MỤC LỤC
Mặt khác, Cây chè cũng có nhiều tác dụng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, uống trà không những làm cho tinh thần được sảng khoái, giải toả được nỗi lo toan thường nhật làm phong phú thêm đời sống tinh thần mà thực tế đang diễn ra là sự lên ngôi của những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ cây chè. Ngoài ra khi các nhà sản xuất chè trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu thì chính phủ sẽ có nguồn thu nhập bổ sung để tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất bằng cách tăng năng suất và có cạnh tranh hơn nhằm hạn chế sự khó khăn đối với ngành chè.
Thực tế, ngành chè cũng đang là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trong thời gian này còn có sự ra đời của công ty chè Trung Ương thuộc Bộ Nông nghiệp, công ty này còn quản lý các nông trường quốc doanh của Bộ như nông trường: Mộc châu, Yên Mỹ, Sông Lô, Than Uyên, Quyết Thắng, Bắc sơn..Thời kỳ này từ việc quản lý đến tổ chức đều được sắp xếp từ Trung ương như giao kế hoạch, định giá, việc định giá lỗ lãi có nhà nước lo cho nên người trồng chè và các cơ sở chế biến chè, các nông trường chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm. Để kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, ban bí thư đã có chỉ thị số CT –50 ra ngày 20/10/1984 nhẫn mạnh “ Cần sắp xếp lại một bước cơ cấu sản xuất- kinh doanh, áp dụng rộng rãi các hình thức liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể và gia đình, nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ quan liêu bao cấp chuyển mạnh sang kinh doanh XHCN, gắn chặt cơ quan nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật với cơ sở”.
Hệ thống chế biến công nghiệp đã hỗ trợ người sản xuất trong việc chế biến hầu hết các loại chè có mặt trên thị trường Quốc tế như: Chè đen, OTD, CTC, chè xanh, chè hương, chè ướp hoa tươi, chè đỏ, chè xanh cánh dẹt..Điều này giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng thích ứng với nhu cầu tiêu thụ. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn người, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng.
Năm1994, thông qua liên doanh, liên kết đã có du nhập một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như Bát Tiên, Kim Huyền, Thuý Ngọc, Vân Sương..qua theo dừi đặc điểm hỡnh thỏi của một số giống chố nhập nội cho thấy, các giống chè Trung Quốc, Đài Loan đều có tán bụi, kích thước lá trung bình. Bên cạnh những cơ sở chế biến còn có khoảng 20 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã đầu tư vào chế biến với các thiết bị có công suất nhỏ, công nghệ phù hợp như doanh nghiệp tư nhân Thái Hoà, công ty TNHH Tân Cương (Bắc Thái), Tùng Lâm (Hoà Bình) và một số cơ sở ở tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước còn có các sản phẩm chè ướp hương sen như: Chè sen, chè nhài, chè hoè, chè sói, chè ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm (Nhật Bản), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanca.
Còn ở khu vực nông thôn phần lớn người dân dùng chè ở các xưởng chế biến tư nhân với chất lượng thấp giá khoảng 25.000 đồng/kg trở xuống do thu nhập thấp, ngoài ra họ hay dùng chè xanh, tươi, tính chung thì tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 30-32 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng là việc làm đòi hỏi phải có thời gian và bao gồm nhiều yếu tố đó là: Chất lượng ổn định, bao bì phù hợp, giá bán hợp lý, giao hàng đúng tiến độ, có thương hiệu, quảng cáo rộng khắp và thường xuyên..Chỉ khi làm tốt những điều đó thì ngành chè nước ta mới có thể mở rộng và khẳng định được mình trên thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên các hãng nổi tiếng như Unilever ( Sản xuất ra chè Lipton) và một số hãng nổi tiếng khác thì sản phẩm của họ là sản phẩm cuối cùng được chế biến theo một bí quyết công nghệ riêng và thương hiệu sản phẩm của họ đã được khẳng định trên thị trường thế giới. Các công trình liên doanh và hợp tác với nước ngoài về sản xuất chè đã thu hút được hàng triệu USD vốn đầu tư, tiếp thu được những thiết bị kỹ thuật công nghệ mới và hiện đại, có được 14 giống chè mới chất lượng cao..góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển, cải thiện đời sống người lao động, như liên doanh chè Phú Bền tại Phú Thọ (với Bỉ), tại Mộc Châu Sơn La, Sông Cầu- Thái Nguyên, Hà Tây, Lâm Đồng..với Đài Loan và Nhật Bản và gần đây nhất là với Iraq tại Thanh Sơn- Phú thọ. - Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế: Nhờ có sự giúp đỡ và chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban ngành TW, sự phối hợp của các địa phương, ngành chè đã mở rộng ra thêm được một số thị trường xuất khẩu khá lớn tạo điều kiện cho sản xuất ổn định, ngoài 57 thị trường xuất khẩu luôn được duy trì thì trong năm 2005 ngành chè Việt Nam đã mở rộng thêm 18 thị trường, đó là: American Samoa, Djibouti, Azerbạian, Bulgaria, Cyprus, Mexico, Aruba, armenia, Jordan, Sierra Leone, Panama, Palaw, Cote Divoire, Belarus, Eritrea, Nigeria, Portugal.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
Tuy nhiên ngành chè cũng có rất nhiều thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập đó là hệ thống phân phối vòng vèo, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, thiếu vùng nguyên liệu..Bức tranh không mấy sáng sủa cho thấy nếu không khắc phục, ngành chè rất khó có khả năng cạnh tranh khi Việt Nam chính thức đặt chân vào WTO. Đó là chưa kể hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè có đăng ký kinh doanh, như vậy việc quá nhiều lò chế biến trên một vùng nguyên liệu chật hẹp đã xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Một vấn đề khác nữa đó là giá chè búp tươi mặc dù biến động có lợi cho nông dân, song lại xuất hiện tình trạng khai thác quá mức khiến cây chè bị kiệt quệ, do mạng lưới chế biến phát triển quá nhanh, nhiều vùng mang tính tự phát, phi quy hoạch, không tương xứng với năng suất và sản lượng nguyên liệu.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành chè đặt mục tiêu là đến năm 2010, tổng khối lượng xuất khẩu chè của nước ta đạt 120.000 tấn chè có chất lượngcao, giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm, với kim ngạch 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, doanh thu bình quân 20 triệu đồng/ ha. Trong đó các mặt hàng chè được sản xuất bao gồm chè đen OTD (7 mặt hàng) với cơ cấu 80% ba mặt hàng tốt, chè đen CTC (9 mặt hàng) với cơ cấu 70% ba mặt hàng tốt, chè xanh Nhật Bản (4 mặt hàng), chè xanh Pouchung Đài Loan và trên 30 mặt hàng chè xanh, chè ướp hương nội tiêu, chè túi nhúng 6 loại, chè xanh đặc sản từ các vườn chè giống mới dạng Olong, chè bán lên men, chè bánh xuất khẩu và chè đen đặc biệt cao cấp của vùng Mộc Châu, Tam Đường, chè nước uống nhanh. Để ngành chè vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế và đạt được mục tiêu trên thì hơn lúc nào hết ngành chè cần được khẳng định thương hiệu của mình, đó chính là cái tem quan trọng để cạnh tranh trên trường Quốc tế, đó cũng chính là điều mà ngành chè đang đặt ra để tới đây khi uống chè Việt Nam khách nước ngoài không cần nhìn đến thương hiệu cũng biết ngay đó là chè Việt Nam.
- Đưa giống mới có chất lượng cao chiếm một tỷ lệ thích đáng trong cơ cấu nguyên liệu chế biến, từng bước cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp đất, thực hiện không bón riêng rẽ phân vô cơ như trước đây đã làm trai cứng đất, thực hiện phân bón hữu cơ tổng hợp theo cơ cấu đất, tổ chức các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp mà nguyên liệu chủ yếu từ phân chấp, bùn bềnh, phân hữu cơ, kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình tủ cỏ, tủ chè lá già sau khi đốn. - Về hình thức đào tạo: Cần mở các lớp bồi dưỡng càn bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông, công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. - Về tổ chức tiêu thụ chè: Cần phải có mạng lưới các cơ sở như văn phòng đại diện bán và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước, ngoài ra còn cần phải yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu chè ở mọi thành phần kinh tế phải có sự tự nguyện tham gia hiệp hội chè Việt Nam nhằm đảm bảo thống nhất thị trường về giá cả xuất nhập khẩu chè, tránh việc giảm giá chè để lấy khách hàng và tranh mua trong nước để xuất khẩu.