1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế

89 1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Luận Văn: Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở các tỉnh miền núiphía Bắc và Lâm Đồng Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhucầu về chè uống cho nhân dân, đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàngchục triệu USD mỗi năm Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp làm chođời sống người dân trồng chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chèvẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và góp phần tạoviệc làm tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân trung du miền núi,vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh Vì vậy phát triển ngành chè làvấn đề đang được coi trọng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp nóiriêng và của nền kinh tế nước ta nói chung

Trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, để tồn tại và phát triển vững chắc đòi hỏi ngành côngnghiệp chè phải có những bước chuẩn bị thích hợp Việc phân tích đánh giá thựctrạng nhằm làm rõ những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp chè cũngnhư đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển ngành chè Việt Namtrong thơì kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết

Đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát triển ngành chè Việt Nam,cùng với sự phát triển của ngành chè Đó là:

- Đề tài nghiên cứu khoa học:“ Định hướng- giải pháp phát triển sản xuấtchè đến năm 2010” của TS Nguyễn Kim Phong- Tổng giám đốc Tổng công tychè Việt Nam Bộ NN&PTNT Trong bài viết, tác giả đã đưa ra kiến nghị đối vớiNhà nước về tổ chức quản lý và chính sách khuyến khích sản xuất chè ở nước ta.Tuy nhiên, công trình cũng chưa đề cập sâu những giải pháp để phát triển ngànhchè Việt Nam trong điều kiện hội nhập

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “ Sản xuất và xuất khẩu chè thực trạng và giảipháp” của tác giả PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc; Tác giả đưa ra việc triển khaiđồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu chè Tuy nhiên, kể từ năm 2001

Trang 2

đến nay cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nền kinh tế có rấtnhiều chuyển biến do vậy những giải pháp mà tác giả đưa ra cho đến nay phầnnào không còn phù hợp nữa.

- Đề tài: “ Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè” của Hiệp hộichè Việt Nam; Đề tài đã nêu ra được tầm quan trọng của việc nâng cao chấtlượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với thị trường chè thế giới

- “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè” Hội thảo do Hiệp hội

chè Việt Nam tổ chức vào ngày 7 tháng 9 năm 2005 Ở công trình này những bấtcập của ngành chè đã được bàn kỹ Tuy nhiên, giải pháp cụ thể để giải quyếtnhư thế nào thì chưa được đề cập đến nhiều

Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học trên còn có nhiều bài báo đăngtrên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn,tạp chí người làm chè, Hiệp hội chè Việt Nam

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số giải phápcủa ngành chè Việt Nam ở những khía cạnh và mức độ khác nhau Những tàiliệu đó giúp tác giả có thể tham khảo để thực hiện luận văn Song việc nghiêncứu phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp chè trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng Từ đó đề xuấtcác giải pháp nhằm thúc đẩy ngành chè hoạt động có hiệu quả hơn Với nhậnthức đó tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hộinhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở từ việc đánh giá phân tích thực trạng hoạt động của ngành chèViệt Nam trong những năm qua từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triểnngành chè tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hoạt động của ngành chè Việt Nam thời gian qua và trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay trong quan hệ so sánh với quá trình phát triểnngành chè ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và khu vực

Trang 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp luậnduy vật biện chứng, duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể: Thống kê, hệthống, tổng hợp, phân tích, liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP

- Đưa ra sự phân tích toàn diện thực trạng của ngành chè Việt Nam

- Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triểnngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đượcchia làm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về ngành chè

Chương 2: Thực trạng sản xuất chè Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chè Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHÈ

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển ngành chè

Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được truyền bá ra khắpthế giới Nó có lịch sử từ rất lâu đời, từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và pháttriển đến nay đã có gần 4000 năm Do đặc tính sinh trưởng, sự giao lưu văn hoágiữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào các nước trên thế giới từ khoảng

3000 năm trước Các nước trên thế giới đã học được cách trồng và chế biến củangười Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá đểuống Đến những năm cuối của thế kỷ XX thì ngành chè đã thực sự phát triển,

đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè Hầu hết ở các nước đều có ngườiuống chè, trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè và với thị hiếutiêu dùng chè, tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu về sở thích tiêudùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè Cácnước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống chè với đường và sữa nên rấtcoi trọng các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát,hàm lượng chất tan không quá 32% Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưathích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng

Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở cácnước này Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm ở Anh có lịch sử uốngchè trên 30 năm Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán Còn ởcác nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha vớinước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đenđược sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng Ở Nhật Bản lànước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nướcnhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng.Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng Vì thế, để đáp ứng

Trang 5

được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất của các nướctrên thế giới luôn phải thay đổi phương thức sản xuất nhằm phát triển ngành chè.

Sản xuất chè trên thế giới.

Trên thế giới có rất nhiều loại chè khác nhau Có thể chia sản phẩm chèthành các loại khác nhau như sau:

Chè xanh: Được chế biến và được phân thành 6 loại Đặc biệt OP; P; BPS

và F

Chè xanh đặc biệt: Có màu xanh tự nhiên, cánh dài, xoắn chặt, có tuyếtChè OP: Cánh dài xanh tự nhiên, xoăn đều

Chè xanh P: Cánh xanh, ngắn hơn OP, tương đối xoăn

Chè xanh BP: Xanh tự nhiên, có mảnh gẫy, cánh nhỏ hơn P, tương đối xoăn.Chè xanh F: Có màu vàng xám, nhỏ và tương đối đều

Chè đen: Bao gồm có 2 loại chính sau là chè đen CTC và OTD

Chè đen CTC gồm có 5 loại: BOP, BP, OF, PF, D

Chè đen BOP: Đen tương đối nâu, lọt sàng từ 10-14, đồng đều, nước đỏnâu có viền vàng

Chè đen BP: Đen tương đối nâu, lọt sàng từ 14-24, đồng đều, nước đỏ nâuđậm có viền vàng

Chè đen OF: Đen tương đối nâu, nhỏ, lọt sàng từ 24-40, nước đỏ nâu đậm.Chè đen PF: Đen tương đối nâu, nhỏ lọt đều, lọt sàng 40-50, nước đỏ nâuđậm

Chè đen D: Đen tương đối nâu, nhỏ đều, sạch, lọt sàng 50, nước đỏ nâu tối.Chè đen OTD gồm có 7 loại: BOP, FBOP, P, PS, BPS, F và D

BOP: Xoăn, tương đối đồng đều, đen tự nhiên, có ít tuyết, nước màu nâu

đỏ sáng có viền vàng

FBOP: Nhỏ, có mảnh gẫy của OP và P, có ít tuyết

P: Tương đối xoăn đều, có lẫn mảnh gẫy của PS; nước có màu đỏ nâusáng, có viền vàng

PS: Tương đối đều, màu đen nâu, có lẫn mảnh nâu, nước có màu đỏ nâu

Trang 6

BPS: tương đối đều, có lẫn mảnh gẫy của PS, màu đen nâu, nước có màu

đỏ nâu nhẹ

F: Nhỏ đều, đen nâu, nước có màu đỏ nâu đậm

Chè ướp hương: Đây là loại chè được ướp với các loại hương như hươngnhài, hương sen, hương ngâu

Chè hoà tan, túi lọc: Được ưa chuộng ở Phương Tây

Chè sâm, chè chữa bệnh

Trên đây là một số loại chè chính được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới.Trong đó có 2 loại chủ yếu là chè CTC và OTD còn các loại khác chiếm tỷ lệkhông đáng kể Tỷ lệ chè CTC và OTD được sản xuất ra trên thế giới là 60: 40.Đối với vùng Nam Á thì tỷ lệ này là 70:30 còn với Việt Nam thì tỷ lệ này là 10:

90 vì một số bạn hàng của Việt Nam như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, I-rắc, Iran lại rấtthích các loại chè đen OTD Chỉ có một số nước như Nhật Bản, Đài Loan vàmột số nước Châu Á khác là ưa thích loại chè xanh

* Năng suất, sản lượng, diện tích chè của một số nước trên thế giới hiện

nay có 39 nước trồng chè với diện tích 2.5 triệu ha và sản xuất lượng hàng nămbiến động trên dưới 2 triệu tấn Năng suất bình quân chưa vượt tới 4 tấn/ha.Nước có sản lượng cao nhất hiện nay là Ấn Độ với sản lượng bình quân 1 năm

là 300 nghìn tấn chè khô Đây là nước có tốc độ tăng cao nhất trong vòng từnăm 2000-2005, kế tiếp đó là Trung Quốc 220 nghìn tấn, Srilanca 120 nghìn tấn.Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là Trung Quốc, Ấn độ, Srilanca, ThổNhĩ Kỳ và Indonesia đã chiếm 75% diện tích trồng chè trên thế giới, nước nhỏnhất trong làng chè là Camơrun Do áp dụng kỹ thuật mới cũng như giống mới

và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt năngsuất 2.5 tấn/ha Đứng đầu nhóm các nước có năng suất chè cao đó là Kênya, tiếptheo đó là Ấn Độ, Srilanca

Diện tích chè trên thế giới biến động bởi chỉ có những nước có điều kiệnthiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè Về phân bố diệntích thì 12 nước Châu Á chiếm khoảng 88%, Châu Phi là 8% (12 nước) và Nam

Mỹ chiếm 4% (4 nước) Như vậy chè chủ yếu được trồng ở Châu Á và đây là cái

Trang 7

nôi để phát triển cây chè với mọi điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với sinhtrưởng của cây chè.

* Về thị trường chè thế giới:

Diễn biến cung cầu:

- Cung: Năm 2005 sản lượng chè thế giới ước đạt 3,253 triệu tấn, tăng1.5% (tương đương với 42 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2004, trong đó nhómnước sản xuất và xuất khẩu chè chủ yếu tăng 30 nghìn tấn và nhóm các nướckhác tăng khoảng 12 nghìn tấn Thị trường cung chè vẫn tiếp tục tập trung vàomột số nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Srilanca, Kênya, Trung Quốc, Inđônêsia.Riêng 5 nước này đã chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới

- Cầu: Năm 2005, mức tiêu thụ chè thế giới đạt 3,125 triệu tấn Trong đónhóm 5 nước tiêu thụ chủ yếu vẫn là Ấn độ, Anh, Pakistan, CIS và Hoa Kỳ

* Giá chè trên thế giới: Từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng cung vượt

quá cầu Số lượng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu Các nước nhập khẩu lớn đềugiảm số lượng chè đen nhập khẩu Do cung có xu hướng vượt cầu nên giá bìnhquân tính theo đồng USD ở hầu hết các thị trường đấu gía đều giảm nhưngkhông đáng kể Theo cơ quan nông lương Liên Hiệp Quốc cho hay giá chè thếgiới chỉ giảm 2% trong các năm từ năm 1993-1995 và 2001-2003

Bảng 1.1: Giá chè bình quân trên thế giới

Nguồn: ( Thời báo kinh tế Việt Nam- Tháng 5 năm 2005).

* Tiêu thụ và nhập khẩu:

Tốc độ tăng tiêu thụ chè đen toàn cầu trong giai đoạn 2003-2014 dự báo chỉ

sẽ đạt 1.2%/năm so với mức tăng 2.2%/năm của giai đoạn 1993-2003, đạt 2.67triệu tấn vào năm 2014

Mức tăng tiêu thụ giảm mạnh tại các nước sản xuất do mức tăng sản lượngthấp hơn nhu cầu tạo nguồn hàng xuất khẩu Lượng tiêu thụ nội địa chè đen tại

Trang 8

các nước sản xuất dự báo sẽ tăng khoảng 1.3%/năm, đạt 1.33 triệu tấn vào năm

2014 Tỷ trọng các nước sản xuất trong tổng mức tiêu thụ chè đen toàn cầu dựbáo sẽ giảm từ 52% năm 2005 xuống còn 49% trong năm 2014 Mức tiêu thụtăng lên chủ yếu ở các nước viễn đông trong khi các nước sản xuất chè ở ChâuPhi tăng 1.5%/năm, đạt 805.7% nghìn tấn vào năm 2014, tức là khoảng 80% sảnlượng nội địa Tiêu thụ của Indonesia dự báo sẽ tăng 1.6%/năm, đạt 57 nghìn tấntrong khi tiêu thụ nội địa của Băngladet và Xrilanca tăng 3.0%/năm và2.5%/năm, đạt 48.4% và 17.5 nghìn tấn Nhập khẩu ròng chè đen toàn cầu dựbáo sẽ tăng 1.2%/năm, đạt 1.34 triệu tấn vào năm 2014, trong đó nhập khẩu củacác nước CIS (chủ yếu là Nga) và Pakistan đạt mức tăng tương ứng 3.0%/năm

và 3.4%/năm, lên tới 342 nghìn tấn và 120.3 nghìn tấn vào năm 2014 Nhậpkhẩu vào EU giảm nhẹ do mức tăng nhập khẩu của Đức, Hà lan và Pháp không

đủ bù đắp mức giảm nhập khẩu mạnh của Anh

Trong những năm gần đây theo FAO thì có 2 khu vực đó là các nước pháttriển và các nước đang phát triển cùng tham gia nhập khẩu chè khu vực cácnước phát triển nhập khẩu chè hàng năm nhiều hơn các nước đang phát triển.Năm 2005 tổng lượng chè nhập khẩu của thế giới là 2.500 nghìn tấn trong đócác nước phát triển 1.500 nghìn tấn và các nước đang phát triển nhập 1.000nghìn tấn chè Các nước phát triển nhập khẩu nhiều chè là: Các nước thuộcSNG, Mỹ, Nhật và Anh, còn các nước đang phát triển nhập khẩu nhiều chè là: I-ran, I-rắc, Pakistan, Ai Cập Năm 2005 nhập khẩu chè vẫn gia tăng ở Anh, AiCập, Mỹ với tốc độ thấp Trong khi đó ở Nga- nước nhập khẩu chè lớn nhấtcũng bị giảm sút Điều này làm cho tổng nhu cầu nhập khẩu trên thế giới giảmgiảm khoảng 3% so với năm 2004

Với mức độ tiêu thụ và nhập khẩu chè trên thế giới do cung lớn hơn cầu,mặt khác theo dự báo thì mức tăng dân số ở các nước tiêu thụ sản phẩm chè còncao nên giá chè trên thế giới cũng sẽ tương đối ổn định Điều này cho thấy muốnphát triển thị trường ra thế giới thì ngành chè Việt Nam nghiên cứu nâng caonăng suất cây chè, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và ổn định tạo ra nhiều sảnphẩm để cạnh tranh với các nước trên thế giới

Trang 9

- Sản xuất và xuất khẩu:

Sản lượng chè đen thế giới dự báo sẽ đạt 2.7 triệu tấn trong năm 2014 vàvới mức tăng trường bình quân 1.7%/ năm trong giai đoạn 2003-2014, chủ yếunhờ năng suất tăng Tại Tây Phi, sản lượng Kenia dự báo sẽ tăng 2.4%/năm, đạt

379 nghìn tấn trong khi sản lượng của Malawi, Uganda, Tanzania dự báo sẽ tăngtương ứng 49 nghìn tấn, 38 nghìn tấn và 33 nghìn tấn trong năm 2014 Tại ViễnĐông sản lượng của Ấn Độ dự báo sẽ đạt 1.1 triệu tấn trong năm 2014 với mứctăng trưởng bình quân 1.6%/năm Sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ giảm

do nước này có xu hướng tăng sản xuất các loại chè khác phù hợp hơn với xuhướng tiêu thụ

Xuất khẩu chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 1.4%/năm, đạt 1.3 triệu tấn,chủ yếu nhờ mức tăng xuất khẩu của các nước Tây Phi, trong khi đó xuất khẩucủa Kenia dự báo sẽ tăng 2.7%/năm, đạt 358 nghìn tấn, chiếm 27% tổng lượngxuất khẩu toàn cầu

Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự báo sẽ tăng 2.8%/ năm, đạt 275 nghìn tấntrong đó xuất khẩu của Trung Quốc đạt 242 nghìn tấn chiếm 88% tổng lượngxuất khẩu chè xanh toàn cầu Xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia dự báo sẽđạt mức tương ứng 28 nghìn tấn và 58 nghìn tấn vào năm 2014

Bảng: 1.2 :

Dự báo sản xuất và xuất khẩu chè đen thế giới năm 2014 (1000 tấn)

Thực tế

Dự báo Tốc độ tăng %

Thực tế

Dự báo Tốc độ tăng %

Trang 10

Dự báo Tốc độ tăng %

Thực tế

Dự báo Tốc độ tăng %

Nguồn: Tea – Current Market Situation and Medium – Term outlook, FAO, 2005

Với những số liệu trên, thì thị trường chè thế giới có nhiều biến động, có

sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế, giữa các nước Mặt khác các tập đoàn,các nước vẫn phải liên kết với nhau để lập nên mạng lưới sản xuất và kinhdoanh mang tính toàn cầu Ngoài ra cánh cửa xuất nhập khẩu được mở rộng chophép các nước có nhiều sự lựa chọn hơn, hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn- mộtphạm vi chất lượng rộng hơn điều này đòi hỏi các nước phải có các biện phápnâng cao chất lượng, giảm giá thành, quản lý chặt chẽ dư lượng độc hại trên chè,maketting, tổ chức quản lý và nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng

Trang 11

1.1.2 Các điều kiện cơ bản để phát triển ngành chè

Về mặt tự nhiên xã hội: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với

điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều với hệ số dao động nhiệt độgiữa ban ngày và ban đêm lớn (8-120C) Ngoài ra độ cao và địa hình cũng cóảnh hưởng đến chất lượng của chè Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thếgiới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên miền núi cao Nhữngnơi này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao

Vì vậy chỉ những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và pháttriển được cây chè

Mặt khác, Cây chè cũng có nhiều tác dụng đến sức khoẻ của người tiêu

dùng, uống trà không những làm cho tinh thần được sảng khoái, giải toả đượcnỗi lo toan thường nhật làm phong phú thêm đời sống tinh thần mà thực tế đangdiễn ra là sự lên ngôi của những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ cây chè Dovậy, uống trà đang là một thứ nước uống phổ biến được hầu hết mọi người trênthế giới ưa chuộng đã làm cho cầu về chè tăng lên và kích thích được sự pháttriển ngành chè

Điều kiện về khoa học kỹ thuật: Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu uống

trà ngày càng cao Vì vậy nhân tố khoa học kỹ thuật là rất quan trọng nó cần đảmbảo được tính ổn định hoàn toàn của các thành phần hoạt tính cũng như đảm bảokhông có các vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc để đưa ra những sản phẩm có chấtlượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới

Phát triển ngành chè cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho các lĩnh vực sảnxuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ, cần mộtlực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao Mặt khác, do đặc tính côngnghệ cao trong sản xuất nên hầu hết các sản phẩm chất lượng trên thế giới đềuthuộc về các nhà sản xuất có tiềm lực đặc biệt mạnh về vốn, nhân lực và côngnghệ Tiêu biểu là chè LEROS của Cộng hoà SEC chè Lipton Các hãng nàyluôn chiếm một thị phần lớn trên thế giới và được người tiêu dùng ưa chuộng

Chính sách của Nhà nước trong việc phát triển sản xuất ngành chè: Thực

tế cho thấy ở những nước phát triển thấp thì Nhà nước chỉ chú trọng đến việc

Trang 12

trồng và chế biến chè mà không có các chính sách thúc đẩy thị trường tiêu thụthì sau một thời gian sẽ không tìm được đầu ra cho sản phẩm, do vậy ngành chè

sẽ gặp nhiều khó khăn Ngoài ra khi các nhà sản xuất chè trong nước phải đốimặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu thì chính phủ sẽ có nguồn thu nhập

bổ sung để tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất bằngcách tăng năng suất và có cạnh tranh hơn nhằm hạn chế sự khó khăn đối vớingành chè

1.1.3 Vai trò của ngành chè trong nền kinh tế

Đối với các nước trên thế giới việc phát triển ngành chè đã mang về chocác nước những lợi ích đáng kể, ngành chè đã đem lại nguồn lợi cho ngân sáchnhà nước và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Theo dựbáo của Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng chè thế giớinăm 2005 đạt 2.7 triệu tấn, tăng 2.8% Trong đó Ấn Độ đạt 1.02 triệu tấn, tăng2.8%; Srilanka đạt 285 ngàn tấn, tăng 1.6% Sản lượng chè đen của Trung Quốc

và Indonêsia sẽ tăng lần lượt từ 180.000-220.000 tấn, giá trị của các thị trườngnày đã tăng từ 800 triệu USD lên 1 tỷ USD năm 2005 Do sự phát triển củangành chè đã tạo cơ sở thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm cho hàng vạnngười lao động, thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm không chỉ tạoviệc làm mà còn tác động nâng cao năng suất lao động, thu nhập và cải thiện đờisống của người lao động

Phát triển ngành chè còn có vai trò bảo vệ môi sinh, có tác dụng phủ xanhđất trống đồi trọc, chống sói mòn Ngoài ra về mặt y học thì chè là thứ nướcuống giải khát phổ biến, có tác dụng chống được lạnh, khắc phục sự mệt mỏicủa cơ thể, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái trong thời gian làm việccăng thẳng, chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa bệng ungthư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp,chống lão hoá

Như vậy phát triển ngành chè đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế, vớitrình độ khoa học công nghệ cao trở thành nhân tố then chốt thúc đẩy năng suất

Trang 13

lao động và làm tăng tích luỹ của ngành kinh tế khác Thực tế, ngành chè cũngđang là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trên thế giới chỉ có 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chètrong khi đó ở hầu hết các quốc gia đều dùng chè với mức độ khác nhau Vì thếcác nước có ngành chè phát triển đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất

Chẳng hạn như ở Trung Quốc, là một nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất

trên thế giới và chè đã được coi là một trong bảy thành phẩm quan trọng của đờisống nhân dân Trung Quốc Nhờ có những ưu thế đó mà Chính Phủ Trung Quốc

đã rất quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu chè, xây dựng các nhàmáy chế biến chè có năng suất chất lượng cao, ngoài ra Chính phủ cho xuất bảncác tạp chí, sách tham khảo và phổ biến những tài liệu khoa học kỹ thuật trồng

và chế biến chè đến tận tay người nông dân Đặc biệt Trung Quốc còn rất chútrọng phát triển văn hoá trà, tổ chức các lễ hội văn hóa trà Điều này đã thu hútđược rất nhiều các du khách trong và ngoài nước do đó nâng cao được vị thế củachè Trung Quốc trên thị trường thế giới Ngoài ra ở Trung Quốc còn đào tạonhững đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo, họ đã mở các vănphòng đại diện ở các nước và các vùng, họ đã dành một khoản chi phí rất lớncho việc quảng cáo và tìm kiếm thị trường

Ở Nga cũng là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những

nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay Chính phủ Nga rất quan tâm và chútrọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè Chè ở Nga đượctrồng theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1.5-1.75 cm, khoảng cáchgiữa các cây là 0.35cm, lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 150kg Khi phân chia

lô chè thì đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đấtgiữa các hàng chè Các nhà sản xuất ở Nga rất chú trọng tới việc nâng cao chấtlượng sản phẩm và tiêu dùng trong nước Ngoài ra Chính phủ còn có các chínhsách đãi ngộ cho nông dân là việc vay vốn để trồng chè, xây dựng các nhà máy

Trang 14

chế biến chè Do vậy mà ngành chè nước Nga rất phát triển và hàng năm mang

về cho nước Nga một nguồn ngoại tệ đáng kể

Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế

giới Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển do đó giá nhân công cao, thêmvào đó là nước có ngành công nghệ hiện đại nên họ chủ yếu tiến hành cơ giớihoá trên đồi chè Nhà nước luôn coi trọng đầu tư vào khâu giống tốt và các biệnpháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất Mặt khác nhà nước luôn banhành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã có được trên 60 giốngchè mới Ngoài việc xuất khẩu chè sang các nước trên thế giới thì thị trường tiêuthụ nội địa ở Nhật Bản cũng rất nhiều Đây là một nước sản xuất và tiêu thụ chèlớn nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm

Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về phát triển ngành chè, sản lượng

chè của Ấn Độ năm 2005 đạt 1.02 triệu tấn Ở Ấn Độ có hai vùng sản xuất chènguyên liệu lớn đó là vùng Assam và vùng chè Kêrala Chính Phủ rất quan tâmđến việc phát triển khoa học tập trung tại các trạm nghiên cứu chè Tocklai,Upasi Ấn Độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như;Calcuta, Siliguri, Guwahati do đó chất lượng sản phẩm chè của Ấn Độ rất tốt

và khẳng định được vị thế của chè trên thế giới Ngoài ra Ấn Độ cũng rất chútrọng tới việc phát triển thị trường trên toàn thế giới Năm 2005 lượng tiêu thụchè đen của Ấn Độ tăng khá mạnh đạt 832.000 tấn tăng trung bình hàng năm là3.2%

Sở dĩ các nước trên được coi là thế giới của chè là vì ngành chè cũngđược coi là nền tảng của khu vực nông thôn và thu hút nhiều lao động Vì thếcác nước này đã không ngừng cải tiến về mặt sản xuất, chế biến, công nghệ,thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà đặc biệt phải nghiêncứu về mở rộng thị trường chè trên thế giới Như vậy để phát triển ngành chè thìNhà nước Việt Nam có thể học hỏi được một số kinh nghiệm về việc phát triểnngành chè

Về khoa học kỹ thuật: Chính Phủ cần coi cây chè là cây có nhiều tiềm

năng, do đó cần có những viện nghiên cứu chè chuyên nghiên cứu về giống chè,

Trang 15

phát triển công nghệ đóng gói và đa dạng hoá sản phẩm, khả năng phát triển thịtrường chè với các thiết bị hiện đại và các phương pháp tiếp cận tiên tiến để đưa

ra một số vấn đề có liên quan đến lợi ích Đó là:

- Phát triển trồng chè

- Tác động của phân hoá học tới đất và quản lý vườn chè

- Cải thiện các chỉ số về thu hái chè

- Cơ khí hoá sản xuất

- Cải tiến về đóng gói chè

- Tác dụng của uống chè với sức khoẻ

Về phát triển xã hội: Chính phủ cần đưa ra và thưc hiện tốt việc cải thiện

chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm lo tốt về đời sống vật chất và tinh thần củangười lao động, cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của người laođộng và gia đình họ

Thiết lập các trung tâm bán đấu giá chè, tạo nên sự năng động trên thịtrường, thu hút các đối tác tham gia mua bán chè, mở các chi nhánh ở các nướctiêu thụ chè chính nhằm thực hiện chiến lược maketting của mình

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Đối với người dân Việt Nam, cây chè được trồng từ rất lâu đời Năm 1913,người Pháp bắt đầu xây dựng ở Việt Nam một số đồn điền trồng chè như đồn điềnCầu Đất (Lâm Đồng), Biển Hồ, Bàu Cạn (Gia Lai, Kon Tum), Thanh Ba, ĐồngLưong, Phú Hộ (Phú Thọ) Cho đến năm 1918, thành lập trạm nghiên cứu lâmnghiệp với nhiệm vụ nghiên cứu di thực, thuần hoá những cây công nghiệp dàingày và đặc sản, được đặt trung tâm tại Phú Hộ (Phù Ninh-Phú Thọ) Trạm này

do viện nghiên cứu chè (từ năm 1998) sau khi hợp nhất với trung tâm nghiên cứuchè ở Thanh Ba(Phú Thị) Trong thời gian từ 1913 đến 1940 sản xuất chè pháttriển rất nhanh chóng Đến năm 1940, diện tích đã là 14.5 nghìn ha, năng suất 6.6tạ/ha, sản lượng chè khô là 9.570 tấn Từ năm 1940 đến năm 1973, đất nước ta đãtrải qua biết bao biến cố: Kháng chiến chống Nhật(1940-1945), chống Pháp(1945-1954), từ năm 1954 đến năm 1973 đất nước vẫn bị chia cắt cho nên chúng

ta không đủ để xây dựng ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêngphát triển đúng với tiềm năng của nó.Cho đến cuối năm 1971 cả nước đạt 31.3nghìn ha, năng suất 4.9 tạ/ha, sản lượng chè khô 15.337 tấn được tiêu dùng trongnước và xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi Cho tới năm 1974Việt Nam mới chính thức có cơ quan quản lý, tổ chức kinh doanh trong ngànhchè Từ năm 1974 cho đến nay, chúng ta có thể phân ra 3 thời kỳ phát triển nhưsau:

- Thời kỳ 1974-1978

Năm 1974, bộ lương thực thành lập liên hiệp các xí nghiệp chế biến chè.Khi mới thành lập liên hiệp chỉ có một cơ sở chế biến gồm 4 phân xưởng ở PhúThọ, một trạm giao nhận ngoại thương Kim Anh, một nhà máy chè ở Hà Nộicòn các cơ sở chế biến khác như Trần Phú, Quân Chu, Tân Trào chưa đi vào

Trang 17

hoạt động Đến năm 1978, liên hiệp đã có nhiều cơ sở chế biến chè xanh, chèhương Phú Thọ, Hà Nội, Sài Gòn, Lâm Đồng.

Trong thời gian này còn có sự ra đời của công ty chè Trung Ương thuộc BộNông nghiệp, công ty này còn quản lý các nông trường quốc doanh của Bộ nhưnông trường: Mộc châu, Yên Mỹ, Sông Lô, Than Uyên, Quyết Thắng, Bắcsơn Thời kỳ này từ việc quản lý đến tổ chức đều được sắp xếp từ Trung ươngnhư giao kế hoạch, định giá, việc định giá lỗ lãi có nhà nước lo cho nên ngườitrồng chè và các cơ sở chế biến chè, các nông trường chủ yếu tập trung vào việcthực hiện kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm Trong thời kỳ này, cả năngsuất và sản lượng đều tăng chậm

Trang 18

Đồng được quản lý ở cấp tỉnh theo quyết định 75/CP và 224/CP Đây là thời kỳthử nghiệm kinh tế, thành lập các xí nghiệp nông công nghiệp chè và xí nghiệpliên hiệp công nông nghiệp chè ở các vùng chè tập trung, đã hợp nhất một vài xínghiệp với một vài nông trường.

Những đổi mới về tổ chức, quản lý trong thời kỳ này đã có tác dụng tíchcực nhất định đến việc điều phối chung, đến kết quả sản xuất và quản lý cácđơn vị thành viên Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã tiếp nhận và quản lý

17 nông trường chè từ Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng và các tỉnh TuyênQuang, Bắc Thái, Hà Giang, 13 nhà máy chế biến chè với thiết bị của Liên Xô

Sau khi khảo sát thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 13/01/1981Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100CT/TƯ khẳng định chủ trương ápdụng và mở rộng hình thức “Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động”.Chỉ thị 100 đã đáp ứng được nguyện vọng của nông dân, được triển khai nhanhchóng ở khắp nơi tạo nên khí thế lao động mới ở nông thôn Tuy nhiên trong cácnông trường quốc doanh, tổ chức sản xuất vẫn chỉ theo kế hoạch của Bộ Nôngnghiệp, được Bộ cấp vốn, cơ chế quản lý còn nhiều cấp trung gian nên ngườinông dân hoàn toàn thụ động trong sản xuất, thu nhập của nông dân thấp Đểkiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, ban bíthư đã có chỉ thị số CT –50 ra ngày 20/10/1984 nhẫn mạnh “ Cần sắp xếp lạimột bước cơ cấu sản xuất- kinh doanh, áp dụng rộng rãi các hình thức liêndoanh, liên kết với kinh tế tập thể và gia đình, nhanh chóng đổi mới cơ chế quản

lý kinh tế, xoá bỏ quan liêu bao cấp chuyển mạnh sang kinh doanh XHCN, gắnchặt cơ quan nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật với cơ sở” Chủ trươngtrên đã được cụ thể hoá cho loại hình nông trường quốc doanh bằng nghị quyết51/HĐBT ngày 22/02/1985 là “ mở rộng các hình thức HTX và kinh tế gia đình,sản xuất với khoa học theo nguyên tắc này bình đẳng và cùng có lợi”

Nhờ chủ trương này, các chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt cho liên hiệp chè giảmdần, chỉ còn nắm một chỉ tiêu là sản phẩm chủ yếu chè trên cơ sở cân đối với vật

tư đưa vào kế hoạch, sản phẩm phụ Nếu sản phẩm vượt kế hoạch thì xí nghiệp

Trang 19

tự tiêu thụ, nhờ cơ chế thông thoáng này mà mức xuất khẩu ở thời kỳ này đạttrung bình 7000 tấn/ ngày.

- Thời kỳ từ 1987 đến nay.

Đây là thời kỳ chuyển biến mạnh của người làm chè từ cơ chế bao cấp,cung ứng và giao nộp sản phẩm sang cơ chế sản xuất kinh doanh tự trang trải, tựchịu trách nhiệm về lỗ, lãi theo tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng VI và cáchội nghị Trung Ương Đảng Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã tiến hành

tổ chức lại bộ máy nhằm làm cho quá trình sản xuất của toàn bộ liên hiệp đượccân đối, có hiệu quả, sử dụng được đầy đủ tư liệu sản xuất và lao động để khaithác tối đa tiềm năng

Từ 47 đầu mối trực thuộc, liên hiệp đã sắp xếp lại còn 29 đơn vị sản xuất

và dịch vụ, trong đó có 23 xí nghiệp nông công nghiệp chè với qui mô hợp nhấtmột nông trường với một nhà máy chế biến và 6 đơn vị dịch vụ là: Công tyXNK và Đầu tư phát triển chè, công ty dịch vụ sản xuất và đời sống, công ty xâylắp, nhà máy cơ khí chè, trung tâm kiểm tra chất lượng chè Liên hiệp chịu tráchniệm phát triển các đơn vị mới, đào tạo cán bộ, cung ứng tiêu thụ chè trongnước, xuất nhập khẩu và đối ngoại, nghiên cứu và triển khai tiến bộ khoa học kỹthuật, hoạch định mục tiêu phát triển chung toàn ngành, điều phối toàn bộ hoạtđộng của liên hiệp Năm 1988, hiệp hội chè Việt Nam ra đời (VITAS ViêtnamTea association) đã có tác dụng tốt, tham gia tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và các

cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành chè, các chủtrương khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ chè

Cho đến nay ngành chè của Việt Nam đang rất phát triển, cả nước đã có 34địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè vớihơn 2000 thương hiệu khác nhau, hiện tại Việt Nam là một nước xuất khẩu chèlớn thứ 7 trên thế giới Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 57 quốc gia vàvùng lãnh thổ, Việt Nam cũng chế biến được 15 loại chè khác nhau, tuy nhiênthì xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%) còn lại là chè xanh và một số ítcác loại khác

Trang 20

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ

Ở VIỆT NAM

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuấtchè Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai là các yếu tố quantrọng có tác động đến chất lượng chè ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích các chỉtiêu về khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước của từng vùng cho thấy khả năngthích nghi như sau:

Vùng Trung du miền núi bắc bộ:

Đây là vùng có địa hình phức tạp, được chia cắt bởi những cánh đồng hoặcthung lũng xen giữa những đồi núi Núi ở đây thường cao và dốc, vùng này cómùa đông lạnh và khô Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C Đất đai vùng này chủyếu là đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá đất sét và biến chất Đất đai phần lớn

có bề dày trên 100cm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình Nhìn chung vùng nàyrất thích hợp với phát triển cây chè Hạn chế chính của vùng này chính là mùađông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào Có thể khắc phụchiện tượng này bằng cách tác động vào các biện pháp kỹ thuật như ủ gốc, trồngcây che bóng mát

Trang 21

Vùng Duyên hải miền Trung:

Đây là vùng không có nhiệt độ thấp, bình quân từ 25-27 độ C, không cómùa đông lạnh Lượng mưa ảnh hưởng phân bố theo đất đai và vĩ tuyến Đất đai

có thể trồng chè là nhóm vàng đỏ trên đất bazan, có nhiều tầng mỏng, độ dốclớn Đây là vùng có khí hậu không thuận lợi, đất đai nghèo dinh dưỡng và không

có độ dốc phù hợp với phát triển sản xuất chè nên năng suất và chất lượng thấp.Chế độ mưa của vùng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa phía Bắc, phân bốkhông đều và trái với mùa sinh trưởng của chè Ngược lại mưa thiếu vào mùaxuân, thời điểm lá chè và búp chè hình thành lá non

Vùng Tây nguyên:

Là vùng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa Độ cao từ 700 đến 1.500m so vớimặt nước biển Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, lượng mưa trung bìnhhàng năm là 2000mm Đất đai có thể trồng chè là đất bazan, đặc biệt là đất nâuvàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt, hàm lượng mưa phùn và độ ẩmcao Đất ở vùng này có kết cấu và tầng dày tốt

2.2.2 Vốn đầu tư

Nguồn vốn chính là tài sản, là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho cácdoanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Để phát triển sản xuất chè, ngoàiviệc cần vốn để đầu tư cho trồng mới và thâm canh chè, đầu tư cho công nghiệpchế biến là cực kỳ quan trọng Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ năm 2001 đến

2005 được chia như sau:

Trang 22

Bảng 2.2: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho phát triển ngành chè

Đơn vị: Tỷ đồng

Trong đó:

Trong đó: Cho trồng mới, chăm sóc 859

(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)

Ngoài ra, Nhà nước còn huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân bằngcách, Nhà nước sẽ giao quyền sử dụng đất cho người trồng chè còn người dân

bỏ vốn ra để phát triển cây chè, như vậy khi người dân tự bỏ vốn ra để sản xuấtthì họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc họ đang làm

2.2.3 Công nghệ sản xuất

Do lượng cung chè lớn nên ngành chè Việt Nam đã có định hướng xuấtkhẩu từ những năm sau giải phóng và hiện nay thì việc sản xuất của ngành chècàng được chú trọng và tạo thuận lợi cho ngành chè phát triển

Kỹ thuật canh tác: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất

lượng cây chè Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năngsuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè Đã có nhiều công trình nghiên cứu vàtổng kết từ thực tiễn về kỹ thuật trồng chè Để đảm bảo chống sói mòn, trồngđược nhiều cây chè đồng đều cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chèthuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theokiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ Về phân bón nhiều công trìnhnghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng cách, ngoài phân chuồng, thì phân xanhcũng được tăng cường

Trang 23

Một yếu tố thuận lợi khác là người lao động đã có kinh nghiệm trồng vàhái chè, công nhân đã có kinh nghiệm chế biến chè Vì vậy, nếu được cung cấpgiống tốt, có đủ điều kiện về vật tư và được hướng dẫn kỹ thuật canh tác tiêntiến thì năng suất và chất lượng chè có thể được nâng cao nhiều.

Hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến: Trên cơ sở kinh

nghiệm đã tích luỹ được nhiều năm sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, ngành chènước ta đã rút ra được những thế mạnh, tồn tại chủ yếu trong khâu chế biến chè.Như vậy hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến đã quyết định đến chấtlượng xuất khẩu và từ đó ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu Ngành chè đãphân bố hệ thống chế biến công nghiệp trên các vùng chè (Đặc biệt là các vùngchè tập trung) đã thu hút được đại bộ phận nguyên liệu quanh vùng cho các công

ty Hệ thống chế biến công nghiệp cho các công ty đó trở thành trung điểm thuhút chè búp tươi từ các bộ phận trồng chè Tác động của hệ thống các nhà máychế biến đã có nhiều thuận lợi đó là việc kích thích và ổn định thị trường nguyênliệu phát triển, tạo điều kiện đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu Như vậy nếusản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống thì hầu hết nguyên liệu chỉ cóthể sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống hay tạo ra chè ướp hoatươi Hệ thống chế biến công nghiệp đã hỗ trợ người sản xuất trong việc chếbiến hầu hết các loại chè có mặt trên thị trường Quốc tế như: Chè đen, OTD,CTC, chè xanh, chè hương, chè ướp hoa tươi, chè đỏ, chè xanh cánh dẹt Điềunày giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng thích ứng với nhu cầu tiêu thụ

Ngoài ra hệ thống công nghệ chế biến còn hỗ trợ định hướng thị trườngxuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước Do đa dạng hoá công nghệ chế biếnnhững năm gần đây (nhập thêm máy móc, công nghệ Đài Loan, Trung Quốc,Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Bỉ ) nên đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng

và có thể đảm bảo được vững chắc các mục tiêu tăng trưởng

2.2.4 Về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là bản thân của sảnphẩm chè phải đúng với phẩm cấp, mẫu mã đã chào bán Đây là đặc điểm điểmrất quan trọng nhất là khi ta ký hợp đồng bán hàng cho các hãng lớn vì nếu chất

Trang 24

lượng sản phẩm không ổn định thì sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của họ,các hãng lớn nhập chè rời để làm nguyên liệu phục vụ việc chế biến và đưa rathị trường các loại chè nổi tiến như Lipton (của hãng Unilever) theo một bíquyết công nghệ riêng và một kế hoạch bán hàng riêng của họ, vì vậy với chấtlượng sản phẩm phải đi đôi với cơ cấu mặt hàng hợp lý để có giá bán tối ưu từ

đó đạt được lợi nhuận tối đa Cơ cấu giữa chè đen CTC, OTD, chè xanh,chèhương và các loại chè khác cần phải được nghiên cứu sản xuất theo yêu cầu củathị trường, hướng vào phục vụ tiêu dùng Có như vậy mới đạt được lợi nhuậncao nhất, ngoài ra chất lượng sản phẩm tốt sẽ dẫn đến sự tin tưởng cao từ phíakhách hàng và giá cả sản phẩm chè cũng sẽ cao và ổn định

2.2.5 Hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước

Để việc phát triển chè đạt được mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra thì cầnphải có một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển chè Như vậy yếu tố chínhsách là yếu tố không thể thiếu được trong phát triển sản xuất chè ở Việt Nam.Sau đây là một số chính sách tiêu biểu:

Chính sách ruộng đất: Ở nông thôn sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị,

ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm Bởi vậyđây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất còn ở các đơn vịQuốc doanh, nhiều đơn vị chia đất, khoán vườn chè cho công nhân Với mỗi laođộng giao cho 0.65-1.7 ha với nhiệm vụ bảo đảm sản lượng theo mức khoán,giao nộp cho nông trường theo giá thoả thuận Phía nông trường, ngoài cungứng vật tư cho công nhân còn cử các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho họ.Một số nông trường thừa đất giao khoán cho dân làm cũng theo chế độ nhưcông nhân nhà nước, không phải đóng chi phí bảo hiểm xã hội, nhưng phải nộpthêm 2% sản lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng

Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến nộp theo sản

lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do nhà nước ban hành.Các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp , người nông dân còn phảitrích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹbảo hiểm xã hội

Trang 25

Các hộ nông dân trồng chè, ngoài thuế nông nghiệp, họ cũng phải đóngcác khoản như quản lý phí, bảo vệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.Ngoài ra còn có các loại thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế doanh thu trong chếbiến và tiêu thụ.

Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn căn cứ vào quy

hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp

lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích họ phát triển sản xuất Tuy nhiên trênthực tế, các vùng trồng chè là những vùng sâu, vùng xa miền núi nên Nhà nướccần ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển loạicây trồng này

2.2.6 Các nhân tố khác

Đối với ngành chè mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện sản xuất và tiêudùng cho người dân trong vùng chè vì vậy cơ sở hạ tầng cần phải được pháttriển đồng bộ, bao gồm:

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nguyên liệu: Hệ thống giao thông, thôngtin liên lạc, hệ thống điện đang là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển củanhiều ngành trong đó có ngành chè Vì phần lớn vùng nguyên liệu chè đều nằm

ở những vùng xa xôi hẻo lánh

Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến: Cần phải tăng cường cải tạo hệ thống cơ

sở hạ tầng chế biến đã, phát triển mới, mở rộng mạng lưới chế biến trên toànquốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất chè, dần xoá bỏ chênhlệch về mực sống giữa miền núi trung du và đồng bằng

Ngoài ra thì nhân tố lao động có vai trò quyết định trong sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sảnxuất chè Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, laođộng chế biến và tiêu thụ Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuấtchè thì yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề.Trong cả 3 khâu: Trồng, chế biến, tiêu thụ đều đòi hỏi người lao động ngày càngđược nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều Vì vậy

Trang 26

ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạonâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng sâu, vùng xa.

Với dân số 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sốngbằng nghề nông Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp nước ta rất dồidào Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là

35 vạn người, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hànhkhai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềmnăng Mặt khác lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thôngminh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinhnghiệm trong sản xuất nông nghiệp Bởi vậy lực lượng này thực sự đáp ứng yêucầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất khẩu chè

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÈ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.3.1 Sản xuất chè

2.3.1.1 Địa bàn phân bố cây chè

Hiện nay cả nước có 34 địa phương trồng chè với diện tích 125.000 hécta.Hàng năm, sản lượng chè búp tươi đưa vào chế biến 577.000 nghìn tấn chiathành 4 vùng chè lớn theo bảng sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của hiệp hội chè Việt Nam, năm 2005)

Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du miền núiBắc bộ Với diện tích trồng là 72.000 ha được trồng ở 14 tỉnh, Đây là vùngchiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác

Trang 27

trong cả nước Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thốngnổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương.Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản,Trung Quốc, Ấn Độ có chất lượng cao Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuấtchè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình đất đai, kinh nghiệmtrồng và chế biến chè.

Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kontum,Gia Lai, Đắc lắc, Lâm đồng Năm 2005 diện tích chè cả vùng là 33.000 ha Saumột thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là haihuyện Bảo Lộc và Duy Linh được ngành chè xếp vào các tỉnh trọng điểm trồngchè về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuậtcũng như công nghệ chế biến chè

Đứng thứ 3 là vùng Duyên Hải miền trung bao gồm có 9 tỉnh trồng chè vớidiện tích là 12.000 ha Đứng thứ 4 là vùng Đồng bằng sông hồng có 6 tỉnh chuyên

về trồng chè với diện tích là 8.000 ha Như vậy trong 34 tỉnh trồng chè thì có 9tỉnh được xếp vào vùng trọng điểm về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng

áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến Đó là: Tỉnh Lai Châu3.000 ha; tỉnh Sơn La 2.500 ha; tỉnh Thái Nguyên 14.000 ha; tỉnh Hà Giang13.000 ha; tỉnh Tuyên Quang 4.000 ha; tỉnh Lào Cai 3.500 ha; tỉnh Yên Bái12.000 ha; tỉnh Phú Thọ 9.000 ha; tỉnh Lâm Đồng 22.000 ha Trong 9 tỉnh trên thì

có 8 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi bắc bộ và 1 tỉnh thuộc Tây Nguyên Nhưvậy tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước

2.3.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước.

Chè là cây công nghiệp lâu năm, phát triển ổn định và vững chắc Điềunày được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam 2002 - 2006

2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006 Tổng dtích chè cả nước (ha) 105.000 107.000 110.000 120.000 125.000 Diện tích chè kinh doanh (ha) 100.000 101.000 106.300 117.200 121.800

Trang 28

Diện tích chè trồng mới (ha) 5.700 5.100 3.700 2.800 3.200 Sản lượng chè (tấn) 320.000 340.000 450.000 500.000 577.000 Sản lượng xuất khẩu (tấn) 42.000 56.000 97.300 80.000 100.000 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 46.2 62 98.9 93 110

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan và Hiệp hội chè Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy rằng về sản xuất thì diện tích và sản lượng chè đềutăng Năm 2002 diện tích đạt 105.000 ha, sản lượng là 320.000 tấn, năm 2003diện tích là 107.000 ha, sản lượng đạt 340.000 tấn, năm 2004 diện tích đạt110.000 ha, sản lượng là 450.000 tấn chè búp khô Sang năm 2005 thì diện tíchchè là 120.000 ha và sản lượng đạt 500.000 tấn búp khô Đến năm 2006 diệntích đạt 125.000 ha, sản lượng là 577.000 tấn búp khô Tuy có diện tích trồngchè tương đối lớn và sản lượng tăng theo hàng năm nhưng do năng suất chè của

ta còn thấp vì vậy so với thế giới thì sản xuất chè ở nước ta vẫn còn thuộc loạithấp Không những thế mà nhìn chung chất lượng chè của ta cũng thấp, chè loại2.3 còn chiếm tỷ lệ cao do thu hái chưa đảm bảo kỹ thuật, vận chuyển bảo quảnchưa được tốt, chưa coi trọng khâu phân loại phẩm cấp theo đúng quy trình kỹthuật Điều này gây khó khăn trong khâu chế biến dẫn đến phẩm chất khôngđảm bảo: Kém xoăn, thô, nhẹ cánh, nhiều cọng Do đó mà sản lượng và kimngạch xuất khẩu chưa được cao Như trong năm 2002 sản lượng xuất khẩu là42.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 46.2 triệu USD, năm 2003 sản lượng xuấtkhẩu là 56.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 62 triệu USD; năm 2004 sản lượngxuất khẩu là 97.300 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 98.9 triệu USD; sang năm 2005sản lượng xuất khẩu bị giảm đi là 80.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 93 triệuUSD; Năm 2006 đã tăng sản lượng xuất khẩu lên là 100.000 tấn và kim ngạchxuất khẩu là 110 USD

Ngoài ra để đạt được năng suất và sản lượng chè cao thì chúng ta xét việcnâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất Cây chè có khả năng thích nghi rộng ởViệt Nam từ Hà Giang đến Lâm Đồng , việc đưa cây chè vào trồng ở các vùngnày được tiến hành khá lâu Tuy nhiên ngoài việc mở rộng diện tích vẫn tiến

Trang 29

hành thâm canh trên những vườn chè sẵn có Đó cũng là cách tận dụng lợi thế đểphát triển cây chè.

Trang 30

2.3.1.3 Giống chè Việt Nam

Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè

Hiện nay tổng diện tích chè cả nước ta hiện có 125.000 ha, cơ cấu giốngchè bao gồm: Giống chè trung du chiếm 62.7%, giống chè Shan Tuyết chiếm31.1%, giống chè cành nhập nội là 5.5%, còn lại là giống khác chiếm 0.7% ;Giống trung du chiếm 70.9%, giống Shan Tuyết chiếm 27.3%, các giống khác là1.8% Nhìn chung giống chè trung du vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố chủyếu ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp như Tuyên Quang, Phú Thọ, TháiNguyên, Yên Bái, các tỉnh khu 4 cũ Tiếp đến là giống chè Shan Tuyết phân bố

ở các tỉnh vùng cao trên 500m so với mực nước biển Hà Giang, Lai Châu, Sơn

La, Yên Bái, Lâm Đồng Số còn lại là chè cành được trồng ở vùng thấp đượctuyển chọn nhập nội như PH1; TRI777, Bát Tiên, Kim Huyên, Vân Sương,Yabukita, giống LD1, LD2

Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu chè nước ta vẫn diễn ra chậm.Nguyên nhân là tâm lý người trồng chè vẫn giữ phong cách trồng chè bằng hạt,

vì nếu chuyển sang cách trồng chè mới bằng cành thì phải chi phí đầu tư cao gấp

4 lần so với cách trồng cũ, trong khi trồng chè bằng cành đòi hỏi phải tuân theomột qui trình nghiêm ngặt Mặt khác, các giống chè mới đang trong giai đoạnthử nghiệm nên chưa phổ biến đến các vùng trong cả nước

Chất lượng chè của Việt Nam đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩmchè Việt Nam trên thị trường thế giới Đây là vấn đề bức xúc được nhiều ngườitrong và ngoài nước quan tâm Chúng ta đã đi quá chậm trong việc triển khai.Năm1994, thông qua liên doanh, liên kết đã có du nhập một số giống chèđặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như Bát Tiên, Kim Huyền, Thuý Ngọc, VânSương qua theo dõi đặc điểm hình thái của một số giống chè nhập nội cho thấy,các giống chè Trung Quốc, Đài Loan đều có tán bụi, kích thước lá trung bình.Nhìn chung sau một năm trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống không quá 80% Năngsuất chè nhập nội chưa cao nhưng chất lượng tỏ ra nhiều triển vọng

Trong tập đoàn giống chè Việt Nam cần nghiên cứu đến các giống chètruyền thống như chè Tà Sùa, chè Suối Giàng, chè Tân Cương và các giống đặc

Trang 31

sản như chè đắng, chè dây Tuy nhiên diện tích các loại chè này còn nhỏ lẻ, chưaquản lý được chất lượng, thương hiệu chưa được khẳng định, còn bị lợi dụngdẫn đến giảm uy tín những loại chè này trên thị trường Năm 1999, chúng ta đã

có tập đoàn quỹ gien của trên 100 giống chè ở trong và ngoài nước tập trung tạivườn tiêu bản giống của viện nghiên cứu chè Tuy nhiên việc khai thác tiềmnăng này còn quá ít do nhiều nguyên nhân

Trước thực trạng giống chè Việt Nam và những đòi hỏi gay gắt của thịtrường tiêu thụ, quyết định số 43/1999/QĐ-TTg của Chính Phủ cho phép nhậpkhẩu 2 triệu hom chè giống và sau đó là dự án phát triển giống chè đầu dòng caosản nhập từ Nhật Bản Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, 2 triệu hom chètrên đã được triển khai và trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng trong cả nước Tăngdiện tích trồng được là 53,7 ha và đã giao cho viện nghiên cứu chè tiến hànhnhững nghiên cứu theo dõi sự thích ứng của các giống Phải nói ngành chè đãtriển khai giống tích cực, nghiêm túc và khoa học, bước đầu đã có những kết quảkhả quan Còn dự án phát triển giống chè cao sản nhập từ Nhật Bản giao chocông ty chè Mộc Châu với toàn bộ số hom chè giống về giâm ươm Tại công tychè Mộc Châu ươm 120 bầu giống chè hom, chủ yếu là Iatakamidori đạt tỷ lệsống 50%, đủ trồng 50 ha Giống Iatakamidori là giống chiếm 80% tại Nhật Bảnnhưng không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam đến năm thứ ba thì lụi chết.Giống Yabukita phát triển được nhưng năng suất chưa cao, búp nhỏ, chóng xoè,

vị ngọt nhạt Tuy nhiên, giống chè này đòi hỏi chế độ chăm sóc rất khắt khe màtrong điều kiện trồng đại trà ở nước ta khó có thể làm được Nhìn chung cácgiống chè ngon thường khó làm, hay bị sâu bệnh và nhất là bệnh nhện đỏ

Về chất lượng các vườn chè Hiện nay cả nước có 125.000 ha chè, trong đóchè kinh doanh là 78.000 ha chiếm 78% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơbản và phục hồi là 23.000 ha chiếm 22 % Đối với chè kinh doanh năng suấtkhông đồng đều, biên độ năng suất rất lớn từ 1.7 tấn/ha đến 26 tấn/ha Chè kiếnthiết cơ bản có đến 65% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không

đủ, làm đất không kỹ, giống tạp, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinhtrưởng kém, trong đó có diện tích đáng kể của chương trình 327 Diện tích chè

Trang 32

phục hồi thường là đã đến kỳ kinh doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao,thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, đểhoang hoá Nếu muốn có kết quả kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm.Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnhphá hoại nặng, bị trâu bò giẫm đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cầnthanh lý.

Qua điều tra điểm có thể chia vườn chè ở 4 cấp chất lượng sau đây:

- Vườn chè có chất lượng tốt chiếm 20%: Đây là những vườn chè đảm bảomật độ chuẩn (18.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt trên

Tóm lại: Cần phải đổi mới giống và tạo ra một cơ cấu giống hợp lý cho phù

hợp với đặc thù của từng vùng,từng địa phương Vì thế việc trồng thử nghiệmcác giống chè nhập nội tại các công ty chè là một thuận lợi và hợp lý nhưng cómột hạn chế là các công ty chè hầu như đã hết quỹ đất Ngoài ra các vườn chèkém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp

và cuộc sống còn khó khăn Do đó việc trồng mới cần phải hợp tác với các đơn

vị ở địa phương để việc quản lý các quy trình kỹ thuật được thuận lợi và chấtlượng hơn

2.3.1.4 Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu

Sử dụng phân bón: Hiện nay nhiều vườn chè xuống cấp do bón phân

không đúng cách, thiếu phân lót bón thúc vô cơ, chỉ có đạm thuần tuý Hiệu quả

là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua, mấtcấu tượng, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép Kết quả phân tích 482mẫu đất đại diện cho 1.500 ha ở các công ty chè Phú Sơn, Sông cầu, Nghĩa lộ,

Trang 33

Thanh Niên cho thấy PH<4 có 358 mẫu (Chiếm 74%), hàm lượng mùn<2% có

231 mẫu (Chiếm 68.8%), đạm tổng số trung bình chiếm 88,2% (trong đó nghèo30%), P2O5 tổng số nghèo là 417 mẫu (chiếm 86,5%), K2O tổng số nghèo 20%

Chăm sóc vụ đông xuân: Đông xuân không phải là mùa thu hoạch chè

nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây Các biện phápchăm sóc có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây chè,đồng thời ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cả năm Các công việc củachăm sóc vụ đông xuân bao gồm: Tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc chochè biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty chè ViệtNam

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua điều tra , sâu bệnh hại chè chủ yếu là

nhện đỏ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu Các loại thuốctrong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Cormite, Padar,Fugura Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn ít được áp dụng, đaphần khi phát hiện ra sâu bệnh là dùng thuốc Thậm chí một số nơi còn dùng thuốccấm sử dụng chè Thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch chè cũng không đượcđảm bảo (Dưới 10-15 ngày) Kết quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vất khôngđúng cách đã dẫn đến dư lượng thuốc trên chè, ảnh hưởng đến tâm lý sử dụng chètrong nước và khó khăn khi xuất khẩu đây là báo động đỏ cho vị thế và uy tín củachè Việt Nam trên thị trường thế giới

Do vậy, việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các công ty chè thựchiện chưa được tốt Các số liệu phân tích mẫu năm 2005 của Tổng công ty chècho thấy dư lượng các chất Methylparathion, Tricholorphin, cypermethin,Fenvalerate vẫn còn trên mức cho phép của FAO và EU Do đó cần phải kiểmtra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm

2.3.2 Chế biến chè

Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè nóvừa là một thị trường tiêu thụ búp tươi vừa làm tăng giá trị sản phẩm, tạo nhiềumặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ

Trang 34

Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam đã có những bước phát triển

cả về chiều rộng và chiều sâu Nước ta đã có những cơ sở chế biến chè quy mônhỏ, vừa và lớn với công nghệ OTD và CTC với chè đen; công nghệ chế biếnchè xanh của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã tạo ra hàng chục mặt hàngvới hàng trăm loại bao bì mẫu mã khác nhau Các cơ sở chế biến đã được phủkín ở các vùng chè lớn trong cả nước Tỷ lệ chè qua công nghiệp chế biến chiếmkhoảng 85%, còn lại là chế biến thủ công hoặc bán cơ giới

Theo số liệu điều tra, đến nay nhà nước ta có 190 cơ sở chế biến chè, quakhảo sát cho thấy cơ cấu quy mô sản xuất như sau:

Các cơ sở có quy mô lớn: (Công suất 35 tấn búp tươi/ ngày) có 14 nhà máy

với tổng công suất 490 tấn búp/ngày, chiếm 29% tổng công suất

Các cơ sở quy mô vừa: 12-30 tấn búp tươi/ngày có 48 nhà máy, tổng công

suất 800 tấn búp tươi/ ngày, chiếm 42% tổng công suất

Các cơ sở quy mô nhỏ: 0.5-8 tấn búp tươi/ngày có 128 cơ sở , tổng công

suất 634 tấn búp tươi/ ngày, chiếm 29% tổng công suất

Như vậy, các cơ sở chế biến vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn cả về sốlượng và tổng công suất chế biến

Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giátrị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiệnđảm bảo yêu cầu công nghệ Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp nhưchua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất, vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chếbiến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyểnnguyên liệu khó khăn

Mặt khác, tình trạng phân bố các cơ sở chế biến chưa thực sự hợp lý Tìnhtrạng cấp giấy phép xây dựng không theo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu đãlàm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất các cơ sở đầu tư lớn, hiện đại, làm giảmhiệu quả kinh tế sản xuất

2.3.2.1 Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh

Thực trạng chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh của năm 2005

Trang 35

Tỉnh Số cơ sở

Công suất (Nghìn tấn búp tươi/năm)

Sản lượng (Nghìn tấn búp tươi)

Trang 36

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Tỉnh Yên bái: Có 24 cơ sở, công suất 250 tấn búp tươi/ ngày (có thể chếbiến hết 30-40 nghìn tấn búp tươi/ năm) Với sản lượng búp tươi khoảng 45nghìn tấn, như vậy là đã khai thác hết công suất.Thời gian tới cần bổ sung dâychuyền

- Tỉnh Hà Giang: Hiện có 10 cơ sở, công suất 47 tấn búp tươi/ ngày (có thểchế biến 6.400 tấn búptươi/ năm) Với sản lượng 20 nghìn tấn búp tươi/ năm thìnăng lực chế biến chỉ đảm bảo 30-35%, vì vậy cần bổ sung dây chuyền chế biến

- Tỉnh Phú Thọ: Có 18 cơ sở chế biến lớn, vừa và nhỏ với tổng công suất

334 tấn búp tươi/ ngày (45-46 nghìn tấn búp tươi/năm) Sản lượng năm 2005của tỉnh là 31 nghìn tấn búp tươi, thực tế các cơ sở của tỉnh phải mua nguyênliệu ở các địa phương khác nên khi xây dựng vùng chè cao sản thì vẫn cần đầu

tư thêm dây chuyền sản xuất

- Tỉnh Thái Nguyên: Có 14 cơ sở với tổng công suất 174 tấn búp tươi/ ngày(24-25 nghìn tấn búp tươi/ năm) Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng chụcxưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công của các

hộ gia đình Năm 2005 toàn tỉnh sản xuất ra 68 nghìn tấn búp tươi, năng lực chếbiến công nghiệp đảm nhận 50% nguyên liệu Vì vậy cần nghiên cứu xây dựng

bổ sung các nhà máy ở các chuyên canh tập trung

- Tỉnh Lào Cai: Có 10 nhà máy chế biến, tổng công suất 125 tấn búp tươi/ngày (18 nghìn tấn búp tươi/ năm) Sản lượng năm 2005 đạt 14 nghìn tấn búptươi Như vậy trong thời gian tới chỉ cần xây dựng nhà máy chế biến cho diệntích chè cao sản và đặc sản

- Tỉnh Hà Tây: Có 8 cơ sở chế biến, tổng công suất 67 tấn búp tươi/ ngày(10-11 nghìn tấn búp tươi/ năm) Sản lượng năm 2005 đạt 7.6 nghìn tấn búptươi, gây lãng phí công suất 30% Tỉnh cần xem xét lại việc cấp giấy phép chocác cơ sở chế biến đang và sẽ xây dựng khi chưa có vùng nguyên liệu

- Tỉnh Nghệ An: Có 6 nhà máy, tổng công suất 60 nghìn tấn/ ngày (8-9nghìn tấn búp tươi/năm) Năm 2005, sản lượng chè búp tươi của tỉnh đạt 7.6nghìn tấn Trong năm này tỉnh đã đưa vào sử dụng 2 dây chuyền thiết bị mới của

Trang 37

Ấn Độ công suất 36 tấn/ ngày, tuy nhiên vẫn cần bổ sung dây chuyền cho sảnlượng chè trồng mới.

- Tỉnh Lâm Đồng: Có 35 cơ sở chế biến với tổng công suất 462 tấn/ ngày(70-80 nghìn tấn/năm) Sản lượng chè năm 2005 đạt 122 nghìn tấn búp tươi.Như vậy cần bổ sung các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến

Tóm lại, qua thực trạng ở các tỉnh trọng điểm về trồng chè ở nước ta hầu hếtcác cơ sở chế biến chè của nưóc ta là quy mô vừa và nhỏ, công suất chế bién hạnchế, cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến và dây chuyền sản xuất Tuynhiên cũng có một số nhà máy chỉ sử dụng hết một nửa công suất Vì vậy cầnphân bố lại vùng nguyên liệu và vùng chế biến sao cho phù hợp để tránh tìnhtrạng thưà và thiếu công suất như hiện nay (Xem thêm phụ lục 1)

2.3.2.2 Ttrình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Việt Nam

Nhìn chung toàn ngành, trình độ công nghệ chế biến chè so với thế giớichỉ ở mức trung bình yếu Thường các cơ sở chế biến quy mô đạt mức tiên tiến,quy mô vừa đạt mức trung bình yếu, quy mô nhỏ đạt mức rất thấp

Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC.Thiết bị để chế biến chè theo công nghệ TD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vàonhững năm từ 1957 đến 1977 có 3 dây chuyền với quy mô 13,24,36 và 42tấnchè tươi/ngày Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bịđược sản xuất trong nước nên đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: Lênmen, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp nên ảnh hưởnglớn tới chất lượng sản phẩm Do vậy cần được cải tạo nâng cấp

Thiết bị để chế biến chè đen CTC có 6 dây chuyền nhập khẩu của Ấn Độvào những năm 1980, đến nay thiết bị này chỉ hoạt động có hiệu quả như ở nôngtrường Tô Hiệu (Sơn La), Cẩm Khê (Vĩnh Phúc) trong việc sản xuất sản phẩmchế biến xuất khẩu cho Ấn Độ và Đài Loan Còn ở các nơi khác, thiết bị nàyhoạt động kém hiệu quả, nguyên nhân do nhập thiết bị không đồng bộ, tiêu haonguyên liệu và năng lượng cao hơn OTD, chất lượng sản phẩm kém

Chè xanh được chế biến theo công nghệ cổ truyền và một phần theo côngnghệ của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản Các nhà máy sản xuất chè xanh

Trang 38

được trang bị phần lớn thiết bị của Trung Quốc với quy mô 8 tấn/ ngày trởxuống Mấy năm gần đây với nhiều hình thức liên doanh, hợp tác với các nướcngoài đã đầu tư được dây chuyền chế biến chè xanh tiên tiến của Nhật Bản tạicác công ty chè Sông Cầu (Bắc Thái), của Đài Loan tại công ty chè Mộc Châu

và công ty Nhân Chính, Ba Vì Bên cạnh những cơ sở chế biến còn có khoảng

20 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã đầu tư vào chế biếnvới các thiết bị có công suất nhỏ, công nghệ phù hợp như doanh nghiệp tư nhânThái Hoà, công ty TNHH Tân Cương (Bắc Thái), Tùng Lâm (Hoà Bình) và một

số cơ sở ở tỉnh Lâm Đồng

Tóm lại: Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến của nước ta cũng đang

dần từng bước được đầu tư phát triển Tuy nhiên cũng còn một số yếu điểm làviệc đầu tư cho quá trình canh tác thấp, quy trình kỹ thuật kém và chưa đồng bộdẫn đến sản lượng và chất lượng còn thấp

2.3.2.3 Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lượng sản phẩm

Cơ cấu chủng loại sản phẩm: Do nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế

ngày càng đa dạng, nhất là trong những năm gần đây, công nghệ chế biến chè cónhiều biến đổi Hiện nay sản phẩm chế biến của ta gồm: Chè đen (gồm chè đenOTD và CTC), chè vàng, chè xanh, chè ướp hương thảo mộc, chè dẹt (NhậtBản), chè ÔLong, Phổ Nhĩ, Thiết Quan Âm (Trung Quốc) Trong đó chè đenchiếm 60%, chè xanh chiém 35% và các loại chè khác là 5% tổng sản lượng chèchế biến Ngoài ra để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nướccòn có các sản phẩm chè ướp hương sen như: Chè sen, chè nhài, chè hoè, chèsói, chè ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm(Nhật Bản), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) xuất khẩu sang Anh, NhậtBản, Ấn Độ, Srilanca

Về chất lượng sản phẩm chế biến: Thách thức lớn đối với ngành chè Việt

Nam trước ngưỡng cửa hội nhập vẫn là về vấn đề chất lượng sản phẩm Chấtlượng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trước có khá hơn Các doanh nghiệp

đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sảnxuất Bởi vậy trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng

Trang 39

đưa vào chế biến Tỷ lệ chè búp tươi loại A và B trung bình đạt 60-70% tổng sốnguyên liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biếncủa ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm 65% Vì vậy giá chèbán của ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trường thế giới Đây là mộtthách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta.

Ở nhiều vùng chè, hệ thống chế biến còn chắp vá không theo một hệ thốngquy chuẩn nào Không ít những cơ sở sản xuất chè chỉ làm từng công đoạn đơngiản như mua gom hoặc làm héo sản phẩm, sau đó thực hiện nốt những côngđoạn chế biến còn lại ở cơ sở sản xuất hoặc ở doanh nghiệp khác Ngoài ra, tìnhtrạng chia nhỏ, tách rời một hệ thống chế biến chỉ bán những sản phẩm sơ chếthứ cấp đã dẫn đến bất ổn định về chất lượng sản phẩm Hậu quả là chè bị chátkhét, không đảm bảo tiêu chuẩn, chè lẫn loại do loại sàng phân loại chưa đúngqui trình công nghệ Điều này là cho sản phẩm chè Việt Nam chưa đáp ứngđược nhu cầu của Thế giới

Về bao bì đóng gói: Để nâng cao vị thế của ngành chè Việt Nam trên

thương trường trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao giá trị của chè đem lại lợiích chính đáng và hợp pháp cho người sản xuất và kinh doanh chè Thủ TướngChính Phủ đã chấp thuận, Bộ thương mại đã phê duyệt cho Hiệp hội chè ViệtNam xây dựng thương hiệu chè Việt Logo chè Việt Nam là một loại ấn chỉ xácnhận chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định của nhà nước Việt Nam và quychế hiệp hội Hiện nay thương hiệu chè Việt Nam đã được đăng ký tại 24 nướcChâu Âu theo hiệp định Madrid Như vậy thương hiệu Quốc gia chè Việt Namchính là chứng chỉ chất lượng khi đưa vào lưu thông, cần gắn việc quảng báthương hiệu với nâng cao chất lượng sản phẩm Trước mắt tập trung vào 3 khâu:Khâu chế biến, khâu thương mại, khâu đóng gói Hiện nay nước ta xuất khẩuchè thường là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm được đóng gói trong cácthùng gỗ dán có 2 lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31-45 kg Loại bìnày chỉ được bảo quản 12 tháng Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chếbiến xuất khẩu của ta cần được khắc phục trong thời gian tới Hình thức sản

Trang 40

phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng khôngđáng kể.

Tóm lại: Ngành chè Việt Nam còn một số những tồn tại và nguyên nhân

trong công tác chế biến:

Thứ nhất: Công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu

hoặc quá xa vùng nguyên liệu Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% côngsuất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng được vì quy

mô vùng nguyên liệu

Thứ hai, nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị

quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếuvốn để cải tạo và tu bổ Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên khôngtận dụng hết công suất

Thứ ba, ngành chè nước ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trường mới nên

chưa ổn định Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầuthị hiếu của thị trường mới nên doanh lợi chưa cao và phải chịu áp lực cạnhtranh từ các sản phẩm đồ uống khác

2.3.3 Thị trường tiêu thụ chè

Ngành chè Việt Nam cũng đã nhận thức rõ: Thị trường có ý nghĩa quyếtđịnh cho sự phát triển ngành chè Vì thế ngành chè đã nỗ lực chăm lo cho côngtác thị trường như chỉ đạo không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm, củng cố mối quan hệ bạn hàng có sẵn và ra sức tìm kiếm thị trường mới.Cho đến nay ngành chè đã xuất khẩu được sang 57 Quốc gia và vùng lãnh thổ,nhiều nhất là ở các nước Pakistan, Đài Loan ấn Độ và Nga Đối với thị trườngchè trong nước thì hiệp hội chè Việt Nam đã chỉ đạo các xí nghiệp, công ty chèthành viên ra nhiều mẫu mã, sản phẩm mới có bao bì đẹp và hấp dẫn nhưng nhìnchung thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng

2.3.3.1 Thị trường tiêu thụ trong nước.

Uống trà là nhu cầu hàng ngày của người dân Việt Nam nhưng về thị hiếulại rất đa dạng Ở mỗi nơi trên khắp đất nước ta lại có tập quán uống trà khácnhau Ở Bắc Bộ chủ yếu uống trà nóng, rất ít khi uống chè nấu (chè tươi) như

Ngày đăng: 11/12/2012, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh (1999),Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giáo trình đào tạo sau đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh
Năm: 1999
3. Kế hoạch sản xuất chè 1999 – 2000 và hướng phát triển đến năm 2005 – 2010 của bộ NN &amp; PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch sản xuất chè 1999 – 2000 và hướng phát triển đến năm 2005 – 2010
5. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược vị thế cạnh tranh
Tác giả: Nguyễn Hữu Lam
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Nai
Năm: 1998
7. Nguyễn Tấn Phước (1999), Quản trị chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Tấn Phước
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Nai
Năm: 1999
9. Tạp chí “ Người trồng chè” cơ quan hiệp hội chè Việt Nam, tháng 8 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Người trồng chè”
11. Tổng quan phát triển chè Việt Nam của Viện nghiên cứu phát triển chè – Tổng công ty chè Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phát triển chè Việt Nam
12. Fred R. David, Khái niệm về quản trị chiến lược, (2000), nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R. David, Khái niệm về quản trị chiến lược
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
Năm: 2000
13. GarD.Smith, Danny Putti, Chiến lược và sách chiến lược kinh doanh, (1996) Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và sách chiến lược kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
2. Hiệp hội Chè Việt Nam (2005), Hoạt động của ngành Chè Việt Nam Khác
4. Luật thương mại (1997), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Khác
6. Nguyễn Kim Phong (1991), Đổi mới quản lý ngành chè Khác
8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005 – 2010, ban hành tháng 3/1999 Khác
10. Tổng cục thống kê, tư liệu kinh tế – xã hội 61 tỉnh và thành phố (2005), nhà xuất bản thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1.3: - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 1.3 (Trang 11)
Bảng 2.1: Sản xuất chố thời kỳ 1975 -1986 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Sản xuất chố thời kỳ 1975 -1986 (Trang 18)
Bảng 2.1:  Sản xuất chè thời kỳ 1975 - 1986 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Sản xuất chè thời kỳ 1975 - 1986 (Trang 18)
Bảng 2.1:  Sản xuất chè thời kỳ 1975 - 1986 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Sản xuất chè thời kỳ 1975 - 1986 (Trang 18)
Bảng 6:  Các vùng trồng chè ở Việt Nam - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 6 Các vùng trồng chè ở Việt Nam (Trang 27)
Bảng 6:  Các vùng trồng chè ở Việt Nam - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 6 Các vùng trồng chè ở Việt Nam (Trang 27)
Bảng 2.4: Một số chỉ tiờu phỏt triển ngành chố Việt Nam 200 2- 2006 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Một số chỉ tiờu phỏt triển ngành chố Việt Nam 200 2- 2006 (Trang 28)
Bảng 2.4:  Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam  2002 - 2006 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam 2002 - 2006 (Trang 28)
Bảng 2.4:  Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam  2002 - 2006 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam 2002 - 2006 (Trang 28)
Qua bảng trờn ta thấy rằng về sản xuất thỡ diện tớch và sản lượng chố đều tăng. Năm 2002 diện tớch đạt 105.000 ha, sản lượng là 320.000 tấn, năm 2003  diện tớch là 107.000 ha, sản lượng đạt 340.000 tấn, năm 2004 diện tớch đạt  110.000 ha, sản lượng là 450 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
ua bảng trờn ta thấy rằng về sản xuất thỡ diện tớch và sản lượng chố đều tăng. Năm 2002 diện tớch đạt 105.000 ha, sản lượng là 320.000 tấn, năm 2003 diện tớch là 107.000 ha, sản lượng đạt 340.000 tấn, năm 2004 diện tớch đạt 110.000 ha, sản lượng là 450 (Trang 29)
Bảng 2.6: Giỏ chố xanh trong nước năm 2005 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.6 Giỏ chố xanh trong nước năm 2005 (Trang 42)
Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu chố năm 2005 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.7 Thị trường xuất khẩu chố năm 2005 (Trang 43)
Bảng 2.7:  Thị trường xuất khẩu chè  năm 2005 - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.7 Thị trường xuất khẩu chè năm 2005 (Trang 43)
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh chế biến chố - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.10 Hiệu quả kinh doanh chế biến chố (Trang 49)
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh doanh chế biến chè - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.10 Hiệu quả kinh doanh chế biến chè (Trang 49)
Bảng 3.3: Bố trớ chố trồng mới trờn cỏc loại đất - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.3 Bố trớ chố trồng mới trờn cỏc loại đất (Trang 58)
Bảng 3.3: Bố trí chè trồng mới trên các loại đất - Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.3 Bố trí chè trồng mới trên các loại đất (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w