission in the Euro Area”, IMF Working Paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “"Financial System and the role of Banksin Monetary Policy Transmission in the Euro Area
Tác giả: Ehrmann M. et al
Năm: 2003
11. Felicia Omwunmi Olokoyo, (2011), “Determinants of Commercial Banks‟ Lending Behavior in Nigeria”, International Jounal of Financial Research. Vol.2, No.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of CommercialBanks‟ Lending Behavior in Nigeria”", International Jounal of FinancialResearch
Tác giả: Felicia Omwunmi Olokoyo
Năm: 2011
12. Frederic S. Minshkin, (2009). Economics of Money, Banking and Financial market, nine edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics of Money, Banking and Financialmarket
Tác giả: Frederic S. Minshkin
Năm: 2009
2. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: http://www.vnba.org.vn 3. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn Link
6. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn 7. Website của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: https://www.imf.org Link
4. Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 Khác
5. Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Khác
6. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 Khác
7. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w