kLuận văn : Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nềnkinh tế hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn,cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Ngân hàng thương mại có vị trí,vai trò quan trọng như bà đỡ và huyết mạch của nền kinh tế, là nơi cung cấpnguồn vốn cho đầu tư, sản xuất cho mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro,đặc biệt là rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động quantrọng nhất, nó mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng song cũng hàm chứarủi ro cao nhất Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và nâng cao chấtlượng của hoạt động tín dụng thì các ngân hàng thương mại rất coi trọng vấn đềvề bảo đảm tiền vay
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay nên trongnhững năm qua đã có khá nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trong cho vay củangân hàng thương mại Tuy nhiên, do những biến đổi về kinh tế và chưa có sựđồng bộ về mặt pháp lý nên đã có những tác động lớn đến tình hình an toàntrong cho vay Có nhiều khoản nợ khó đòi không thu hồi được đã tác động tiêucực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Vì vậy để các ngân hàng thu đượclợi nhuận và bảo đảm an toàn trong cho vay thì ngân hàng cần phải có các giảipháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay
Từ những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiên cứutại trường đại học cũng như những trải nghiệm thực tế bước đầu trong thời gianthực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, em nhận thấy bảođảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay.Với tầm quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì hoạt động bảo đảm tiền vaytại Sở giao dịch I vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn Vì thế
em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở
giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của
mình
Trang 2Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao
dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động bảo đảm tiền vay
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn và các cán bộ tín dụng củaphòng khách hàng số 2 Sở giao dịch I đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyênđề này
Trang 3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM
TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòngngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho kháchhàng vay
Bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý cho tổchức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ
Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thànhtừ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trảnợ đối với ngân hàng cho vay
1.2 Sự cần thiết của hoạt động bảo đảm tiền vay
Ngân hàng thương mại, cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, có mụctiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Phần lớn nhân viênngân hàng trực tiếp làm việc với tiền Với tổng tài sản lên đến hàng trăm tỷ đô laMỹ (các ngân hàng lớn trên thế giới) hàng chục nghìn tỷ VNĐ (các ngân hànglớn Việt Nam), ngân hàng được xếp vào loại hình doanh nghiệp có tổng tài sảnlớn Trong khi đó vốn chủ sở hữu thường rất nhỏ trong tổng tài sản, điều nàyphản ánh bản chất hoạt động của ngân hàng là sử dụng tiền huy động của doanhnghiệp và dân cư Nhiều khoản cho vay thời hạn hàng chục năm, có thể vượt cảquãng thời gian họ làm việc cho ngân hàng Điều này cũng góp phần khuyếnkhích họ chấp nhận mạo hiểm Như vậy, xu hướng mạo hiểm là rất mạnh tronghoạt động của ngân hàng
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn đứng trước rất nhiềunguy cơ mất an toàn và rất nhiều các loại rủi ro Mất an toàn cho vay xảy ra
Trang 4thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngânhàng, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phá sản của ngân hàng.
Ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng vớibản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến mất vốn.Như vậy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan Khi rủi ro tíndụng xảy ra ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán với việchàng loạt người gửi tiền đến rút tiền ra khỏi ngân hàng, buộc ngân hàng phảiđóng cửa hay tuyên bố phá sản Hậu quả từ sự đổ vỡ của ngân hàng đến nềnkinh tế là rất nặng nề nên an toàn trong cho vay là vấn đề được ngân hàngthương mại rất quan tâm và coi trọng
Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong cho vay, các ngân hàng cho vay thườngyêu cầu khách hàng của mình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay Mụcđích của việc thực hiện các biện pháp đó là nhằm nâng cao trách nhiệm thựchiện cam kết trả nợ của bên vay; phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiếncủa bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước;phòng ngừa gian lận
Với tầm quan trọng của vấn đề an toàn trong ngân hàng như vậy thì đảmbảo an toàn trong cho vay không chỉ là trách nhiệm riêng của Ngân hàng thươngmại mà còn là trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương và nhiều cơ quan quản lýkhác Để thực hiện tốt công tác an toàn trong ngân hàng thì các ngân hàng cầnphải thiết lập công tác bảo đảm tiền vay vì bảo đảm tiền vay là một trong nhữngbiện pháp để phòng ngừa rủi ro của các tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tíndụng đưa ra các hình thức bảo đảm thích hợp áp dụng cho từng đối tượng kháchhàng và biện pháp xử lý các bảo đảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tíndụng xảy ra
1.3 Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
Khi cho vay tất cả các ngân hàng phải thực hiện các quy tắc sau về bảođảm tiền vay và đây là những nguyên tắc chung nhất về bảo đảm tiền vay:
Trang 5- Ngân hàng cho vay có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảođảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và chịu trách nhiệm vềquyết định của mình Trường hợp ngân hàng cho vay cho vay không có bảo đảmbằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân kháchquan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.
- Khách hàng vay được ngân hàng cho vay lựa chọn cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng cho vayphát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì ngânhàng cho vay có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồinợ trước hạn
- Trường hợp khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, ngân hàng có quyền xử lý tàisản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bênbảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ trả nợ, kháchhàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trảnợ đã cam kết
- Phần chênh lệch thừa sau xử lý vẫn phải được giữ để bảo đảm cho nghĩavụ tín dụng khác còn đang tồn tại ở ngân hàng cho vay
1.4 Hình thức bảo đảm tiền vay
1.4.1 Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay
1.4.1.1 Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Ngân hàng cho vay được lựa chọn khách hàng vay để cho vay không cótài sản bảo đảm khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện cácdự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sốngđối với khách hàng vay theo quy định
Điều kiện đối với khách hàng vay có bảo đảm bằng uy tín
Trang 6Khách hàng vay phải có đủ các điều kiện: Phải có tín nhiệm với ngânhàng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạncả gốc và lãi; dự án mà khách hàng định đầu tư sản xuất kinh doanh phải có khảnăng hoàn trả, có tính khả thi phù hợp với đời sống xã hội, với quy định củapháp luật Trong trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thìkhách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi; Khách hàng phải có khả năngtài chính và các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu được trong thời hạn vayvốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng; Khách hàng vay phải camkết thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo yêu cầu củangân hàng cho vay.
Trong trường hợp khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điều kiện đãquy định như trên thì còn cần phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay
Trường hợp khách hàng vay đã có đủ điều kiện để vay không có bảo đảmbằng tài sản, ngân hàng cho vay và khách hàng vay có thể thoả thuận bảo đảmbằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bênthứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với một phần khoảnvay đó
1.4.1.2 Tổ chức tín dụng cho vay theo đảm bảo bằng chỉ thị của Chính phủ
Tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức đảm bảo bằng chỉ thị của Chínhphủ đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc các chươngtrình kinh tế trọng điểm, đặc biệt của Nhà nước, các chương trình kinh tế - xãhội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sáchtín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
Trách nhiệm của khách hàng vay theo hình thức bảo đảm bằng chỉ địnhcủa Chính phủ là: phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, thựchiện đúng các quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ khi sử dụngvốn vay đối với những khoản vay theo chỉ định; phải chịu trách nhiệm trước
Trang 7pháp luật về những tổn thất trong việc sử dụng vốn vay do các nguyên nhân chủquan do mình gây ra.
Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được cho vay theo hình thức bảođảm bằng chỉ định của Chính phủ là: thực hiện đúng các quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay được chỉ định và tuân thủ cácquy định của pháp luật trong quá trình xem xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốnvay và thu hồi nợ; Phải tổ chức theo dõi riêng các khoản cho vay theo chỉ địnhvà báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ, kiến nghị xử lýnhững tổn thất trong các trường hợp không thu hồi được nợ
1.4.1.3 Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.
Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của: Hội Nông dân Việt Nam,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thựchiện bảo lãnh bằng uy tín của mình cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn tạicác tổ chức tín dụng
Người được bảo lãnh là các cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên củamột trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như ở trên khi họ vay mộtkhoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ
Mức vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo được tổ chức đoàn thểchính trị - xã hội bảo lãnh bằng uy tín của mình do Chủ tịch Hội đồng quản trị tổchức tín dụng cho vay quy định trong từng thời kỳ
1.4.2 Đảm bảo bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay
Đảm bảo bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay là biện pháp bảo đảmtiền vay của ngân hàng mà theo đó khách hàng vay phải chuyển các giấy tờchứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) các tài sản đảm bảo sang ngânhàng nắm giữ trong thời gian cam kết
Trang 8Đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến, đặc biệt đối với doanh nghiệp vàngười tiêu dùng Do giá trị của tài sản loại này thường lớn, vì vậy doanh nghiệpcó thể vay ngân hàng với quy mô lớn
Đảm bảo bằng tài sản thế chấp cho phép người vay vốn sử dụng tài sảnđảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh Đây chính là ưu điểm của hình thứcbảo đảm bằng thế chấp Tuy nhiên, quá trình sử dụng sẽ là biến dạng tài sản.Mặt khác, do khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế nênkhách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị của tài sản, gây thiệt hạicho ngân hàng
1.4.3 Đảm bảo bằng cầm cố tài sản của khách hàng vay
Đảm bảo bằng cầm cố tài sản của khách hàng vay là hình thức mà theo đó
khách hàng vay vốn phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang chongân hàng trong thời gian thực hiện hợp đồng
Cầm cố thích hợp với những loại tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soátvà bảo quản tương đối chắc chắn Đồng thời cũng thoả mãn việc ngân hàng nắmgiữ tài sản không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của khách hàng vay Ngânhàng thường có yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc khách hàng vay nắm giữ tàisản đảm bảo là không an toàn cho ngân hàng Các tài sản mà ngân hàng cầm cốthường là các tài sản gọn nhẹ, dễ quản lý, không chịu ảnh hưởng của các yếu tốmôi trường tự nhiên Đồng thời nó cũng là những tài sản dễ bán, dễ chuyểnnhượng và khó kiểm soát được việc bán, chuyển nhượng hay không Vì vậyngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay cầm cố tài sản khi ngân hàng có sựkhông chắc chắn về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cho ngânhàng Các tài sản có thể cầm cố được thường phong phú hơn hơn các tài sảnđem thế chấp và thường an toàn hơn vì ngân hàng được nắm giữ tài sản củakhách hàng và những tài sản đó lại có khả năng chuyển đổi thành tiền cao
1.4.4 Đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bênbảo lãnh cam kết với ngân hàng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở
Trang 9hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đếnhạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
Bên nhận bảo lãnh là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh Trongquan hệ tín dụng đó là các ngân hàng cho vay
Bên được bảo lãnh là khách hàng vay (con nợ), người có nghĩa vụ phảithanh toán nợ cho ngân hàng cho vay
Biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thường được các ngânhàng áp dụng nhằm mục tiêu an toàn ngân hàng để hạn chế rủi ro, tổn thất xảy rađối với hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, không phải ngân hàng áp dụng hình thứcnày cho hầu hết các khách hàng vay mà tuỳ theo năng lực của bản thân kháchhàng đó để sử dụng hình thức bảo đảm phù hợp Ngân hàng có thể sử dụng hìnhthức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hay thực ra là có bảo đảm nhưngbằng chính bản thân khách hàng, hình thức này còn gọi là bảo đảm đối nhân.Ngân hàng không phải lúc nào cũng yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản bảođảm nhất là đối với những khách hàng có uy tín, khách hàng truyền thống.Trong nhiều trường hợp ngân hàng vẫn cho khách hàng vay dựa trên chính uytín của khách hàng
1.5 Định giá giá tài sản bảo đảm
Việc định giá tài sản bảo đảm là do tổ thẩm định của ngân hàng cho vayhoặc thuê cơ quan chức năng chuyên môn thực hiện Ngân hàng Công thươngViệt Nam có những quy định cụ thể về vấn đề này
Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kếthợp đồng bảo đảm, ký kết văn bản thoả thuận tu chỉnh/bổ sung hợp đồng bảođảm (trong trường hợp thoả thuận thay đổi nghĩa vụ được bảo đảm); việc xácđịnh giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức vay và khôngáp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ
Việc định giá phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tế, đảmbảo tính khách quan, minh bạch Cán bộ thẩm định không được định giá tài sản
Trang 10bảo đảm trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Công thương ViệtNam.
Giá trị tài sản bảo đảm được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và cácquyền phát sinh từ tài sản đó Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bấtđộng sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp;nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì giá trị vật phụ chỉ thuộcgiá trị tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận
Trong trường hợp có thoả thuận với khách hàng về việc thế chấp quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất thì giá trị tài sản bảo đảm bao gồm giá trịquyền sử dụng đất cộng giá trị tài sản gắn liền với đất
Khi định giá tài sản bảo đảm, cán bộ thẩm định phải lập biên bản định giátài sản bảo đảm có chữ ký của tất cả các thành viên
1.6 Quản lý tài sản bảo đảm
Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằmbảo đảm tài sản vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiệncác sự cố liên quan làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm so với dự kiến đã nêutrong hợp đồng bảo đảm Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của tài sản bảo đảm màcán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất và thực hiện kiểm tra tài sản bảo đảm ítnhất 6 tháng/lần theo các nội dung:
- Đánh giá tình trạng tài sản hiện tại; Những thay đổi về số lượng và chấtlượng so với hiện trạng khi nhận tài sản bảo đảm
- Tình hình sử dụng và bảo quản tài sản bảo đảm
- Các trường hợp vi phạm cam kết của khách hàng vay theo quy định tạihợp đồng bảo đảm
1.7 Xử lý tài sản bảo đảm
Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàngđược xử lý để thu hồi nợ
Trang 11Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo phương thức đã thoả thuậntrong hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng và bên bảo đảm
Các ngân hàng cho vay có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc uỷquyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Bên thứ ba phải là tổ chứccó tư cách pháp nhân và được quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theoquy định của pháp luật
Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải tuân thủ nguyên tắc công khai,thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích của ngân hàngcho vay và khách hàng đồng thời tiết kiệm được chi phí
Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ:
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay
- Trực tiếp nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba trong trường hợpbên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh
- Nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm
2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY.
2.1 Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay
Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanhnghiệp cũng như cá nhân đều mong muốn đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm thùhồi được vốn một cách nhanh nhất và có lãi Là người kinh doanh ai cũng mongmuốn đạt được hiệu quả kinh tế bởi vì ai cũng muốn đồng tiền của mình bỏ raphải sinh lợi Từ đó ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ và khả năng thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tếxã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất nhằm thu được kết quả cao nhất
Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác nêncũng rất mong muốn có được hiệu quả trong các hoạt động của mình, đặc biệt làtrong hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động có khả năng sinh lợinhiều nhất cho hầu hết các ngân hàng nhưng nó cũng lại chịu rủi ro cao nhất Do
Trang 12đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng đã áp dụng hìnhthức bảo đảm tiền vay Đây là một trong những biện pháp mà ngân hàng thườngáp dụng để ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra Việc thực hiện các biệnpháp bảo đảm tiền vay là một trong những khâu mà ngân hàng mong muốn đạthiệu quả cao nhất vì nếu công tác bảo đảm tiền vay mà đạt được hiệu quả tốt thìsẽ giúp ngân hàng tránh được tổn thất lớn khi rủi ro tín dụng xảy ra Bên cạnhđó, sử dụng hình thức bảo đảm tiền vay cũng làm cho khách hàng có tráchnhiệm hơn đối với khoản vay, có ý chí trả nợ cao hơn, hoàn trả gốc và lãi đầyđủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Như vậy, hiệu quả bảo đảm tiền vay được hiểu là hiệu quả của việc thựchiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để bảo đảm rằng các khoản cho vay củangân hàng sẽ được trả đúng hạn và có lãi Trong trường hợp khách hàng vay gặpkhó khăn trong việc hoàn trả nợ thì ngân hàng chỉ có thể thu hồi được vốn thôngqua việc xử lý các tài sản đảm bảo Do đó có thể nói bảo đảm tiền vay là mộtyếu tố không những đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay mà còn mang lại lợinhuận cho ngân hàng vì giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.Hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nên nếu thực hiện không tốt rất có thể sẽ có nguy cơtiềm ẩn rủi ro xảy ra cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay, dẫn đến khả năngmất vốn và có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng đối vớikhách hàng Từ lý do này có thể dẫn đến giảm uy tín của ngân hàng, tác độngđến tâm lý của khách hàng gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt dẫn ngân hàng đếnchỗ phá sản Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hoá cao, nó ảnh hưởngđến toàn bộ nền kinh tế Do đó đòi hỏi ngân hàng khi thực hiện vấn để bảo đảmtiền vay phải chú trọng đến vấn đề đạt được hiệu quả vì việc đạt được hiệu quảhoạt động bảo đảm tiền vay là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả về vấn đề bảo đảm tiền vay thì đòi hỏi ngânhàng cũng cần phải thực hiện tốt các công tác khác như kiểm tra giám sát kháchhàng sử dụng khoản vay, thẩm định khách hàng vay vốn, xếp hạng tín dụngkhách hàng một cách chuẩn xácẶtránh trường hợp xảy ra tổn thất
Trang 132.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay.
2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Khả năng nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó uy tín của ngân hàng cũng là một điều hết sức quantrọng Nếu ngân hàng có lượng khách hàng đông đảo và là những doanh nghiệplàm ăn có uy tín thì đó là một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp bảođảm tiền vay Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay cũng phụthuộc vào khả năng thu nợ của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra Để có thể nângcao hiệu quả bảo đảm tiền vay thì cần phải có những chỉ tiêu đánh giá hợp lý đểtừ đó có cách nhìn bao quát và đúng đắn
Hiệu quả của bảo đảm tiền vay thể hiện ở việc ngân hàng sau khi cho vayđã thu hồi được khoản nợ bao gồm cả gốc và lãi, hay có thể là khách hàngkhông trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các tài sản đảm bảo chokhoản vay đó Tuỳ theo quan điểm của mỗi ngân hàng thì họ sẽ tiến hành phânloại các khoản cho vay theo các mức độ rủi ro khác nhau như là: khoản cho vayđạt tiêu chuẩn; cận chuẩn; có vấn đề; không thu hồi được ứng với mỗi hình thứckhác nhau thì ngân hàng sẽ có các biện pháp để đề phòng các rủi ro có thể xảy
ra Đối với những khoản cho vay đạt tiêu chuẩn tức là những khoản cho vay cóchất lượng, có các hình thức bảo đảm và không có nợ quá hạn thì ngân hànghoàn toàn yên tâm trong việc thù hồi nợ
Nếu những khoản cho vay được xếp vào mức độ cận chuẩn tức là khoảncho vay có bảo đảm nhưng có một số điểm yếu về tín dụng như nguồn vốn củangười vay có biểu hiện không đủ để đáp ứng được cam kết trả nợ, khả năng tiêuthụ tài sản hay tình hình phát mại tài sản gặp khó khăn…
Khoản cho vay xếp vào mức độ có vấn đề tức là những khoản cho vaychưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi ngânhàng thấy nghi ngờ trong việc thu hồi nợ vì căn cứ vào giá trị thực tế cho thấyviệc thu đủ nợ là không chắc chắn và đáng ngờ, nhiều khoản tài trợ đang có dấuhiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn
Trang 14Khoản cho vay xếp vào mức độ không thu hồi được là những khoản vaykhông thể thu hồi được hay cơ hội để thu hồi được là rất ít Nguyên nhân xảy racó thể do việc thanh lý tài sản gặp rủi ro như không bán được tài sản trên thịtrường vì thị trường tiêu thụ kém hoặc bị kiện tụng về pháp lý.
Ngoài những chỉ tiêu trên chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác đểđánh giá hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng
Ngân hàng nếu có sự lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp, sử dụng phươngthức đảm bảo tốt thì sẽ tạo ra uy tín cho ngân hàng, tạo nên an toàn xã hội và chiphí bỏ ra thấp
Tài sản bảo đảm là yếu tố để ngân hàng quyết định mức cho vay Do đóviệc định giá chính xác tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng Nó giúp ngânhàng đảm bảo được quyền lợi cho chính bản thân mình và cho cả khách hàng
Ngân hàng kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm một cách đầy đủ chặt chẽgiúp ngân hàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản vẫn đangtrong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện ra các sự cố có liên quanlàm giảm giá trị của tài sản đảm bảo
Việc xử lý tài sản bảo đảm với thủ tục nhanh chóng, chi phí thấp, bảo đảmđược quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng cũng là một chi tiêu để nói lênhiệu quả bảo đảm tiền vay của ngân hàng
Trên đây là các chỉ tiêu định tính nhưng nó chỉ là những căn cứ để đánhgiá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay một cách khái quát Để có nhữngkết luận chính xác hơn cần dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể
2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chúng ta có thể kếthợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động của cácchỉ tiêu phân tích qua các năm
a) Chỉ tiêu về nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sau khi vay đã đến thời hạn trả nợtheo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng nhưng không hoàn trả được cho ngân
Trang 15hàng Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tíndụng ngân hàng Chỉ tiêu về nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm (%) giữa nợ quá hạnvà tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định thường làcuối tháng hay cuối năm.
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ cho vay
Đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì:
Nợ quá hạn đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sảnTỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng nợ quá hạn
Đối với trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Nợ quá hạn đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sảnTỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện độ an toàn trong hoạt động cho vay củangân hàng là thấp và ngược lại Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh là khách quan, do đó nợ quá hạn là yếu tố tất yếu, không thểtránh khỏi được Song nếu một ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặpnhiều rủi ro trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn dẫn đến giảm thu nhập vàmất khả năng thanh toán Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấnđề, ngân hàng có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn trong hoạt động cho vaycủa ngân hàng và cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay nói chung, hiệuquả của hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng
Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quảcó thể xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xemxét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơquá hạn Trong nhiều trường hợp việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánhrủi ro tín dụng không chính xác vì khi ngân hàng có các khoản cho vay tăngnhanh thì số dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trong khi đó số nợ đến hạn chỉtăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn trả Do đó một tốc độ tăng nhanh các khoản
Trang 16cho vay có thể che dấu đi vần đề nợ quá hạn Vì vậy các ngân hàng thương mạicần phải thận trọng trong việc xác định kỳ hạn như thế nào được coi là quá hạn.
b) Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng
Thu nhập từ hoạt động tín dụng là một nguồn thu nhập quan trọng nhấtđóng vai trò trong việc duy trì khả năng sinh lời của ngân hàng Mà hiệu quả củahoạt động bảo đảm tiền vay được đánh giá qua việc sử dụng tốt các hình thứcbảo đảm tiền vay để thu hồi được cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn Vì vậy, có thểđánh giá hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay qua những chỉ tiêu đánh giáhiệu quả của một khoản vay Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng là tỷ số giữathu nhập từ hoạt động tín dụng với tổng thu nhập của ngân hàng Chỉ tiêu sửdụng để tính toán phải cùng là thu nhập trước thuế hoặc cùng là thu nhập sauthuế
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Thu nhập từ hoạt động tín dụng =
Tổng thu nhập
Vấn đề nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chỉ thực sự cóý nghĩa khi nó góp phần vào việc tăng khả năng sinh lời của ngân hàng Mộtngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập củangân hàng mà cao tức là hiệu quả của hoạt động tín dụng cao và ngược lại
c) Chỉ tiêu về mức sinh lời vốn tín dụng
Thu nhập sau thuế từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này được tính =
Tổng dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của khoản cho vay Mục tiêucuối cùng của bất cứ ngân hàng nào cũng là tăng lợi nhuận Ngân hàng có tỷ lệthu nhập sau thuế từ hoạt động cho vay trên dư nợ bình quân càng lớn thì khảnăng sinh lời của hoạt động tín dụng càng cao và nó cũng phản ánh hiệu quả tíndụng nói chung và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng
d) Chỉ tiêu về thu nhập ròng
Ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay theo hình thức đảm bảo bằng uytín của khách hàng hay đảm bảo bằng tài sản thì đều mang lại nhiều rủi ro cho
Trang 17ngân hàng Mặc dù vậy, các ngân hàng đều không ngừng phát triển hoạt độngcho vay của mình vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngânhàng Thu nhập của ngân hàng được đánh giá qua công thức:
Thu nhập Thu lãi - Quỹ dự phòng rủi ro - Chi phí khác
Cho vay Cho vay
Trong trường hợp ngân hàng cho vay có bảo đảm thì chi phí khác tăng lênvà quỹ dự phòng rủi ro thì giảm đi Do đó đã giảm tổn thất cho ngân hàng vàtăng thu nhập ròng của ngân hàng lên
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay.
2.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng.
a) Chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng
Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tố quyếtđịnh sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũngnhư hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay Nhân tố con người trong ngân hàngchính là các cán bộ ngân hàng mà tiêu biểu là cán bộ tín dụng, là những ngườitrực tiếp tiếp xúc với khách hàng vay vốn, là người thay mặt ngân hàng thẩmđịnh đánh giá khách hàng để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp vớitừng đối tượng khách hàng sau khi đã có sự điều tra, thẩm định về khách hàng.Trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việccho vay có đạt hiệu quả hay không Một ngân hàng mà có đội ngũ cán bộ tíndụng giỏi chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ cókhả năng phân tích khách hàng một cách chính xác hơn Trong trường hợp chovay có bảo đảm bằng tài sản, việc đánh giá chính xác được giá trị tài sản bảođảm, xác định được tài sản là có thực hay không, khách hàng vay có gian lậntrong tài sản bảo đảm hay không là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải cóđội ngũ cán bộ tín dụng chuyên môn giỏi Còn đối với trường hợp cho vay dựatrên uy tín của khách hàng vay thì việc đánh giá chính xác được khách hàng vaycũng cần có các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và kiến thức thì mới có thể xácđịnh được chính xác vấn đề Tuy nhiên một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn,
Trang 18giàu kinh nghiệm chưa phải là đủ mà bên cạnh đó còn cần phải có đạo đức nghềnghiệp Như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức là người vô dụng” Tronghoạt động ngân hàng cũng vậy, tất cả mọi việc đều do con người quyết định, nếunhư những người làm tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ dẫn đếnviệc ra quyết định sai trái với những gì đã điều tra Đối tượng kinh doanh củangân hàng là tiền nên rất dễ làm những người thường xuyên trực tiếp làm việcvới nó có những động cơ xấu, họ có thể móc nối với khách hàng để lừa đảo rúttiền ngân hàng Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy Các cán bộtín dụng cố tình đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm để đưa ra mức cho vay caohơn giá trị thật của nó, do đó gây ảnh hưởng rất lớn đên việc xử lý tài sản đảmbảo sau này khi mà khách hàng vay không có khả năng trả nợ Vì vậy, các ngânhàng cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, nhữngngười trực tiếp ra quyết định vay không những có chuyên môn mà còn phải cócả đạo đức nghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quảkinh tế cao đối với ngân hàng.
b) Chất lượng công tác thẩm định tài sản bảo đảm và thẩm định khách
hàng.
Việc đánh giá khách hàng được thực hiện thông qua công tác thẩm địnhtín dụng Mục đích của công tác thẩm định nhằm giúp ngân hàng biết được tínhkhả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để đưa raquyết định cho vay phù hợp Chất lượng của công tác thẩm định quyết định hiệuquả của công tác đảm bảo tiền vay Nếu chất lượng của công tác thẩm định tốt,ngân hàng sẽ tiến hành phân tích đánh giá chính xác hoạt động của khách hàngvay để từ đó có quyết định đúng đắn đảm bảo khả năng thu hồi được vốn và lãi.Chất lượng của công tác thẩm định tài sản bảo đảm và thẩm định khách hàngphụ thuộc vào các nhân tố:
- Trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định: để thẩm định tốt tài sản bảođảm và khách hàng vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên mônvững vàng không chỉ trong lĩnh vực tài chính, tín dụng ngân hàng mà còn trongcác lĩnh vực khác: kỹ thuật, công nghệ, xây dựngẶ
Trang 19- Quy trình thẩm định: quy trình thẩm định là rất quan trọng, nó giúp ngânhàng thấy được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng để từ đó giúp ngân hàngcó được quyết định đầu tư đúng đắn Ngân hàng khi quyết định cho vay đều phảixem xét tình hình thẩm định như thế nào mà đưa ra hình thức cho vay có bảođảm bằng tài sản hay không Đối với những khoản vay cần có tài sản bảo đảmthì quy trình thẩm định tài sản cũng đòi hỏi ngân hàng phải có những đánh giáđúng về giá thị trường của tài sản bảo đảm
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay thì cầnphải có những thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, khách quan và chínhxác Nếu những thông tin thu thập được về khách hàng có độ tin cậy và chínhxác cao thì việc ngân hàng ra quyết định cho vay là an toàn hơn Do vậy, thuthập thông tin và xử lý thông tin về khách hàng là một yếu tố rất cần thiết đốivới ngân hàng Trên thực tế có rất nhiều loại tài sản bảo đảm mà có những loạicán bộ thẩm định của ngân hàng chưa chắc đã am hiểu Do đó, việc thu thậpthông tin về tài sản có thể sẽ gặp khó khăn, ngân hàng sẽ không có thông tinchính xác về tài sản bảo đảm, về giá trị thị trường của tài sản bảo đảm Vì vậy,khi thẩm định tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn nào thì ngân hàng nên thuê cácchuyên gia về vấn đề đó để có thể đánh giá được giá trị đích thực của tài sản bảođảm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, giúp cho ngân hàng có quyết định chovay hợp lý
c) Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng thương mại sẽcó những chiến lược và mục tiêu phát triển cụ thể để tránh tình trạng rơi vào thếbị động trong hoạt động kinh doanh của mình Đây cũng là một nhân tố ảnhhưởng đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng Các đối tượng khách hàngvay vốn là rất lớn và bao gồm nhiều thành phần khác nhau nên ngân hàng phảicó những chính sách, chiến lược cho vay của mình để xem nó phù hợp với đốitượng nào hơn và có biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp trong thời kỳ đó
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Trang 20a) Các nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay:
Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nó ảnhhưởng đến chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay Ngân hàng thường chỉ chovay trong trường hợp khách hàng vay có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, cótài sản bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng
Trình độ quản lý của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh để cạnhtranh trên thị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng trảnợ cho ngân hàng khiến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút
- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cungcấp cho ngân hàng
Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác độngđến hiệu quả của bảo đảm tiền vay Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốnđã có sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinhdoanh, các chứng từ và tài liệu liên quan đến mục đích vay vốn và sử dụng vốnnhư thế nào Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hìnhsản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay củakhách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, nhữngbiện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay bị giảm sút Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cungcấp của khách hàng Do đó, nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp cácthông tin không đúng sự thật thì khả năng ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao vàlàm cho vấn đề bảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa Vì vậy để đạt đượchiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm đượcnhững khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, cóhoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao
- Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn:
Một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng khicho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũngcó những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng Tuy
Trang 21nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệuquả của hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng Chẳng hạn, các khách hàngsử dụng vốn ngân hàng không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, khôngđúng đối tượng kinh doanh… Đây có thể là một trong những nguyên nhân củaviệc khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.
b) Các nhân tố khác
- Môi trường pháp lý
Mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhànước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các ngân hàngthương mại trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay Các hình thức bảođảm tiền vay áp dụng cho mỗi nước tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xãhội của mỗi nước mà các văn bản quy định được ban hành ra là nới lỏng hay thắtchặt Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất,hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các ngân hàng thương mạithực hiện vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tếthì quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay thì ngân hàng đã gặp phảinhững vướng mắc do các văn bản quy định đang có sự chồng chéo nhau, khôngphù hợp với thực tế Do đó đã có những trường hợp khách hàng lợi dụng các kẽhở pháp luật để lừa đảo ngân hàng Vì vậy, để giúp ngân hàng dễ dàng hơn trongviệc ra quyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩm định thì Chính phủ, Ngânhàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chính sách, chủ trươngchỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớt các áp lựccho ngân hàng khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động củangân hàng nên nó cũng tác động đến công tác bảo đảm tiền vay Một nền kinh tếcó mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ởmức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt độngcủa mình Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăncho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó nhu cầu vay
Trang 22vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàngmở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được nâng lên.Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái, quy mô sản xuất bị thu hẹp, sảnxuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăntrong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút
- Môi trường chính trị xã hội
Một đất nước có vấn đề chính trị ổn định sẽ tạo tâm lý tốt cho người dân,từ đó tạo sự mạnh dạn trong đầu tư và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn trong hoạtđộng cho vay Môi trường chính trị ổn định, không có chiến tranh là môi trườngthuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tưnước ngoài Xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo,làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay
- Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm
Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cũng tác động đến hiệu quả của hoạtđộng bảo đảm tiền vay Đối với những tài sản có mức độ an toàn cao hơn sẽđược các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệu quả của bảođảm tiền vay sẽ cao hơn Những tài sản có độ an toàn cao là những tài sản dễdàng xác định được quyền sở hữu, có thị trường tiêu thụ rộng rãi… và là nhữngtài sản dễ bán với chi phí thấp nên ngân hàng sẽ dễ thu hồi được vốn nhanh vàdễ dàng hơn
- Những nhân tố bất khả kháng
Những nhân tố như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh là nhữngnhân tố bất khả kháng mà khách hàng nào cũng phải đối mặt, nó có thể tạo thuậnlợi hay gây khó khăn cho khách hàng Các nhân tố này được gọi là bất khảkháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng.Vì vậy, sự tác động của những nhân tố này tới người vay thường là rất nặng nề,họ thường bị tổn thất lớn, khả năng trả nợ của ngân hàng bị suy giảm, thậm chíkhông còn khả năng trả nợ
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ
GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
1.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I NHCTVN
-Ngày 30/12/1988 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thươngViệt Nam ký quyết định số 134 QĐ/HĐQT Ngân hàng Công thương sắp xếp tổchức hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam theo điều lệ tổchức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngày 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thươngViệt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ/HĐQT về mô hình tổ chức mớicủa Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán
do Ngân hàng thế giới tài trợ
Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I gắn liền với sự đổimới của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những thành công của công cuộc pháttriển kinh tế của thủ đô và đất nước
Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội,có trụ sở chính tại số 10 phố Lê Lai, là đơn vị thành viên lớn với nguồn vốnchiếm tỷ trọng 15%, dư nợ chiếm 4% toàn hệ thống Ngân hàng Công thươngViệt Nam
Nhiều năm liền Sở giao dịch I luôn dẫn đầu là đơn vị xuất sắc của Ngânhàng Công thương Việt Nam Tính đến 31/7/2005 tổng dư nợ cho vay nền kinhtế của Sở giao dịch I đạt gần 3000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng dư nợ bìnhquân hàng năm là 15 - 20%, đã đáp ứng nhu cầu vốn các doanh nghiệp trungương và địa phương đóng trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế thủ đô Têntuổi của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay đã trở nênquen thuộc với bạn hàng trong nước và quốc tế
Trang 241.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở giao dịch I - NHCTVN
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc
Có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm trực thuộcphòng khách hàng cá nhân
Nhiệm vụ của phòng tín dụng
Phòng tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương gồm có 3phòng là:
- Phòng khách hàng số 1 là phòng quản lý doanh nghiệp có quy mô lớn,các đơn vị lớn Chức năng của phòng là giao dịch với khách hàng lớn, cho vay,khai thác vốn, xử lý các vấn đề cho vay
- Phòng khách hàng số 2 là phòng quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượng hoạt động
- Phòng khách hàng cá nhân là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ, cánhân
Nhiệm vụ của phòng tín dụng là khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoạitệ; Tiếp thị hỗ trợ khách hàng phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tácchăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến kháchhàng; Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồm có cho vay, tài trợ thươngmại, bảo lãnh, thấu chi cho một khách hàng trong phạm vi uỷ quyền của chinhánh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quản lý các hạn mức đã đưa ra theotừng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch baogồm: nhận và xử lý đề nghị vay vốn bảo lãnh, thẩm định khách hàng, dự án,phương án vay vốn bảo lãnh theo quy định, đưa ra các quyết định chấp thuận, từchối đề nghị vay vốn bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và quyền thẩm định, kiểm tragiám sát các khoản trong và sau khi cho vay phối hợp với các phòng liên quanthực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, theodõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, theo dõi quản lý các khoản nợ có vấnđề, các khoản nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp và tiến hành xử lý tài sản đảmbảo để thu hồi các khoản nợ này; Cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin
Trang 25khách hàng theo quy định; Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sảnđảm bảo; Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
Trong hoạt động cho vay của mình thì Sở giao dịch I luôn đặt tiêu chí antoàn lên hàng đầu Để đạt được mục tiêu đó thì hiện nay ngân hàng đã áp dụngđầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định178/1999/NĐ-CP là thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnhbằng tài sản của bên thứ ba Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng
dư nợ cho vay có phân theo tính chất bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạngcủa hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I trong những năm 2003-2005.Từ đó, phân tích xu hướng phát triển của Sở trong những năm tới
Bảng 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình thức cho vay
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng (%)
Dư nợ
Tỷ
trọng (%) Đảm bảo bằng TS 596 39,8 1016 42,1 1113 39,9
Đảm bảo bằng uy tín
của khách hàng vay 901 60,2 1398 57,9 1675 60,1
Tổng dư nợ 1.479 100 2.41
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta có thể thấy dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên, năm 2004tăng 420 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 70,47%, năm 2005 tăng 97 tỷđồng so với năm 2003 tương ứng với 9,55% Điều này chứng tỏ rằng Sở giaodịch I đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các đối tượng nên đòi hỏi phảicó hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản Do đó, ở Sở vấn đề bảo đảm tiềnvay bằng tài sản đang dần tăng lên để đáp ứng được với nhu cầu an toàn trongcho vay của ngân hàng, đồng thời cũng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng
Trang 26Hiện nay, Sở giao dịch I đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vay vốn cósử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng vấn đề cho vay dựa trên sự đảm bảo bằng
uy tín chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay có bảo đảm bằng tài sản Điều nàylà do Sở giao dịch I cho vay dựa trên đảm bảo bằng uy tín chủ yếu là các kháchhàng lớn quen thuộc với ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước lớn theo sự chỉđịnh của Chính phủ
Tuy nhiên, trên thực tế thì trong ba hình thức bảo đảm tiền vay bằng tàisản như: thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tàisản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì ngân hàngchủ yếu sử dụng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
2.1 Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của kháchhàng vay là một hình thức phổ biến mà các ngân hàng thường áp dụng để bảođảm cho các món cho vay của mình Đây là hình thức bảo đảm phù hợp vớinhiều loại hình doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình
Ở Sở giao dịch I, việc áp dụng các hình thức cho vay có bảo đảm bằngcầm cố, thế chấp được áp dúng theo các quy định mà Ngân hàng Công thươngban hành Khách hàng của Sở giao dịch I chủ yếu cầm cố các tài sản là: sổ tiếtkiệm, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, tráiphiếu…để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh Cònđối với các loại tài sản được dùng để thế chấp như: nhà ở, quyền sử dụng đất,máy móc, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải như ô tô…
Sở giao dịch I chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thế chấp.Hình thức này chiếm khoảng 62% trong tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Trang 27Bảng 2: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách
hàng vay tại Sở giao dịch I năm 2005
Đơn vị: tỷ đồng
Máy móc, dây chuyền công nghệ 302,94 43,9
Nhà ở, quyền sử dụng đất 372,63 54
Giấy tờ có giá và tài sản bảo đảm khác 14,49 2,1
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay năm 2005 tại Sở giao dịch I)
Như vậy, ta thấy khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay có bảo đảmbằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay thì ngân hàng sử dụng nhà đấtđể thế chấp là chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 54% Hình thức này chiếm tỷtrọng cao là do đây là loại tài sản có giá trị cao nên khi khách hàng đem thế chấpsẽ được ngân hàng cho vay một số tiền lớn tương đương với tỷ lệ % cho vaytheo quy định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng Bên cạnh đó, thếchấp tài sản thì sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đờisống của khách hàng vay nên đây là hình thức được ưa chuộng nhất
ở Sở giao dịch I, dư nợ cho vay đối với loại tài sản dùng để cầm cố là giấytờ có giá và cầm cố, thế chấp bằng các tài sản bảo đảm khác chiếm tỷ trọng rấtnhỏ, khoảng 2,1% Giấy tờ có giá mà Sở sử dụng là sổ tiết kiệm, cổ phiếu, tráiphiếu… nhưng trong đó sổ tiết kiệm là tài sản được sử dụng nhiều nhất, chiếmkhoảng 90% trong tổng số dư nợ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ cógiá Việc cầm cố đối với cổ phiếu chiếm tỷ lệ thấp vì do thị trường chứng khoánViệt Nam chưa thực sự phát triển nên số lượng cổ phiếu trên thị trường chưanhiều, chất lượng cũng chưa cao Do đó đã không kích thích được khách hàngtham gia nhiều vào thị trường này nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay
Các tài sản bảo đảm khác như ô tô, thiết bị thường dùng để thế chấpnhưng hình thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì các ngân hàng thường rất thận trọngkhi quyết định cho vay theo hình thức này Nguyên nhân là do những tài sản thếchấp này theo quy định thì vẫn có thể được để lại để khách hàng vay sử dụng
Trang 28nên sẽ có sự hao mòn vô hình theo thời gian, và điều đó sẽ làm giảm giá trị củatài sản thế chấp Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc tạo ranhững sản phẩm mới tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn sẽ dần đào thải các sản phẩm cũ.Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường Do đó,khi sử dụng hình thức này đòi hỏi ngân hàng phải có các chuyên gia có kinhnghiệm về thẩm định tài sản
2.2 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
tại Sở giao dịch I từ 2003-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta thấy dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ bachiếm tỷ trọng khá cao so với dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản Trongkhoảng thời gian từ năm 2003-2005 tỷ trọng của dư nợ cho vay có bảo đảmbằng tài sản của bên thứ ba có xu hướng tăng lên Năm 2003, dư nợ cho vay cóbảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba chiếm 26,5% so với tổng dư nợ cho vay cóbảo đảm bằng tài sản, đến năm 2004 tỷ trọng đó tăng 28,6% và đến năm 2005thì đạt khoảng 31% Đây là hình thức bảo đảm tiền vay tương đối an toàn Đểđược áp dụng hình thức này thì bên bảo lãnh phải thoả mãn một số điều kiệnquy định và phải chịu trách nhiệm về khoản vay của khách hàng đối với ngânhàng thì mới được đứng ra bảo lãnh Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho mình thìbên bảo lãnh phải hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên đượcbảo lãnh để tránh rủi ro phải thanh toán hộ cho khách hàng vay vốn
ở Sở giao dịch I, tỷ trọng này chiếm tỷ trọng khá lớn là do khách hàng củaSở khá nhiều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh
Trang 29nghiệp tư nhân Đây là hình thức bảo đảm mà các khách hàng này thường ápdụng khi vay vốn.
2.3 Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay
Biểu 1: Dư nợ cho vay đảm bảo bằng uy tín
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay ở Sở giao dịch Ichiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở Từ năm 2003-2005, dưnợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ,năm 2005 đạt 60,1% Cho vay có bảo đảm bằng uy tín là hình thức cho vay cóđộ rủi ro lớn song ở Sở giao dịch I thì nó lại chiếm tỷ trọng cao nhất Bởi vì dokhách hàng của Sở chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, các khách hàng truyềnthống có uy tín cao đối với ngân hàng, có năng lực tài chính tốt Ngoài ra Sở còncó một tỷ lệ cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ vì Sở giao dịch I nằm tronghệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
Để có thể thực hiện tốt hoạt động cho vay theo hình thức này thì Sở phảicó một chính sách thẩm định khách hàng tốt, phải lựa chọn được những kháchhàng có đủ tiêu chuẩn, thoả mãn các điều kiện theo quy định pháp luật Bêncạnh đó, Sở cũng đã xây dựng bảng chấm điểm khách hàng theo tiêu chuẩn doNgân hàng Công thương Việt Nam đặt ra để lựa chọn được những khách hàngtiềm năng trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành phần kinh tế Như vậy, khi ngân hàngquyết định cho vay dựa trên năng lực, uy tín của khách hàng vay thì ngân hàng