1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

106 2,7K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Luận Văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trítrung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy nguồnlực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Tri thức conngười là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngàycàng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểmnghiệm và đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sựphát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại

Trước đây, trong các nhân tố sản xuất truyền thống như: đất đai, lao động, vốn thì đấtđai được coi là nhân tố sản xuất quan trọng nhất Song, ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưutiên Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình

Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanhnghiệp, các công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kếttinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thếgiới đã và đang trỏ thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chấtsống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học – công nghệ ngàycàng cao và sự lan tỏa của kinh tế tri thức

Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định chiến

lược phát triển KT - XH 2011 - 2020 là “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN” [6].Để thực hiện định hướng trên, chiến lược đề ra một trong năm quan điểm phát triển KT-XH 2011 – 2020 là: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, đồng thời xác định một trong ba khâu đột phá quan trọng là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [6].

Trang 2

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tínhliên ngành liên vùng và xã hội hoá cao Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộcvào nhiều yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vậtchất kỹ thuật ngành Du lịch và kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành Du lịchcủa Nhà nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhậpcủa nền kinh tế Ngoài ra, với đặc thù của hoạt động du lịch là khách du lịch muốn thụhưởng các sản phẩm và dịch vụ du lịch thì phải thực hiện chuyến đi đến những điểmcung cấp dịch vụ; quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ du lịch diễn rađồng thời, thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp, nên chất lượng của nguồnnhân lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ dulịch Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính sốngcòn đối với sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia, vùng miền.

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốcgia có ngành Du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêucầu cấp bách đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam Điều này chỉ có thể thực hiện đượcnếu chúng ta có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đôngđảo những nhà quản lý, những nhân viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học côngnghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao Pháttriển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài quyết định tương lai phát triểncủa ngành du lịch

Dịch vụ du lịch được xác định là một nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình,một tỉnh giàu có về tiềm năng du lịch và là một trong những điểm nổi bật về du lịch củaViệt Nam với các khu du lịch nổi tiếng như: Chùa Bái Đính, Tam Cốc Bích Động; RừngCúc Phương; Khu du lịch sinh thái Tràng An;…Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đãxác định ngành du lịch có vị trí hàng đầu, được ưu tiên đầu tư và phát triển

Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của sựnghiệp CNH, HĐH, chưa thục sự là động lực để đưa du lịch trở thành nghành kinh tếmũi nhọn của tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhânlực du lịch của tỉnh để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất,

Trang 3

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐHcủa tỉnh trở thành nhiệm vụ cấp thiết.

Với ý nghĩa trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ở tỉnh Ninh Bình cũng như trong cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoahọc, luận văn tốt nghiệp về vấn đề nguồn nhân lực, phát triển du lịch ở nhiều góc độ vàphạm vi rộng hẹp khác nhau như:

- Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay do GS Phạm Huy Lê

và GS TSKH Vũ Minh Giang (chủ biên), Chương trình KX07, Đề tài KX07 - 02, HàNội, tập I - 1994, tập II – 1996

- Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH của GS, VS Phạm

Minh Hạc (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)

- Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH do GS, VS Phạm Minh

Hạc chủ biên(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)

- Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH do GS, VS.

Phạm Minh Hạc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (NXB Chính trị quốc gia, HàNội, 2003)

- “Phân tích và đánh giá chất lượng đội ngũ lao động tại cac khách sạn trên địabàn thành phố Huế” của Đoàn Công Thiện, năm 2007

- Nghiên cứu con người đối tượng và những hướng chủ yếu (NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội, 2001)

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước của TS Nguyễn

Thanh (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước của TS Mai Quốc Chánh (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999)

- Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)

- Chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình, năm 2005

Trang 4

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu xác nhận tầm quan trọng củanhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới; phân tích thực trạng phát triển con người,phát triển nguồn nhân lực và định hướng phát triển con người, phát triển nguồn nhânlực trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hộinhập kinh tế quốc tế, hay giải pháp để phát triển du lịch nói chung, một số tác giả bànđến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong một số doanh nghiệp, khách sạn cụ thể.Cho đến nay, việc đi sâu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong nghành du lịch ởtỉnh Ninh Bình chưa có công trình nghiên cứu riêng Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đềtài: “Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạnhiện nay” là cách tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách hoàn chỉnh,mong có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sựphát triển KT – XH nói chung của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục đích chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh NinhBình, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chongành du lịch trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịchtạo cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trongngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình

- Khảo sát thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình

- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch nhằm đáp ứngphát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói chung đếnnăm 2015

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệpkinh doanh du lịch ở tỉnh Ninh Bình, trong đó đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển

Trang 5

nguồn nhân lực trong các đơn vị lưu trú, coi đó là nhân tố quan trọng trong phát triểnkinh tế - xã hội ở Ninh Bình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượngkinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nócho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như: hiện trạng củaviệc phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình, vai trò của nguồnnhân lực du lịch nói riêng và nguồn nhân lực nói chung đối với sự nghiệp CNH, HĐHcủa tỉnh Ninh Bình

- Phương pháp duy vật lịch sử: Dựa trên các phạm trù khoa học, các khái niệm,quan điểm và sự vận động phát triển của kinh tế - xã hội để nghiên cứu sự phát triểnnguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp thu thập tài liệu (tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp)

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phương pháp điều tra bảng hỏi

Trang 6

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài hoàn thành có ý nghĩa quan trọng:

- Làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn nhân lực trong ngành du lịch

- Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề nguồn nhân lực trongngành du lịch

- Làm cơ sở cho địa phương đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực trong ngành

Trang 7

Khái niệm NNL có nguồn gốc từ bộ môn kinh tế học và kinh tế chính trị, đượcgọi một cách truyền thống là LĐ - một trong bốn yếu tố của sản xuất.

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về NNL Có định nghĩa tiếp cận theohướng coi NNL là nguồn lực với yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnhphục vụ cho sự phát triển chung của các tổ chức Với cách tiếp cận này, NNL đượchiểu là nguồn lực con người của các tổ chức có quy mô, loại hình, chức năng khácnhau, có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với

sự phát triển KT - XH của quốc gia, khu vực và thế giới

Xem xét con người từ góc độ là những lực lượng LĐ cơ bản nhất trong xã hội,chủ nghĩa Mác – Lênin coi nguồn lực con người là là lực lượng sản xuất hàng đầu củanhân loại, là phương tiện chủ yếu để sản xuất hàng hóa, dịch vụ

Lí luận về vốn con người xem xét nhân tố con người với tư cách là một yếu tốcủa quá trình sản xuất, một phương tiện để phát triển KT - XH và còn xem xét conngười từ quan điểm nhu cầu về các nguồn cho sự phát triển của nó

Với cách tiếp cận này, ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn conngười gồm: thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,…mà mỗi cá nhân sở hữu và được

Trang 8

xem là một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như: vốn tiền, vốn côngnghệ, vốn tài nguyên thiên nhiên,…và họ cũng cho rằng việc đầu tư cho con người giữ

vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở vững chắc cho sự phát triểnbền vững [17,15]

Theo từ điển thuật ngữ của Pháp (1915 – 1985) định nghĩa rằng: “NNL xã hội baogồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng LĐ và muốn có việc làm” [9,12].Các nhà khoa học ở Việt Nam cho rằng: “Con người Việt Nam – mục tiêu vàđộng lực cho sự phát triển KT – XH” Ở đây, NNL được hiểu là số dân và chất lượngcon người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩmchất, thái độ và phong cách làm việc [19,328]

Cách tiếp cận khác cho rằng: Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của conngười trong một tổ chức hoặc xã hội (kể cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụngkiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triểndoanh nghiệp [15, 10]

Quan niệm khác cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí tuệ,tinh thần, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động và triển vọngmới phát triển của con người” [11,61]

Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận, nhưng các địnhnghĩa về NNL đều đề cập đến các đặc trưng chung là:

- Số lượng NNL: được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng

trưởng NNL Sự phát triển về số lượng NNL dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong, baogồm nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bênngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng LĐ do di dân

- Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ,

trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực thẩm mỹ, của người laođộng Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việcxem xét đánh giá chất lượng NNL

- Cơ cấu NNL: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về NNL Cơ

cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau: cơ cấu về trình độ ĐT, dân tộc,giới tính, độ tuổi,…

Trang 9

NNL là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh Trướchết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực NNL nằm ngay trong bảnthân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và cácnguồn lực khác Thứ hai, NNL được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân Với

tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, NNL là nguồn lực con người có khảnăng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng

và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định

Với cách hiểu như vậy, nội hàm NNL không chỉ bao hàm những người trong độtuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng, mà còn chứa đựng các hàm

ý rộng hơn, gồm toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khảnăng đem lại thu nhập trong tương lai Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, conngười được coi là phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tếbền vững

NNL cũng được nhìn nhận về khía cạnh số lượng, không chỉ những người trong

độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động NNL là tổng thể các tiềm năng LĐcủa một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc LĐ nào đó; nguồnlực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (baogồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất), tức là không chỉ bao hàm số lượng, chấtlượng, cơ cấu NNL hiện tại, mà còn bao hàm của nguồn cung cấp nhân lực trongtương lai của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới

NNL được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liênkết với nhau theo những mục tiêu nhất định NNL là toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng vàsức người cần đầu tư vào công việc để đạt được thành công

Từ những phân tích trên, trong Luận văn này khái niệm NNL được hiểu như sau:

NNL là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người cơ sở

đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.

Trang 10

NNL là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức.Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì yếu tố con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơbản nhất Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là cần thiết trong lực lượng LĐcủa mỗi quốc gia nhằm định hướng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanhnhân thấy được và định hướng sự phát triển NNL của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội

và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại Ngày nay, trong hoạt động kinh tế và quản trịkinh doanh, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: rủi ro của mọi rủi ro là rủi ro về nguồnnhân lực

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng NNL là khái niệm động, do đó nội hàm của nó luôn luôn phải thayđổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng thời kỳ pháttriển Trong điều kiện CNH, HĐH, việc ĐT, bồi dưỡng, phân bổ và sử dụng NNL làmsao khai thác, phát huy được tiềm năng vô tận của con người là một vấn đề cấp thiết

Có quan niệm cho rằng: “Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thểhiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL Chấtlượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ kinh tế mà còn là chỉ tiêu phảnánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL cao sẽ tạo rađộng lực phát triển mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là một nguồn lực của sự pháttriển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định”.[17]

Chất lượng NNL được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉtiêu chủ yếu sau:

- Tình trạng sức khỏe của dân cư:

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần Sức khỏe là tổng hòa nhiềuyếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe chia thành: thể lực tốt, loại không cóbệnh tật gì, thể lực trung bình, thể lực yếu, không có khả năng lao động

Bên cạnh các chỉ tiêu về trạng thái sức khỏe của người LĐ còn có chỉ tiêu đánhgiá tình trạng sức khỏe của một quốc gia như: tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng tựnhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính, tuổi tác,…

Trang 11

- Trình độ văn hóa của người lao động:

Trình độ văn hóa của người LĐ là sự hiểu biết của người LĐ đối với những kiếnthức phổ thông về tự nhiên và xã hội, biểu hiện thông qua: số lượng người biết chữ vàchưa biết chữ; số người có trình độ tiểu học; số người có trình độ phổ thông cơ sở; sốngười có trình độ phổ thông trung học; số người có trình độ Đại học – Cao đẳng;…

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người LĐ là sự hiểu biết, khả năng thực hành

về chuyên môn nào đó Trình độ chuyên môn của người LĐ được đo bằng: tỷ lệ cán

bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học

Trình độ kỹ thuật của người LĐ thường được dùng để chỉ trình độ của ngườiđược ĐT ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những khả năngthực hành về công việc nhất định, trình độ kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉtiêu: số lượng ĐT và LĐ phổ thông; số người có bằng kỹ thuật và không có bằng;trình độ tay nghề theo bậc thợ;…

- Chỉ số phát triển con người (HDI):

Chỉ số này được tính bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu: tuổi thọ bình quân; thu nhập bìnhquân đầu người và trình độ học vấn Như vậy, chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự pháttriển của con người về mặt kinh tế, còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sựcông bằng, tiến bộ xã hội

Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được, người ta còn xem xét chỉ tiêu nănglực phẩm chất của LĐ phản ánh mặt định tính của NNL

Ngoài ra, còn có cách tiếp cận khác về chất lượng NNL Chất lượng NNL đượcđánh giá thông qua các tiêu thức:

- Sức khỏe: thể lực và trí lực

- Trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ lành nghề

- Các năng lực phẩm chất cá nhân như: ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức tráchnhiệm, sự chuyên tâm,…[32, 64]

Tóm lại, chất lượng NNL hiểu một cách toàn diện dựa trên những khía cạnh sau:

có lòng tự trọng và tự tôn dân tộc; có tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng; cótrình độ chuyên môn vững vàng; có phương pháp và kỹ năng thực hành; sự năng động

Trang 12

sáng tạo trong công việc; có ý thức tự giác học hỏi nâng cao trình độ, biết tận dụngmọi cơ hội để mở rộng sự hiểu biết; có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc đượcgiao [28,138].

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn lực con người, hoặc phát triển NNL, hoặc phát triển nguồn tàinguyên con người cùng với phát triển người là những khái niệm hình thành và pháttriển trên thế giới, chủ yếu trong thập niên 70, dựa trên quan điểm mới về phát triển và

về vị trí con người trong sự phát triển

Phát triển NNL theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đượctiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghềnghiệp cho người LĐ được thực hiện bởi doanh nghiệp [18]

Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) cho rằng: “phát triển NNL bao gồm phạm vi rộng hơn Nó không chỉ là trình độ hay rộng hơn là ĐT mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình ĐT, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và quá trình làm việc của người lao động” [26 ]

Phát triển NNL được hiểu cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặtđạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực, làm cho con người trở thành những người

LĐ có những năng lực mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự pháttriển KT – XH, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [35, 285]

Khái niệm phát triển NNL cần được hiểu đầy đủ hơn trong quản lý NNL, baogồm 3 mặt phải quản lý: phát triển NNL (PTNNL); sử dụng NNL (SDNNL); nuôidưỡng môi trường cho NNL (MTNNL) theo sơ đồ dưới đây: [35, 287]

Trang 13

- Quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển NNL:

Kế thừa có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh cùng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế, Đảng ta đã xác địnhmục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người và cho con người Điều

này được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: “CNH, HĐH đất nước lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhah và bền vững Cùng với GD – ĐT là quốc sách hàng đầu để tăng trưởng NNL”.[4,108]…

“Con người và NNL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH…”[4, 201]

Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định: “…nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [9].

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể: đạt tốc độtăng trưởng kinh tế cao, bình quân 7,5% / năm, nền kinh tế thị trường định hướngXHCN bước đầu được xây dựng, chiến lược CNH, HĐH đã bắt đầu được đẩy mạnh;quan hệ đối ngoại, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao; chính trị - xã hội

ổn định,…Đạt được nhiều thành tựu trên là nhờ sức mạnh tổng hợp từ nhiều yếu tố:đường lối đúng đắn của Đảng, sự quản lý thống nhất theo pháp luật của Nhà nước, sự

điều hành năng động của Chính phủ,… Đại hội Đảng lần thứ X đã khảng định: “Tăng

- Mở rộng chủng loại việc làm

- Mở rộng quy

mô làm việc

- Phát triển tổ chức

Trang 14

cường phát huy nội lực bằng cách phát triển NNL chủ yếu cho giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế” …” [5]

Quan điểm phát triển NNL lại được Đảng đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI Đó là: Đảng ta đã xác định chiến lược phát triển KT - XH 2011 -

2020 là “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN” Để thực hiện định hướng trên, chiến lược đề ra một trong năm quan điểm phát triển KT-XH 2011 – 2020 là: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, đồng thời xác định một trong ba khâu đột phá quan trọng là: “Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”[6].

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng chiến lược phát triển NNL, chiếnlược phát triển con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự pháttriển Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều nhằm quán triệt tư tưởngchăm lo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàndiện con người Việt Nam

Tóm lại, có thể hiểu phát triển NNL theo nghĩa chung nhất, đó là tổng thể các chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực và nhân lực, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất nhân lực của nguồn LĐ để phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

1.2 Nguồn nhân lực trong ngành DL

1.2.1 Khái niệm ngành DL

Khái niệm về DL

DL là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm

vi toàn cầu Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớpthượng lưu, đến nay DL đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thểthiếu trong đời sống của mọi người dân

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành DL đối với sự phát triển KT – XH,

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “…phát triển DL thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trang 15

trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 DL Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực” [20].

DL phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyếtnhiều công ăn việc làm cho xã hội; thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quannhư xây dựng, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưuchính - viễn thông Hiện nay, hằng năm trên toàn cầu trung bình có trên 900 triệu lượtngười đi DL Con số này sẽ đạt 1,6 tỉ vào năm 2020, trong đó 60% dòng khách đi DL

có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác so với nền văn hóa nơi họ sinh sống DL đã trởthành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, xuất khẩu DL chiếm khoảng 30%xuất khẩu dịch vụ thương mại thế giới và 6% tổng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

“Với tư cách là ngành xuất khẩu, hiện nay DL đã vươn lên đứng vị trí thứ 4 sau ngànhnhiên liệu, hoá dầu và sản xuất ô-tô” [30, 34]

Ngày nay, DL đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung DL vẫn chưa thốngnhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khácnhau mỗi người có một cách hiểu về DL khác nhau

Thuật ngữ DL trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa

đi một vòng Thuật ngữ này được La tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme(tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) [31, 6]

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm DL, có những tác giảtập trung giải thích DL như một hiện tượng di chuyển, lưu trú ngoài nơi cư trú thườngxuyên; nhóm khác lại tập trung vào bản thân du khách và khía cạnh kinh tế của DL

Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf – Hai người được coi là đặt nền

móng cho lý thuyết về cung DL đưa ra định nghĩa như sau: “DL là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những

Trang 16

người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” [37, 8].

Tổ chức DL Thế giới (UNWTO) - một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, đưa ra

định nghĩa: “DL bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền DL cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” [37, 8] Một quan niệm khác cho rằng: “ DL là một ngành công nghiệp nhằm biến các tài nguyên nhân lực, vốn và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm DL Trước hết, DL là một hiện tượng nhân văn, liên hệ đến các giác quan, nhằm đáp ứng nhu cầu về thời gian rảnh rỗi” [25, 43].

Ngành DL Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 50 năm, nhưng chỉ thực sự pháttriển nhanh vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước Nếu so sánh với cácngành kinh tế khác, DL được xếp vào một trong những ngành mới Do đó, hệ thốngcác thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngành DL chỉ mới được chuẩn hoá trong thời giangần đây

Trước khi Luật DL được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thôngqua năm 2005, ở nước ta khái niệm “DL” cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳthuộc cách tiếp cận mỗi tác giả Từ khi có Luật DL, khái niệm DL ở nước ta được sử dụngtương đối thống nhất theo cách giải thích thuật ngữ của Luật Luật DL giải thích khái niệm

DL như sau: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [12,20].

Đây là một định nghĩa súc tích, mang tính khái quát, bao hàm được cả 2 khía cạnh cơbản của DL là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích tham quan nghỉ dưỡng và các hoạtđộng liên quan đến chuyến đi đó

Theo DL học: “DL là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách DL, những nhà kinh doanh DL, chính

Trang 17

quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách DL” [16, 100].

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về DL nhưng tổng hợp lại ta thấy DL

hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời

có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình

Khái niệm về ngành DL

Ngành DL phát triển đến nay đã có lịch sử một thế kỷ rưỡi, nhưng nhận thức củamọi người đối với ngành DL vẫn chưa hoàn toàn thống nhất

Người khai phá ngành DL cận đại là Thommas Cook xuất phát từ góc độ của nhà

kinh doanh DL, đã nêu ra ngành DL tức là: “Để du khách thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tổ chức sự nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất” [7,151, 152].

Người Nhật Bản cho rằng ngành DL là “công nghiệp tin tức” có thể phản ảnh tìnhthế chính trị, nếp sống xã hội và sự giao du giữa người với người trong DL, coi trọng tiếpđãi nhiệt tình, nên gọi nghành DL là ngành “tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình” [7, 152]

Các cách nói trên chỉ là sự giải thích đơn giản, dễ hiểu đối với một số đặc điểm

và tác dụng của ngành DL chứ chưa vạch rõ đặc trưng bản chất của ngành DL

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng của ngành DLthế giới, việc nghiên cứu của mọi người đối với ngành DL cũng không ngừng đi sâu,rất nhiều quan điểm đều có tính gợi ý mở

Nhà DL học người Mỹ Đường Nạp Đức – Lan Đức Bá Cách trong quyển Ngành DL

cho rằng: “DL là ngành nghề có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ du khách trong và ngoài nước DL liên quan tới du khách, hình thức lữ hành, cung cấp ăn ở thiết bị

Trang 18

và các sự vật khác, nó cấu thành một khái niệm tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm đang hoàn thành và đang thống nhất” [7,152].

Lợi Khắc Kha Luân Thiết – một học giả người Anh cho rằng DL là “công nghiệpgiao thông”, Ông cho rằng “công nghiệp giao thông có thể được coi là một bộ phận củakinh tế quốc dân, nhiệm vụ của nó là phục vụ cho du khách rời khỏi nơi thường trú đithăm viếng nơi khác Đó là nền kinh tế tổng hợp do nhiều ngành thương nghiệp và côngnghiệp tổ hợp thành, chức năng của nó là nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách” [7, 153]

Học giả Mexico trong Ngành DL là môi giới giao lưu của loài người luận bàn rằng: “Ngành DL có thể được xem là tổng các mối quan hệ được hình thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho du khách” [7,153].

Các định nghĩa trên đều có hai điểm tương đồng: một là, cho rằng ngành DL làmột sản nghiệp kinh tế có tính tổng hợp, do hàng loạt ngành liên quan cùng tổ hợpthành; hai là, cho rằng nhiệm vụ của ngành DL là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho

du khách

Tóm lại, ngành DL là sản nghiệp có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng,

cung cấp sản phẩm cần thiết và dịch vụ cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của họ

Ngành Dl là một ngành kinh tế đặc thù vì: con người vừa là yếu tố đầu vào vừa là

sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh doanh dịch vụ DL, LĐ trực tiếp phục vụ khách

DL có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất lượngsản phẩm DL Vì vậy, sản phẩm của ngành DL chủ yếu là sản phẩm về mặt tinh thần;

DL là một trong những ngành kinh tế năng động nhất thế giới, có tính tổng hợp, liênngành, liên vùng; DL là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, đó

là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lượcphát triển hay quyết định thực hiện một dự án về DL; tăng cường năng lực QLNN về

DL, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trungương đến địa phương tương xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn

Trang 19

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành DL

1.2.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực trong ngành DL

Trong hoạt động DL, từ phía “cung DL” có nhiều thành phần tham gia vào hoạtđộng phục vụ khách DL là:

+ Tại các đầu mối giao thông: Các hoạt động phục vụ khách DL đi qua bằng

phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đếnđiểm DL của họ được tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sânbay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc

và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách DL bao gồm: nhà hàng,quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, của hàng sách…,

và hoạt động của một số cơ quan QLNN liên quan đến phục vụ khách DL như: biênphòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng được tổ chức tại đây

+ Tại điểm đến DL:

- Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trước hay các doanh nghiệp

có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lưu trú - KS , nhà nghỉ, khu nghỉmát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ vui chơi giải trí - các phương tiệnthể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động

lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển-các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xetuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê

- Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ DL tuyến sau bao gồm cácdoanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp phục vụ DL tuyếntrước như: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giảikhát, công ty phát hành thẻ tín dụng, công ty vận tải, thương mại bán buôn, bán lẻhàng hóa, vệ sinh môi trường, cung cấp điện, nước, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…

- Hoạt động của các cơ quan QLNN chuyên ngành có liên quan đến hoạch địnhchính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ DL như: cơ quan cấpphép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quanquản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…

Trang 20

- Hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến phục vụ DL, như: các gia đình,

cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia quá trình phục vụ khách

DL một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

- Hoạt động của các đơn vị ĐT cung cấp NNL cho các doanh nghiệp DL tuyếntrước và tuyến sau

Tóm lại, NNL ngành DL được hiểu là lực lượng LĐ tham gia vào quá trình phát triển DL, bao gồm LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp LĐ trực tiếp bao gồm những công

việc trực tiếp phục vụ khách DL như trong KS , nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻphục vụ khách DL, cơ quan quản lý DL,… LĐ gián tiếp bao gồm những công việccung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách DL như: cung ứng thựcphẩm cho KS nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách

DL, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển DL, ĐT nhân lực DL, xây dựng KS ,sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách DL…[30,30]

1.2.2.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành DL

Lực lượng LĐ trong ngành DL được chia thành 3 nhóm với những đặc điểmkhác nhau:

+ Nhóm LĐ chức năng QLNN về DL: Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc

xây dựng chiến lược phát triển DL của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạchđịnh chính sách phát triển DL Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điềukiện cho các doanh nghiệp DL kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt độngkinh doanh

+ Nhóm LĐ chức năng sự nghiệp ngành DL: Đây là bộ phận có trình độ học vấn

cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành DL, có chức năng ĐT, nghiên cứu khoa học về

DL và có vai trò to lớn trong việc phát triển NNL ngành DL, tác động lớn đến chấtlượng và số lượng của NNL ngành DL hiện tại và trong tương lai

+ Nhóm LĐ chức năng kinh doanh: Nhóm LĐ này chiếm số lượng đông đảo

nhất trong hoạt động của ngành DL và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất

Nhóm LĐ chức năng kinh doanh có một số đặc điểm riêng là:

- Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ LĐ nữ cao hơn so với LĐ nam: xuất phát từ tính đặcthù của ngành DL đòi hỏi phải có lực lượng LĐ có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn,

Trang 21

nên hình thành lực lượng LĐ có cơ cấu độ tuổi trẻ Nhiều lĩnh vực phục vụ khách DLnhư lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của ngườiphụ nữ Vì vậy, tỷ lệ LĐ nữ thường cao hơn LĐ nam.

- Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng đều theolãnh thổ và các nghiệp vụ DL Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét củangành DL, các hoạt động DL thường diễn ra tại các khu, điểm DL, những nơi có nhiềutài nguyên DL và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Vìvậy, phần lớn LĐ đã qua ĐT đều làm việc tại những khu DL, trung tâm DL lớn, ởnhững khu vực còn lại thường thiếu lao động

Trong ngành DL có nhiều công việc với yêu cầu LĐ giản đơn, không đòi hỏiphải ĐT ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ LĐ chưa tốt nghiệpphổ thông trung học khá cao Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách

DL, đội ngũ LĐ thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ,giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao

- Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng củatính thời vụ DL các hoạt động DL thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhấtđịnh của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của mùa DL, cácdoanh nghiệp DL thường phải tuyển dụng thêm các LĐ thời vụ để đáp ứng nhu cầukinh doanh, phục vụ khách của mình Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp DL chấm dứthợp đồng LĐ với những LĐ thời vụ

Lực lượng LĐ làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp DL lại được chia thành

4 nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình hoạt động kinhdoanh DL:

+ Nhóm LĐ chức năng quản lý chung: Nhóm này gồm những người đứng đầu cácđơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh KS , hãng lữ hành DL, vận chuyển DL, làtổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc hoặc các chức danh tương đương) LĐ của ngườilãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh DL có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công cụ vàsản phẩm LĐ của họ có tính đặc thù, thể hiện:

Trang 22

- Là loại LĐ trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiệnquyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm LĐ trí óc của người lãnh đạo trong lĩnh vựckinh doanh DL.

- Là loại LĐ tổng hợp: Với tư cách là một nhà chuyên môn, LĐ của lãnh đạo là

LĐ của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việcmột cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao Với tư cách là nhà hoạtđộng xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh DL còn tham gia các hoạt động KT -

XH khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chứcđoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao,văn hoá )

Những đặc điểm trên đòi hỏi người lãnh đạo phải được ĐT chu đáo, bài bản, cóbằng cấp quản lý và quản lý DL

+ Nhóm LĐ chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế: bao gồm LĐ thuộcphòng kế hoạch đầu tư và phát triển; LĐ thuộc phòng tài chính - kế toán (hoặc phòngkinh tế); LĐ thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; LĐ thuộc phòng quản lýnhân sự Nhiệm vụ chính của LĐ thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinhdoanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt độngkinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp LĐ thuộc nhómnày có khả năng phân tích các vấn đề, đang hoặc sắp xảy ra trong doanh nghiệp củamình, các tác động của các biến số vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hưởng tới nhiệm vụ củamình hoặc doanh nghiệp

+ Nhóm LĐ chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp DL: LĐthuộc nhóm này gồm nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường;nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhânviên tạp vụ trong các công ty, KS hoặc các doanh nghiệp kinh doanh DL Họ khôngtrực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách Nhiệm vụ chính của họ là cungcấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những LĐ thuộc các bộ phậnkhác của doanh nghiệp

+ Nhóm LĐ trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: Đây là những LĐ trực tiếp thamgia vào quá trình kinh doanh DL, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách

Trang 23

Nhóm LĐ này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinhthông nghề nghiệp Trong KS có LĐ thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến mónăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có LĐ làm công tác điềuhành chương trình DL, marketing DL và đặc biệt có LĐ thuộc nghề hướng dẫn DL Trong ngành vận chuyển khách DL có LĐ thuộc nghề điều khiển phương tiện vậnchuyển DL

1.3 Vai trò và xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

1.3.1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành du lịch ở Việt Nam

Phát triển NNL DL là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng caochất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng LĐ đang và sẽ làm việc trực tiếp trongngành DL, bao gồm: LĐ thuộc các cơ quan QLNN về DL và các đơn vị sự nghiệptrong ngành từ trung ương đến địa phương, LĐ trong các doanh nghiệp DL gồm độingũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ LĐ nghiệp vụ trong các KS - nhà hàng, công

ty lữ hành, vận chuyển DL , LĐ làm công tác ĐT DL trong các trường dạy nghề,trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học [8]

NNL là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của nước

ta nói chung và đối với ngành DL nói riêng Vai trò đó được thể hiện trên những khíacạnh sau:

Thứ nhất: phát triển NNL quyết định đến sự phát triển của các nguồn lực khác.

Trong ngành kinh tế nói chung và trong ngành DL nói riêng, so với các nguồn lựckhác, NNL có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi trong quá trình khai thác

và sử dụng Ngược lại, NNL có khả năng tái sính và phát triển nếu biết bồi dưỡng,khai thác và sử dụng hợp lý Xét trong ngành DL, có thể thấy rằng: DL là một ngànhđòi hỏi NNL lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành cómức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng.Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ,

kỹ năng, tay nghề của người LĐ mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ Chínhđiều này đã làm cho yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững của ngành Do đó, ở hầu hết các quốc gia hiện nay, đều đặt con

Trang 24

người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, biện pháp nhằmphát triển có hiệu quả NNL quan trọng này.

Thứ hai: NNL quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN Trong

ngành DL, sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng rấtlớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ Mỗi cử chỉ, hànhđộng, lời nói của nhân viên tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chấtlượng phục vụ Thái độ, kỹ năng phục vụ của nhân viên nhà hàng chỉ bộc lộ rõ trongquá trình khách tiêu dùng sản phẩm, khó ngăn ngừa trước được các “khuyết tật” củasản phẩm Đặc trưng này chứng tỏ rằng, chất lượng NNL tác động trực tiếp tới hiệuquả kinh doanh của mỗ doanh nghiệp nói riêng và chất lượng dịch vụ của ngành DLnói chung Điều này càng nhấn mạnh vai trò của việc phát triển NNL, đặc biệt lànguồn LĐ trực tiếp trong ngành DL

Thứ ba: Con người là mục tiêu của sự phát triển, là nguồn lực góp phần đáng kể

vào việc làm tăng tổng GDP của xã hội Phát triển KT – XH suy cho cùng là đạt đượcnhững mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn,

xa hội ngày càng văn minh Nói cách khác, trong ngành DL khách hàng chính làngười tiêu dùng sản phẩm DL, song nhu cầu tiêu dùng của khách hàng lại tác độngmạnh mẽ tới việc cung ứng sản phẩm đó, định hướng phát triển thông qua quan hệcung cầu trên thị trường Nếu thị trường nhu cầu của một loại hàng hóa dịch vụ nào đótăng lên, lập tức thu hút LĐ cần thiết để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ đó và ngược lại.Như chính nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đã tác động gián tiếp đến thị trường laođộng, tức là tác động tới nguồn lực con người Nhu cầu DL ngày càng phát triển đã thuhút một lượng lớn LĐ trực tiếp phục vụ trong ngành, tạo ra nhiều công ăn việc làmcho người lao động, đồng thời chính lực lượng đó cũng tạo ra nhiều của cải vật chấtcho xã hội, điều đó lại tác động tới phát triển KT – XH

Thứ tư: NNL tiếp tục đưa ngành DL phát triển trong thời đại khoa học công nghệ

và toàn cầu hóa Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ

và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống KT – XH, cùng với đó là quátrình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước phát triển đượcnhiều ngành, trong đó DL được coi là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng

Trang 25

nhất Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đem đến sự thỏa mãn về nhu cầutiêu dùng của khách hàng như tiêu chuẩn về phòng ngủ, dịch vụ vận chuyển, tiện nghi…Một trong những điểm khác biệt tạo nên đặc điểm riêng có của ngành DL ở mỗiquốc gia trong quá trình toàn cầu hóa đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong cácđơn vị kinh doanh DL, khả năng đáp ứng sự thỏa mãn trong việc tiêu dùng các sảnphẩm DL của khách hàng bởi vì nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng

và không ngừng tăng lên Có thể nói, để đảm bảo khả năng cạnh tranh hiệu quả trongngành DL và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, các nước phải nhanh chóng giảiquyết một cách có hiệu quả việc phát triển NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao

Tóm lại, việc nhận thức đủ tầm quan trọng của người LĐ trong hoạt động thực

tiễn của ngành DL, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới công tác nhân sự có ý nghĩa hếtsức quan trọng Vấn đề đặt ra đối với ngành DL là thu hút và duy trì được nhữngngười LĐ có năng lực, trình độ, thái độ làm việc phù hợp, lựa chọn đúng người đúngviệc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Các doanh nghiệp DL muốn tồn tại và pháttriển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai tròcủa việc phát triển NNL, đặc biệt là NNL trực tiếp, đồng thời cần phải làm tốt công tácquản trị NNL Phát triển NNL trong ngành DL nhằm tạo ra những chính sách, chiếnlược kịp thời và phù hợp Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người luôn đóng vaitrò quyết định tới sự thành công Một địa danh DL đẹp nhưng ở đó con người khôngthân thiện, thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng,…thì nơi đó không thể nào có sự phát triểnbền vững Do đó, cách ứng xử có văn hóa là điều tối cần thiết trong việc phát triển DL

và văn hóa DL, củng cố và nâng cao giá trị văn hóa và hình ảnh của đất nước, conngười Việt Nam

1.3.2 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Ngày nay, NNL trong ngành DL đang phát triển theo những hướng khác nhaudựa trên những xu hướng phát triển của ngành DL

DL thế giới hiện nay đang phát triển theo những hướng sau:

- Xu hướng thứ nhất: DL quốc tế trên toàn thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ

khá cao Theo số liệu thống kê công bố đầu tháng 4 năm 2005 của UNESCO thì 11%

Trang 26

đầu tư của thế giới là cho DL, 10,9% sản phẩm được tạo ra bởi ngành DL, 10,8% LĐthuộc ngành này, 20% giao dịch thương mại thế giới phục vụ DL.

Theo đánh giá của tổ chức DL thế giới, trong những năm tới, viễn cảnh củangành kinh tế DL toàn cầu nhìn chung rất khả quan WTO đã dự báo: đến năm 2020,lượng khách DL thế giới sẽ đạt 1.602 triệu lượt khách, thu nhập xã hội từ DL đạtkhoảng 2000 tỷ USD Riêng ở Việt Nam ước đạt 10 – 11 triệu lượt khách vào năm2020; doanh thu DL sẽ đạt khoảng 9,9 tỷ USD; giá trị GDP DL so với GDP cả nướcchiếm 6,4 % vào năm 2020 [29]

- Xu hướng thứ hai: có sự thay đổi hướng đi của luồng khách DL quốc tế Trước

đây, khách chủ yếu đến nghỉ dưỡng tại các vùng biển nổi tiếng của thế giới Ngày nay,nguồn khách này được phân tỏa tới những vùng, những nước mới phát triển DL nhưvùng Châu Á – Thái Bình Dương, vùng Caribe,…Các nước Đông Nam Châu Á đang cótốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của khu vực cả về số khách và thu nhập [1]

- Xu hướng thứ ba: mức chi tiêu của một khách DL ngày càng tăng và cơ cấu chi

tiêu của khách DL thay đổi Tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ở, vậnchuyển, ăn uống,…) giảm dần Tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung(mua sắm, tham quan, giải trí,…) tăng lên Kết quả điều tra về chi tiêu của khách DLtại nhiều quốc gia cho thấy: nếu trước đây, khách DL chi tiêu 60 – 70% cho ăn, ở, đilại và 30 – 40% chi cho mua sắm hàng hóa, tham quan và giải trí thì ngày nay là ngượclại, chi 40 – 50% cho ăn, ở, đi lại và 50 – 60% cho mua sắm hàng hóa, tham quan, giảitrí và dịch vụ khác [27 ]

- Xu hướng thứ tư: Với sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin ngày

càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách DL nắm bắt thông tin các điểm đến, đặc biệt là

sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạng internet ngày càng được du khách sử dụngphổ biến

- Xu hướng thứ năm: sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển

DL giữa các nước ngày càng mở rộng Hiện nay, trên thế giới ngoài tổ chức DL thếgiới (Word Tourism Organization, WTO) , còn có nhiều tổ chức DL khu vực, liên khuvực đã ra đời: Hiệp hội DL khu vực Thái Bình Dương; Hiệp hội DL vùng Caribe; Hiệphội DL vùng Đông Nam Á;…

Trang 27

- Xu hướng thứ sáu: xu hướng ngày càng tăng của khách DL tới nhiều điểm DL

của các nước khác nhau trên một chuyến đi nhờ sự thuận lợi của giao thông và sự liênkết giữa các nước, các điểm DL,…

- Xu hướng thứ bảy: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn

với phát triển DL bền vững

Một trong những nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn” [36, 79].

Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hộihóa cao, DL phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho LĐ nông thôn mà không cầnphải ĐT công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm DL sẽ giúp cho nôngthôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kếtcấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và LĐ trong nông thôn theohướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Xu hướng thứ tám: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang

nền kinh tế dịch vụ Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi cácdịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải Nhàsản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %) [38].Trong khi đó, DL đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007).Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành DL Sau cácngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tậptrung vào DL, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.[38]

Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Ninh Bình đã có sự phát triểnvượt bậc về KT - XH; cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọngdịch vụ và công nghiệp Để cấu trúc nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng:

Trang 28

dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, hay nói cách khác để DL trở thành ngành kinh tếmũi nhọn, một đòi hỏi cấp bách là phải nâng cao chất lượng NNL nói chung và NNLtrong ngành DL nói riêng.

- Xu hướng thứ chín: Đặt DL trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và tiến tới

phát triển DL bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăngcường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực

đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịchViệt Nam nói chung và DL Ninh Bình nói riêng Trước bối cảnh và xu hướng đó, địnhhướng phát triển DL Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại vềtính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huybản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng,lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế

Xu hướng phát triển ngành du lịch đặt ra yêu cầu và tác động trực tiếp tới cơ cấu sốlượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Xu hướng nhân lực du lịch ngày càng đòi hỏicao về trình độ, kỹ năng quản lý; kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt chuẩn nhưng cần cómức độ tinh tế và nhạy cảm trong phục vụ và giao tiếp; lao động phổ thông du lịch dần trởnên kém hấp dẫn thay thế bởi lao động thời vụ ngày càng phổ biến; lao động tự chủ (selfemployment) ngày càng tăng ứng với mô hình du lịch cộng đồng, kinh tế hộ gia đình

Hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng2,5% tổng LĐ cả nước, trong đó có khoảng 420.000 LĐ trực tiếp làm việc trong các cơ

sở dịch vụ du lịch Cơ cấu lao động ngành với 42% được ĐT về DL, 38% được đàotạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua ĐT chính quy mà chỉ quahuấn luyện tại chỗ Sự phân bố lao động giữa các lĩnh vực, vùng miền cũng chưa phùhợp Số lao động cần có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; số lao độngchưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa; đặc biệt các vùng du lịch mới thì nhân lực đã quađào tạo rất thiếu

Trang 29

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020

Đơn vị: Nghìn người

% tăng TB

cả giaiđoạn

Năm 2020

% tăng TB

cả giaiđoạn

2.5 Dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) 187.450 268.200 8,6 348.300 5,9

3 Theo loại lao động

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 ngành du lịch cầntới 620.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2,2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến 2020tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra.Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ởtừng giai đoạn rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực

Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập kỷ sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theocác ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1% vào nửathập kỷ tiếp Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng lên lao động lĩnh vực dịch vụkhách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn Lao động cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đạihọc, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng chung do nhu cầu quản lý; lao độngnghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn

Trang 30

do mở rộng nhiều loại hình du lịch phong phú; nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng caohơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ Hầu hết các loại laođộng tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2020 Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực được đào tạo cơbản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào sốlao động thời vụ.

Như vậy, nhu cầu lao động du lịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, loại laođộng đều tăng trong thời gian tới Bức tranh tổng thể về nhu cầu nhân lực cho thấyhàng năm cần đào tạo bổ sung ở tất cả các ngành nghề du lịch để đáp ứng yêu cầu pháttriển Tuy nhiên, để đáp ứng đúng yêu cầu đó đòi hỏi nhân lực du lịch không chỉ đượcđào tạo đủ về số lượng mà phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tức cần có trình độkiến thức, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cũngnhư phẩm chất, thái độ nghề nghiệp phù hợp

Trước hết có thể thấy rõ nhu cầu lớn về kiến thức quản lý, kỹ năng điều hành cầnđào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học để đáp ứng nhu cầu lao động quản

lý từ bậc trung (giám sát) trở lên cho tới quản lý bậc cao ở doanh nghiệp và quản lý vĩ

mô, hoạch định chính sách tại địa phương và trung ương Khi chuyển dịch theo xuhướng phát triển bền vững coi trọng chất lượng dịch vụ với hàm lượng giá trị gia tăngcao thì đòi hỏi đội ngũ lao động quản lý và lao động nghiệp vụ phải thực sự chuyênnghiệp Do vậy, nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu kỹ năng bậc cao

sẽ rất lớn Số liệu dự báo trên bảng cho thấy nhu cầu đào tạo ở trình độ trên đại học tăng 13,1%giai đoạn 2011-2015 và 9, 2% giai đoạn 2016-2020, tăng cao hơn mức tăng trưởng chung;tương tự nhu cầu cần đạo tạo trình độ trung cấp tăng 9,5%/năm giai đoạn 2011-2015 sau đótăng mạnh hơn ở mức 10,2%/năm giai đoạn 2016-2020 do mức độ chuẩn hóa đã đạt được nhấtđịnh Nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng và đại học tăng cao 10,6%/năm giai đoạn 2011-201song sẽ tăng nhẹ hơn ở mức 7,5%/năm giai đoạn tiếp theo khi lao động ở trình độ trung cấpđược chuẩn hóa và dần thay thế các vị trí quản lý và kỹ năng nghiệp vụ bậc cao

Về chuyên ngành đào tạo, các lĩnh vực nghiệp vụ cần quan tâm đó là hướng dẫn,chế biến món ăn, văn phòng du lịch, đại lý lữ hành (tiếp thị, bán, điều hành), lễ tân Khi xu hướng du khách mong đợi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và mức độ tinh

Trang 31

tế thì đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng trau chuốt, chuyên nghiệp hơn, được đào tạobài bản và thực hiện thao tác thành thục hơn Chình vì vậy phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao và có tính chuyên nghiệp là một nhu cầu bức xúc.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Trong quá trình phát triển NNL nói chung và phát triển NNL ngành DL nói riêngchịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Có thể kể đến các yếu tố chính như sau:

- Trình độ phát triển CSHT và trình độ, khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Sự phát triển về CSHT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế Nước ta

đang tiến hành CNH, HĐH NNNT với nội dung “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH,quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuấtphù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vậtchất và văn hóa của nông dân nông thôn”, theo đó là quá trình phân công lại LĐ xãhội, góp phần nâng cao chất lượng NNL nói chung và chất lượng NNL DL nói riêng.Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển DL và đếnlượt mình, trình độ phát triển DL sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế pháttriển của NNL ngành DL

- Trình độ phát triển của giáo dục ĐT: Giáo dục ĐT là yếu tố cấu thành quan

trọng của phát triển NNL Chất lượng của giáo dục ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng NNL, thông qua giáo dục ĐT các quốc gia hình thành NNL của mình với trình

độ ĐT, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển Trình độ phát triển của ĐT

DL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNL ngành DL

- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc

độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển NNL.Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đếnviệc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáodục ĐT và phát triển NNL Để nâng cao chất lượng NNL cần hạ thấp tỷ lệ phát triểndân số ở mức hợp lý

Trang 32

- Các chính sách KT - XH, kế hoạch, qui hoạch, liên kết trong phát triển của tỉnh: Các chính sách KT - XH của Nhà nước như: chính sách giáo dục ĐT; chính sách

tuyển dụng, sử dụng lao động, LĐ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động đều

có tác động trực tiếp đến NNL

Chính sách KT - XH của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển NNL màcòn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của NNL thông qua những công cụđiều tiết vĩ mô Chính sách phát triển DL của Nhà nước tác động đến sự phát triển DL,trong đó chính sách ĐT phát triển NNL ngành DL ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển NNL ngành DL

- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:

+ Toàn cầu hoá

Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNL tại các quốcgia, khu vực trên thế giới Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanhchóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnhtranh gay gắt với nhau Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giátrị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia

và của từng doanh nghiệp Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức vàcác kỹ năng của lực lượng lao động Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và ĐT và các kỹnăng của lực lượng LĐ là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI

Quá trình toàn cầu hóa đã tác động rất lớn tới nông nghiệp, nông thôn và nôngdân Việt Nam Đô thị hóa một cách cấp tốc, dồn nén sẽ ẩn chứa nhiều thách thức đốivới sự phát triển: việc thu hồi đất của nông dân trong quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa

đã làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp, tiêu cực trong công tác quản lí sử dụng đất đaigây hiệu ứng xã hội bất thuận,̀ ô nhiềm môi trường Một bộ phận lớn LĐ bị mất đất đãchyển sang hoạt động trong lĩnh vực DL Hầu hết LĐ này chưa được qua ĐT, không

có trinh độ chuyên môn về DL đã làm cho chất lượng sản phẩm DL không được đảmbảo Đây cũng chính là sức ép trong việc ĐT và phát triển NNL trong ngành DL của cảnước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng

+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 33

Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớntrong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới Nhiều ngành nghềmới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người LĐ phảiđược trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới Nhữngbiến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầutrong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làmviệc Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việcvới cấp bậc tổ chức chậm thay đổi Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đốivới NNL.

+ Xu thế thay đổi về cách thức đi DL và các nhu cầu trong khi đi DL

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phépkhách DL rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến DL, tạo nên xu thếkhách DL rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm DL và thực hiện nhiều chuyến đi DLđến các điểm đến DL khác nhau trong thời gian trong năm

Các dịch vụ DL được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ănuống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơigiải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội ) Cùngvới xu thế đi DL nhiều lần trong năm thì khách DL ngày càng có nhu cầu nhiều hơnvới các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung Những thay đổi của “cầu DL” đã làmthay đổi “cung DL” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNLngành DL

Trang 34

1.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số nước trên thế giới

1.5.1.1 Thái Lan

Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển NNL là một trong các vấn đề ưu tiênhàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia Kế hoạch phát triển DL tập trung giải quyếtnhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp DL xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành DLThái Lan

Kế hoạch phát triển KT - XH lần 1 (1961-1967) đã nhấn mạnh việc phát triểnkinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng NNL được giáo dục,

ĐT, dạy nghề Kế hoạc lần 2 (1967-1971) đặt phát triển công nghiệp lên ưu tiên hàngđầu và nhấn mạnh ĐT về kỹ thuật, nông nghiệp, khoa học và y khoa Kế hoạch lần 3(1972-1976) một lần nữa công bố sự chú trọng của Chính phủ trong ĐT kỹ sư, các nhàkhoa học, bác sỹ, y tá và giáo viên Kế hoạch lần 4 (1977-1981) và lần 5 (1982-1986)với sự cam kết tiếp tục tăng cường phát triển NNL trong lĩnh vực kỹ thuật và côngnghệ; đáng lưu ý là sự bùng nổ kinh tế bắt đầu vào cuối năm 1980 Kế hoạch lần 6(1987-1991) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển NNLngành DL Kế hoạch lần 7 (1992-1996) nhằm chuẩn bị để Thái Lan trở thành mộtnước công nghiệp mới thì "NNL có chất lượng" được coi là một điều kiện tiên quyết

và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển Kế hoạch lần 8 (1997-2001)vẫn duy trì tầm quan trọng của NNL trong quá trình công nghiệp hoá Kế hoạch cũngnhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển NNL và phát triển bền vững Pháttriển NNL ngành DL phải được tăng cường thêm một bước

Chính sách về phát triển NNL ngành DL được thực hiện nhằm phục vụ quá trìnhcông nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau:Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ DL; nhấn mạnh việc ĐT kỹ năngthực hành, phục vụ DL; khuyến khích ĐT nội bộ (ĐT tại doanh nghiệp DL); cácchương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL

Trang 35

Ở Thái Lan, các chương trình phát triển NNL ngành DL được thực hiện với sự hợptác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữagiáo dục và ĐT nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy Có sự liên kếtgiữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực ĐT nghề DL.

1.5.1.2 Nhật Bản [14]

Hệ thống phát triển NNL ở Nhật Bản được gọi là hệ thống phát triển nhân lựcsuốt đời

Quá trình phát triển nhân lực ngành DL được thực hiện trong một hệ thống gồm

ba hình thức ĐT công cộng, ĐT doanh nghiệp và tự ĐT ĐT tại doanh nghiệp DL tạiNhật Bản rất được coi trọng Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt

là, phục vụ nhà hàng khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơchế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệpcộng đồng Vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất trong ĐT công cộng, nhưng khôngchỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và ngườilao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm

hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động

Kế hoạch phát triển NNL: Bộ LĐ chuẩn bị kế hoạch cơ bản làm cơ sở cho việc

ĐT nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề và phát triển các năng lực nghề nghiệp khác phùhợp với đòi hỏi của thị trường lao động, bảo đảm thoả mãn những yêu cầu và nguyệnvọng của người LĐ trong một môi trường thường xuyên biến đổi

Hệ thống tổ chức quản lý phát triển NNL ở Nhật Bản được tổ chức rộng khắp trêntoàn quốc ở cả hai cấp độ quốc gia và địa phương (tỉnh) Cục phát triển NNL thuộc Bộ

LĐ Nhật Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tácquốc tế

Các tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực mà Cục quản lý và phốihợp có:

+ 47 trung tâm khuyến khích việc làm và phát triển NNL ở 47 tỉnh và một hệthống các trường ĐT thực hiện các dự án của Chính phủ về phát triển NNL và khuyếnkhích việc làm

Trang 36

+ Các hội đồng phát triển nhân lực và hệ thống các trường ĐT thuộc chính quyềncấp tỉnh

+ Hội đồng khuyến khích năng lực nghề nghiệp Nhật Bản (JVADA) chịu tráchnhiệm chính trong việc kiểm tra và đánh giá kỹ năng nghề nghiệp

+ Trung tâm phát triển NNL cho người tàn tật và Hiệp hội quốc gia khuyến khíchviệc làm của những người tàn tật

Phát triển NNL ở khu vực tư nhân: Hoạt động phát triển NNL được các công

ty lớn tiến hành tương đối độc lập Các công ty thường có cơ sở ĐT và các chươngtrình phát triển nhân lực một cách hệ thống

Hệ thống phát triển NNL trong các xí nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm cơ bản:+ ĐT tại chỗ là hình thức chủ yếu, trong đó có ĐT tại chỗ chính thức (thườngdành cho những người mới vào nghề) và phi chính thức, được thực hiện trong suốtcuộc đời làm việc của người LĐ thông qua kèm cặp và hướng dẫn của thợ lâu năm vàlành nghề đối với những người có tay nghề thấp hơn

+ Nội dung của ĐT tại chỗ phi chính thức rất rộng, mang tính chất dài hạn vàđược thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống

+ ĐT tại chỗ được áp dụng rộng rãi trong các công ty lớn và ở một phạm vi nhỏhơn đối với các công ty vừa và nhỏ

+ ĐT tại chỗ được bổ trợ bằng ĐT chuyên tu

Tổ chức ĐT tại các cơ sở công cộng: Chính sách ĐT nghề nghiệp công cộng

hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả những hỗ trợ cho ĐT tại doanh nghiệp và tự ĐT củangười lao động Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực này bao gồm các trung tâmphát triển việc làm và NNL, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề

Các hoạt động này bao gồm: ĐT cơ bản cho lớp trẻ là những người muốn trởthành công nhân có tay nghề trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; ĐT nâng cấp cho côngnhân hạng trung trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; ĐT cơ bản cho những người khó tìmviệc làm, bao gồm cả những người tàn tật; ĐT nghề mới cho những người mất việc dosuy thoái kinh tế; ĐT lại cho phụ nữ khi họ muốn tham gia thị trường lao động

Thúc đẩy phát triển năng lực nghề nghiệp một các tự nguyện của người lao động:phát triển năng lực nghề nghiệp một cách tự nguyện Người LĐ tự phát triển nhằm những

Trang 37

mục đích khác nhau: thu nhận thông tin và kỹ năng ở mức cao đối với nghề nghiệp hiệntại; thu nhận kiến thức và kỹ năng để đổi sang công việc ở mức cao hơn tại cùng xínghiệp; thu nhận kiến thức và kỹ năng để chuyển sang làm việc ở công ty khác.

Theo một nghiên cứu điều tra thì những người được hỏi cho biết họ tự phát triểnthông qua các lớp tại công ty (39,5%), dự các khoá ĐT tại cơ sở tư (27,7%), tham giacác khoá ĐT tại các cơ sở ĐT công cộng (7,4%), dự các khoá học từ xa (36%), dự cáckhoá học tại các trường đại học và trường chuyên (2,9%) và các hình thức khác (24,5%).Chính phủ đã trợ cấp cho các hoạt động này dưới hình thức trợ cấp phát triểnnhân lực (từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động; 1/3 - 1/2 học phí); trợ cấp nhữngngười tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công tylớn và 1/3 với người LĐ ở các công ty vừa và nhỏ)

Hợp tác quốc tế trong phát triển NNL: Hợp tác kỹ thuật giữa các chính phủ

được thực hiện thông qua Hiệp hội hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo các hiệpđịnh liên chính phủ, như: hợp tác trong việc thành lập và vận hành các cơ sở ĐT nghềnghiệp ở nước ngoài, cử chuyên gia đi giúp ĐT nghề, thực hiện chương trình phát triển

kỹ năng quốc tế Hợp tác kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế, như hợp tác phát triểnNNL trong khuôn khổ APEC và trong Chương trình châu Á - Thái Bình Dương của

Ngoài vị thế là một trung tâm DL lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trởthành điểm đến của nhiều sư kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới như: Hoa hậu ViệtNam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu

Trang 38

Trái Đất 2010 cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đãgóp phần quảng bá DL Khánh Hòa với Thế giới.

Công tác ĐT NNL DL của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, đápứng được yêu cầu về số lượng và bước đầu tăng dần tỷ trọng LĐ lành nghề, có nghiệp

vụ chuyên môn về DL Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã ĐT được hơn 900 cán bộ quản

lý và nhân viên phục vụ trong ngành Bên cạnh đó, các trường trung học chuyênnghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giớithiệu văn hóa DL khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức ĐTcác lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành DL với gần 3.000 học viên Các cơ sở kinhdoanh DL, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kếhoạch ĐT tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp ĐT theo nhu cầu pháttriển của đơn vị năm 2003, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành DLcủa tỉnh Khánh Hòa là 4.354 người Đến năm 2007, là 8.900 người (trong đó, học viênđược ĐT chuyên ngành DL trong các trường, viện, trung tâm cảu tỉnh Khánh Hòa là1.809 học viên) Năm 2010, ngành DL Khánh Hòa đón 1.500.000 lượt khách, nhu cầu

LĐ trực tiếp là 13.500 người

1.5.2.2 Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, với diện tích toàn tỉnh là

6.099 km², và dân số là 1.144.381 người (1/4/2009) Là một tỉnh miền núi duyên hải,

Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biểnphần lớn đều là núi, với tổng diện tích là 620km²

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam Một năm

có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa Mùa hạ nóng, ẩm,mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%.Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, cónhững lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinhtrưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh

Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình

Trang 39

karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới.Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãicát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều

lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử,đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn đây là nhữngđiểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình DL văn hoá, tôn giáo, nhất là vàonhững dịp lễ hội

Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ,các chính sách phát triển DL, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượngphục vụ, DL Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh

Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách DL đến Quảng Ninh là14,4%/năm; tăng trưởng của doanh thu DL là 37%/năm Số lượng phòng năm 2008của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48% Nếu như năm

2000, lượng khách DL quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lượt khách,bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đóntrên 2.746 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách DL quốc tế so với cả nước Điềunày khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm DL thu hút nhiều khách quốc tếnhất Việt Nam

Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở banngành của tỉnh Tỉnh Quảng Ninh đã xác định NNL DL là yếu tố quan trọng nhất đểthực hiện thắng lợi chủ trương phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lựcthúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân.Thông qua đó, công tác ĐT NNL đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: ngành

DL của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở ĐT lớn như: Khoa DL Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học kinh tế và Trường Cao đẳng DL Hà Nội,…

mở các lớp sát với nhu cầu thực tế Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ LĐ gópphần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh DL Quảng Ninh trongthời gian qua Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã

Trang 40

hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về ĐT tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanhnghiệp, nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêuchuẩn về tay nghề của LĐ trực tiếp trong doanh nghiệp mình.

1.5.3 Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Ninh Bình

Từ kinh nghiệm phát triển NNL trong ngành DL ở một số quốc gia và địa phươngnói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển NNL DL chotỉnh Ninh Bình như sau:

- Bài học thứ nhất: tăng cường QLNN đối với phát triển NNL ngành DL

Ngành DL là ngành kinh tế dịch vụ, chất lượng của NNL ngành DL giữ vai tròquyết định đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ DL, qua đó quyết định sự pháttriển của ngành DL Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục nghềnghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự phát triển DL Để phát triển NNLngành DL đáp ứng yêu cầu phát triển cần tăng cường công tác QLNN về phát triểnNNL ngành DL thông qua những công cụ như xây dựng và ban hành các chính sáchphát triển, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển DL và phát triển NNL ngành DL.Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống ĐT DL cùng hệ thống luật về giáo dục,luật dạy nghề, luật lao động

- Bài học thứ hai: phát huy vai trò của các bên có liên quan trong phát triển NNL ngành DL

Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của chính phủ, từ người thực hiện chính sangvai trò tạo điều kiện là chính, cùng với đó là phát huy tối đa vai trò của các cấp chính quyềnđịa phương, thông qua việc tạo các cơ chế và phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địaphương Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh DL và khu vực tư nhân tham gia ĐT

DL được thực hiện theo cả hai hướng: hình thành cơ sở ĐT trong doanh nghiệp và thành lậpcác cơ sở ĐT tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa cácđịa phương và giữa các bên có liên quan đến ĐT, bồi dưỡng NNL ngành DL là nhà nước,

cơ sở ĐT và doanh nghiệp sử dụng LĐ DL Nhà nước cần thành lập Hội đồng phát triểnNNL để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất

Ngày đăng: 11/12/2012, 12:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1.1 Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 (Trang 28)
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn  2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.1 GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình (Trang 45)
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh DL của ngành DL Ninh Bình  qua các năm 2005 – 2010 - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh DL của ngành DL Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010 (Trang 47)
Bảng 2.4: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2005 - 2010 - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.4 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 48)
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động (Trang 50)
Bảng 2.7: Cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL  trên  địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 – năm 2010 - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.7 Cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 – năm 2010 (Trang 53)
Bảng 2.8: Tổng số LĐ trong ngành DL tỉnh Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010 - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.8 Tổng số LĐ trong ngành DL tỉnh Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010 (Trang 54)
Bảng 2.9: Cơ cấu LĐ theo giới tính trong các cơ sở lưu trú ở tỉnh Ninh Bình - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.9 Cơ cấu LĐ theo giới tính trong các cơ sở lưu trú ở tỉnh Ninh Bình (Trang 56)
Bảng 2.10: Cơ cấu LĐ theo trình độ học vấn và thâm niên công tác - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.10 Cơ cấu LĐ theo trình độ học vấn và thâm niên công tác (Trang 59)
Bảng 2.11: Cơ cấu LĐ theo vị trí công tác và cấp ĐT tháng 3 – năm 2011 Đơn vị: % - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.11 Cơ cấu LĐ theo vị trí công tác và cấp ĐT tháng 3 – năm 2011 Đơn vị: % (Trang 62)
Bảng 2.12: Công tác bồi dưỡng LĐ DL Ninh Bình qua các năm - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.12 Công tác bồi dưỡng LĐ DL Ninh Bình qua các năm (Trang 64)
Bảng 2.13: Hiện trạng LĐ theo trình độ ĐT qua các năm - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.13 Hiện trạng LĐ theo trình độ ĐT qua các năm (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w